Phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Phát triển khu công nghiệp (KCN) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công

nghiệp và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Khu công nghiệp là nơi

tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có dự án đầu tư

dài hạn (bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng). Với hạ tầng kỹ thuật

được đầu tư đồng bộ và đặt tại vị trí thuận lợi về kết nối giao thông, KCN là các trọng điểm thu

hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất công nghiệp của các địa

phương. Ngoài ra, tại một số địa phương, KCN hình thành gắn với vùng nguyên liệu của địa

phương để phát huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ và di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm trong

khu vực đông dân cư để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường.

Với vị trí trung độ của đất nước, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế, là cửa ngỏ ra

biển của tuyến hành lang Đông – Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái

Bình Dương, vùng KTTĐ miền Trung (bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,

Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) đang ngày càng được đầu tư để phát triển trên nhiều

lĩnh vực, trong đó có công nghiệp. Các KCN của vùng KTTĐ miền Trung đang không ngừng

phát triển, thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước và nâng cao hiệu quả sử

dụng đất. Các KCN này góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp, nâng cao giá trị xuất

khẩu, giải quyết công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ

tầng. Chúng cũng góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác phát triển và bước đầu góp

phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động

của các KCN của vùng còn tiềm ẩn nhiều hạn chế: số lượng các KCN đã đi vào hoạt động chưa

nhiều; các KCN do áp lực thành tích nâng cao tỷ lệ lấp đầy nên việc thu hút các dự án đầu tư vào

các KCN hạn chế về quy mô vốn, trình độ khoa học, công nghệ; công tác quản lý KCN còn gặp

nhiều khó khăn; hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; các ngành nghề thu hút đầu tư vào các

KCN còn trùng lắp; thiếu sự liên kết, hợp tác lẫn nhau giữa các KCN, các doanh nghiệp trong

KCN

pdf 17 trang kimcuc 6380
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Phát triển các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 128, Số 5A, 2019, Tr. 33–49; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v128i5A.5087 
* Liên hệ: Dangdinhduc.as@gmail.com 
Nhận bài: 19–9–2018; Hoàn thành phản biện: 07–01–2019; Ngày nhận đăng: 18–3–2019 
PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG KINH TẾ 
TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG 
Đặng Đình Đức* 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt. Bài viết nghiên cứu sâu về hiện trạng phát triển các khu công nghiệp (KCN) vùng kinh 
tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung trong mối quan hệ so sánh với vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng 
KTTĐ phía Nam và của cả nước. Bằng các phương pháp phân tích thống kê và so sánh dữ liệu 
thứ cấp của các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung và cả nước, bài viết đã chỉ ra những 
thành công và hạn chế trong phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung. Trên cơ sở đó gợi mở 
các giải pháp thúc đẩy phát triển các KCN vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới. 
Từ khóa: phát triển, khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 
1 Đặt vấn đề 
Phát triển khu công nghiệp (KCN) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển công 
nghiệp và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Khu công nghiệp là nơi 
tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ có dự án đầu tư 
dài hạn (bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng). Với hạ tầng kỹ thuật 
được đầu tư đồng bộ và đặt tại vị trí thuận lợi về kết nối giao thông, KCN là các trọng điểm thu 
hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước để phát triển sản xuất công nghiệp của các địa 
phương. Ngoài ra, tại một số địa phương, KCN hình thành gắn với vùng nguyên liệu của địa 
phương để phát huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ và di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm trong 
khu vực đông dân cư để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường. 
Với vị trí trung độ của đất nước, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế, là cửa ngỏ ra 
biển của tuyến hành lang Đông – Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua biển Đông và Thái 
Bình Dương, vùng KTTĐ miền Trung (bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, 
Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) đang ngày càng được đầu tư để phát triển trên nhiều 
lĩnh vực, trong đó có công nghiệp. Các KCN của vùng KTTĐ miền Trung đang không ngừng 
phát triển, thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước và nâng cao hiệu quả sử 
dụng đất. Các KCN này góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp, nâng cao giá trị xuất 
khẩu, giải quyết công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ 
tầng. Chúng cũng góp phần thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực khác phát triển và bước đầu góp 
Đặng Đình Đức Tập 128, Số 5A, 2019 
34 
phần tích cực vào bảo vệ môi trường sinh thái Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động 
của các KCN của vùng còn tiềm ẩn nhiều hạn chế: số lượng các KCN đã đi vào hoạt động chưa 
nhiều; các KCN do áp lực thành tích nâng cao tỷ lệ lấp đầy nên việc thu hút các dự án đầu tư vào 
các KCN hạn chế về quy mô vốn, trình độ khoa học, công nghệ; công tác quản lý KCN còn gặp 
nhiều khó khăn; hệ thống kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; các ngành nghề thu hút đầu tư vào các 
KCN còn trùng lắp; thiếu sự liên kết, hợp tác lẫn nhau giữa các KCN, các doanh nghiệp trong 
KCN 
Do vậy, cần thiết phải có nghiên cứu đánh giá thực trạng, xác định những điểm tích cực, 
hạn chế tồn tại và nguyên nhân; từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các KCN tại 
vùng KTTĐ miền Trung trong thời gian tới. 
2 Khu công nghiệp và phát triển khu công nghiệp 
Có nhiều tranh luận về khái niệm KCN trên thế giới. Phần lớn nhà nghiên cứu xem KCN là 
những vùng lãnh thổ diễn ra các hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung ở mức độ cao. 
Phát triển các KCN ban đầu được xem là quá trình nâng cao hiệu suất của mỗi KCN gắn 
với đầu tư theo chiều sâu trên cơ sở cải tạo nâng cao, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ 
thuật hiện có, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư và nâng cấp bộ máy quản lý và phương pháp 
quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi xem xét các KCN, hay chính xác hơn là các doanh 
nghiệp trong KCN trong sự vận động và phát triển của kinh doanh hiện đại thì ranh giới của 
các KCN được xóa dần bởi sự năng động của các doanh nghiệp, các sản phẩm sẽ theo hướng 
tích hợp từ nhiều ngành sản xuất và được đáp ứng bởi nhiều sản phẩm khác nhau. Do đó, cần 
xem xét sự vận động và phát triển của các doanh nghiệp trong một hệ thống liên kết chặt chẽ 
với nhau như một hệ thống sinh thái công nghiệp. Các doanh nghiệp trong mỗi KCN và các 
KCN trong các cụm công nghiệp được xem như một thành phần của tổ chức có sự phụ thuộc 
lẫn nhau rất lớn, tạo ra một sức mạnh tổng hợp cũng như sức ỳ hệ thống. Nếu các KCN có thể 
hình thành và vận động như một hệ sinh thái kinh doanh sẽ có khả năng tự thích nghi với môi 
trường thay đổi và đảm bảo sự tồn tại, cạnh tranh của các thành viên trong hệ sinh thái đó [3]. 
Có 3 nội dung khi phân tích về sự phát triển KCN. 
Phát triển về số lượng (chiều rộng) trước hết nhằm sử dụng tối đa các tài nguyên được 
đưa vào phục vụ KCN, chủ yếu là nguồn đất đai, lấp đầy KCN bằng các dự án với quy mô và lĩnh 
vực phù hợp theo quy hoạch định hướng chức năng của từng KCN. Phát triển về số lượng của 
KCN còn phản ánh thông qua hiệu ứng lan tỏa về kinh tế của KCN đến địa phương và vùng thể 
hiện qua những tác động tích cực mà các KCN mang lại cho địa phương có KCN và vùng lân cận. 
Đó là mức đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh tế của địa phương, tăng thu ngân sách và 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
35 
đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cho địa phương. Các tiêu chí về số lượng gồm (i) Quy mô đất 
đai của KCN và tỷ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê; (ii) tỷ lệ lấp đầy KCN; (iii) số dự 
án đầu tư và tổng vốn đầu tư; (iv) kết quả sản xuất kinh doanh; (v) đóng góp của KCN với tăng 
trưởng kinh tế địa phương [4, 6]. 
Phát triển về chất lượng (chiều sâu) là việc nâng cao hiệu suất của mỗi KCN gắn với đầu tư 
theo chiều sâu trên cơ sở cải tạo nâng cao, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện 
có, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư và nâng cấp bộ máy quản lý và phương pháp quản lý của 
doanh nghiệp. Chất lượng của KCN được đánh giá bằng năng suất lao động trong KCN cũng 
như trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào 
sản xuất kinh doanh trong KCN. Các tiêu chí về chất lượng bao gồm (i) trình độ công nghệ; (ii) 
hiệu quả sử dụng đất KCN; (iii) năng suất lao động; và (iv) chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa 
phương có KCN [3, 6]. 
Phát triển về hệ thống là quá trình liên kết và tương tác, vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn 
nhau giữa các doanh nghiệp trong một KCN và với các doanh nghiệp thuộc các KCN khác trong 
một phạm vi lãnh thổ nhất định. Quá trình phát triển này sẽ tự tạo nên một trật tự cũng như cơ 
cấu phù hợp tương đối, phát huy tính trồi hệ thống, cùng nhau phát triển và thích nghi đối với 
các biến đổi của môi trường xung quanh [3]. Nội dung này có thể đo lường qua các tiêu chí (i) tỷ 
lệ số doanh nghiệp có liên kết sản xuất với nhau trong tổng số doanh nghiệp nằm trong KCN; (ii) 
tỷ lệ số doanh nghiệp có liên kết sản xuất với doanh nghiệp trong KCN khác và các doanh nghiệp 
khác bên ngoài KCN [6]. 
3 Phương pháp 
Phân tích thống kê mô tả được sử dụng khá nhiều trong các phân tích kinh tế và giúp 
nhà nghiên cứu mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu về các KCN tại vùng KTTĐ miền 
Trung theo các cách khác nhau mà qua đó có thể cung cấp những tóm tắt đơn giản về các đặc 
tính của đối tượng nghiên cứu ở đây. 
Phân tích so sánh được sử dụng để so sánh một số nội dung trong việc phân tích thực 
trạng phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung bằng cách tham chiếu các tiêu chuẩn đã có 
từ lý luận và số liệu thực tế của quá trình này hay có thể so sánh giữa các số liệu này với nhau 
theo từng thời kỳ để thấy sự thay đổi cũng như mức biến động. 
Số liệu vĩ mô được lấy từ Niên giám thống kê của các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung và từ 
nguồn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các KCN các tỉnh vùng KTTĐ miền Trung và 
Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Số liệu gồm giá trị sản xuất (GTSX) của các 
KCN từng tỉnh vùng KTTĐ miền Trung, tỷ lệ lấp đầy, tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, 
số lượng đầu tư phát triển và lao động của các tỉnh ở vùng KTTĐ miền Trung và số lượng 
Đặng Đình Đức Tập 128, Số 5A, 2019 
36 
doanh nghiệp của từng tỉnh. Riêng số liệu hỗ trợ doanh nghiệp được tổng hợp từ Chỉ số năng 
lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của các tỉnh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 
(VCCI). Các số liệu này được thu thập từ 2013 đến 2017. 
4 Kết quả 
4.1 Hiện trạng phát triển về số lượng các KCN trong Vùng KTTĐ miền Trung 
Kể từ khi KCN đầu tiên của Vùng được thành lập tại Đà Nẵng năm 1994 (KCN Đà Nẵng), 
tính đến hết năm 2017, vùng KTTĐ miền Trung có 19 KCN1 đã được Thủ tướng Chính phủ cho 
phép thành lập và đang có dự án triển khai (tăng 1 khu so với năm 2013), chiếm 5,8% số KCN 
được cấp phép của cả nước và khoảng 45,2% số KCN của 14 tỉnh miền Trung. Các KCN này có 
diện tích đất tự nhiên 4347,9 ha chiếm 4,61% diện tích đất tự nhiên của các KCN cả nước (tăng 265 
ha so với năm 2013). Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 2.980,1 ha, chiếm 4,67% diện tích 
đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN cả nước (tăng 133,4 ha so với năm 2013) và đã cho 
thuê (bao gồm cả các KCN đang xây dựng nhưng đã có dự án thuê đất) là 1.818,9 ha chiếm 5,43% 
diện tích đất đã cho thuê của các KCN cả nước (tăng 353,9 ha so với năm 2013). Quy mô các KCN 
đa dạng. Bình quân 1 KCN là gần 229 ha, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước (diện 
tích bình quân KCN của cả nước là gần 290 ha) [8]. Bên cạnh đó, dù phần lớn các KCN trong 
Vùng KTTĐ miền Trung đều được thành lập trên những địa bàn thuận lợi về cơ sở hạ tầng, 
nằm dọc tuyến Quốc lộ 1A, đặc biệt là hệ thống cảng biển hầu như chỉ cách vị trí đặt KCN của 
mỗi địa phương 50–70 km, nhưng chỉ có 6/19 KCN có quy mô 300–400 ha và 3 trong số đó được 
thành lập trước năm 2000 [10]. 
1 Bao gồm: KCN Phú Bài 1&2, KCN Phú Bài 3, KCN Phú Bài 4, KCN Phong Điền ABC, KCN Tứ Hạ, KCN La Sơn (tỉnh Thừa Thiên Huế); 
KCN Hòa Cầm, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Khánh, KCN Đà Nẵng, KCN Hòa Khánh mở rộng (thành phố Đà Nẵng); Điện Nam - Điện 
Ngọc, Đông Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam); KCN Quảng Phú, KCN Tịnh Phong (tỉnh Quảng Ngãi); KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ, KCN 
Nhơn Hòa, KCN Hòa Hội (tỉnh Bình Định). Một số KCN như: Cát Trinh (Bình Định), Phổ Phong (Quảng Ngãi) hiện đã bị thu hồi giấy 
chứng nhận đầu tư hoặc chưa được cấp quyết định thành lập như KCN Thuận Yên (Quảng Nam) chưa được tính vào số liệu thống kê 
trong bài viết. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
37 
Bảng 1. Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2013–2017 
TT 
Chỉ tiêu ĐVT 
Năm Tăng 
BQ 
(%) 2013 2014 2015 2016 2017 
1 Số dự án dự án 725 862 829 859 913 5,9 
 Dự án trong nước dự án 591 707 665 689 716 4,9 
 Số dự án FDI dự án 134 155 164 170 197 10,1 
2 
Tổng vốn đầu tư 
đăng ký 
tỷ đồng 84.330 100.375 102.738 88.897 94.479 2,9 
Vốn đầu tư trong 
nước 
tỷ đồng 34.887 44.202 40.958 45.480 47.503 8,0 
Vốn đầu tư nước 
ngoài 
tỷ đồng 49.443 56.173 61.780 43.417 46.976 –1,3 
3 
Tổng vốn đầu tư đã 
thực hiện 
tỷ đồng 31.478 46.109 58.018 59.284 66.804 20,7 
Vốn đầu tư trong 
nước 
tỷ đồng 15.588 20.911 27.856 28.410 31.419 19,2 
Vốn đầu tư nước 
ngoài 
tỷ đồng 15.890 25.198 30.162 30.874 35.385 22,2 
4 
Tỷ lệ vốn thực 
hiện/vốn đăng ký 
% 37,3 45,9 56,5 66,7 70,7 
Vốn đầu tư trong 
nước 
% 44,7 47,3 68,0 62,5 66,1 
Vốn đầu tư nước 
ngoài 
% 32,1 44,9 48,8 71,1 75,3 
Nguồn: Tác giả tính toán và xử lý từ [10] 
Về kết quả thu hút đầu tư, tính đến cuối tháng 12/2017, các KCN vùng KTTĐ miền Trung 
đã thu hút được 913 dự án đầu tư, trong đó có 716 dự án có vốn đầu tư trong nước và 197 dự án 
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Bình quân giai đoạn 2013–2017, dự án thu hút đầu tư của các 
KCN tăng hơn 5,9%/năm. Tổng số vốn đầu tư đăng ký vào các KCN tại Vùng năm 2017 đạt 94.481 
tỷ đồng (tương ứng 4.210 triệu USD), trong đó vốn đầu tư đăng ký trong nước là 47.503 tỷ đồng 
và vốn đầu tư đăng ký FDI là 46.978 tỷ đồng (tương đương 2.093,5 triệu USD). Bình quân giai 
đoạn 2013–2017, vốn đăng ký vào các KCN tại vùng tăng 2,9%/năm (vốn đầu tư đăng ký trong 
nước tăng bình quân 8,02%/năm và vốn đầu tư đăng ký FDI tăng âm 1,3%/năm) (Bảng 1). 
Về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư vào các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung, nhìn chung các 
dự án đăng ký đầu tư vào các KCN cơ bản triển khai đúng nội dung đăng ký đầu tư. Tỷ lệ giải 
ngân vốn đầu tư vào các KCN của vùng KTTĐ miền Trung năm 2017 rất cao, lên đến 70,7% 
(tăng 33,4% so với năm 2013 (37,3%)) so với bình quân chung cả nước (56,1), vùng KTTĐ Bắc Bộ 
(69,6%) và vùng KTTĐ phía Nam (37,6%) [10]. 
Thành phố Đà Nẵng là địa phương thu hút dự án đầu tư vào các KCN lớn nhất với 402 
Đặng Đình Đức Tập 128, Số 5A, 2019 
38 
dự án, chiếm 44% tổng số dự án đầu tư vào các KCN tại Vùng (trong đó có 118 dự án FDI, 
chiếm 59,9% dự án FDI đầu tư vào các KCN tại Vùng). Tiếp đến là tỉnh Bình Định với 224 dự 
án, chiếm 24,5% dự án tổng số dự án đầu tư vào các KCN tại Vùng (trong đó có 16 dự án FDI). 
Tỉnh Thừa Thiên Huế có 106 dự án (trong đó có 26 dự án FDI). Tỉnh Quảng Ngãi có 98 dự án 
(trong đó có 7 dự án FDI) và thấp nhất là các KCN tỉnh Quang Nam chỉ với 83 dự án (trong đó 
có 30 dự án FDI) (Bảng 2). 
Sự chênh lệch giữa địa phương có số dự án cao nhất và thấp nhất gần 5 lần. Tỷ lệ này còn 
lên đến 17 lần đối với các dự án FDI giữa tỉnh có số dự án đi vào hoạt động cao nhất là Đà Nẵng 
(118 dự án) với tỉnh có số dự án thấp nhất là tỉnh Quảng Ngãi (7 dự án), dẫn đến hậu quả là có 
sự chênh lệch về số vốn đầu tư, thu hút lao động, phát triển cơ sở hạ tầng và đóng góp vào tăng 
trưởng kinh tế cho các địa phương. Nếu xét riêng đối với các địa phương thì đây là vấn đề 
thuộc về môi trường đầu tư cũng như những lợi thế riêng của từng tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, 
nếu xem xét dưới góc độ kinh tế vùng thì mối tương quan chênh lệch như vậy dễ dẫn đến 
những bất cập mang tính cục bộ địa phương phản ánh lên những chính sách liên quan đến huy 
động vốn và phát triển các lĩnh vực, ngành nghề đầu tư vào các KCN. 
Bảng 2. Thu hút đầu tư của các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung giai đoạn 2013–2017 
Địa 
phương 
Năm 
Số dự án (dự án) Vốn đăng ký (tỷ đồng) Vốn/dự án (tỷ đồng/dự án) 
Trong 
nước 
FDI Tổng 
Trong 
nước 
FDI Tổng 
Trong 
nước 
FDI Bình quân 
Thừa 
Thiên 
Huế 
2013 53 18 71 11.634 4.011 15.645 219,5 222,8 220,4 
2017 80 26 106 17.488 8.123 25.611 218,6 312,4 241,6 
Đà 
Nẵng 
2013 257 86 343 11.593 16.391 27.984 45,1 190,6 81,6 
2017 284 118 402 14.299 24.766 39.065 50.3 209,9 97,2 
Quảng 
Nam 
2013 42 19 61 2.440 6.693 9.133 58,1 352,3 149,7 
2017 53 30 83 3.020 9.418 12.438 57,0 313,9 149,9 
Quảng 
Ngãi 
2013 43 1 44 3.573 105 3.678 83,1 104,6 83,6 
2017 91 7 98 5.572 1.483 7.054 61,2 211,8 72,0 
Bình 
Định 
2013 196 10 206 5.647 22.243 27.890 28,8 2.224,3 135,4 
2017 208 16 224 7.124 3.187 10.311 34,2 199,2 46,0 
Vùng 
KTTĐ 
miền 
Trung  ... 3 42,3 47,9 45,8 
10 
Xuất khẩu/% tỷ lệ 
lấp đầy 
triệu USD 23,2 26,8 26,6 27,6 26,3 
11 Xuất khẩu/ha triệu đồng/ha 0,81 0,94 0,89 0,93 0,88 
12 Nộp ngân sách/ha tỷ đồng/ha 2,8 2,7 2,8 3,9 3,7 
Nguồn: Tác giả tính toán và xử lý từ [1, 2, 9, 10] 
So sánh giữa suất vốn đầu tư cho mỗi héc ta đất KCN và GTSX mà mỗi héc ta tạo ra cho 
thấy hiệu quả thấp của các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung. Dù vậy, giá trị nộp ngân sách của 
các KCN trong Vùng đạt khá và nhỉnh hơn so với mức bình quân cả nước và của vùng KTTĐ 
phía Nam. Nguyên nhân một phần do các chính sách ưu đãi, miễn giảm thu hút đầu tư, phát 
triển ngành và quy mô diện tích bình quân lớn của KCN các địa phương vùng KTTĐ phía Nam, 
một phần vì giá chi phí nhân công rẻ của vùng KTTĐ miền Trung. 
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương: Tuy quy mô phát triển các KCN vùng KTTĐ 
miền Trung còn nhỏ nhưng đã góp phần đáng kể trong phát triển sản xuất công nghiệp trong 
Vùng. Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch khá nhanh, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp – 
xây dựng vào tổng sản phẩm trên địa bàn tăng nhanh trong giai đoạn đầu phát triển nhờ sự mở 
rộng về quy mô sản xuất. 
Tuy vậy, trong giai đoạn phát triển 2013–2017, mặc dù quy mô đầu tư vào các dự án đang 
tăng dần, nhưng lĩnh vực đầu tư của khu vực này chủ yếu vẫn là các ngành công nghiệp nhẹ, sử 
dụng nhiều lao động như dệt, may, sản xuất giày dép, lắp ráp hàng điện và điện tử; các ngành sử 
Đặng Đình Đức Tập 128, Số 5A, 2019 
44 
dụng công nghệ cao còn rất ít. Thực trạng này làm cho các KCN vùng KTTĐ miền Trung thời 
gian qua chỉ mới thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, chứ chưa thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa 
nền kinh tế. Việc chưa đột phá về chất lượng phát triển khiến cho tốc độ tăng trưởng của khu vực 
công nghiệp bị chững lại nhanh chóng. Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh 
tế chung chỉ còn khoảng 29,1% năm 2017 (năm 2013 là 34,6% không kể phần góp của các ngành 
xây dựng2), mặc dù tốc độ tăng trưởng toàn Vùng đạt 8,0%/năm trong cùng giai đoạn. Như đã 
phân tích, lợi ích người lao động, lợi ích ngân sách và lợi ích phát triển của địa phương trong 
vùng đạt thấp hơn so với quy mô phát triển về số lượng của các KCN và số lao động tham gia. 
4.3 Hiện trạng phát triển về hệ thống các KCN trong Vùng KTTĐ miền Trung 
Trong 19 KCN của Vùng đang vận hành, thu hút dự án đầu tư hầu như đều có các ngành 
giày da, may mặc, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng và hơn 80% số 
KCN có các ngành như sản xuất động cơ, linh kiện; sản xuất lắp ráp điện tử, sản xuất các mặt 
hàng cơ khí Tuy nhiên, ngoài các ngành dân dụng đơn giản, các cơ sở công nghiệp trong 
Vùng chỉ đầu tư, xây dựng một số công đoạn nhất định của cả dây chuyền sản xuất; mà chủ 
yếu là đầu tư công đoạn cuối là lắp ráp, hoặc hoàn thiện sản phẩm, hầu như không có các chuỗi 
sản xuất trong các KCN ở hình thái hoàn thiện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm 
cho sản phẩm công nghiệp của Vùng sản xuất ra có năng suất thấp, chất lượng thấp và giá 
thành cao, do đó năng lực cạnh tranh thấp. 
Việc sản xuất rất nhiều các mặt hàng trong KCN không tạo được sự liên kết với nhau chỉ 
khiến tạo nên sự hỗn loạn phức tạp mà không thể tự tổ chức, cùng tiến hóa, không phát huy 
được sức mạnh hợp tác của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc sử dụng hiệu quả tài 
nguyên, tiết kiệm năng lượng. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN sử 
dụng các sản phẩm, nguyên liệu từ các địa phương trong Vùng để sản xuất các sản phẩm hoàn 
chỉnh còn rất thấp chỉ mới đạt khoảng 35% về số lượng và 22% về giá trị. Hơn nữa, sản xuất 
nhiều loại mặt hàng khác nhau nhưng không có sự bổ trợ theo chuỗi sinh thái trong KCN còn 
gây nhiều khó khăn cho việc quản lý chất thải và bảo vệ môi trường khi phải xử lý nhiều loại 
chất thải khác nhau. 
Việc liên kết và hợp tác trong sản xuất, kinh doanh của các địa phương trong Vùng còn 
hạn chế, dẫn đến các địa phương phải tự cố gắng tận dụng các nguồn tài nguyên hạn chế của 
mình để sản xuất tại chỗ với quy mô nhỏ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sản 
phẩm công nghiệp của Vùng sản xuất ra có năng suất thấp, chất lượng thấp và giá thành cao, 
do đó năng lực cạnh tranh thấp. Hiện nay, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Vùng còn thấp, 
2 Niên giám thống kê các địa phương hiện nay không thống kê các ngành kinh tế công nghiệp trước năm 2007 do 
không có thống kê theo phân ngành kinh tế tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
45 
chỉ hơn 350 nghìn tỷ đồng và chỉ chiếm hơn 7,6% so với cả nước. Không chỉ vậy, việc chạy đua 
tỷ lệ lấp đầy các KCN trong giai đoạn đầu phát triển đã vô hình trung chia nhỏ quỹ đất phát 
triển công nghiệp của các KCN, đây là bất lợi rất lớn trong việc kêu gọi đầu tư hoặc kết nối hoạt 
động chuỗi với các doanh nghiệp lớn của thế giới (các tập đoàn xuyên quốc gia hoặc đa quốc 
gia đang chi phối sản xuất và thị trường thế giới theo nguyên tắc chuỗi) kể cả các đơn vị lớn 
trong nước vì sẽ không đảm bảo không gian mở rộng, phát triển chuỗi giá trị đã được hình 
thành riêng của các doanh nghiệp lớn. Đây có thể là hậu quả đáng lo ngại nhất, khó, thậm chí 
không thể phát triển công nghiệp hỗ trợ, vốn là loại ngành rất quan trọng trong điều kiện hiện 
đại để nâng cấp trình độ công nghệ và phát triển theo nguyên tắc liên kết chuỗi mật thiết. 
4.4 Đánh giá chung về hiện trạng phát triển các KCN trong Vùng KTTĐ miền Trung 
Những kết quả đạt được: Sự phát triển nhanh các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung trong 
những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã 
hội của các tỉnh, thành phố trong Vùng. Kết quả này thể hiện qua một số mặt sau: (1) thu hút 
được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; thúc đẩy 
tăng trưởng ngành công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm và tăng 
nguồn thu ngân sách; (2) góp phần hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng; (3) góp phần thúc đẩy 
các ngành, các lĩnh vực khác phát triển; và (4) bước đầu góp phần tích cực vào bảo vệ môi 
trường sinh thái. 
Hạn chế và nguyên nhân 
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng và phát triển các KCN trong Vùng còn 
gặp nhiều hạn chế: (1) số lượng các KCN đã đi vào vận hành chưa nhiều; quy mô vốn đầu tư và 
thu hút các dự án vào các KCN hạn chế; (2) hàm lượng khoa học, công nghệ trong các dự án 
đầu tư còn thấp; các ngành sản xuất công nghiệp trong các KCN chưa có tác dụng đáng kể đến 
sự phát triển kinh tế biển của vùng; (3) công tác quản lý KCN còn gặp nhiều khó khăn; hệ thống 
kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ; (4) các ngành nghề thu hút đầu tư vào các KCN còn trùng lắp; 
chính sách thu hút không đồng bộ, thiếu gắn kết; và (5) thiếu sự gắn kết, hợp tác lẫn nhau giữa 
các KCN cũng như các doanh nghiệp trong KCN trong Vùng. 
Những hạn chế là do: (1) công tác quy hoạch KCN và triển khai thực hiện quy hoạch 
được phê duyệt chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển, còn chịu ảnh hưởng từ chính sách và mục 
tiêu phát triển công nghiệp của địa phương mà chưa cân nhắc đến hiệu quả đầu tư và phân bố 
nguồn lực; (2) chưa định hình được thế mạnh để phát triển các loại hình công nghiệp cho phù 
hợp với thực tế của từng địa phương và cho cả Vùng; (3) chưa có đầu tàu thật sự cho sự phát 
triển công nghiệp của Vùng; (4) vai trò “một cửa” và quyền hạn của các Ban quản lý KCN ngày 
càng suy giảm so với giai đoạn đầu mới thành lập; thiếu sự ủy quyền của chính quyền địa 
phương và cơ chế liên thông với các sở ngành, kể cả nguồn lực khiến hầu hết các Ban quản lý 
Đặng Đình Đức Tập 128, Số 5A, 2019 
46 
KCN trong Vùng đều gặp khó khăn trong việc quản lý quy hoạch đầu tư, tháo gỡ các khó khăn 
chung cho doanh nghiệp trong KCN; và (5) thiếu một cơ chế đặc thù cho sự phát triển của Vùng 
nói chung và các KCN trong vùng nói riêng. Cơ chế, chính sách đối với KCN vẫn còn nhiều 
điểm vướng mắc cần tiếp tục được hoàn thiện về phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ 
của Ban Quản lý KCN, nhất là các chính sách ưu đãi đối với KCN. 
5 Các đề xuất, kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển các KCN tại vùng KTTĐ miền Trung 
Đối với các tỉnh, thành phố trong KTTĐ miền Trung 
Thứ nhất, tuân thủ nghiêm ngặt việc thu hút đầu tư theo quy hoạch trong các KCN theo 
hướng tập trung ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng khoa học công 
nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, cơ điện tử, 
cơ khí, công nghệ sinh học 
Thứ hai, phát triển các KCN chuyên sâu, đẩy mạnh chuyển dịch từ công nghiệp gia công 
sang công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ dựa trên nguồn nguyên 
liệu sẵn có của các địa phương và sản phẩm đầu ra từ các doanh nghiệp tại các KCN trong 
vùng KTTĐ miền Trung. 
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư chiến lược phát triển kết cấu hạ 
tầng KCN, từ đó hình thành một số KCN đẳng cấp cao về thể chế, quy mô, cơ cấu ngành, trình 
độ công nghệ trở thành các điểm kết nối Vùng – Quốc gia, tạo sự đột phá mạnh và sức lan tỏa 
rộng. 
Thứ tư, vận dụng mô hình công tư đối tác (PPP) theo tinh thần QĐ171/2010/QĐ-TTg của 
Thủ tướng Chính phủ để thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN. Sử dụng nguồn vốn 
ngân sách như là “vốn mồi” cho mô hình PPP để thu hút các nhà đầu tư tư nhân thực hiện việc 
xây dựng nhà ở cho người lao động và xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, 
trạm y tế, nhà văn hóa, bưu điện, chợ...) phục vụ các KCN, cải thiện điều kiện sống và tiếp cận 
dịch vụ xã hội của người lao động và dân cư ở những địa bàn có ảnh hưởng của dự án. 
Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện cơ chế và mô hình quản lý các KCN; cần làm rõ hơn chức 
năng và nhiệm vụ của Ban Quản lý các KCN và các cơ quan quản lý hành chính nhà nước của 
địa phương có liên quan; cơ chế “một cửa” đối với nhà đầu tư phải được thực hiện một cách 
nhất quán và xuyên suốt. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
47 
Đối với Hội đồng vùng KTTĐ miền Trung 
Thứ nhất, cần hoàn thiện công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch các KCN trên cơ sở 
đánh giá tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và của Vùng, gắn kết với quy hoạch sử dụng 
đất, quy hoạch khu đô thị, quy hoạch khu dân cư và quy hoạch nhà ở. 
Thứ hai, đề nghị Chính phủ cho thí điểm thực hiện các hình thức của mô hình công tư 
đối tác để thu hút nguồn đầu tư tư nhân trong và ngoài nước, trước mắt ưu tiên 4 lĩnh vực: giao 
thông, cảng biển, hạ tầng KKT, KCN và hệ thống, trung tâm logistics tại vùng KTTĐ miền 
Trung 
Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi thu hút đầu tư; xây dựng chương trình và kế 
hoạch xúc tiến đầu tư thống nhất giữa các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung; ưu tiên 
trọng điểm cho một số nhà đầu tư chiến lược đối với những ngành nghề là lợi thế so sánh của 
các KCN trong Vùng. 
Thứ tư, triển khai thực hiện liên kết đào tạo nguồn nhân lực; từng bước hoàn thành các 
cơ sở dạy nghề chất lượng cao đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho các KCN; tăng 
cường liên kết đào tạo nguồn nhân lực giữa các cơ sở dạy nghề với nhau và với các cơ sở đào 
tạo trong Vùng. 
Đối với Chính phủ 
Thứ nhất, Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư: 
– Chủ trì cùng với các địa phương trong Vùng tiến hành rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch 
bố trí lực lượng sản xuất nói chung và các KCN nói riêng trên quy mô toàn vùng trong quá trình 
lập quy hoạch vùng dựa trên cơ sở liên kết phát triển Vùng để làm cơ sở phân bố nguồn lực và 
ban hành chính sách thu hút đầu tư. 
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập đề nghị xây dựng Luật về khu kinh tế, 
khu công nghiệp và khu chế xuất, trong đó lưu ý đề xuất mở rộng phân cấp, phân quyền và ủy 
quyền cho các ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu chế xuất. 
Thứ hai, nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách ưu đãi phát triển vùng KTTĐ miền 
Trung, trong đó có phát triển các KCN. Trước mắt có thể cho phép để lại một phần nguồn thu 
ngân sách nhà nước từ các KCN để đầu tư phát triển trực tiếp các KCN, làm động lực phát triển 
ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế – xã hội nói chung cho các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ 
miền Trung. Cho phép áp dụng chính sách ưu đãi vượt trội để thu hút các nhà đầu tư chiến 
lược phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại các KCN vùng KTTĐ miền Trung. 
 Thứ ba, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách và ODA để làm đối ứng cho các dự án PPP, 
trước mắt ưu tiên cho giao thông kết nối các KKT và KCN trong Vùng; ưu tiên tiên xây dựng 
Đặng Đình Đức Tập 128, Số 5A, 2019 
48 
tuyến đường ven biển; đầu tư, phát triển hệ thống và trung tâm logistics tại vùng KTTĐ miền 
Trung. 
Tài liệu tham khảo 
1. Ban Quản lý các Khu công nghiệp các tỉnh, thành phố trong vùng KTTĐ miền Trung năm 
2017, Số liệu báo cáo kết quả hoạt động của các Khu công nghiệp các năm 2013, 2014, 2015, 2016 
và 2017. 
2. Ban Quản lý các Khu kinh tế các tỉnh trong vùng KTTĐ miền Trung năm 2017, Số liệu báo 
cáo kết quả hoạt động của các Khu khu kinh tế, khu công nghiệp các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và 
2017. 
3. Lê Thế Giới (2010), Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong 
nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học 
và Công nghệ, 30, 117–127. 
4. Lê Thế Giới (2008), Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam. 
Tạp chí Khoa học Công nghệ, 18, 108–118. 
5. Mankiw, N. Gregory (2002), Macroeconomics, Worth Publisher, 5th edition. 
6. Vũ Thành Hưởng (2010), Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ 
theo hướng bền vững, Hà Nội: Trường đại học Kinh tế quốc dân. 
7. Nguyễn Phúc Nguyên (2013), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến thu hút đầu tư vào các 
khu công nghiệp ở miền Trung, Tạp chí kinh tế phát triển, [192], 50–55. 
8. Trần Đình Thiên (2012), Đột phá cách tiếp cận phát triển cho các khu công nghiệp vùng 
duyên hải miền Trung, Kinh nghiệm thu h t đ u t và phát triển c s hạ t ng các KC các t nh 
 u n hải mi n Trung (trang 95–98), Bình Định: Quỹ nghiên cứu phát triển miền Trung. 
9. Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ miền Trung năm 2017. 
10. Vụ Quản lý các Khu kinh tế (2017), Số liệu tổng hợp tình hình xâ ựng và phát triển khu công 
nghiệp cả n ớc các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và 2017, Hà Nội: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 128, Số 5A, 2019 
49 
DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL ZONES IN THE CENTRAL 
KEY ECONOMIC REGION 
Đang Đinh Đuc* 
University of Economics, Hue University, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam 
Abstract. The paper thoroughly investigates the current status of industrial zones’ development 
in the Central key economic region in relation to that of the Northern and Southern part, and 
the whole country. By using the methods of statistical analysis and comparison of the secondary 
data acquired from provinces and cities in the Central key economic region and the whole 
country, this paper points out successes and limitations in the development of industrial zones 
in the Central key economic region. Accordingly, it suggests solutions to promote the 
development of industrial zones in the Central key economic region in the coming time. 
Keywords: development, industrial zone, Central key economic region 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_cac_khu_cong_nghiep_tai_vung_kinh_te_trong_diem_m.pdf