Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam hiện nay

Từ hàng nghìn năm trước, dân tộc ta đất không

rộng, người không đông, nhưng luôn phải đấu tranh

chống lại sự xâm lược của các thế lực hùng mạnh.

Trong công cuộc dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta

đã sớm chung sức, đồng lòng, đoàn kết chặt chẽ,

tạo sức mạnh to lớn để đánh bại mọi âm mưu và

hành động xâm lược. Trong đêm trường nô lệ, mặc

dù bị đàn áp dã man, bị dìm trong biển máu, các

phong trào yêu nước vẫn liên tục nổ ra. Đến những

năm đầu thế kỷ XX, chứng kiến cảnh nước mất,

nhà tan, đồng bào lầm than dưới ách thống trị hà

khắc của thực dân phong kiến, người thanh niên

Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường

cứu nước. Chính từ sự giác ngộ lý tưởng cách mạng

của Người, dân tộc ta đã lựa chọn “con đường cách

mạng vô sản”, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã

hội và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng cao đẹp ấy. Khi

thời cơ thuận lợi đã tới “dù hy sinh tới đâu, dù phải

đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết

giành cho được độc lập”1. Khát vọng và ý chí quyết

giành độc lập, tự do của toàn dân tộc đã tạo nên sức

mạnh to lớn làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng

Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam

dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ

trở thành người tự do, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ

nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Thắng

lợi đó, khẳng định sức mạnh vô địch của quần

chúng nhân dân, của mọi tầng lớp nhân dân Việt

Nam. Toàn dân nổi dậy, cả nước đồng lòng đứng

lên, từ chiến khu về đồng bằng, từ nông thôn đến

thành thị, rồi cả thành thị cùng nông thôn nhất tề

nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng

lợi của Cách mạng Tháng Tám là minh chứng sinh

động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc Việt

Nam, khi được Đảng khơi dậy, tổ chức tập hợp với

tinh thần tự lực, tự cường. Thắng lợi đó đã khẳng

định trên thực tế lòng tin tuyệt đối của toàn thể dân

tộc ta, của quần chúng nhân dân vào đường lối cứu

nước, giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt

Nam. Và để bảo vệ thành quả cách mạng vĩ đại ấy,

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh

thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững

quyền tự do, độc lập ấy”2.

pdf 5 trang kimcuc 13400
Bạn đang xem tài liệu "Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam hiện nay

Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam hiện nay
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
35Ngày nhận bài: 23/2/2018; Ngày phản biện: 3/3/2018; Ngày duyệt đăng: 7/3/2018
(1) Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc phòng; e-mail: phuongnguyen492@gmail.com
PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN 
DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC 
VIỆT NAM HIỆN NAY
Nguyễn Huy Phụng(1)
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đã và đang khẳng định sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ở đâu và khi nào sức mạnh ấy được phát huy cao độ thì ở đó và khi 
ấy, độc lập, chủ quyền của Tổ quốc được giữ vững và không ngừng củng cố, tăng cường. Hiện nay, 
trước tác động mạnh mẽ của các yếu tố quốc tế và trong nước, cần thực hiện đồng thời nhiều giải 
pháp để tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc 
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Từ khóa: Đại đoàn kết toàn dân tộc; dân tộc; lịch sử, truyền thống.
Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu 
của dân tộc ta. Suốt chiều dài lịch sử, các dân tộc 
ở nước ta đã sớm đoàn kết, cố kết để chinh phục 
thiên nhiên, chống ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của 
Đảng Cộng sản Việt Nam, khối đại đoàn kết dân tộc 
không ngừng được củng cố và phát huy, là nguồn 
sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa 
quyết định đối với mọi thắng lợi của cách mạng 
Việt Nam. Đặc biệt, sức mạnh to lớn ấy, đã và đang 
trở thành nhân tố trực tiếp quyết định mọi thắng lợi 
của dân tộc ta trong sự nghiệp đấu tranh giành và 
giữ độc lập, tự do, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Từ hàng nghìn năm trước, dân tộc ta đất không 
rộng, người không đông, nhưng luôn phải đấu tranh 
chống lại sự xâm lược của các thế lực hùng mạnh. 
Trong công cuộc dựng nước và giữ nước, tổ tiên ta 
đã sớm chung sức, đồng lòng, đoàn kết chặt chẽ, 
tạo sức mạnh to lớn để đánh bại mọi âm mưu và 
hành động xâm lược. Trong đêm trường nô lệ, mặc 
dù bị đàn áp dã man, bị dìm trong biển máu, các 
phong trào yêu nước vẫn liên tục nổ ra. Đến những 
năm đầu thế kỷ XX, chứng kiến cảnh nước mất, 
nhà tan, đồng bào lầm than dưới ách thống trị hà 
khắc của thực dân phong kiến, người thanh niên 
Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường 
cứu nước. Chính từ sự giác ngộ lý tưởng cách mạng 
của Người, dân tộc ta đã lựa chọn “con đường cách 
mạng vô sản”, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã 
hội và sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng cao đẹp ấy. Khi 
thời cơ thuận lợi đã tới “dù hy sinh tới đâu, dù phải 
đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết 
giành cho được độc lập”1. Khát vọng và ý chí quyết 
giành độc lập, tự do của toàn dân tộc đã tạo nên sức 
mạnh to lớn làm nên thắng lợi vĩ đại của Cách mạng 
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi ký, NXB Quân đội 
Nhân dân, H. 2006, tr. 130.
Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam 
dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân ta từ địa vị nô lệ 
trở thành người tự do, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ 
nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Thắng 
lợi đó, khẳng định sức mạnh vô địch của quần 
chúng nhân dân, của mọi tầng lớp nhân dân Việt 
Nam. Toàn dân nổi dậy, cả nước đồng lòng đứng 
lên, từ chiến khu về đồng bằng, từ nông thôn đến 
thành thị, rồi cả thành thị cùng nông thôn nhất tề 
nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân. Thắng 
lợi của Cách mạng Tháng Tám là minh chứng sinh 
động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc Việt 
Nam, khi được Đảng khơi dậy, tổ chức tập hợp với 
tinh thần tự lực, tự cường. Thắng lợi đó đã khẳng 
định trên thực tế lòng tin tuyệt đối của toàn thể dân 
tộc ta, của quần chúng nhân dân vào đường lối cứu 
nước, giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt 
Nam. Và để bảo vệ thành quả cách mạng vĩ đại ấy, 
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh 
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững 
quyền tự do, độc lập ấy”2. 
Thế nhưng, nền độc lập của dân tộc, quyền tự 
do của nhân dân vừa mới giành được lại đứng trước 
tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, thù trong giặc ngoài 
cấu kết với nhau nhằm bóp chết chính quyền cách 
mạng còn non trẻ. Trước thử thách cam go, dân tộc 
ta đã đoàn kết đấu tranh để giữ hoà bình, độc lập. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta muốn 
hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng 
ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới 
vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! 
Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không 
chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi 
đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, 
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB. Chính trị Quốc gia, H.2009, 
tr.4
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
36 Số 21 - Tháng 3 năm 2018
đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn 
giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì 
phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. 
Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, 
không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai 
cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”3. 
Sau chín năm, “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, 
toàn dân tộc ta đã đứng lên đánh bại thực dân, làm 
nên Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, giải phóng 
hoàn toàn miền Bắc. 
Ngay sau đó, đế quốc Mỹ lại kế chân xâm lược, 
âm mưu chia cắt nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 
khẳng định: “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt 
Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song 
chân lý đó vẫn không bao giờ thay đổi”. Độc lập 
dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tự do hạnh phúc của 
nhân dân là điều bất biến của dân tộc Việt Nam. Khi 
đế quốc Mỹ mở rộng phạm vi ném bom ra miền Bắc 
và Hà Nội nhằm“đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ 
đá”, Hồ Chí Minh đã khẳng định quyết tâm của cả 
dân tộc ta: “Giôn-sơn và bè lũ phải biết rằng: chúng 
có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều 
hơn nữa Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà nội, Hải Phòng 
và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, 
song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có 
gì quý hơn độc lập, tự do”4. Sau 20 năm chiến đấu 
ròng rã, hàng chục triệu người con ưu tú của dân 
tộc đã sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân, hiên 
ngang “Nhằm thẳng quân thù - bắn!”, đánh bại tên 
đế quốc giàu mạnh nhất hành tinh. Thắng lợi oanh 
liệt đó do nhiều nguyên nhân, nhưng suy đến cùng 
là do ý chí, sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam 
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của 
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, 
quân và dân ta đã kế thừa và phát huy truyền thống 
đoàn kết dân tộc, phát triển thêm quan hệ đoàn kết 
quốc tế, đem lại những chiến công hiển hách, giành 
và giữ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Đúng như 
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Sử ta dạy cho 
ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người 
như một thì nước ta độc lập tự do. Trái lại lúc nào 
dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”5. 
Và điều đó cũng được chính Bộ trưởng Quốc phòng 
Hoa Kì Mắc Na-ma-ra thừa nhận khi chỉ ra nguyên 
nhân dẫn đến thất bại của Mĩ tại Việt Nam là do 
“Đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc đã 
thúc đẩy một dân tộc giàu lòng yêu nước đấu tranh 
và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó, chúng 
tôi thiếu sự hiểu biết cơ bản về lịch sử, văn hoá, 
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, NXB. Chính trị Quốc gia, H.2009, 
tr.480
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 15, NXB. Chính trị Quốc gia, H. 
2011, tr.131
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, NXB. Chính trị quốc gia, H. 2002, 
tr. 216, 217.
chính trị của Việt Nam”6. 
Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc 
không chỉ được khẳng định trong sự nghiệp giữ 
nước mà còn được chứng minh sinh động ở công 
cuộc xây dựng đất nước. Hơn 30 năm đổi mới toàn 
diện đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện 
nhiều chủ trương, chính sách để tăng cường khối 
đại đoàn kết dân tộc, nhờ đó sự nghiệp đổi mới đã 
đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch 
sử. Từ một đất nước nghèo, kém phát triển, Việt 
Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở 
thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình; 
chính trị xã hội ổn định; quốc phòng an ninh được 
tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững, vị 
thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày 
càng được nâng cao Năm 2017, dù có nhiều khó 
khăn, nhưng nước ta đã lần đầu tiên sau nhiều năm 
hoàn thành vượt mức 13 chỉ tiêu phát triển kinh tế-
xã hội, trong đó tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt 
mục tiêu 6,7% được đề ra trước đó và trở thành mức 
tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. 
Được sự quan tâm của, Đảng, Nhà nước, nhiều chủ 
trương, chính sách dân tộc đã được ban hành và tổ 
chức thực hiện có hiệu quả, góp phần tạo nên những 
chuyển biến tiến bộ trên mọi lĩnh vực của đời sống 
xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Kết cấu 
hạ tầng kinh tế - xã hội vùng dân tộc đã được cải 
thiện rõ rệt, 98,6% số xã có đường ô tô đến trụ sở ủy 
ban nhân dân xã; 99,8% số xã và 95,5% số thôn có 
điện lưới quốc gia7. Theo Báo cáo của Chính phủ về 
Đánh giá kết quả thực hiện các Chương trình mục 
tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng 
xây các Chương trình Mục tiêu quốc gia giai đoạn 
2016 - 2020, đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo 
trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm đáng kể, bình 
quân khoảng 34,8%, mỗi năm, giảm trên 3,5%. Các 
chương trình đã đầu tư 4.459 công trình cơ sở hạ 
tầng hỗ trợ phát triển sản xuất và phục vụ nhu cầu 
dân sinh tại các huyện nghèo; xây dựng và đưa vào 
sử dụng trên 1.600 công trình cơ sở hạ tầng thiết 
yếu để phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc 
biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo. 
Tính đến hết năm 2015, có 80 xã đặc biệt khó khăn 
của 23 tỉnh và 366 thôn bản của 30 tỉnh hoàn thành 
mục tiêu của Chương trình. Lĩnh vực giáo dục, đào 
tạo, y tế có nhiều tiến bộ quan trọng: 99,5% số xã 
có trường tiểu học; 93,2% số xã có trường trung 
học cơ sở và 96,6% số xã có trường mẫu giáo, mầm 
non8; 100% xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học; 90% số 
6. Robet Mc. Namara, NXB. Chính trị Quốc gia, H.1995, tr.3163. 
Văn kiện Đảng toàn tập, NXB. Chính trị Quốc gia, H.2000, tập 7 
(1940 - 1945) tr.113.
7. Tổng cục Thống kê, Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 
và thủy sản, năm 2011.
8. Tổng cục Thống kê, Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 
và thủy sản, năm 2011
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
37Số 21 - Tháng 3 năm 2018
xã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở9. Đến nay, 
tất cả các dân tộc thiểu số đều có người tốt nghiệp 
đại học, cao đẳng; tỷ lệ lao động là người dân tộc 
thiểu số có việc làm cao: Dân tộc Mông đạt 95,5%; 
Thái 91,4%; Mường 90,4%; Tày 87,6%; Khmer 
82,2%; các dân tộc khác bình quân đạt 88,1%10.... 
Những thành tựu to lớn đó, đã và đang tạo nền tảng 
để không ngừng củng cố quốc phòng, an ninh, bảo 
vệ vững chắc Tổ quốc trong điều kiện mới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hiện nay 
sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đang đứng trước nhiều 
khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới, khu vực 
tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều 
nhân tố gây mất ổn định. Các mâu thuẫn cơ bản vẫn 
tồn tại dưới những hình thức và mức độ khác nhau, 
có mặt sâu sắc hơn; đấu tranh dân tộc và đấu tranh 
giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt; những cuộc chiến 
tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, 
tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động ly khai, can 
thiệp lật đổ, khủng bố, những tranh chấp về biên 
giới, lãnh thổ, biển đảo tiếp tục diễn ra với tính chất 
ngày càng phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình 
Dương, Đông Nam Á luôn tiềm ẩn những nhân tố 
gây mất ổn định. Cách mạng khoa học, công nghệ 
hiện đại và xu thế toàn cầu hóa đã và đang tác 
động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống, đặt 
ra nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết trong bảo 
vệ độc lập, chủ quyền. Trong khi đó, ở trong nước, 
Đảng ta chỉ rõ: “Bốn nguy cơ mà Hội nghị đại biểu 
toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (năm 
1994) nêu lên vẫn tồn tại, có diễn biến phức tạp như 
tham nhũng, lãng phí, “diễn biến hòa bình” của các 
thế lực thù địch với những thủ đoạn mới, nhất là 
triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông trên 
mạng internet để chống phá ta và những biểu hiện 
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”11. 
Suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở 
“một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên” đã làm 
suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà 
nước; đe dọa sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong 
của chế độ xã hội chủ nghĩa. Các thế lực thù địch, 
phản động tăng cường thực hiện chiến lược “diễn 
biến hoà bình” chống phá cách mạng nước ta bằng 
thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm; gây ra nhiều khó khăn, 
thách thức đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do 
của Tổ quốc.
Trước những thách thức đó, cần phát huy mạnh 
mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của cộng 
đồng các dân tộc Việt Nam nhằm tạo nên sức mạnh 
tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện được 
9. Báo cáo thực hiện chính sách dân tộc của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo, năm 2012
10. Tổng cục Thống kê, Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 
2009
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ XII, NXB. Chính trị Quốc gia, H.2016, tr. 68
điều đó, cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ 
yếu sau:
Một là, củng cố sự đồng thuận xã hội, lấy mục 
tiêu độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân 
chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng. 
Đoàn kết bao giờ cũng phải dựa trên sự đồng tâm, 
nhất trí, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, 
trước hết. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ 
nghĩa xã hội là đường lối duy nhất đúng, là ngọn cờ 
quy tụ lòng dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân 
tộc để xây dựng thành công và và bảo vệ vững chắc 
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, cần đa 
dạng hóa nội dung, hình thức và đổi mới phương 
pháp tuyên truyền, vận động để đồng bào nhận thức 
sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách 
và luật pháp của nhà nước. Trên cơ sở đó, tạo sự 
thống nhất về nhận thức và hành động, khơi dậy 
và tăng cường ý thức cố kết cộng đồng, phát huy 
tinh thần, trách nhiệm của mỗi người Việt Nam dù 
ở trong nước hay định cư ở nước ngoài, dù dân tộc 
đa số hay dân tộc thiểu số đều đồng tâm, hiệp lực 
góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. 
Hai là, tăng cường giáo dục, tuyên truyền truyền 
thống, lịch sử. Cần tập trung giáo dục lịch sử dựng 
nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu 
tranh kiên cường, bất khuất của cộng đồng các dân 
tộc, truyên truyền sâu rộng về những anh hùng, liệt 
sĩ, những tấm gương yêu nước tiêu biểu làm cho 
mỗi người, nhất là mỗi thanh thiếu niên tự hào về 
truyền thống, lịch sử dân tộc, soi mình vào những 
tấm gương tiêu biểu trong xã hội, nhận thấy trách 
nhiệm của mình với Tổ quốc, với gia đình, cộng 
đồng và xã hội. Để thực hiện được điều đó, trước 
hết cần tích cực hóa quá trình dạy học môn lịch sử, 
tái hiện một cách sinh động những sự kiện lịch sử 
quan trọng; kết hợp nhiều kênh thông tin cung cấp 
kiến thức lịch sử, truyền thống nhất là sách, báo, 
tranh ảnh, tư liệu, phim, nhạc... Sử dụng phổ biến 
các hình thức như: tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, 
diễn đàn, thi tìm hiểu, tuyên truyền, biểu dương 
người tốt, việc tốt để bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh 
thần tự lực, tự cường, khơi dậy ước mơ, hoài bão 
lớn cho thanh thiếu niên.
Cần khơi dậy và phát huy giá trị của những 
chứng tích lịch sử. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng 
trên mọi miền Tổ quốc vẫn còn vang vọng những 
câu chuyện rung động lòng người về những vùng 
đất và con người “Huyền thoại”. Vẫn còn đó Điện 
Biên Phủ, Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sơn, Thành 
Cổ Quảng Trị, hàng nghìn nghĩa trang, đài tưởng 
niệm Anh hùng liệt sĩ hay hàng triệu những thương 
binh, bệnh binh, Bà mẹ Anh hùng, gia đình có công 
với cách mạng Trên mọi miền Tổ quốc và trong 
mỗi cuộc đời ấy đều ẩn chứa những ký ức khốc liệt, 
thấm đẫm máu và nước mắt nhưng ngời sáng chủ 
nghĩa Anh hùng cách mạng. Do vậy, cần tăng cường 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
38 Số 21 - Tháng 3 năm 2018
các hoạt động tham quan các di tích, bảo tàng lịch 
sử; tổ chức giao lưu, nói chuyện truyền thống để thế 
hệ trẻ tìm hiểu về những câu chuyện, những cuộc 
đời, những người thật, việc thật ở các địa phương.
Đồng thời, mỗi lực lượng, mỗi tổ chức cần có 
những việc làm và hành động cụ thể để biểu hiện 
lòng tự hào về lịch sử dân tộc, tôn vinh đối với những 
người đã xả thân vì nước Chú trọng xây dựng hệ 
giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam, phải 
“... đúc kết... hệ giá trị chuẩn mực của con người 
Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và 
hội nhập quốc tế” trên các vấn đề cốt lõi: “...nhân 
cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, 
tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, 
ý thức tuân thủ pháp luật”12, tạo môi trường, điều 
kiện để mỗi người tự rèn luyện, phấn đấu trưởng 
thành. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng chuẩn mực 
đạo đức, tấm gương điển hình với “chống” mọi biểu 
hiện, hành vi trái với đạo lý, truyền thống dân tộc, 
phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; 
chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của 
các dân tộc, chống các quan điểm, hành vi sai trái, 
tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa 
và con người Việt Nam, làm cho mỗi người có khả 
năng tự đề kháng và tích cực đấu tranh với âm mưu 
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng 
cao đời sống mọi mặt của đồng bào các dân tộc 
Việt Nam. Phát triển kinh tế - xã hội sẽ tạo nền tảng 
vững chắc cho quá trình xây dựng khối đại đoàn 
kết toàn dân tộc. Cần đẩy mạnh phát triển kinh tế 
trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh 
của từng vùng, từng địa phương, đi đôi với bảo vệ 
môi trường sinh thái. Huy động mọi nguồn lực để 
tạo bước đột phá trong xoá đói, giảm nghèo, phát 
triển sản xuất, chăm lo đời sống tinh thần, giữ gìn 
và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, nâng 
cao trình độ dân trí, đào tạo và thu hút nguồn nhân 
lực chất lượng cao, từng bước giải quyết các vấn đề 
xã hội. Ưu tiên nguồn lực để tạo chuyển biến trong 
phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng 
đồng bào dân tộc thiểu số và địa bàn chiến lược. 
Thường xuyên giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích 
giữa các giai cấp, tầng lớp, các lực lượng xã hội; 
thực hiện tốt dân chủ cơ sở, tôn trọng nhân dân, kiên 
quyết đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, vi 
phạm quyền làm chủ của nhân dân và các hoạt động 
chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bốn là, củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn 
dân và an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ 
trang nhân dân vững mạnh toàn diện, có sức chiến 
đấu cao. Tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh 
của đất nước, coi trọng xây dựng tiềm lực chính trị, 
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc 
lần thứ XII, NXB. Chính trị Quốc gia, H. 2016, tr.127
thế trận lòng dân; kết hợp chặt chẽ thế trận quốc 
phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân. Tăng 
cường nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, 
trang thiết bị, vũ khí cho quốc phòng - an ninh... 
Tiếp tục điều chỉnh thế bố trí chiến lược; hoàn thiện 
các phương án bảo vệ an ninh quốc gia, chủ quyền 
lãnh thổ, chủ động có phương án ứng phó, ngăn 
chặn, đẩy lùi từ xa và tích cực chuẩn bị lực lượng 
bảo đảm giành thắng lợi khi có tình huống xấu xảy 
ra, không để bị động bất ngờ. Xây dựng và triển 
khai thực hiện có hiệu quả các phương án phòng 
chống bạo loạn, gây rối, khủng bố; các phương án 
đảm bảo an ninh chính trị, an ninh tư tưởng - văn 
hoá, an ninh kinh tế, an ninh thông tin, nhất là an 
ninh mạng. Kịp thời phát hiện, vô hiệu hoá cơ sở 
của các tổ chức phản động, giải quyết dứt điểm các 
vụ việc phức tạp ngay tại cơ sở, không để lan rộng 
trở thành điểm nóng về an ninh, trật tự; chú trọng 
tăng cường quốc phòng, an ninh ở các địa bàn chiến 
lược, vùng biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số. 
Tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân, công an nhân 
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện 
đại, trong đó, có một số lực lượng tiến thẳng lên 
hiện đại; tập trung nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm 
chất, năng lực của cán bộ, chiến sĩ; chủ động đấu 
tranh làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn trong 
chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù 
địch; nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn 
sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong 
mọi tình huống.
Năm là, xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch 
vững mạnh. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố có 
ý nghĩa quyết định đối quá trình xây dựng và phát 
huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc ở nước 
ta. Trước yêu cầu mới, đòi hỏi Đảng phải không 
ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, 
thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, tự phê bình 
và phê bình, tăng cường đoàn kết, thống nhất và 
kiên quyết đấu tranh với các phần tử cơ hội. Đặc 
biệt, tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương 
4 khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn 
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng 
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự 
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, gắn với 
thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ 
Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo 
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực 
hiện tốt các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động 
của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; xây 
dựng cấp ủy, chi bộ thật sự vững mạnh về chính 
trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, làm cơ sở để rèn 
luyện, bồi dưỡng và quản lý chặt chẽ, toàn diện cán 
bộ, đảng viên. Kết hợp chặt chẽ tự phê bình và phê 
bình trong Đảng với phê bình của quần chúng đối 
với tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên; luôn 
lắng nghe ý kiến đóng góp và nghiêm túc tiếp thu, 
sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm, tăng cường 
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
39Số 21 - Tháng 3 năm 2018
củng cố mối quan hệ máu thịt với nhân dân.
Hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới, dân tộc 
Việt Nam thấu hiểu sự vô giá của độc lập, tự do. 
Bởi lẽ, để có hoà bình, độc lập, tự do như hôm nay, 
dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng tính mạng, xương 
máu và nước mắt của lớp lớp các thế hệ người Việt 
Nam. Trong tình hình mới, cần thực hiện đồng thời 
nhiều giải pháp để biến truyền thống, bản lĩnh, khí 
phách và trí tuệ của con người Việt Nam thành sức 
mạnh to lớn bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong điều 
kiện mới./.
Tài liệu tham khảo
[1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại 
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB. Chính trị 
Quốc gia, H. 2016;
[2] Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tập hồi 
ký, NXB. Quân đội Nhân dân, H. 2006, tr. 130;
[3] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, NXB. Chính 
trị Quốc gia, H. 2002;
[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NXB. Chính 
trị Quốc gia, H.2009, tr.4;
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 15, NXB. Chính 
trị Quốc gia, H. 2011, tr.131;
[6] Ngô Đức Thịnh: Giá trị văn hóa Việt Nam, 
truyền thống và biến đổi, NXB. Chính trị Quốc gia, 
Hà Nội, 2014;
[7] Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu 
Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết Thông, 30 năm 
đổi mới và phát triển ở Việt Nam, NXB. Chính trị 
Quốc gia, H.2015;
[8] 
2017-d74901.html.
PROMOTING STRENGTHS OF ETHNIC MINORITY UNITY
IN THE STEADY PROTECTION OF VIETNAM COUNTRY NOW
Nguyen Huy Phung
Abstract: The history of country building and defense of the nation has affirmed the great strength of 
the great national unity. Where and when the power is highly promoted, then there and then, independence, 
sovereignty of the country is held firmly and constantly strengthen. At present, before the powerful impact 
of international and domestic factors, many solutions should be implemented simultaneously to bring into 
playing the full strength of the great national unity in the cause of solid protection of Vietnam Socialist 
Fatherland.
Key words: Great national unity; nation; history, tradition.

File đính kèm:

  • pdfphat_huy_suc_manh_khoi_dai_doan_ket_toan_dan_toc_trong_bao_v.pdf