Pháp luật phòng chống gian lận trong bảo hiểm thương mại – một số bất cập và giải pháp

Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo

hiểm kinh doanh - được hiểu là sự kết hợp giữa

hoạt động quản lý rủi ro với hoạt động kinh doanh.

Quan hệ bảo hiểm được thiết lập thông qua hình

thức hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo

hiểm và bên mua bảo hiểm. Song do số tiền trả bảo

hiểm trong hợp đồng bảo hiểm lớn hơn nhiều l n

số phí người tham gia bảo hiểm đóng, vì vậy

thường dẫn đến hành vi gian lận bảo hiểm.

Dưới góc độ ngôn ngữ học, theo từ điển

tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học nhà xuất bản

Đà Nẵng 2003 thì, gian lận được hiệu là ―hành vi

dối trá, mánh khóe, lừa lọc‖

pdf 5 trang kimcuc 6560
Bạn đang xem tài liệu "Pháp luật phòng chống gian lận trong bảo hiểm thương mại – một số bất cập và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Pháp luật phòng chống gian lận trong bảo hiểm thương mại – một số bất cập và giải pháp

Pháp luật phòng chống gian lận trong bảo hiểm thương mại – một số bất cập và giải pháp
 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
27 
PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG GIAN LẬN TRONG 
BẢO HIỂM THƢƠNG MẠI – MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP 
Hoàng Thị Lệ Mỹ 
Tóm tắt 
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đ i mặt với những hành vi gian lận, tr c lợi bảo hiểm của 
khách hàng với những hình thức đa dạng, thủ đoạn tinh vi và s tiền gian lận cũng ngày lớn. Chính vì 
vậy, việc đưa ra định nghĩa và th ng nh t quan điểm về gian lận bảo hiểm có ý nghĩa r t quan trọng cho 
việc ph ng ch ng gian lận bảo hiểm Điều này đặt ra yêu cầu nhận diện những b t cập về pháp luật 
trong việc phòng ch ng gian lận bảo hiểm thư ng mại và hoàn thiện khung pháp lý về v n đề này. 
Từ khóa: Gian lận bảo hiểm thư ng mại, bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm. 
LAW ON ANTI – FRAUD COMMERCIAL INSURANCE – SOME SHORTCOMINGS 
AND SOLUTIONS 
Abstract 
The insurance market in Vietnam is facing fraudulent behavior, profiteering insurance of customers with 
diverse forms, sophisticated tricks and the huge amount of fraud. Therefore, making definitions and 
unification of views on insurance fraud is very important for the prevention of insurance fraud. This 
raises the need to identify legal shortcomings in the prevention of commercial insurance fraud and to 
improve the legal framework for this problem. 
Keywords: Commercial insurance fraud, insurance buyers, insurance companies. 
1. Đặt vấn đề 
Bảo hiểm thương mại còn được gọi là bảo 
hiểm kinh doanh - được hiểu là sự kết hợp giữa 
hoạt động quản lý rủi ro với hoạt động kinh doanh. 
Quan hệ bảo hiểm được thiết lập thông qua hình 
thức hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo 
hiểm và bên mua bảo hiểm. Song do số tiền trả bảo 
hiểm trong hợp đồng bảo hiểm lớn hơn nhiều l n 
số phí người tham gia bảo hiểm đóng, vì vậy 
thường dẫn đến hành vi gian lận bảo hiểm. 
Dưới góc độ ngôn ngữ học, theo từ điển 
tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học nhà xuất bản 
Đà Nẵng 2003 thì, gian lận được hiệu là ―hành vi 
dối trá, mánh khóe, lừa lọc‖. 
Dưới góc độ pháp lý, hiện nay trong các 
v n bản pháp luật hiện hành về lĩnh vực bảo 
hiểm không có một v n bản đưa ra khái niệm về 
―gian lận bảo hiểm‖. Tuy nhiên, có một khái 
niệm có ý nghĩa tương tự là ―trục lợi bảo hiểm‖. 
Trong Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi, bổ 
sung n m 2010), Điều 19 quy định về nghĩa vụ 
cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng bảo 
hiểm, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm có quyền 
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo 
hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ 
thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo 
hiểm ―Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm 
giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo 
hiểm hoặc được bồi thường‖. Ngược lại, nếu 
―trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý 
cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp 
đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền 
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo 
hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường 
thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc 
cung cấp thông tin sai sự thật‖. Tương tự, Điều 
22 quy định hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi ―bên 
mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có 
hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm‖. 
Luật Kinh doanh bảo hiểm không hề đề cập đến 
khái niệm trục lợi bảo hiểm cụ thể. Như vậy, có 
thể thấy pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện 
hành của Việt Nam đã hoàn toàn bỏ ngõ trong 
việc định nghĩa về khái niệm trục lợi bảo hiểm. 
Song theo quan điểm của người viết cho rằng, 
trong gian lận bảo hiểm thì ―trục lợi‖ chính là 
động cơ th c đẩy việc thực hiện hành vi gian lận. 
Như vậy có thể định nghĩa ―Gian lận bảo 
hiểm thương mại là hành vi gian dối, không 
trung thực của các chủ thể có liên quan đến hợp 
 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
28 
đồng bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính từ việc 
được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hoặc trả 
tiền bảo hiểm‖. 
Việc đưa ra định nghĩa và thống nhất quan 
điểm về gian lận bảo hiểm có ý nghĩa rất quan 
trọng cho việc phòng chống gian lận bảo hiểm 
thông qua việc hoàn thiện một cách đồng bộ 
pháp luật kinh doanh bảo hiểm. 
2. Đặc trƣng cơ bản của gian lận bảo hiểm 
thƣơng mại 
Từ những phân tích trên, có thể thấy hành 
vi gian lận bảo hiểm thương mại có những đặc 
trưng cơ bản sau: Chủ thể thực hiện hành vi gian 
lận là các chủ thể li n quan đ n hợp đồng bảo 
hiểm thư ng mại. Với cách tiếp cận khái niệm ở 
trên, ta thấy chủ thể thực hiện hành vi gian lận 
này trước hết phải tham gia vào quan hệ bảo hiểm 
và thực hiện hành vi gian dối, không trung thực 
nhằm mục đích hưởng một khoản tiền bất chính 
từ số tiền bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của 
doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, chủ thể thực 
hiện hành vi gian lận này bao gồm bên mua bảo 
hiểm, bên được bảo hiểm và bên môi giới bảo 
hiểm, đại lý bảo hiểm, các tổ chức cá nhân 
chuyên tư vấn dịch vụ đòi bồi thường bảo hiểm 
và thậm chí chính các nhân viên của doanh 
nghiệp bảo hiểm câu kết với khách hàng thực hiện 
hành vi gian lận bảo hiểm. 
- Có hành vi lừa dối, đó là hành vi cố ý đưa 
ra các thông tin hoặc bằng chứng không trung 
thực. Ví dụ như hành vi tạo hiện trường giả giống 
như dấu hiệu của việc mất c p tài sản; cố ý làm 
sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu c u bồi thường, 
trả tiền bảo hiểm; tự gây thiệt hại về tài sản, sức 
khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm 
- Mục đích khi chủ thể thực hiện hành vi 
gian lận bảo hiểm thương mại nhằm để doanh 
nghiệp bảo hiểm tin vào những bằng chứng, 
thông tin mà mình đưa ra là đ ng sự thật. Từ đó, 
nhằm hưởng những khoản lợi tài chính theo cam 
kết của doanh nghiệp bảo hiểm nhưng trên thực 
tế thì không đủ điều kiện để doanh nghiệp bảo 
hiểm thực hiện cam kết này. Để hợp thức trách 
nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, 
người được bảo hiểm đã thực hiện những hành 
vi gian dối nhằm tạo ra những bằng chứng giả để 
doanh nghiệp tin rằng tổn thất này xảy ra là có 
thực và trong phạm vi bảo hiểm. 
- Động cơ của chủ thể thực hiện hành vi 
gian lận là trục lợi từ số tiền bồi thường bảo 
hiểm hoặc tiền trả bảo hiểm. Như vậy, các doanh 
nghiệp bảo hiểm là chủ thể trực tiếp bị ảnh 
hưởng về mặt tài chính, cụ thể là doanh nghiệp 
phải bồi thường, hay trả tiền bảo hiểm cho 
những rủi ro mà đáng lẽ ra doanh nghiệp không 
phải bồi thường, hoặc trả tiền bảo hiểm, hoặc bồi 
thường cao hơn mức thiệt hại thực tế của rủi ro 
bởi những hành vi gian lận đó. 
3. Một số bất cập của pháp luật ảnh 
hƣởng đến khả năng phòng chống gian 
lận thƣơng mại 
 Sau một thời gian đi vào áp dụng thực tiễn, 
các quy định pháp luật về lĩnh vực bảo hiểm 
thương mại nói chung và những quy định về 
phòng chống gian lận trong bảo hiểm thương mại 
nói riêng đã bộc lộ những điểm bất cập chưa ph 
hợp với yêu c u phòng chống gian lận bảo hiểm 
thương mại diễn ra trong thực tiễn. Tác giả xin 
chỉ ra một vài quy định bất cập sau: 
Thứ nh t, tại điểm c, khoản 2 điều 18 Luật 
kinh doanh bảo hiểm quy định, nghĩa vụ thông 
báo những trường hợp có thể làm t ng rủi ro hoặc 
làm phát sinh thêm trách nhiệm của bên mua bảo 
hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm 
phụ thuộc vào việc doanh nghiệp bảo hiểm có yêu 
c u hay không. Như vậy, đây là nghĩa vụ của bên 
mua bảo hiểm nhưng họ hoàn toàn có thể vô ý 
hoặc cố ý không khai báo nếu doanh nghiệp bảo 
hiểm không yêu c u. Quy định này làm hạn chế 
quyền của doanh nghiệp bảo hiểm và rất khó thực 
hiện trong thực tế. Bởi vì, chỉ có bên mua bảo 
hiểm mới biết rõ sự thay đổi đó như sức khỏe của 
người được bảo hiểm suy giảm đột ngột, điều 
kiện tự nhiên nơi có tài sản được bảo hiểm thay 
đổi theo chiều hướng xấu đi , không phải lúc 
nào doanh nghiệp bảo hiểm cũng biết được các 
trường hợp làm t ng rủi ro hoặc phát sinh thêm 
trách nhiệm bảo hiểm để yêu c u. 
 Liên quan đến hành vi cố ý cung cấp thông 
tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm. 
Pháp luật chưa có quy định nào bảo vệ doanh 
nghiệp bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp 
bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm, hoặc bồi thường 
khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra thì mới phát hiện 
ra bên mua bảo hiểm có hành vi lừa dối hoặc có 
 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
29 
hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm 
giao kết hợp đồng, doanh nghiệp bảo hiểm có 
quyền đòi lại số tiền đã bồi thường đó hay không 
đó hay không? 
Theo điểm d, khoản 1 điều 22 Luật Kinh 
doanh bảo hiểm quy định hợp đồng bảo hiểm sẽ vô 
hiệu trong trường hợp bên mua có hành vi lừa dối 
khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo tác giả thì 
quy định này khá chung chung bởi rất khó phân 
biệt giữa hành vi ―lừa dối‖ khi giao kết hợp đồng 
với hành vi ―cố ý cung cấp thông tin sai sự thật‖ 
nhằm giao kết hợp đồng, trong khi đó hậu quá 
pháp lý của hai hợp đồng này lại rất khác nhau 
(hợp đồng bị đình chỉ hoặc hợp đồng bị vô hiệu). 
 Cũng chính quy định tại khoản 1 Điều 22 
Luật KDBH có ph n bất lợi cho các doanh 
nghiệp bảo hiểm, và vô tình ―mở đường tiếp tay‖ 
cho người mua bảo hiểm thực hiện những hành 
vi gian lận. Bởi nếu bên mua bảo hiểm cố ý thực 
hiện những hành vi được liệt kê trong khoản 1 
điều này mà bị doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện 
thì họ cũng không thiệt hại gì vì hậu quả pháp lý 
của những hành vi trên là hợp đồng vô hiệu, theo 
đó các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận 
(bên mua bảo hiểm sẽ được nhận lại phí bảo 
hiểm). Còn nếu hành vi này không bị phát hiện, 
thì bên mua bảo hiểm đã được lợi từ việc thực 
hiện được hành vi gian lận của mình. 
Thứ hai, việc quy định về c n cứ bồi thường 
tại điều 46 của Luật kinh doanh bảo hiểm theo 
đó, c n cứ để xem xét bồi thường trong quan hệ 
tài sản là ―giá thị trường của tài sản được bảo 
hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ 
thiệt hại thực tế‖. Tuy nhiên vấn đề xác định giá 
thị trường trong trường hợp này rất khó kh n, 
bởi giá thị trường được tính với những tài sản 
còn mới, trong khi đó tài sản được bảo hiểm ở 
đây lại là những tài sản đã qua sử dụng. Hơn 
nữa, sau khi sự kiện bảo hiểm xảy ra tài sản 
thường bị hư hỏng, giảm giá trị thậm chí giá trị 
tài sản không còn nên rất khó đánh giá được giá 
trị tài sản ngay trước khi có rủi ro. Việc đánh giá 
này chỉ mang tính ước đoán, như vậy c n cứ này 
thiếu tính thực tế. 
Một vấn đề nữa c n đề cập đến đó là, mục 
đích Điều 46 là nhằm để phòng chống gian lận bảo 
hiểm trong khi đó lại cho phép các bên thỏa thuận 
về số tiền bồi thường mà không dựa vào c n cứ bồi 
thường. Đây chính là những tiền đề gián tiếp cho 
hành vi gian lận nội bộ, có sự câu kết giữa nhân 
viên doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng trong 
việc thỏa thuận c n cứ bồi thường. 
Thứ ba, tại khoản 3, Điều 16 Luật KDBH quy 
định ― Không áp dụng điều khoản loại trừ trách 
nhiệm bảo hiểm trong các trường hợp sau đây: 
- Bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật do 
lỗi vô ý; 
- Bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng 
trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo 
hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm‖ 
Theo tác giả quy định trên là chưa ph hợp, 
vì nó chỉ giới hạn đối với đối tượng là ―người 
mua bảo hiểm‖ điều này chỉ có thể đ ng đối với 
loại hình bảo hiểm tài sản hay bảo hiểm trách 
nhiệm dân sự còn đối với bảo hiểm con người thì 
đối tượng là ―người được bảo hiểm‖ hay ―người 
thụ hưởng‖ chưa được điều luật này đề cập đến. 
Vì trong rất nhiều hợp đồng bảo hiểm con người, 
người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm và 
người thụ hưởng không trùng là một. 
Quy định không áp dụng điều khoản loại trừ 
trong trường hợp ― ên mua bảo hiểm vi phạm 
pháp luật do lỗi vô ý‖ là không ph hợp với thực 
tế. Bởi trong quy t c bảo hiểm tai nạn con người 
của các doanh nghiệp bảo hiểm thường quy định 
trường hợp không thuộc phạm vi bảo hiểm là 
người được bảo hiểm vi phạm nghiêm trọng 
pháp luật, ví dụ vi phạm luật lệ an toàn giao 
thông. Như vậy, trong quy t c bảo hiểm này yếu 
tố lỗi cố ý và vô ý không ảnh hưởng đến điều 
khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm chỉ c n có 
vi phạm phát luật của bên mua bảo hiểm doanh 
nghiệp bảo hiểm sẽ không phải bồi thường. Và 
khi xét mặt lý luận của vấn đề này ta thấy, yếu tố 
lỗi thường không được đề cập tới khi xét một hành 
vi có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không 
bởi hành vi vi phạm pháp luật là hành vi xâm phạm 
các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. 
Bên cạnh đó, từ quy định của Điều 16 Luật 
KDBH, nếu theo tinh th n ―được làm những gì 
mà pháp luật không cấm‖ thì doanh nghiệp bảo 
hiểm có quyền đưa vào điều khoản loại trừ trách 
nhiệm bảo hiểm đối với trường hợp sự kiện bảo 
hiểm xảy ra do người được bảo hiểm hay người 
 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
30 
thụ hưởng vi phạm pháp luật do vô ý và chậm 
thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc 
xảy ra sự kiện bảo hiểm hay không. Và như vậy, 
lợi ích chính đáng của người mua bảo hiểm, 
người thụ hưởng, người được bảo hiểm có được 
bảo vệ hay không. Rõ ràng đây là một điểm 
khuyết thiếu c n thiết phải xem xét bổ sung. 
Riêng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, 
Khoản 1 Điều 39 Luật KD H quy định về các 
trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không trả 
tiền bảo hiểm như sau: 
a. Người được bảo hiểm chết do tự tử trong 
thời hạn 2 (hai) n m kể từ ngày nộp khoản phí 
bảo hiểm đ u tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng tiếp 
tục có hiệu lực; 
b. Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương 
tật toàn bộ vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo 
hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng; 
c. Người được bảo hiểm chết do bị thi hành 
án tử hình.‖ 
Rõ ràng, những quy định này đều nhằm 
đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp bảo hiểm, 
chống lại các trường hợp gian lận bảo hiểm, 
đồng thời duy trì và bảo vệ đạo lý nói chung, 
không chấp nhận thanh toán tiền bảo hiểm cho 
những trường hợp đi ngược lại đạo đức như giết 
hoặc làm người được bảo hiểm bị thương tật để 
thu lợi từ doanh nghiệp bảo hiểm hay phạm các 
tội đặc biệt nghiêm trọng bị xã hội lên án. Tuy 
nhiên, quy định này của pháp luật cũng có điểm 
không hợp lý khi chỉ dừng lại ở việc quy định 
trường hợp ―người được bảo hiểm chết hoặc bị 
thương tật toàn bộ vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên 
mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ 
hưởng‖ tại Điểm b Khoản 1. Quy định này là 
chưa ph hợp bởi lẽ trên thực tế các sản phẩm 
bảo hiểm con người đang được các doanh nghiệp 
bảo hiểm triển khai hiện nay đều có phạm vi bảo 
hiểm rất rộng bao gồm các rủi ro: Chết, thương 
tật toàn bộ vĩnh viễn, thương tật bộ phận vĩnh 
viễn, ốm đau, bệnh tật Do vậy, quy định trên 
là chưa đủ vì đã bỏ qua các trường hợp ―người 
được bảo hiểm bị thương tật bộ phận vĩnh viễn, 
ốm đau, bệnh tật do lỗi cố ý của bên mua bảo 
hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng‖. 
4. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy 
định pháp luật để nâng cao hiệu quả phòng 
chống gian lận bảo hiểm thƣơng mại 
Xuất phát từ thực trạng pháp luật đã phân 
tích ở trên, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị 
sau nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật để 
nâng cao hiệu quả công tác phòng chống gian 
lận bảo hiểm. 
Thứ nh t, quy định pháp luật về nghĩa vụ 
cung cấp thông tin. Trong điểm c, khoản 2 điều 
18 Luật kinh doanh bảo hiểm, nên bỏ cụm từ 
―theo yêu c u của doanh nghiệp bảo hiểm‖, để 
đảm bảo tính chủ động thực hiện nghĩa vụ của 
bên mua bảo hiểm, tránh tình trạng những 
trường hợp có thể làm t ng rủi ro hoặc làm phát 
sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp, mà bên 
bảo hiểm biết nhưng không thông báo bởi vì 
không có sự yêu c u của doanh nghiệp bảo hiểm. 
Liên quan về vấn đề này pháp luật nên có quy 
định về chế tài mà doanh nghiệp áp dụng như 
khấu trừ ph n rủi ro t ng thêm mà bên mua bảo 
hiểm không khai báo để giảm số tiền bồi thường. 
Đối với việc xác định hành vi lừa dối và 
hành vi cung cấp thông tin sai sự thật tại điểm d, 
khoản 1 điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm nên 
được bổ sung thêm chỉ dẫn để phân biệt hành vi 
lừa dối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự 
thật điểm a, khoản 2 điều 19, bởi hậu quả pháp 
lý của các hành vi này là khác nhau. 
Theo quan điểm tác giả, pháp luật nên sửa 
lại hậu quả pháp lý tại khoản 1, điều 22 Luật 
kinh doanh bảo hiểm thành ―doanh nghiệp sẽ 
đơn phưong đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo 
hiểm, nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra mà doanh 
nghiệp đã tiến hành trả tiền bảo hiểm hoặc bồi 
thường thì có quyền đòi lại số tiền đã chi trả‖ vì 
nếu chỉ dẫn đến hậu quả pháp lý hợp đồng bảo 
hiểm vô hiệu, thì bên mua bảo hiểm sẽ chẳng 
mất gì khi thực hiện các hành vi này với lỗi cố ý 
mà bị doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện. Như 
vậy, mới đảm bảo mục đích chống gian lận bảo 
hiểm của điều luật. 
Đồng thời, bổ sung thêm một khoản tại điều 
19 Luật kinh doanh bảo hiểm như sau ―Trong 
trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra trước khi 
biết được những thông tin mà bên mua bảo hiểm 
đã cố ý cung cấp nhằm giao kết hợp đồng là sai 
 Chuyên mục: Kinh tế & Quản lý - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 06 (2018) 
31 
sự thật, thì doanh nghiệp không phải trả tiền bảo 
hiểm hoặc bồi thường, Nếu đã trả tiền bảo hiểm 
hoặc bồi thường, doanh nghiệp có quyền đòi lại 
số tiền đã chi trả‖. 
Thứ hai, sửa đổi quy định về c n cứ bồi 
thường trong bảo hiểm tài sản. Như đã phân tích ở 
ph n trên việc quy định số tiền bồi thường được 
xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được 
bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất mang 
tính ước đoán, vì vậy cơ quan có thẩm quyền c n 
xây dựng và ban hành quy chế xác định giá trị tài 
sản. Mặt khác, để ng n chặn những hành vi gian 
lận trong bảo hiểm tài sản, cũng như đảm bảo tính 
thống nhất và nghiêm minh của pháp luật, thì tại 
khoản 1,2 Điều 46 Luật kinh doanh bảo hiểm nên 
bỏ cụm từ ― trừ trường hợp có thỏa thuận khác 
trong hợp đồng bảo hiểm‖. 
Thứ ba, cân nh c điều khoản loại trừ trách 
nhiệm trong hợp đồng bảo hiểm. 
Đối với vấn đề điều khoản loại trừ trách 
nhiệm bảo hiểm, thì tại khoản 3 Điều 16 Luật 
doanh nghiệp bảo hiểm nên bỏ quy định về việc 
không áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm 
bảo hiểm trong trường hợp ―bên mua bảo hiểm 
vi phạm pháp do lỗi vô ý‖, bởi quy định này chỉ 
mang tính hình thức, không hiệu quả. Và nên 
quy định thêm đối tượng là ―người được bảo 
hiểm‖ và ―người thụ hưởng‖ khi thực hiện các 
hành vi được quy định tại khoản này thì doanh 
nghiệp bảo hiểm sẽ không được áp dụng điều 
khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nhằm phù 
hợp với hợp đồng bảo hiểm con người. 
5. Kết luận 
Hi vọng những phân tích, kiến nghị trên sẽ 
giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan 
chức n ng và các nhà làm luật có cái nhìn tổng 
quát về hành vi gian lận bảo hiểm và đưa ra 
những giải pháp đ ng đ n trong công tác phòng 
chống gian lận bảo hiểm góp ph n th c đẩy sự 
phát triển bền vững thị trường bảo hiểm nước ta 
trong cơ chế hội nhập. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Nguyễn V n Định. (2008). Giáo trình Bảo hiểm. Hà Nội: Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. 
 [2]. Nghị định 73/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 n m 2016. Quy định chi ti t thi hành Luật kinh doanh 
bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một s điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. 
[3]. Quốc hội. (2015). Bộ luật dân sự. 
[4]. Quốc hội. (2010). Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 (sửa đổi bổ sung 2010). 
Thông tin tác giả: 
1. Hoàng Thị Lệ Mỹ 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: hoanglemy88@gmail.com 
Ngày nhận bài: 03/05/2018 
Ngày nhận bản sửa: 17/06/2018 
Ngày duyệt đ ng: 29/06/2018 

File đính kèm:

  • pdfphap_luat_phong_chong_gian_lan_trong_bao_hiem_thuong_mai_mot.pdf