Phát hiện đột biến gen EGFR trong mẫu huyết tương bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện chợ Rẫy

Đặt vấn đề: Việc xác định đột biến gen EGFR ở bệnh nhân

(BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC - non-small cell

lung cancer) cung cấp thông tin rất quan trọng cho bác sĩ lâm

sàng trước khi quyết định điều trị bằng TKIs (TKIs - tyrosine

kinase inhibitors) cho BN. Kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA để

phát hiện đột biến EGFR trong mẫu mô được xem là tiêu

chuẩn vàng hiện nay. Tuy nhiên phát hiện đột biến EGFR bằng

mẫu huyết tương của BN NSCLC là phương pháp không xâm

lấn, có nhiều ưu điểm vượt trội trong lâm sàng.

Mục tiêu: Đánh giá khả năng phát hiện đột biến EGFR

trong mẫu huyết tương của BN NSCLC so với phương pháp

sử dụng mẫu mô.

Đối tượng nghiên cứu: 42 cặp mẫu máu và mô sinh thiết

của 42 BN NSCLC giai đoạn IIIB-IV tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu cắt ngang, mô tả

hàng loạt ca, nhằm khảo sát 2 đột biến EGFR có tần suất cao

gồm mất đoạn ở exon 19 (Del19), đột biến điểm L858R ở

exon 21, và đột biến T790M ở exon 20 có liên quan đến

kháng thuốc.

Kết quả: Độ tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu là 58

tuổi (28 - 85), với tỉ lệ nam/nữ khoảng 2/1. Đa số các trường

hợp được chẩn đoán carcinôm tuyến, thuộc giai đoạn IV theo

TNM, và dương tính với dấu ấn CK7, TTF1. Có 17 trường hợp

(40,5%) có đột biến EGFR trong mẫu huyết tương và 19

trường hợp (45,2%) có đột biến EGFR trong mẫu mô. Không

có sự khác biệt về tỉ lệ đột biến trong mẫu huyết tương so với

trong mẫu mô (p >0,05). Tỉ lệ đột biến EGFR trong mẫu huyết

tương và mẫu mô ở nữ là cao hơn so với ở nam (p <0,05);>

cao hơn ở nhóm thuộc giai đoạn IV so với ở nhóm giai đoạn

IIIB (p<0,05). độ="" tương="" đồng="" kết="" quả="" xét="" nghiệm="" egfr="">

mẫu huyết tương so với trong mẫu mô là 81,0%, với độ nhạy

73,7và độ đặc hiệu 87,0%.

Giá trị chẩn đoán âm và dương của xét nghiệm trong mẫu

huyết tương lần lượt là 80,0% và 82,4%. Độ tương đồng, độ

nhạy và đặc hiệu theo đột biến Del19 lần lượt là 85,7%,

54,6% và 96,8%; theo đột biến T790M lần lượt là 78,6%, 50%

và 81,8%; và theo đột biến L858R lần lượt là 92,9%, 83,3%,

và 94,4%.

pdf 7 trang kimcuc 2620
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện đột biến gen EGFR trong mẫu huyết tương bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện chợ Rẫy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát hiện đột biến gen EGFR trong mẫu huyết tương bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện chợ Rẫy

Phát hiện đột biến gen EGFR trong mẫu huyết tương bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại bệnh viện chợ Rẫy
CHUYÊN ĐỀ HÔ HẤP 
THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 82 
PHÁT HIỆN ĐỘT BIẾN GEN EGFR TRONG MẪU 
HUYẾT TƯƠNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI 
KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 
Phan Thanh Thăng* Nguyễn Thị Lan Hương* Hồ Trọng Toàn* Phạm Văn Lợi* 
Trần Thanh Tùng* Lê Tuấn Anh2* Lê Thị Thu Sương2* Lê Thượng Vũ3* Nguyễn 
Thúy Hằng4* Hoàng Văn Thịnh4* Trần Bích Thư5* Nguyễn Trường Sơn6* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Việc xác định đột biến gen EGFR ở bệnh nhân 
(BN) ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC - non-small cell 
lung cancer) cung cấp thông tin rất quan trọng cho bác sĩ lâm 
sàng trước khi quyết định điều trị bằng TKIs (TKIs - tyrosine 
kinase inhibitors) cho BN. Kỹ thuật giải trình tự chuỗi DNA để 
phát hiện đột biến EGFR trong mẫu mô được xem là tiêu 
chuẩn vàng hiện nay. Tuy nhiên phát hiện đột biến EGFR bằng 
mẫu huyết tương của BN NSCLC là phương pháp không xâm 
lấn, có nhiều ưu điểm vượt trội trong lâm sàng. 
Mục tiêu: Đánh giá khả năng phát hiện đột biến EGFR 
trong mẫu huyết tương của BN NSCLC so với phương pháp 
sử dụng mẫu mô. 
Đối tượng nghiên cứu: 42 cặp mẫu máu và mô sinh thiết 
của 42 BN NSCLC giai đoạn IIIB-IV tại bệnh viện Chợ Rẫy. 
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu cắt ngang, mô tả 
hàng loạt ca, nhằm khảo sát 2 đột biến EGFR có tần suất cao 
gồm mất đoạn ở exon 19 (Del19), đột biến điểm L858R ở 
exon 21, và đột biến T790M ở exon 20 có liên quan đến 
kháng thuốc. 
Kết quả: Độ tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu là 58 
tuổi (28 - 85), với tỉ lệ nam/nữ khoảng 2/1. Đa số các trường 
hợp được chẩn đoán carcinôm tuyến, thuộc giai đoạn IV theo 
TNM, và dương tính với dấu ấn CK7, TTF1. Có 17 trường hợp 
(40,5%) có đột biến EGFR trong mẫu huyết tương và 19 
trường hợp (45,2%) có đột biến EGFR trong mẫu mô. Không 
có sự khác biệt về tỉ lệ đột biến trong mẫu huyết tương so với 
trong mẫu mô (p >0,05). Tỉ lệ đột biến EGFR trong mẫu huyết 
tương và mẫu mô ở nữ là cao hơn so với ở nam (p <0,05); và 
cao hơn ở nhóm thuộc giai đoạn IV so với ở nhóm giai đoạn 
IIIB (p<0,05). Độ tương đồng kết quả xét nghiệm EGFR trong 
mẫu huyết tương so với trong mẫu mô là 81,0%, với độ nhạy 
73,7và độ đặc hiệu 87,0%. 
Giá trị chẩn đoán âm và dương của xét nghiệm trong mẫu 
huyết tương lần lượt là 80,0% và 82,4%. Độ tương đồng, độ 
nhạy và đặc hiệu theo đột biến Del19 lần lượt là 85,7%, 
54,6% và 96,8%; theo đột biến T790M lần lượt là 78,6%, 50% 
và 81,8%; và theo đột biến L858R lần lượt là 92,9%, 83,3%, 
và 94,4%. 
Kết luận: Nghiên cứu 42 BN NSCLC cho thấy tỉ lệ đột biến 
EGFR trong mẫu huyết tương không khác biệt so với trong 
mẫu mô. So với sử dụng mẫu mô, phương pháp phát hiện đột 
biến EGFR trong mẫu huyết tương bằng kỹ thuật scorpions 
ARMS có độ tương đồng, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. 
*Đơn vị Sinh học phân tử - Di truyền, bệnh viện Chợ Rẫy Email: 
thanhthangphan@gmail.com 
2
*Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Chợ Rẫy 
3
*Khoa Nội Hô hấp, bệnh viện Chợ Rẫy 
4
*Khoa Giải phẫu bệnh lý, bệnh viện Chợ Rẫy 
5
*Khoa Sinh học ĐH Khoa học Tự nhiên Tp.HCM 
6
*Bệnh viện Chợ Rẫy 
Từ khóa: ung thư phổi không tế bào nhỏ, scorpions 
ARMS, cfDNA. 
ABSTRACT 
DETECTING EGFR MUTATIONS IN PLASMA SAMPLE 
FROM NON SMALL CELL LUNG CANCER PATIENTS 
AT CHO RAY HOSPITAL 
Background: The determination of EGFR mutations in non-
small cell lung cancer helps clinical doctors in choosing the 
targeted therapy by TKIs for patients. Today, sequencing 
technique applying on tissue sample has been being used as the 
gold standard in EGFR analysis. However, the detection method 
for EGFR mutations based on plasma sample is the non-
invasive method with several advantages in clinical practice. 
Objective: To evaluate the capability of detecting EGFR 
mutations in plasma sample by scorpions ARMS technique 
comparing to method based on tumor tissue. 
Subjects: 42 pairs of plasma and tissue samples from 
NSCLC patients stage IIIB-IV at Cho Ray hospital. 
Methods: Prospective cross-sectional study. Plasma and 
tumor tissue samples from each case were assessed for 2 
EGFR mutations subtype with high prevalence (Del19, L858R) 
and a related resistance mutation in exon 20 (T790M). 
Results: The median age of patients is 58 years (28 to 85 
years). Male/female patient ratio is about 2/1. The majority of 
cases were diagnosed with adeno-carcinoma; stage IV 
following TNM classification system; and positive for CK7 and 
TTF1 markers. EGFR mutations were detected in 17 (40,5%) 
plasma samples and in 19 (45,2%) tumor tissue samples. 
there was no significant difference between the two groups 
(McNemar’s test with p >0.05). The EGFR mutations in 
plasma and tumor tissue samples show higher rate in female 
compared to male; and show higher rate in stage IV 
compared to stage IIIB group (p <0.05). Compared with 
matched tumor tissue, the concordance rate of EGFR 
mutation status in plasma was 81.0%. The overal sensitivity 
and specificity of detecting EGFR mutations in plasma were 
73,7% and 87,0% respectively. The negative and positive 
predictive values of EGFR mutation status detection were 
80.0% and 82.4%, respectively. The concordance rate, 
sensitivity and specificity for Del19 mutant detection were 
85.7%, 54.6%, 96.8%; for T790M mutant detection were 
78.6%, 50.0%, 81.8%; and for L858R mutant detection were 
92.9%, 83.3%, 94.4%, respectively. 
Conclusions: studying on 42 NSCLC patients revealed 
that EGFR mutation rate in plasma and tumor tissue samples 
was not significant different. Comparring to tumor tissue 
method, the EGFR mutations detecting method using plasma 
samples by scorpions ARMS technique show the high 
concordance rate, sensitivity and specificity. 
Key words: non-small cell lung cancer, NSCLC, 
scorpions ARMS, cfDNA. 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 83 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng 
đầu tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.1,2,7,9 
Có tới 75 - 80% các trường hợp ung thư phổi 
nguyên phát là ung thư phổi không tế bào nhỏ 
(NSCLC - non-small cell lung cancer). Hầu hết 
bệnh nhân (BN) (≈ 80%) khi được phát hiện đều ở 
giai đoạn tiến xa (giai đoạn IIIB và IV). Erlotinib 
và Gefitinib là thuốc ức chế đặc hiệu hoạt tính 
tyrosine kinase của thụ thể EGFR (epidermal 
growth factor receptor)- thụ thể của yếu tố tăng 
trưởng biểu bì; được mã hóa bởi gen EGFR, được 
chỉ định điều trị cho BN NSCLC khi có đột biến 
EGFR. 
Việc xác định đột biến gen EGFR ở BN NSCLC 
có vai trò quyết định việc điều trị hay không điều 
trị bằng TKIs cho BN.11 Hiện nay, kỹ thuật giải 
trình tự chuỗi DNA dựa trên mẫu mô ung thư được 
xem là tiêu chuẩn vàng trong phát hiện đột biến 
gen EGFR. Tuy nhiên, phương pháp này không 
khả thi trong một số trường hợp không đủ điều 
kiện cho phép sinh thiết, hoặc mẫu sinh thiết quá 
nhỏ, không đủ để giải trình tự gen, hoặc cần kiểm 
tra lại bằng mẫu huyết tương khi tín hiệu đột biến 
thấp.8,9,11,19 Phương pháp phát hiện đột biến gen 
EGFR bằng cách sử dụng cfDNA (circulating free 
DNA) có trong huyết tương BN NSCLC (mẫu 
“sinh thiết lỏng” - Liquid Biopsy) có nhiều ưu 
điểm vượt trội.5,6,8,9,19 Điều này cho phép BN có 
thêm cơ hội để làm xét nghiệm chẩn đoán, đồng 
thời có thể làm xét nghiệm lặp lại nhiều lần để theo 
dõi điều trị mà không cần can thiệp sâu như sinh 
thiết. Bên cạnh đó, phương pháp này khá đơn giản, 
dễ thực hiện, giảm được chi phí và thời gian cho 
BN, và không gây ra biến chứng. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát: đánh giá khả năng phát hiện 
đột biến EGFR trong mẫu huyết tương của BN 
NSCLC bằng kỹ thuật scorpions ARMS tại bệnh 
viện Chợ Rẫy. 
Mục tiêu cụ thể: 
- Mô tả, so sánh kết quả đột biến EGFR trong 
mẫu huyết tương với kết quả đột biến EGFR trong 
mẫu mô của BN NSCLC; trong mối liên quan với 
đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh. 
- Đánh giá khả năng phát hiện đột biến EGFR 
trong mẫu huyết tương so với phương pháp sử 
dụng mẫu mô. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng trong nghiên cứu này gồm 42 BN 
mới được chẩn đoán mắc NSCLC giai đoạn IIIB-
IV tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 6/2016 - 
12/2016. Bệnh nhân được chẩn đoán xác định 
NSCLC bằng kỹ thuật nhuộm mô học H&E và hóa 
mô miễn dịch; thuộc một trong các loại mô học: 
carcinôm tuyến; carcinôm gai tuyến; carcinôm tế 
bào gai; và carcinôm tế bào lớn. Trên lâm sàng, 
BN được xếp loại giai đoạn IIIB hoặc IV theo tiêu 
chí phân loại TNM 2010 (UICC). Tất cả các đối 
tượng đều được tư vấn và thể hiện sự đồng ý của 
mình khi tham gia vào nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp 
tiến cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt ca, từ tháng 
6/2016 đến tháng 12/2016. Với mỗi trường hợp, 
mẫu mô và mẫu huyết tương được phân tích đồng 
thời để tìm đột biến EGFR, trong đó giải trình tự 
chuỗi DNA trên mẫu mô (xem như tiêu chuẩn 
vàng) được lấy làm tiêu chuẩn để so sánh. So sánh 
kết quả xét nghiệm đột biến EGFR trong mẫu 
huyết tương với kết quả xét nghiệm đột biến EGFR 
trong mẫu mô. Đánh giá khả năng phát hiện đột 
biến EGFR của phương pháp sử dụng mẫu huyết 
tương so với sử dụng mẫu mô. Nghiên cứu được 
tiến hành nhằm khảo sát 2 dạng đột biến EGFR có 
tần suất cao gồm mất đoạn ở exon 19 (Del19) và 
đột biến điểm L858R ở exon 21, cùng với đột biến 
T790M ở exon 20, là đột biến được chứng minh có 
liên quan đến đề kháng với TKIs. 
Kỹ thuật tách chiết DNA 
Mẫu máu sau khi thu thập được xử lý liền bằng 
cách ly tâm ở 4oC/2000rpm trong 10 phút; sau đó 
là 4oC/12000rpm trong 10 phút để thu khoảng 4ml 
huyết tương. cfDNA trong mẫu huyết tương được 
tách chiết bằng bộ kit QIAsymphony® Circulating 
DNA (Qiagen-Đức). Quy trình kỹ thuật theo 
hướng dẫn của nhà sản xuất, thực hiện trên máy 
QIAsymphony, ứng dụng công nghệ tách chiết 
bằng hạt từ có độ tinh sạch và hiệu suất tách chiết 
cao.12 
Mẫu mô vùi nến được thu thập từ khoa Giải 
phẫu bệnh lý (khoảng 03 lát cắt có độ dày 5µm 
hoặc thu từ tiêu bản đã được đánh dấu bởi bác sĩ 
giải phẫu bệnh). Khử parafin trong mẫu mô bằng 
CHUYÊN ĐỀ HÔ HẤP 
84 THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 
dung dịch xylene, sau đó khử xylene bằng ethanol 
100%. Ly giải tế bào bằng 180μl dung dịch ATL 
và 20μl proteinase K, ủ 1 giờ ở 56oC và 1 giờ ở 
90oC. Tách chiết genomic DNA bằng bộ kit 
QIAamp ® FFPE Tissue, thực hiện trên máy 
QIAcube (Qiagen-Đức) theo hướng dẫn của nhà 
sản xuất.13 Nồng độ và độ tinh sạch của DNA được 
xác định bằng máy NanoDrop 8000 (Thermo 
scientific-Mĩ). DNA sau tách chiết được lưu ở -
80oC đến khi làm xét nghiệm. 
Phát hiện đột biến EGFR trong mẫu huyết 
tương bằng kỹ thuật scorpions ARMS 
Kỹ thuật PCR được sử dụng trong nghiên cứu 
là sự kết hợp giữa công nghệ khuếch đại đặc hiệu 
alen đột biến (ARMS - Amplification Refractory 
Mutation System) và công nghệ scorpions sử 
dụng các cặp mồi thông minh trong phản ứng 
PCR để phát hiện các đột biến gen khi alen đột 
biến chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Nghiên cứu sử dụng bộ 
kit therascreen ® EGFR Plasma RGQ PCR 
(Qiagen-Đức) để phát hiện đột biến EGFR trong 
mẫu huyết tương. Bộ Kit phát hiện được đột biến 
EGFR ở mức 4,24% T790M; 5,94% L858R; 
1,45% Del19.14 Quy trình kỹ thuật được thực hiện 
theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trên máy 
RotorGene Q 5Plex HRM. 
Phát hiện đột biến EGFR trong mẫu mô bằng 
kỹ thuật pyrosequencing 
Bộ kit therascreen ® EGFR Pyro (Qiagen-Đức) 
được sử dụng để chạy phản ứng giải trình tự, phát 
hiện đột biến EGFR trong mẫu mô. Quy trình kỹ 
thuật gồm 3 bước: khuếch đại đoạn gen EGFR; 
tinh sạch sản phẩm sau PCR; và chạy phản ứng 
giải trình tự phát hiện đột biến EGFR. Khuếch đại 
đoạn gen EGFR bằng cách sử dụng các cặp mồi 
bắt lấy DNA ở 2 đầu từng exon 19, 20, và 21. 
Lượng DNA sử dụng cho phản ứng PCR khoảng 2 
- 10ng. Bước tinh sạch sản phẩm sau PCR nhằm 
thu giữ các đoạn DNA mục tiêu có độ tinh sạch 
cao làm sản phẩm cho phản ứng giải trình tự. Phản 
ứng giải trình tự được thực hiện trên máy 
Pyromark Q24, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.15 
Kết quả giải trình tự được phân tích tự động bằng 
phần mềm Pyromark Q24 2.0.6. 
Phân tích thống kê 
Dữ liệu từ nghiên cứu được xử lý bằng phần 
mềm thống kê STATA 12.0 (Lakeway Drive, 
Texas, Mỹ). Các đặc điểm về lâm sàng - giải phẫu 
bệnh, bao gồm cả giới tính và loại mô học được 
thống kê theo tình trạng (có hay không có) đột biến 
EGFR. Phép kiểm chi bình phương được sử dụng 
để đánh giá mối liên quan của việc xuất hiện đột 
biến EGFR với đặc điểm lâm sàng - giải phẫu 
bệnh. Phép kiểm có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. 
Phép kiểm McNemar’s được sử dụng để đánh giá 
sự khác biệt tỉ lệ đột biến EGFR phát hiện được 
trong mẫu huyết tương với trong mẫu mô. Độ 
tương đồng về kết quả xét nghiệm EGFR trong 
mẫu huyết tương so với trong mẫu mô được đánh 
giá bằng phép kiểm Kappa. Thống kê nhằm xác 
định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán âm 
tính, giá trị chẩn đoán dương tính của phương pháp 
phát hiện đột biến EGFR trong mẫu huyết tương 
bằng kỹ thuật scorpions ARMS so với phương 
pháp sử dụng mẫu mô (khoảng tin cậy 95%); bao 
gồm thống kê chung và thống kê theo từng kiểu 
đột biến. 
KẾT QUẢ 
Từ tháng 6/2016 - 12/2016, chúng tôi chọn 
được 42 BN đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, và thu 
nhận được 42 cặp mẫu huyết tương và mô. Kết quả 
của nghiên cứu như sau: 
Đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh 
Đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh của nhóm 
nghiên cứu được trình bày theo bảng 1 như sau: 
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh của nhóm 
nghiên cứu 
Tuổi 
Nhóm Số trường 
hợp 
(n = 42) 
Tỉ lệ 
(%) 
P 
Trung 
bình: 58t 
(28 – 85) 
≤ 60 tuổi 22 52,4 
0,87 
>60 tuổi 20 47,6 
Giới tính 
Nữ 14 33,3 
0,04 
Nam 28 66,7 
Đặc điểm 
giải phẫu 
bệnh 
Carcinôm 
tuyến 35 83,3 <0,01 
Khác* 7 16,7 
CK7+ 40/42 95,2 
<0,01** CK20+ 1/42 2,3 
TTF1+ 37/42 88,1 
Giai đoạn 
bệnh 
(TNM 2010) 
IIIB 14 33,3 
0,04 
IV 28 66,7 
*Bao gồm: carcinôm gai tuyến, carcinôm tế bào gai, và carcinôm 
tế bào lớn; 
**So sánh tỉ lệ CK7+, TTF1+ với CK20+. 
Nhận xét: Tỉ lệ nam/nữ trong nghiên cứu 
khoảng 2/1; carcinôm tuyến và giai đoạn IV chiếm 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 85 
đa số (p <0,05); hầu hết trường hợp dương tính với 
dấu ấn CK7, TTF1 và âm tính với CK20 (p <0,05). 
Đặc điểm đột biến EGFR trong mẫu huyết 
tương và mẫu mô 
Đặc điểm đột biến EGFR trong mẫu huyết 
tương và mẫu mô được ghi nhận theo bảng 2. 
Nhận xét: Tỉ lệ đột biến EGFR trong mẫu huyết 
tương không khác biệt so với trong mẫu mô (p 
>0,05). Tỉ lệ đột biến EGFR trong mẫu huyết 
tương và mẫu mô cao hơn ở nữ so với nam; và cao 
hơn ở nhóm thuộc giai đoạn IV so với giai đoạn 
IIIB (p <0,05). Không có sự khác biệt về tỉ lệ đột 
biến trong các loại mẫu theo độ tuổi như trên và 
theo dạng mô học. 
Khả năng phát hiện đột biến EGFR trong mẫu 
huyết tương so với trong mẫu mô 
Khả năng phát hiện đột biến EGFR trong mẫu 
huyết tương (kỹ thuật scorpions ARMS) so với 
trong mẫu mô (kỹ thuật pyrosequencing) được 
trình bày theo bảng 3 như sau: 
Nhận xét: Tỉ lệ đột biến EGFR trong mẫu huyết 
tương là không khác biệt so với trong mẫu mô 
(thống kê McNema’r với p đều >0,05). Kết quả xét 
nghiệm EGFR trong mẫu huyết tương có độ tương 
đồng cao so với kết quả xét nghiệm trong mẫu mô 
(tương đồng 81%; trị số Kappa >0,6 với p <0,01). 
So với xét nghiệm EGFR bằng mẫu mô, xét 
nghiệm EGFR sử dụng mẫu huyết tương có độ 
nhạy, độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán âm và chẩn 
đoán dương cao. Xét nghiệm đột biến L858R trong 
mẫu huyết tương có độ nhạy, độ đặc hiệu và tương 
đồng so với trong mẫu mô cao nhất trong 3 kiểu 
đột biến được khảo sát. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm lâm sàng - giải phẫu bệnh 
Tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu này là 
58 tuổi (khoảng tuổi từ 28 - 85). Số BN có độ tuổi 
≤60 là 22 (52,4%), tương đương với nhóm >60 tuổi 
(p >0,05). Tỉ lệ nam/nữ trong nghiên cứu khoảng 
2,2/1. Chúng tôi ghi nhận độ tuổi và tỉ lệ nam/nữ 
trong nghiên cứu là tương đương với các nghiên 
cứu trong và ngoài nước.4,16-18 
Trong 42 trường hợp, chúng tôi ghi nhận có 35 
trường hợp (83,3%) carcinôm tuyến, nhiều hơn 
tổng cộng các dạng mô học khác như carcinôm tế 
bào gai, carcinôm gai tuyến và carcinôm tế bào 
lớn (p <0,01). Có 40/42 trường hợp (95,2%) 
dương tính với dấu ấn CK7, và 37/42 trường hợp 
(88,1%) dương tính với dấu ấn TTF1, là các dấu 
ấn đặc trưng của ung thư phổi nguyên phát.20 Chỉ 
có 1/42 trường hợp (2,3%) dương tính với dấu ấn 
CK20, là dấu ấn ung thư phổi thứ phát, thường 
thấy ở tế bào biểu mô đường tiêu hóa.20 Có 28 
trường hợp (66,7%) thuộc giai đoạn IV, nhiều hơn 
so với giai đoạn IIIB (14 trường hợp, 33,3%) (p 
<0,05). Các kết quả này tương tự kết quả của các 
nghiên cứu ở trong và ngoài nước.4,16-18 Thói quen 
hút thuốc lá không được ghi nhận đầy đủ theo hồ 
sơ bệnh án. 
Bảng 2. Đặc điểm đột biến EGFR 
Đặc điểm Mẫu huyết tương 
(n = 42) 
Mẫu mô 
(n = 42) 
 Đột biến Bình 
thường 
P Đột biến Bình 
thường 
P 
Tổng (n = 42) 17 25 - 19 23 0,659* 
Tuổi ≤ 60 tuổi 10 12 0,49 11 11 0,52 
> 60 tuổi 7 13 8 12 
Giới tính Nữ 9 5 0,03 11 3 < 0,01 
Nam 8 20 8 20 
Loại mô học Carcinôm tuyến 15 20 0,48 15 20 0,49 
Khác 2 5 4 3 
Giai đoạn 
bệnh 
IIIB 2 12 0,01 3 11 0,03 
IV 15 13 16 12 
*So sánh tỉ lệ có đột biến EGFR trong mẫu mô và huyết tương 
CHUYÊN ĐỀ HÔ HẤP 
86 THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 
Bảng 3. Độ tương đồng và giá trị chẩn đoán EGFR trong mẫu huyết tương so với mẫu mô 
 Mẫu Mẫu mô (n=42) 
Độ 
tương 
đồng 
% 
(95% 
CI) 
Trị số 
Kappa 
(P) 
Thống 
kê 
McNe
mar’s 
P 
Độ 
nhạy% 
(95% 
CI) 
Độ đặc 
hiệu % 
(95% 
CI) 
Giá trị 
chẩn 
đoán âm 
% (95% 
CI) 
Giá trị 
chẩn 
đoán 
dương 
% 
(95%CI) 
Đột 
biến 
Bình 
thường 
Tổng 
Mẫu 
huyết 
tương 
(n=42) 
Đột 
biến 14 3 17 81,0 
(68,8-
93,1) 
0,61 
(<0,01) 
0,48 
73,7 
(48,8-
90,9) 
87,0 
(66,4-
97,2) 
80,0 
(65,0-
89,6) 
82,4 
(61,1-
93,3) 
Bình 
thường 5 20 25 
Tổng 19 23 42 
Theo đột biến Del19 
Mẫu 
huyết 
tương 
(n=42) 
Đột 
biến 6 1 7 85,7 
(74,9-
96,5) 
0,58 
(<0,01) 
0,10 
54,6 
(23,4-
83,3) 
96,8 
(83,3-
100,0) 
85,7 
(75,8-
92,0) 
85,7 
(44,8-
97,8) 
Bình 
thường 5 30 35 
Tổng 11 31 42 
Theo đột biến T790M 
Mẫu 
huyết 
tương 
(n=42) 
Đột 
biến 2 7 9 78,6 
(65,9-
91,2) 
0,20 
(0,07) 
0,10 
50,0 
(6,8-
93,2) 
81,6 
(65,7-
92,3) 
93,9 
(85,2-
97,7) 
22,2 
(8,1-
48,4) 
Bình 
thường 2 31 33 
Tổng 4 38 42 
Theo đột biến L858R 
Mẫu 
huyết 
tương 
(n=42) 
Đột 
biến 5 2 7 92,9 
(84,9-
100) 
0,73 
(<0,01) 
0,56 
83,3 
(35,9-
99,6) 
94,4 
(81,3-
99,3) 
97,1 
(85,0-
99,5) 
71,4 
(38,3-
91,0) 
Bình 
thường 1 34 35 
Tổng 6 36 42 
Đặc điểm đột biến EGFR trong mẫu huyết tương và 
mẫu mô 
Tỉ lệ đột biến EGFR trong mẫu huyết tương và 
mẫu mô trong nghiên cứu lần lượt là 40,5% 
(17/42) và 45,2% (19/42) (bảng 2). Tỉ lệ này của 
chúng tôi tương đương với kết quả của nghiên cứu 
của tác giả Hoàng Anh Vũ.4 Chúng tôi ghi nhận tỉ 
lệ đột biến trong mẫu huyết tương thấp hơn so với 
trong mẫu mô khoảng 5% nhưng không có ý nghĩa 
thống kê (p >0,05). Nhiều nghiên cứu ở nước ngoài 
cũng ghi nhận tỉ lệ đột biến này trong mẫu huyết 
tương thấp hơn nhiều so với trong mẫu mô.17,18 
Xét theo giới tính, đột biến EGFR trong mẫu 
huyết tương hay mẫu mô đều xảy ra với tỉ lệ cao 
hơn ở nữ so với nam (p <0,05) (bảng 2). Tỉ lệ đột 
biến trong mẫu huyết tương ở nữ là 64,3% (9/14) 
và ở nam là 28,6% (8/28). Tỉ lệ đột biến trong mẫu 
mô ở nữ là 78,6% (11/14) và ở nam là 28,6% 
(8/28). Tỉ lệ đột biến EGFR ở nữ cao hơn so với 
nam là tương tự với kết quả của nhiều nghiên cứu 
trên thế giới.3,18 
Xét theo giai đoạn bệnh, đột biến EGFR trong 
mẫu huyết tương hay trong mẫu mô đều xảy ra với 
tỉ lệ cao hơn ở nhóm thuộc giai đoạn IV so với 
nhóm thuộc giai đoạn IIIB (p <0,05). Tỉ lệ đột biến 
trong mẫu huyết tương của nhóm thuộc giai đoạn 
IV là 53,6% (15/28), và của nhóm thuộc giai đoạn 
IIIB là 14,3% (2/14). Tỉ lệ đột biến trong mẫu mô 
của nhóm thuộc giai đoạn IV là 57,1% (16/28), và 
của nhóm thuộc giai đoạn IIIB là 21,4% (3/14). 
Trong cả huyết tương và mẫu mô, tỉ lệ đột biến 
EGFR không có sự khác biệt giữa nhóm ≤60 tuổi 
so với >60 tuổi; và giữa nhóm thuộc carcinôm 
tuyến so với dạng mô học khác (p >0,05). Tỉ lệ đột 
biến EGFR ở carcinôm tuyến và các dạng mô học 
khác không có sự khác biệt là tương tự như kết quả 
nghiên cứu của tác giả Hoàng Anh Vũ,4 nhưng 
khác với nghiên cứu ở nước ngoài (tỉ lệ đột biến 
EGFR ở carcinôm tuyến cao hơn nhiều so với dạng 
mô học khác). 
Khả năng phát hiện đột biến EGFR trong mẫu huyết 
tương so với trong mẫu mô 
Trong 42 trường hợp xét nghiệm đột biến 
EGFR ở 2 loại mẫu, có 14 trường hợp (33,3%) có 
đột biến và 20 trường hợp (47,7%) không có đột 
biến trong cả huyết tương và mẫu mô (bảng 3). Có 
5 trường hợp (11,9%) có đột biến trong mẫu mô 
nhưng không phát hiện được trong mẫu huyết 
tương, và 3 trường hợp (7,1%) phát hiện được đột 
biến trong mẫu huyết tương nhưng không phát 
NGHIÊN CỨU 
THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 87 
hiện được bằng mẫu mô. Tỉ lệ đột biến EGFR 
trong huyết tương và mẫu mô không có sự khác 
biệt (thống kê McNemar’s với p đều >0,05). 
Nhiều nghiên cứu ghi nhận độ tương đồng kết 
quả xét nghiệm EGFR trong mẫu huyết tương so 
với trong mẫu mô dao động trong khoảng 58,3 - 
94,4%. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận độ 
tương đồng kết quả giữa 2 phương pháp là 81,0% 
(68,8 - 93,1%). Hệ số Kappa >0,6 cũng cho thấy 
phương pháp phát hiện đột biến trong mẫu huyết 
tương có độ tương đồng cao so với trong mẫu mô. 
Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả 
Xiao Zhao (71,2%)17 và Xuefei Li (73,6%).18 
nhưng thấp hơn so với của tác giả Jean-Yves 
Douillard (94,3%).6 
Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận, so với 
phương pháp sử dụng mẫu mô, độ nhạy và độ đặc 
hiệu của phương pháp phát hiện đột biến EGFR 
trong mẫu huyết tương lần lượt là 73,7% (48,8 - 
90,9%) và 87,0% (66,4 - 97,2%). So với một số 
nghiên cứu trên thế giới sử dụng kỹ thuật 
scorpions ARMS, độ nhạy trong nghiên cứu của 
chúng tôi có phần cao hơn, trong khi độ đặc hiệu 
có phần thấp hơn: Jean-Yves Douillard (nhạy 
65,7%; đặc hiệu 99,8%);6 Jie Luo (nhạy 52,5%; 
đặc hiệu 94,7%);8 Xiao Zhao (nhạy 35,6%; đặc 
hiệu 95,5%);17 Xuefei Li (nhạy 48,2%; đặc hiệu 
95,4%).18 Giá trị chẩn đoán âm tính và chẩn đoán 
dương tính trong nghiên cứu đều trên 80%. 
Tỉ lệ âm tính giả khi sử dụng mẫu huyết tương 
trong nghiên cứu là 26,3% (5/19). Điều này cũng 
được ghi nhận trong các nghiên cứu khác.6,10,17,18 
Hiện tượng này có thể do cfDNA có đột biến tồn 
tại trong mẫu huyết tương với tỉ lệ thấp hơn độ 
nhạy của kỹ thuật scorpions ARMS. Trong 
nghiên cứu có 3 trường hợp (7,1%) phát hiện 
được đột biến trong huyết tương nhưng có kết quả 
bình thường trong mẫu mô. Điều này cũng được 
ghi nhận trong nhiều nghiên cứu,6,10,17,18 do đột 
biến EGFR trong huyết tương có thể bắt nguồn từ 
tế bào ở các vị trí khác nhau trong khối u. Như 
vậy, với những trường hợp cho kết quả xét 
nghiệm bình thường trong mẫu huyết tương (hoặc 
mẫu mô), chúng tôi cho rằng nếu có thể, nên thực 
hiện thêm xét nghiệm trong mẫu mô (hoặc huyết 
tương) để đánh giá tốt hơn cho BN. 
Khi phân tích theo kiểu đột biến chúng tôi ghi 
nhận độ tương đồng là cao nhất ở đột biến L858R 
(92,9%); sau đó tới đột biến Del19 (85,7), và đột 
biến T790M (78,6%) (bảng 3). Độ nhạy cũng cao 
nhất ở đột biến L858R (83,3%); sau đó tới đột 
biến Del19 (54,6%), và đột biến T790M (50,0%). 
Độ đặc hiệu cao hơn ở đột biến L858R và đột biến 
Del19 (94,4% và 96,8%) so với đột biến T790M 
(81,6%). Độ tương đồng và đặc hiệu của 2 đột 
biến L858R và Del19 trong nghiên cứu của chúng 
tôi là tương đương với kết quả nghiên cứu của tác 
giả Jean-Yves Douillard (tương đồng khoảng 
97%, đặc hiệu khoảng 99%).6 Giá trị chẩn đoán 
âm và chẩn đoán dương của từng kiểu đột biến 
trong nghiên cứu đều cao, trừ giá giá trị chẩn đoán 
dương của đột biến T790M, chỉ khoảng 22%. Có 
thể thấy, trong tổng số 9 trường hợp phát hiện 
được đột biến T790M trong huyết tương, chỉ có 2 
trường hợp có đột biến này trong mẫu mô. Và như 
đã trình bày, đột biến trong huyết tương có thể 
xuất phát từ tế bào ở nhiều vị trí khác nhau trong 
khối u. Ở đây, có tới 7/9 trường hợp không phát 
hiện thấy đột biến T790M trong mẫu mô thu được 
từ sinh thiết. 
KẾT LUẬN 
Nghiên cứu trên 42 BN NSCLC giai đoạn IIIB-
IV được thực hiện xét nghiệm đột biến EGFR đồng 
thời bằng mẫu mô và mẫu huyết tương, chúng tôi 
đi đến kết luận như sau: 
- Tỉ lệ đột biến EGFR trong mẫu huyết tương 
không khác biệt so với trong mẫu mô; cao hơn ở 
giai đoạn IV so với giai đoạn IIIB; và cao hơn ở nữ 
so với nam. 
- So với phương pháp sử dụng mẫu mô, phương 
pháp phát hiện đột biến EGFR trong mẫu huyết 
tương bằng kỹ thuật scorpions ARMS có độ tương 
đồng, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. 
- Ngày phản biện: 28/2/2017 
- Ngày đăng báo: 10/03/2017 
CẢM ƠN 
Nghiên cứu được tài trợ kit để làm xét nghiệm 
miễn phí cho BN. Chúng tôi xin chân thành cảm 
ơn sự đóng góp cho nghiên cứu bởi Qiagen 
Global, và các BN đã tham gia vào chương trình 
nghiên cứu này tại bệnh viện Chợ Rẫy. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Chí Viết, Lê Văn Cường, Nguyễn Chấn Hùng (2010). Khảo sát những 
đặc điểm lâm sàng và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Y học TP.Hồ 
Chí Minh, Tập 14: tr.386-396. 
2. Ferlay J. et al. (2008). Cancer incidence and mortality Worldwide. IARC 
Cancer Base No.10. 
CHUYÊN ĐỀ HÔ HẤP 
88 THỜI SỰ Y HỌC 03/2017 
3. Hisayuki Shigematsu, Adi F. Gazdar. (2006). Somatic mutations of 
epidermal growth factor receptor signaling pathway in lung cancers. Int. J. 
Cancer:118,257-262. 
4. Hoàng Anh Vũ, Cao Văn Động, Ngô Thị Tuyết Hạnh, Đặng Hoàng Minh, 
Phan Thị Xinh, Hứa Thị Ngọc Hà (2011). Đột biến gen EGFR và KRAS trên 
BN ung thư phổi không tế bào nhỏ. Y học TP.Hồ Chí Minh, Tập 15: tr.166-
172. 
5. Hua Bai et al. (2009). Epidermal growth factor receptor mutations in plasma 
DNA samples predict tumor response in Chinese patients with stages IIIB to 
IV Non-small cell lung cancer. J Clin Oncol, 27(16):2653-9. 
6. Jean-Yves Douillard et al. (2014). Gefitinib treatment in EGFR mutated 
caucasian NSCLC circulating free tumor DNA as a surrogate for 
determination of EGFR status. Journal of Thoracic Oncology, Volume 9, 
Number 9: 1345-1353. 
7. Jemal A. et al. (2008). Cancer statistics in 2008. Cancer J Clin, 58(2):71-79. 
8. Jie Luo, Li Shen, Di Zheng. (2014). Diagnostic value of circulating free DNA 
for the detection of EGFR mutation status in NSCLC: a systematic review 
and meta-analysis. Scientific Reports, 4:6269. 
9. Kai guo et al. (2015). Detection of epidermal growth factor receptor mutation 
in plasma as a biomarker in chinese patients with early stage non-small cell 
lung cancer. OncoTargets and Therapy; 8:3289-3296. 
10. Kimura H. et al. (2006). Detection of epidermal growth factor receptor 
mutations in serum as a predictor of the response to gefitinib in patients with 
non-small-cell lung cancer. Clin Cancer Res, 12:3915-3921. 
11. Nguyễn Minh Hà (2012). Vai trò của đột biến gen EGFR trong liệu pháp 
điều trị trúng đích bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Y học TP.Hồ Chí 
Minh, Tập 16, Phụ bản Số 1:1-6. 
12. Qiagen (2015). QIAsymphony ® Circulating DNA Kit Handbook. Qiagen 
GmbH, 40724 Hilden, Germany. 
13. Qiagen (2012). QIAamp ® DNA FFPE Tissue Kit Handbook. Qiagen 
Manchester Ltd, Manchester, M15 6SH, UK. 
14. Qiagen (2014). Therascreen ® EGFR Plasma RGQ PCR Kit Handbook, 
Version 1. Qiagen Manchester Ltd, Manchester, M15 6SH, UK. 
15. Qiagen (2015). Therascreen ® EGFR Pyro Kit Handbook, Version 1. 
Qiagen GmbH, 40724 Hilden, Germany. 
16. Trần Minh Thông, Phạm Hùng Vân, Đoàn Trọng Nghĩa, Nguyễn Thúy 
Hằng (2013). Khảo sát đặc điểm giải phẫu bệnh và đột biến EGFR trong 
116 trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ. Y học TP.HCM, Tập 17, 
Phụ bản số 3: Tr.67-70. 
17. Xiao Zhao et al. (2013). Comparison of epidermal growth factor receptor 
mutation statuses in tissue and plasma in stage I–IV non-small cell lung 
cancer patients. Respiration; 85:119-125. 
18. Xuefei Li et al. (2014). Peripheral blood for epidermal growth factor receptor 
mutation detection in non-small cell lung cancer patients. Translational 
Oncology, 7:341-348. 
19. Yahya I. Elshimali et al. (2013). The clinical utilization of circulating cell free 
DNA (CCFDNA) in blood of cancer patients. Int. J. Mol. Sci, 14:18925-18958. 
20. Yue-Chiu Su et al. (2006). Role of TTF-1, CK20, and CK7 
Immunohistochemistry for diagnosis of primary and secondary lung 
adenocarcinoma. Kaohsiung J Med Sci, Vol 22; issue 1:14-19. 

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_dot_bien_gen_egfr_trong_mau_huyet_tuong_benh_nhan.pdf