Phát hiện các rối loạn nhịp tim bằng thiết bị ghi điện tâm đồ lưu động

Rối loạn nhịp tim là sự rối loạn hoạt động điện

sinh học của tim về sự tạo thành xung động, dẫn

truyền xung động, sự phối hợp giữa tạo thành và

dẫn truyền xung động. Ngày nay, với sự thay đổi

nhanh chóng về lối sống và chế độ sinh hoạt đi kèm

với việc gia tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch, với sự

tăng tuổi thọ của người dân, các bệnh tim mạch và

các biến chứng cũng tăng lên ở các nước đang phát

triển trong đó có Việt Nam, đi kèm với tăng tỷ lệ các

rối loạn nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim có nhiều loại, gặp trong nhiều

bệnh lí và kể cả ở người bình thường. Một người

bệnh có thể gặp nhiều loại rối loạn nhịp tim khác

nhau, cũng có thể từ rối loạn nhịp này chuyển thành

các rối loạn nhịp khác. Ngay cả các thuốc điều trị rối

loạn nhịp cũng có thể gây rối loạn nhịp.

Các nguyên nhân hay gặp của các rối loạn nhịp

là: rối loạn tâm lí, các gắng sức, chế độ ăn uống; các

rối loạn nhịp do tổn thương tại tim do các bệnh

lí thiếu máu cơ tim hay các bệnh van tim, các tổn

thương cấu trúc tim bẩm sinh; hoặc là hậu quả của

bệnh lí cơ quan khác như rối loạn nội môi, cường

giáp, hoặc do sử dụng thuốc.

Các rối loạn nhịp tim hay gặp trên lâm sàng là:

nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, ngoại tâm thu

thất, ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh trên thất, cuồng

nhĩ, rung nhĩ, block nhĩ thất các mức độ, rung thất,

nhanh thất, xoắn đỉnh, và một số rối loạn khác. Các

rối loạn nhịp được chia ra thành rối loạn nhịp nguy

hiểm, có ảnh hưởng đến huyết động thậm chí tính

mạng bệnh nhân, và các rối loạn nhịp ít nguy hiểm

hơn. Việc phát hiện sớm các rối loạn nhịp tim có

vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm các hình

thái rối loạn nhịp gây khó chịu cho bệnh nhân giúp

cho việc tư vấn và điều trị đạt hiệu quả tốt, đặc biệt

có thể xử trí sống còn trong các rối loạn nhịp nguy

hiểm. Điện tâm đồ (ECG: Electrocardiogram) là

phương tiện chẩn đoán lâm sàng hữu ích không chỉ

cho bác sĩ chuyên ngành tim mạch mà còn cho cả

các bác sĩ chuyên khoa khác. Điện tâm đồ giúp các

bác sĩ có những gợi ý quan trọng về các bệnh lí như:

nhồi máu cơ tim, các loại rối loạn nhịp tim, giúp cho

việc chẩn đoán và xử trí được chính xác hơn.

pdf 8 trang kimcuc 6080
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện các rối loạn nhịp tim bằng thiết bị ghi điện tâm đồ lưu động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát hiện các rối loạn nhịp tim bằng thiết bị ghi điện tâm đồ lưu động

Phát hiện các rối loạn nhịp tim bằng thiết bị ghi điện tâm đồ lưu động
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
51TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018
Phát hiện các rối loạn nhịp tim bằng
thiết bị ghi điện tâm đồ lưu động
Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Minh Tuấn, Trần Bá Hiếu, Viên Hoàng Long
Trần Tuấn Việt, Nguyễn Thị Lệ Thuý, Phan Đình Phong, Phạm Mạnh Hùng
Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Rối loạn nhịp tim là sự rối loạn hoạt động điện 
sinh học của tim về sự tạo thành xung động, dẫn 
truyền xung động, sự phối hợp giữa tạo thành và 
dẫn truyền xung động. Ngày nay, với sự thay đổi 
nhanh chóng về lối sống và chế độ sinh hoạt đi kèm 
với việc gia tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch, với sự 
tăng tuổi thọ của người dân, các bệnh tim mạch và 
các biến chứng cũng tăng lên ở các nước đang phát 
triển trong đó có Việt Nam, đi kèm với tăng tỷ lệ các 
rối loạn nhịp tim.
Rối loạn nhịp tim có nhiều loại, gặp trong nhiều 
bệnh lí và kể cả ở người bình thường. Một người 
bệnh có thể gặp nhiều loại rối loạn nhịp tim khác 
nhau, cũng có thể từ rối loạn nhịp này chuyển thành 
các rối loạn nhịp khác. Ngay cả các thuốc điều trị rối 
loạn nhịp cũng có thể gây rối loạn nhịp. 
Các nguyên nhân hay gặp của các rối loạn nhịp 
là: rối loạn tâm lí, các gắng sức, chế độ ăn uống; các 
rối loạn nhịp do tổn thương tại tim do các bệnh 
lí thiếu máu cơ tim hay các bệnh van tim, các tổn 
thương cấu trúc tim bẩm sinh; hoặc là hậu quả của 
bệnh lí cơ quan khác như rối loạn nội môi, cường 
giáp, hoặc do sử dụng thuốc.
Các rối loạn nhịp tim hay gặp trên lâm sàng là: 
nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, ngoại tâm thu 
thất, ngoại tâm thu nhĩ, nhịp nhanh trên thất, cuồng 
nhĩ, rung nhĩ, block nhĩ thất các mức độ, rung thất, 
nhanh thất, xoắn đỉnh, và một số rối loạn khác. Các 
rối loạn nhịp được chia ra thành rối loạn nhịp nguy 
hiểm, có ảnh hưởng đến huyết động thậm chí tính 
mạng bệnh nhân, và các rối loạn nhịp ít nguy hiểm 
hơn. Việc phát hiện sớm các rối loạn nhịp tim có 
vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm các hình 
thái rối loạn nhịp gây khó chịu cho bệnh nhân giúp 
cho việc tư vấn và điều trị đạt hiệu quả tốt, đặc biệt 
có thể xử trí sống còn trong các rối loạn nhịp nguy 
hiểm. Điện tâm đồ (ECG: Electrocardiogram) là 
phương tiện chẩn đoán lâm sàng hữu ích không chỉ 
cho bác sĩ chuyên ngành tim mạch mà còn cho cả 
các bác sĩ chuyên khoa khác. Điện tâm đồ giúp các 
bác sĩ có những gợi ý quan trọng về các bệnh lí như: 
nhồi máu cơ tim, các loại rối loạn nhịp tim, giúp cho 
việc chẩn đoán và xử trí được chính xác hơn. 
Các rối loạn nhịp rất hay gặp, khi có các triệu 
chứng kèm theo như hồi hộp đánh trống ngực, khó 
thở, choáng ngất, mệt mỏi, đau đầu, bệnh nhân 
cần được xử trí. Với bệnh nhân, các rối loạn nhịp 
này thường đem lại sự lo lắng, đôi khi thái quá, ảnh 
hưởng đến chất lượng cuộc sống, và với những 
bệnh nhân đang điều trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ 
đến kết quả điều trị. Việc phát hiện sớm, kịp thời 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
52 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018
nhằm mục đích tiếp cận chẩn đoán nhanh và chính 
xác là rất quan trọng với bệnh nhân giúp tránh các 
lo âu, kiểm soát các rối loạn nhịp và xử trí cấp cứu 
nếu cần.
 Việc theo dõi điện tâm đồ tại nhà với bệnh nhân 
rất có ích, có thể giúp bệnh nhân kiếm tra hàng ngày 
nhịp tim giúp điều chỉnh lối sống, phát hiện các bất 
thường khi có, theo dõi các bất thường có thể gặp 
phải sau khi can thiệp, có thể gửi các kết quả cho bác 
sĩ nhanh chóng và nhận được tư vẫn nhanh. Với bác 
sĩ thì thiết bị này cũng rất có ích khi có thể giúp cũng 
cấp thêm các thông tin hàng ngày của bệnh nhân, dễ 
dàng tiếp cận với kết quả điện tim để có chẩn đoán 
và tư vấn kịp thời cho bệnh nhân giúp điều chỉnh 
phác đồ điều trị và giám sát từ xa các bệnh nhân có 
bất thường. Thêm nữa, đối với các bệnh viện có thể 
theo dõi bệnh nhân từ xa, giữ liên hệ với bệnh nhân 
sau khi đã xuất viện, chính đều này cũng góp phần 
giúp giảm tải cho bệnh viện.
 Hiện nay còn có các phương pháp theo dõi 
điện tâm đồ mới như: thẻ tim, máy theo dõi biến 
cố, ghi điện tim từ xa – (Tele-electrocardiography), 
ghi điện tim liên tục trong 24 giờ-Holter; ghi điện 
tim điện cực thực quản, thăm dò điện sinh lí (ghi 
điện tim điện cực trong buồng tim, lập bản đồ 
điện tim - mapping ECG, ghi điện thế bó His). 
Trên thế giới đã có nhiều thiết bị theo dõi điện 
tim mang theo người ra đời như eMotion ECG, 
AliveCor, HeartCheck, Heart-Monitoring mobile, 
CardioChip Thiết bị đo điện tim cá nhân ECGo 
thông minh nhỏ gọn hỗ trợ ghi lại các tín hiệu điện 
tim và truyền tín hiệu này tới thiết bị đi động, giúp 
người dùng dễ dàng đo điện tim mọi lúc mọi nơi. 
Ứng dụng trên thiết bị di động ECGo thu thập kết 
quả do từ thiết bị đo điện tim cá nhân, hiển thị trực 
tiếp kết quả đo, giúp người quản lý, lưu trữ và chia sẻ 
từ xa kết quả đo cho bác sĩ để nhận được tư vấn sức 
khỏe kịp thời.
Với mong muốn tìm hiểu một vấn đề còn khá 
mới mẻ ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài này 
với mục tiêu sau: “Khảo sát khả năng phát hiện các 
rối loạn nhịp của thiết bị theo dõi điện tâm đồ tại 
nhà ECGo”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian 5 tháng các bệnh nhân đến khám 
với lí do có biểu hiện của rối loạn nhịp tim được 
chọn vào nhóm theo dõi. Các bệnh nhân được lấy 
vào nghiên cứu liên tiếp theo trình tự thời gian tại 
Viện Tim mạch Việt Nam – Bệnh viện Bạch Mai.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân có triệu chứng hồi hộp, đánh trống 
ngực.
- Bệnh nhân có cảm giác hẫng hụt ở tim.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Tiêu chuẩn loại trừ: 
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Địa điểm nghiên cứu: Viện Tim mạch Việt Nam 
– Bệnh viện Bạch Mai.
Thời gian nghiên cứu: các bệnh nhân được chọn 
vào nhóm nghiên cứu trong thời gian 11/2017 - 
03/2018 thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn và được làm 
điện tâm đồ 12 chuyển đạo và được hướng dẫn sử 
dụng thiết bị đo điện tim ECGo để theo dõi điện 
tim trong vòng 1 tháng khi xảy ra các triệu chứng 
tại nhà.
Các bước tiến hành
- Chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu.
- Thu thập số liệu về tiền sử, bệnh sử, các triệu 
chứng lâm sàng, cận lâm sàng, đặc biệt là các triệu 
chứng cơ năng hồi hộp, đánh trống ngực.
- Các bệnh nhân vào khám tại Viện Tim mạch 
Việt Nam với các triệu chứng hồi hộp, đánh trống 
ngực hoặc cảm giác hẫng hụt tại tim mà chưa có 
chẩn đoán xác định từ trước, các triệu chứng xuất 
hiện không thường xuyên hàng ngày nhưng có thể 
vài lần trong 1 tháng. Bệnh nhân được chắc chắn 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
53TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018
là đủ khả năng sử dụng thiết bị và đồng ý tham gia 
nghiên cứu sẽ được đưa vào nhóm nghiên cứu. 
Bệnh nhân được làm điện tâm đồ 12 chuyển đạo và 
hướng dẫn cách sử dụng thiết bị ghi điện tim ECGo 
đo tại nhà hàng ngày và/hoặc khi có triệu chứng, 
hướng dẫn bác sĩ cách sử dụng phần mềm ghi lại 
điện tâm đồ của bệnh nhân giúp cho quá trình tư 
vấn và điều trị.
- Tổng hợp và xử lý số liệu.
Phương pháp đánh giá điện tâm đồ ghi được từ 
máy theo dõi:
Thiết bị theo dõi điện tâm đồ ECGo gồm hệ 
thống điện thoại thông minh và một thiết bị ghi lại 
điện tim, kết hợp với một ứng dụng giúp cho bệnh 
nhân có thể ghi lại điện tim và chuyển chúng đến 
điện thoại của bác sĩ theo dõi qua mạng. Đây là thiết 
bị theo dõi điện tim từ xa đầu tiên tại Việt Nam. 
Thiết bị này đã được đăng kí lưu hành tại Việt Nam 
dưới sự cho phép của Bộ Y tế, Giấy chứng nhận lưu 
hành tự do số 11/2017/BYT-TB-CT, có hiệu lực từ 
17/5/2017 đến 17/5/2019, mã hiệu máy ECGo 
1C, được sản xuất bởi Công ty Cổ phần truyền 
thông và Công nghệ An An. Tất cả bệnh nhân sẽ 
được theo dõi và sử dụng thiết bị miễn phí trong 
thời gian nghiên cứu, đồng thời nhận được tư vấn 
miễn phí từ các bác sỹ tại viện Tim mạch Việt Nam 
Hình 1. Cấu trúc của thiết bị ECGo
Cách đo điện tâm đồ: hàng ngày và/hoặc khi 
bệnh nhân có triệu chứng, đặt các ngón tay theo 
hình dưới đây để có được chuyển đạo DI:
Đo điện tâm đồ 
Sau khi đăng nhập vào ứng dụng, màn hình đo 
điện tim được hiện thị mặc định để người dùng có 
thể đo kết quả: bật thiết bị, bật ứng dụng ECGo, ứng 
dụng sẽ tự kết nối tới thiết bị. Ấn vào biểu tượng trái 
tim của ứng dụng để đo điện tim. 
– Bệnh viện Bạch Mai.
Những điện tâm đồ kéo dài trên 10 giây sẽ được 
lưu giữ lại để kiểm tra vàn chẩn đoán sau này. Thiết 
bị ECGo này có thể đo được các chuyển đạo DI, 
DII và DIII, tuy nhiên, trong nghiên cứu này bệnh 
nhân được hướng dẫn sử dụng để đo chuyển đạo 
DI, với lí do dễ sử dụng và tiện lợi cho bệnh nhân.
Hình 2. Cách đo điện tâm đồ tại nhà băng thiết bị ECGo
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
54 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018
Chẩn đoán kết quả đo 
Sau khi đo xong, hệ thống hiển thị kết quả 
chẩn đoán cơ bản như: không phát hiện dấu hiệu 
bất thường, phát hiện nhịp nhanh, phát hiện nhịp 
chậm, phát hiện rối loạn nhịp. Đồng thời cho người 
dùng nhập thêm thông tin ghi chú về kết quả đo. 
Chia sẻ kết quả đo 
Người dùng có thể chia sẻ kết quả đo dưới dạng 
tệp PDF, tệp ảnh qua các ứng dụng khác như email, 
whatsapp, viber, facebook... 
Các hình thái rối loạn nhịp trên điện tâm đồ ghi 
lại được đánh giá và chẩn đoán dựa trên tiêu chuẩn 
chấn đoán của Hội Tim mạch học Việt Nam. Các 
loại rối loạn nhịp hay gặp:
*Rung nhĩ:
*Cuồng nhĩ:
*Cơn nhịp nhanh trên thất (SVT):
*Cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ-thất:
*Ngoại tâm thu thất:
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
55TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018
*Nhanh thất:
*Rung thất:
*Xoắn đỉnh:
*Block nhĩ-thất cấp I:
*Block nhĩ-thất cấp II Mobizt 1:
*Block nhĩ-thất cấp II Mobizt 2:
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
56 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018
*Block nhĩ-thất cấp III:
Ngoài ra còn một số loại rối loạn nhịp hay gặp 
như: ngoại tâm thu nhĩ, nhanh nhĩ, hội chứng 
Brugada, hội chứng WPW.
Các thông số nghiên cứu, đánh giá:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập các 
thông tin về bệnh nhân, các triệu chứng cơ năng gặp 
phải trước khi đến khám, các triệu chứng bệnh nhân 
gặp phải trong quá trình theo dõi điện tim bằng 
thiết bị ECGo.
Tên, tuổi, giới tính của bệnh nhân.
Triệu chứng của bệnh nhân khi đến khám bệnh.
Triệu chứng của bệnh nhân khi theo dõi ở nhà 
và ghi điện tâm đồ
Số lần bệnh nhân ghi lại điện tâm đồ trong vòng 
1 tháng.
Các số liệu thu thập được trong nghiên cứu được 
xử lý bằng phần mềm StataSE12.
Nghiên cứu không vị phạm các quy định về đạo 
đức khi nghiên cứu y sinh học.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
 Trong số 30 bệnh nhân được chọn vào nhóm 
nghiên cứu, được hướng dẫn sử dụng thiết bị, cách 
chuyển thông tin đến hệ thống. Trong số các bệnh 
nhân tham gia nghiên cứu, lứa tuổi chủ yếu là trung 
niên, tuổi trung bình là: 47.07 ± 13.3 tuổi, một số 
ít bệnh nhân có các bệnh lí tim mạch từ trước như: 
tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Lí do chủ yếu khiến 
bệnh nhân đến khám là hồi hộp, đánh trống ngực 
và có thể kèm theo đau đầu nhẹ.
 Tổng số lần tự đo của bệnh nhân là 401 lần 
trong 1 tháng, trung bình mỗi bệnh nhân tự đo 13.4 
± 10.4 lần trong 1 tháng.
Bảng 1. Kết quả về các rối loạn nhịp tim phát hiện khi 
đo bằng thiết bị ECGo của các bệnh nhân nghiên cứu:
Nhịp tim
Số bệnh 
nhân
Tỷ lệ 
%
Bình thường 19 63,3%
Các loại rối loạn nhịp tim 11 36,7%
 Rung nhĩ 3 10%
 Ngoại tâm thu thất 4 13.3%
 Ngoại tâm thu nhĩ 2 6,1%
 Nhịp nhanh xoang kèm ngoại tâm 
thu thất thưa
1 3,3%
 Blốc nhĩ thất cấp III 1 3,3%
Nhận xét: Trong số 30 bệnh nhân nghiên cứu 
có 19 bệnh nhân có kết quả ghi lại là bình thường, 
3 bệnh nhân rung nhĩ, 4 bệnh nhân ngoại tâm thu 
thất, 2 bệnh nhân có ngoại tâm thu nhĩ, 1 bệnh nhân 
có nhịp nhanh xoang kèm ngoại tâm thu thất thưa, 1 
bệnh nhân Block nhĩ-thất cấp III.
 Trong số các bệnh nhân theo dõi trong vòng 1 
tháng, không có bệnh nhân nào được ghi nhận lại là 
có rối loạn nhịp cần can thiệp cấp cứu.
 Số lần đo trong 1 tháng của các nhóm bệnh 
nhân ngoại tâm thu và nhịp xoang bình thường có 
phân bố rất lệch. Trong nhóm nghiên cứu có thể 
thấy, bệnh nhân có nhịp nhanh xoang có nhiều lần 
đo nhất, sau đó là các bệnh nhân rung nhĩ. Các bệnh 
nhân nhịp xoang bình thường có số lần đo ít nhất.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
57TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018
Trong quá trình sử dụng, tất cả 30 bệnh nhân 
(100%) đều có phản hồi lại là việc thao tác đo điện 
tim và chuyển các thông tin đến hệ thống đơn giản 
và dễ sử dụng.
Qua nghiên cứu, điều quan trọng nhất có thể 
thấy là việc theo dõi điện tâm đồ hàng ngày của 
bệnh nhân mà không phải đến bệnh viện hay trung 
tâm y tế là hoàn toàn khả thi. Với các bệnh nhân 
đến vì lí do hồi hộp, đánh trống ngực, có thể ghi 
lại được chính xác rối loạn nhịp mà bệnh nhân gặp 
phải là gì, tỷ lệ bao nhiêu ngày trong cả thời gian 
nghiên cứu.
Bảng 2. Tỷ lệ bệnh nhân được bác sĩ tư vấn khi phát hiện rối loạn nhịp tim bằng thiết bị ECGo
N %
Tỷ lệ bệnh nhân được kết nối thông tin với bác sĩ/ bệnh nhân được phát hiện rối loạn nhịp tim 19/19 100%
Tỷ lệ bệnh nhân được bác sĩ tư vấn/ bệnh nhân được phát hiện rối loạn nhịp tim 19/19 100%
Nhận xét: 100% các bệnh nhân có bất thường 
về điện tâm đồ phát hiện trên thiết bị ECGo đều 
được truyền tín hiệu đến điện thoại thông minh của 
bác sĩ theo dõi, trong số đó 100% bệnh nhân đều 
nhận được tư vấn của bác sĩ.
Ngay sau khi rối loạn nhịp của bệnh nhân được 
ghi lại và chuyển lên hệ thống và được chuyển đến 
điện thoại thông minh của bác sĩ theo dõi, lập tức 
bệnh nhân nhân được lời tư vấn từ phía bác sĩ và nếu 
cần sẽ được đến khám và điều trị trực tiếp. Phản hồi 
của bệnh nhân rất tích cực, tất cả các bệnh nhân đều 
yên tâm, tin tưởng bác sĩ điều trị. Chính điều này sẽ 
góp phần nâng cao hiều quả điều trị cho bệnh nhân. 
Thiết bị này có thể trở thành một công cụ rất hữu 
ích cho các bác sĩ tim mạch. 
 Thiết bị ECGo ghi lại điện tâm đồ của bệnh 
nhân, chỉ sử dụng chuyển đạo DI, là chuyển đạo 
nối hai tay của bệnh nhân, dễ thao tác. Tuy nhiên 
các thông số đem lại cũng rất có giá trị chẩn đoán: 
xác định loại rối loạn nhịp, đo đạc các thông số, các 
khoảng điện học. 
Một số hạn chế và triển vọng:
 Theo ước tính, trong thời gian khoảng 5 năm 
tới, điện thoại di động và các thiết bị thông minh và 
các ứng dụng hiện đại có khả năng trao đổi thông 
tin sẽ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Có 
rất nhiều các thiết bị tương tự giúp theo dõi mạch, 
huyết áp, và các khía cạnh khác của sức khoẻ. Thiết 
bị ECGo có thể tiếp tục được nâng cấp để có thể 
theo dõi chính xác hơn nữa, thời gian theo dõi dài 
hơn nữa.
 Tuy có thể giúp phát hiện các rối loạn nhịp 
trong quá trình theo dõi, thiết bị ECGo còn có một 
số hạn chế nhất định. Do sử dụng tiếng Anh nên đôi 
khi có thể gây hiểu nhầm, hiểu sai ở các bệnh nhân 
không biết tiếng Anh. Đây chỉ là một khảo sát nhỏ 
và ở tại Viện Tim Mạch Việt Nam, cần có các nghiên 
cứu trên phạm vi rộng hơn về tỷ lệ rối loạn nhịp tim 
được phát hiện bằng thiết bị ECGo. Có một hạn chế 
quan trọng của nghiên cứu, thiết bị này không thể 
cho kết quả real-time. Đôi khi trong những trường 
hợp cần xử trí ngay một cách cấp cứu thì không thể 
tiến hành được. Ngoài ra, thiết bị chỉ có thể cũng 
cấp 1 chuyển đạo duy nhất, điều này đôi khi sẽ ảnh 
hưởng đến kết quả chẩn đoán các rối loạn nhịp hoặc 
các bệnh lí đi kèm.
 Trong tương lai, để mở rộng khả năng theo 
dõi các rối loạn nhịp, thiết bị sẽ có thể cải tiến theo 
hướng làm một lúc 12 chuyển đạo. Điều này sẽ có 
lợi hơn rất nhiều, giúp chẩn đoán chính xác hơn, 
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ 
tim mạch cho bệnh nhân.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
58 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 83.2018
KẾT LUẬN
 Thiết bị theo dõi điện tim từ xa ECGo có thể trở 
thành một thiết bị hữu ích cho việc theo dõi và chẩn 
đoán các rối loạn nhịp tại nhà. Với thao tác đơn giản, 
thiết bị có thể đem lại kết quả điện tâm đồ nhanh 
chóng và chính xác. Do có thể mang đi lại được, 
ECGo có thể trở thành thiết bị hứa hẹn trong chẩn 
đoán ban đầu các bệnh nhân hồi hộp, đánh trống 
ngực có ít yếu tố nguy cơ.
ABSTRACT
Background: Arrhythmias is a common heart rate disorder, including tarchycardia and bradycardia, 
ventricular and supraventricular arrhythmias. Palpitation is the most popular complaint of these patients. 
The aim of this study was to detect the arrhythmias by a portable ECG monitoring recorder device.
Method: 30 patients with palpitations were included from November 2017 to March 2018. Regular 
ECG was performed in all patients, and portable ECG monitoring recorder device were used to identify 
arrhythmias when symptoms occurred at home. The records were sent to the cellphone of doctor, that 
would make early dignosis and optimal management.
Result: Avergely, 13.4 ± 10.4 times/month of ECG record per patient. The results of 19 patients were 
normal, 3 were atrial fibrillation, 4 were ventricular systolic premature, 2 were atrial systolic premature, and 
1 was rapid atrial rhythm accompany with occasional ventricular systolic premature, 1 was BAV III.
Conclusions: Though some limitations remained, portable ECG monitoring recorder device was an 
useful to detect arrhythmias at home, especially in patients with palpitation.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chi-In L., Sheng-Shiung Ch., Jui-Peng T., et al. “Evaluation of the Accuracy of ECG Captured by CardioChip 
through Comparison of Lead I Recording to a Standard 12-Lead ECG Recording Device”, Acta Cardiol Sin 
2018;34:144-151.
2. Mohamed E., “Less Is More in Biosignal Analysis. Compressed Data Could Open the Door to Faster and 
Better Diagnosis”, Diseases 2018, 6, 18.
3. Deepika N., Nader H., Hiroko B., et al. “Validation of a Smartphone-based Event Recorder for Arrhythmia 
Detection”, Accepted article, doi: 10.1111/pace.13317. 
4. Mohamed M., Goran V., Lazar S., et al, “Multi‐purpose ECG telemetry system”, BioMed Eng OnLine 
(2017) 16:80. 
5. David G B., Wayne O A., Richard S., et al, “Ambulatory Diagnostic ECG Monitoring for Syncope and 
Collapse: An Assessment of Clinical Practice in the United States”, Innovations (Phila). 2013 Jul-Aug;8(4):289- 
95. doi: 10.1097/IMI.0000000000000003.
6. Galloway CD., Albert DE., Freedman SB., “iPhone ECG application for community screening to detect 
silent atrial fibrillation: a novel technology to prevent stroke”. Int J Cardiol. 2013;165:193-4. 
7. Nguyen Lan V., et al, “Thực hành bệnh tim mạch”, 2016.
8. Hội Tim mạch học Việt Nam, “Khuyến cáo về chấn đoán và điều trị các rối loạn nhịp thường gặp”, 2016.

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_cac_roi_loan_nhip_tim_bang_thiet_bi_ghi_dien_tam_d.pdf