Phát hiện bất thường trên ảnh hàng không ứng dụng trong tìm kiếm cứu nạn

Ứng dụng ảnh hàng không và ảnh UAV phục vụ công tác tìm kiếm cứu

nạn trên biển và đất liền là giải pháp công nghệ hiện đại và phù hợp với đặc thù

của công tác tìm kiếm cứu nạn. Trong công tác tìm kiếm cứu nạn dựa trên phân tích

ảnh hàng không sử dụng các thuật toán nhận dạng đối tượng hình học chưa bao

hàm hết đặc thù của các dấu hiệu cần tìm kiếm. Trong nghiên cứu này, nhóm tác

giả đề xuất cách tiếp cận mới trong phát hiện bất thường trên ảnh hàng không dựa

trên sự khác biệt về màu sắc. Thuật toán đề xuất được kiểm chứng thực nghiệm trên

các bộ dữ liệu mẫu cho kết quả khả quan.

pdf 9 trang kimcuc 3200
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện bất thường trên ảnh hàng không ứng dụng trong tìm kiếm cứu nạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát hiện bất thường trên ảnh hàng không ứng dụng trong tìm kiếm cứu nạn

Phát hiện bất thường trên ảnh hàng không ứng dụng trong tìm kiếm cứu nạn
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 137
PHÁT HIỆN BẤT THƯỜNG TRÊN ẢNH HÀNG KHÔNG 
ỨNG DỤNG TRONG TÌM KIẾM CỨU NẠN 
Đào Khánh Hoài1*, Hồ Nhật Quang1, Nguyễn Văn Phương2 
Tóm tắt: Ứng dụng ảnh hàng không và ảnh UAV phục vụ công tác tìm kiếm cứu 
nạn trên biển và đất liền là giải pháp công nghệ hiện đại và phù hợp với đặc thù 
của công tác tìm kiếm cứu nạn. Trong công tác tìm kiếm cứu nạn dựa trên phân tích 
ảnh hàng không sử dụng các thuật toán nhận dạng đối tượng hình học chưa bao 
hàm hết đặc thù của các dấu hiệu cần tìm kiếm. Trong nghiên cứu này, nhóm tác 
giả đề xuất cách tiếp cận mới trong phát hiện bất thường trên ảnh hàng không dựa 
trên sự khác biệt về màu sắc. Thuật toán đề xuất được kiểm chứng thực nghiệm trên 
các bộ dữ liệu mẫu cho kết quả khả quan. 
Từ khóa: Phát hiện bất thường, Ảnh hàng không, Khác biệt màu sắc, Tìm kiếm cứu nạn. 
1. MỞ ĐẦU 
Phát hiện bất thường trên ảnh vệ tinh đa phổ và siêu phổ ứng dụng trong công 
tác tìm kiếm cứu nạn là hướng nghiên cứu phát triển được nhiều nhà nghiên cứu 
quan tâm trong những năm gần đây. Trong công bố “Phát hiện mẫu quang học có 
phân bố không biết trước bằng phương pháp hằng số báo sai (CFAR)” của tác giả 
Reed Xiaoli và nhóm nghiên cứu [1] toán tử phát hiện dị thường Rx được đề xuất 
lần đầu và thử nghiệm phát hiện thành công các mục tiêu trên ảnh đa kênh thu từ 
các bộ cảm quang học. Toán tử này chiết tách các mục tiêu phân biệt về phổ so với 
nền xung quanh. Ở phiên bản đầu này để toán tử hoạt động hiệu quả thì các mục 
tiêu được khuyến cáo nên có kích thước nhỏ so với vùng nền. Các kết quả từ phân 
tích thuật toán Rx có tính rõ ràng và hiệu quả trong phát hiện các đặc trưng phổ có 
sự khác biệt nhỏ so với nền xung quanh. Để thuật toán làm việc hiệu quả hơn các 
tập dữ liệu gốc có thể được tiền xử lý để rút ngắn số chiều của dữ liệu. Trong 
nghiên cứu “Hệ thống tự động phát hiện mục tiêu cho các bộ cảm biến siêu phổ” 
của tác giả Marc A. Kolodner thuộc phòng thí nghiên vật lý ứng dụng phòng 
nghiên cứu không gian đại học Johns Hopkins Mỹ [3] các bộ lọc khớp tín hiệu, bộ 
lọc thích nghi cải biến từ thuật toán Rx cơ bản đã được ứng dụng hiệu quả trong 
phát hiện bất thường trên ảnh siêu phổ. Trong công bố “Xử lý tự động ảnh siêu phổ 
ứng dụng trong tìm kiếm cứu nạn dân sự” của tác giả Michael T. Eismann và nhóm 
nghiên cứu [4] phương pháp phát hiện mục tiêu dựa trên phát hiện dị thường bằng 
thuật thuật toán Rx trên tập dữ liệu siêu phổ đã được khảo sát và ứng dụng phát 
hiện mục tiêu có hiệu quả. Trong công bố “Tìm kiếm và cứu hộ từ không gian” của 
tác giả Ronald G. Wallacea và nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm nghiên cứu 
không gian Goddard của NASA [2] đã chỉ ra rằng tìm kiếm và cứu nạn từ không 
gian cần được phân ra ba pha cơ bản: Tìm kiếm trên diện rộng, tìm kiếm trên diện 
hẹp và tìm kiếm điểm. Trong pha tìm kiếm điểm, ảnh hàng không và ảnh UAV là 
các dữ liệu được sử dụng để phân tích, phát hiện bất thường của các dấu hiệu cần 
tìm kiếm. Xử lý ảnh UAV để chiết tách đối tượng chủ yếu được tiếp cận theo 
hướng nhận dạng các đối tượng hình học. Trong nghiên cứu này nhóm tác giả tiếp 
cận bàn toán phát hiện bất thường trên ảnh UAV, chụp từ bộ cảm biến ba kênh 
màu RGB, dựa trên phân tích màu sắc bằng toán tử phát hiện dị thường Rx. 
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học 
Đ.K. Hoài, H.N. Quang, N.V. Phương, “Phát hiện bất thường trên ảnh tìm kiếm cứu nạn.” 138 
2. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN BẤT THƯỜNG 
TRÊN TẬP DỮ LIỆU ẢNH ĐA CHIỀU 
Bài toán phát hiện dị thường trong tập dữ liệu ảnh quang học đa chiều lần đầu 
được trình bày trong nghiên cứu [1] của Reed Xiao Lee và nhóm nghiên cứu như 
sau. Trước hết, giả sử các vector cột 
x(n)=[x1(n), x2(n),, xj(n) ]
T
 (1a) 
với n=1, 2, ., N đại diện cho J ảnh con tương quan (N>J) có thể chứa tín hiệu 
quang học với hình dạng biết trước và vị trí không biết trước. Tiếp theo giả sử: 
S=[s(1), s(2), , s(N) ] (1b) 
là một mẫu tín hiệu dạng vector hàng gồm N phần tử và 
b=[b1, b2,, bj ]
T (1c) 
là vector cường độ tín hiệu không biết trước gồm J phần tử. Hai giả thuyết mà một 
bộ dò thích nghi phải phân biệt việc có tồn tại hay không mẫu bất thường b trong 
trong tín hiệu gốc x(n), được cho bởi 
H0: x(n) = x
0(n) 
H1: x(n) = x
0(n) + bs(n) (2) 
với n=1, 2, , N còn x(n)0 là vector nhiễu tạp dư. Để phân biệt hai giả thuyết trong 
(2) phương pháp kiểm chứng tổng quát tỷ số xác xuất cực đại GLR [2] được sử 
dụng. Nguyên lý GLR được mô tả tốt nhất bằng một tỷ số xác suất xác định trên 
một không gian mẫu X với tập tham số Ω. 
Trong nghiên cứu [5] các tác giả đã chứng minh rằng sau phép trừ phù hợp cho 
giá trị trung bình ma trận hiệp phương sai của các kênh ảnh quang học tương quan 
có thể được xấp xỉ bằng ma trận đường chéo. Điều này chỉ ra rằng nhiễu tạp dư 
gần như có tính không phụ thuộc và tuân theo phân bố chuẩn trên các điểm ảnh [6-
9]. Như vậy, có lý do hợp lý để giả định rằng nhiễu tạp dư có thể xấp xỉ với phân 
bố chuẩn trên các tập mẫu không gian. Một số hạn chế đối với giả định này được 
trình bày chi tiết trong [9]. 
Đặt 
là ma trận hiệp phương sai chưa biết của vector ngẫu nhiên x(n) trong (1a) với n = 
1, 2, , N. Trong vấn đề hiện tại tập tham số 
và hàm xác suất cực đại của b và M là 
 (3) 
với là định thức của M, là ma trận JxN của vectơ dữ 
liệu x(n) và Tr biểu diễn vết của ma trận. 
Bước tiếp theo đặt ω là tập con trong không gian tham số xác định bởi giả 
thuyết H0. Theo ngôn ngữ phần bù các tập con ω và - ω định nghĩa các giả tuyết 
H0 và H1 như sau: 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 139
và (4a) 
trong đó: 
 (4b) 
 (4c) 
Phép kiểm chứng tổng quát tỷ số xác suất cực đại được viết lại như sau: 
 (5) 
với là ngưỡng kiểm tra. 
Trong lý thuyết thống kê đa biến [10, 11] cực trị hàm xác xuất cực đại được tính 
như các công thức 6a và 6b: 
 (6a) 
và 
 (6b) 
trong đó: 
 (7a) 
 (7b) 
và 
 (7c) 
là những ước tính khả dĩ nhất (MLE’s) đối với các tham số chưa biết M và b trong 
các giả thuyết H0 và H1 tương ứng, ví dụ, xem [10, tr.430]. Như vậy, bằng cách thế 
(6a) và (6b) vào (5), kiểm chứng GLR được đưa về dạng: 
 (8) 
Lấy căn bậc N/2th, kiểm chứng (8) này tương đương với (9) 
 (9) 
trong đó, . Thay thế (7a), (7b) và (7c) vào (9) ta được công thức kiểm 
chứng rõ ràng ở dạng (10): 
 (10) 
Để tiếp tục đơn giản hóa (10) lưu ý đầu tiên là nghịch đảo của tồn tại với 
xác suất bằng một [11]. Do đó, kiểm chứng (10) có thể được đơn giản hóa bằng 
cách tách định thức ma trận ra khỏi mẫu số về dạng (11): 
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học 
Đ.K. Hoài, H.N. Quang, N.V. Phương, “Phát hiện bất thường trên ảnh tìm kiếm cứu nạn.” 140 
 (11) 
Từ công thức (11) ta thấy rằng phép kiểm chứng tổng quát xác suất cực đại (5) 
về việc có tồn tại tín hiệu dị thường b trong tín hiệu gốc x(n) hay không được đưa 
về dạng (12): 
 (12) 
3. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN BẤT THƯỜNG TRÊN ẢNH 
HÀNG KHÔNG DỰA TRÊN SỰ KHÁC BIỆT VỀ MÀU SẮC 
Phân tích ảnh hàng không ứng dụng trong công tác tìm kiếm cứu nạn có thể được 
tổng quát hóa là công việc nhận dạng các dấu hiệu bất thường có liên quan đến các đối 
tượng cần tìm kiếm cứu nạn. Các dấu hiệu tìm kiếm rất đa dạng và trong nhiều trường 
hợp rất khác biệt, tách rời và thậm chí là không liên quan trực tiếp đến đối tượng cần 
tìm kiếm. Các dấu hiệu tìm kiếm còn phụ thuộc vào cả thời gian tiến hành tìm kiếm. 
Ví dụ, khi sử dụng ảnh hàng không hoặc ảnh vệ tinh để tìm kiếm máy bay rơi trên đất 
liền. Nếu ảnh chụp khu vực báo nạn trong khoảng thời gian ngắn sau tai nạn thì dấu 
hiệu tìm kiếm đầu tiên nảy ra trong đầu các nhà phân tích ảnh sẽ là các đám khói. Nếu 
ảnh chụp sau thời điểm báo nạn một khoảng thời gian dài hơn dấu hiệu tìm kiếm có 
thể là các vệt đổ của thực vật do máy bay gây ra khi tiếp đất. Khi đối tượng tìm kiếm 
là con người thì dấu hiệu tìm kiếm trên ảnh hàng không cũng khá đa dạng. Độ phân 
giải không gian của ảnh hàng không phổ biến ở dải 0.15-0.3 mét. Đối tượng vật lý con 
người thường không hiện diện trên ảnh để nhận dạng, nếu có thì do cấu trúc địa hình 
bề mặt trái đất, sự che khuất do các đối tượng khác, độ phân giải ảnh và tư thế ngẫu 
nhiên khi bị nạn hình dạng đối tượng người trên ảnh hàng không cũng không tuân theo 
một khuân mẫu chuẩn mực nào thuận lợi cho việc nhận dạng hình học. Một gợi ý tiếp 
theo chính là các đồ vật đi kèm với đối tượng tìm kiếm. Tương tự như đối tượng người 
cách tìm kiếm bằng nhận dạng hình học cũng sẽ gặp khó khăn do mẫu nhận dạng 
không còn chuẩn tắc. Một cách tiếp cận nữa có thể ứng dụng được để phân tích ảnh 
hàng không ứng dụng trong tìm kiếm cứu nạn là phân tích màu sắc các vật thể có liên 
quan hoặc đi kèm với đối tượng cần tìm kiếm. Nhiều vật thể đi kèm trên máy bay bị 
nạn có màu sắc khác biệt với màu nền xung quanh trên bề mặt, đặc biệt khi tai nạn xảy 
ra ở các khu vực rừng núi hay trên biển. Một câu hỏi tiếp theo được đặt ra là sự khác 
biệt về màu sắc thể hiện như thế nào trên ảnh màu ba kênh RGB thu từ máy ảnh hàng 
không. Bằng cách nào để các thành phần màu sắc có ảnh hưởng chính trong quá trình 
phân tích bất thường bằng thuật toán tự động. Theo cách tư duy này nhóm nghiên cứu 
chọn giải pháp xây dựng thuật toán phát hiện khác biệt màu dựa trên toán tử Rx để 
phát hiện sự khác biệt về màu sắc điểm ảnh trong không gian màu LAB. Không gian 
màu LAB được lựa chọn để loại bỏ sự ảnh hưởng của chiếu sáng không đều đặc biệt là 
những vùng có kết cấu phản quang mạnh. Tính chất tách kênh độ chiếu sáng ra khỏi 
màu sắc không có ở các mô hình màu khác. 
Trong không gian hệ màu LAB [12], màu được biểu diễn bằng một tổ hợp 3 
kênh như hình 1:Kênh L (Lightness-Luminance) là trục thẳng đứng, biểu diễn độ 
chiếu sáng, có giá trị từ 0 (Black) đến 100 (White). Kênh này hoàn toàn chỉ chứa 
thông tin về độ sáng, không chứa giá trị màu thực sự;Kênh "a" chứa giá trị màu từ 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 141
Green (-) cho tới Red (+); Kênh "b"chứa giá trị màu từ Blue (-) tới Yellow (+).Do 
thông tin màu sắc và độ chiếu sáng của điểm ảnh được biểu diễn tách ra như vậy, 
chúng ta có thể tách ra hai kênh màu "a" và "b" để phân tích sự khác biệt màu sắc 
của điểm ảnh với lân cận xung quanh nó. Kênh độ sáng L, như phân tích ở trên, 
không tham gia vào quá trình phát hiện khác biệt màu nên không làm ảnh hưởng 
tới kết quả phát hiện các điểm ảnh dị thường. 
Chi tiết công thức chuyển đổi 
từ hệ màu RGB về LAB và 
ngược lại khá phổ thông và được 
mô tả chi tiết trong nhiều nguồn 
tài liệu [12]. Lưu đồ thuật toán 
phát hiện khác biệt màu trên ảnh 
hàng không ứng dụng cho công 
tác tìm kiếm cứu nạn được trình 
bày như dưới đây: 
Hình 1. Minh họa không gian màu Lab. 
Hình 2. Lưu đồ thuật toán phát hiện bất thường dựa trên sự khác biệt màu. 
Sai Đúng 
Ảnh hàng không khu vực báo nạn 
Chuyển đổi không gian ảnh từ RGB sang Lab 
- Tính ma trận hiệp phương sai 
- Tính vector trung bình toàn cục 
- Thiết lập ngưỡng phát hiện bất thường 
- Thiết lập số điểm bất thường An=0; i=0 
i<N 
Tính Rx( 
Rx 
Iout(i)=255 
An=An+1 
Iout(i)=0 
i=i+1 
Ảnh đầu ra Iout 
Đúng Sai 
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học 
Đ.K. Hoài, H.N. Quang, N.V. Phương, “Phát hiện bất thường trên ảnh tìm kiếm cứu nạn.” 142 
4. THỰC NGHIỆM PHÁT HIỆN BẤT THƯỜNG 
TRÊN TẬP ẢNH HÀNG KHÔNG 
Dữ liệu ảnh hàng không thu chụp trong các tình huống tìm kiếm cứu nạn thực tế 
còn rất hiếm. Nhóm nghiên cứu chọn giải pháp thực nghiệm phương pháp đề xuất 
trên ba bộ dữ liệu mẫu. Ba mẫu dữ liệu ảnh hàng không được chụp từ máy ảnh 
SonyWXRGB lắp trên máy bay không người lái Swinglet ở độ cao 600 mét tại các 
khu vực Ba Vì Hà Nội, biển Đà Nẵng trích từ phần dữ liệu thực nghiệm đề tài cấp 
nhà nước mã số VT-UD.04/16-20 thuộc chương trình KHCN vũ trụ. Trên mẫu ảnh 
01, chụp địa hình đồng bằng, kích thước 924x732 điểm ảnh, 40 cụm màu mục tiêu 
với 4 loại kích thước 10x10, 7x7, 5x5, 3x3 điểm ảnh được gieo đều trên bốn hàng. 
Trên các mẫu ảnh 02, chụp địa hình rừng, kích thước 867x728 điểm ảnh và mẫu 
03, chụp biển, kích thước 658x529 điểm ảnhsố lượng cụm màu mục tiêu như trên 
được gieo ngẫu nhiên cả về vị trí lẫn màu sắc. 
Hình 3. Ba mẫu ảnh thực nghiệm. 
Sử dụng thuật toán Rx cơ bản để phát hiện bất thường trên ba mẫu ảnh trên theo 
hai kiểu dữ liệu đầu vào như sau: 
- Sử dụng 3 kênh RGB của ảnh hàng không trên là đầu vào của thuật toán; 
- Chuyển đổi không gian màu RGB của ảnh hàng không trên thành không gian 
màu Lab, sử dụng 2 kênh a và b làm đầu vào của thuật toán. 
- Trong nghiên cứu này ngưỡng phát hiện được lấy dựa trên miền giá trị thực tế 
của giá trị dị thường Rx. 
Kết quả tìm kiếm bất thường dựa trên màu được thể hiện trong bảng dưới đây: 
Bảng 1. 
TT Dữ liệu đầu vào 
Tỷ lệ phát 
 hiện đúng 
Tỷ lệ phát 
 hiện sai 
Ngưỡng bất thường 
1 Ảnh1_RGB 30,43% 
25 
2 Ảnh1_Lab 100% 
3 Ảnh2_RGB 0.054% 
25 
4 Ảnh2_Lab 100% 
5 Ảnh3_RGB 7,05% 
25 
6 Ảnh3_Lab 100% 
Các ảnh kết quả thể hiện trên các hình 4, 5, 6 như sau: 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 143
(a) (b) 
Hình 4. Kết quả phát hiện bất thường với mẫu ảnh thứ nhất, 
không gian màu Lab (a), không gian màu RGB (b). 
(a) 
(b) 
Hình 5. Kết quả phát hiện bất thường với mẫu ảnh thứ hai, 
không gian màu Lab (a), không gian màu RGB (b). 
(a) 
(b) 
Hình 6. Kết quả phát hiện bất thường với mẫu ảnh thứ hai, 
không gian màu Lab (a), không gian màu RGB (b). 
Công nghệ thông tin & Cơ sở toán học cho tin học 
Đ.K. Hoài, H.N. Quang, N.V. Phương, “Phát hiện bất thường trên ảnh tìm kiếm cứu nạn.” 144 
Căn cứ kết quả thử nghiệm trên ba mẫu ảnh hàng không cho thấy thuật toán Rx 
cơ bản phát hiện các đối tượng bất thường dựa trên màu sắc rất tốt. Khi chuyển 
không gian màu RGB sang không gian màu Lab thuật toán cho kết quả tốt nhất. 
5. KẾT LUẬN 
Trong công tác tìm kiếm cứu nạn việc nâng cao tỷ lệ phát hiện dấu hiệu bất 
thường mang ý nghĩa quang trọng, rút ngắn thời gian và phí tổn tài chính, sức lực, 
tinh thần, đồng thời nâng cao cơ hội cứu nạn. Phương pháp phát hiện dấu hiệu bất 
thường trên ảnh hàng không đề xuất trong bài báo đã được tiếp cận khoa học dựa 
trên sự kết hợp của toán tử phát hiện dị thường Rx với ảnh hai kênh màu trong mô 
hình màu LAB để loại bỏ ảnh hưởng của độ chiếu sáng không đều trên ảnh, đặc 
biệt là các vùng phản quang mạnh. Kết quả thực nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu 
cho kết quả phát hiện các điểm ảnh bất thường tốt hơn trên ảnh gốc và phù hợp với 
lập luận đề xuất. Kết quả ban đầu này của nhóm nghiên cứu sẽ từng bước được 
kiểm nghiệm trên các loại dữ liệu vệ tinh quang học trong các nghiên cứu tiếp theo 
để phát hiện đối tượng trôi dạt trên biển. Các mô hình cải biên của bộ phát hiện Rx, 
phương pháp lấy ngưỡng tự động và giải pháp song song trên tập dữ liệu lớn cũng 
sẽ được khảo sát trong các nghiên cứu tiếp theo. 
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí từ đề tài nghiên cứu cứu khoa học cấp 
quốc gia mã số VT-UD.04/16-20 thuộc Chương trình KHCN vũ trụ, sự giúp đỡ về ý tưởng khoa học 
của Thiếu tướng GS. TS. Nguyễn Lạc Hồng PGĐ Học viện KTQS, sự giúp đỡ về ý tưởng ứng dụng 
thực tế của Đại tá Ths. Trần Văn Kim Trưởng Trung tâm quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn và 
ứng phó sự cố thiên tai/UBTKCNQG, sự góp ý chuyên môn của các cộng sự Khoa CNTT, sự tạo 
điều kiện của Viện Kỹ thuật CTĐB - HVKTQS để nghiên cứu này được tiến hành thuận lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. I. S. Reed, X. Yu “Adaptive Multiple-Band CFAR Detection of an Optical 
Pattern with Unknown Spectral Distribution” IEEE transactions on acoustics. 
speech. and signal processing, Vol. 38, No. 10 (1990), pp. 1760-1770. 
[2]. R. G. Wallacea, D. W. Affensa, S. W. McCandless, Jr.b, “Search and rescue 
from space”, Part of the SPIE Conference on Automatic Target Recognition 
VIII, Vol. 3371, (1998), pp. 174-184. 
[3]. M. A. Kolodner“Automated target detection system for hyperspectral imaging 
sensors” Applied optics, Vol. 47, No. 2 (2008), pp. F61-F70. 
[4]. M. T. Eismann, S. Member, A. D. Stocker, N. M. Nasrabadi“Automated 
Hyperspectral Cueing for Civilian Search and Rescue” Proceedings of the 
IEEE, Vol. 97, No. 6 (2009), pp. 1031-1055. 
[5]. A. Margalit,I. S. Reed, R. M. Gagliardi, “Adaptive optical target detection using 
correlated images” IEEE Trum. Aerosp. Electron. Syst., Vol. AES-21, (1985). 
[6]. A. Margalit“Adaptive detection of stationary optical and IR targets using 
correlated scenes” Ph.D. dissertation, Univ. Southern California, Los 
Angeles, CA, (1984). 
[7]. B. R. Hunt,T. M. Cannon “Nonstationary assumptions of Gaussian models of 
images” IEEE Truns. Syst., Mun. Cyhern. (1976). 
[8]. K. M. Yang“Problems in detection and estimation” Ph.D. dissertation, Univ. 
Southern California, Los Angeles,(1987). 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 48, 04 - 2017 145
[9]. L. E. Brennan, I. S. Reed“An adaptive array signal algorithm for 
communications” IEEE Truns. Aerosp. Electron. Syst,Vol. AES-18, (1982). 
[10]. T. W. Anderson, “An Introduction to Multivuriute Srntisticul Anulysis”. 2nd 
ed. New York: Wiley, (1982). 
[11]. R. J. Muirhead “Aspects of Multivariate Stutisticul Theory”, New York: 
Wiley,(1982). 
[12]. D. Margulis “Photoshop LAB Color: The Canyon Conundrum and Other 
Adventures in the Most Powerful Colorspace”Peachpit Press, (2005). 
ABSTRACT 
ANOMALY DETECTION ON AREAL IMAGERY 
FOR SEARCH AND RESCUE 
Nowadays, application of Areal and UAV images in search and rescue 
works is an appropriate, modern and effective approach. In areal image 
analysis for search and rescue pattern recognition methods based on 
geometric object identification do not cover the specific signatures of search 
objects. In this reseach, an approach for anomaly detection on RGB areal 
imagery based on color difference is proposed. The proposed algorithm has 
been verified on test dataset and showed reliable results. 
Keywords: Anomaly detection, Areal images, Color difference, Search and rescue. 
Nhận bài ngày 01 tháng 3 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 04 tháng 4 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 4 năm 2017 
Địa chỉ: 1Học viện Kỹ thuật quân sự; 
 2Dự khóa NCS tại Học viện Kỹ thuật quân sự. 
 *Email : geogroup2008@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_bat_thuong_tren_anh_hang_khong_ung_dung_trong_tim.pdf