Phân tích đặc sắc về nghệ thuật bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Chế Lan Viên là một hồn thơ độc đáo bởi sức cảm, sức nghĩ biến hóa và phong phú khôn

lường, thậm chí đến mức biến ảo. Ông nổi tiếng trước cách mạng với tập thơ Điêu tàn, sau

đó ông tham gia họat động cách mạng và tiếp tục sáng tác. Thơ của ông giàu chất suy tưởng

mang vẻ đẹp phong phú và đa dạng về hình ảnh. Ông để lại bài thơ “Tiếng hát con tàu”

nhiều ấn tượng. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình quân dân nam nữ keo

sơn. Để làm nên những thành công ấy, Chế Lan Viên sử dụng nhiều nghệ thuật làm chất xúc

tác cho tư tưởng bài thơ được thăng hoa mà trước hết là nghệ thuật xây dựng hình ảnh.

Thật vậy, bài thơ được viết vào thời điểm những năm 1960, Đảng ta vận động thanh niên

miền xuôi đi theo khai hoang phát triển kinh tế ở vùng Tây Bắc. Nhà thơ Chế Lan Viên

không đi được vì đang nằm trên giường bệnh nhưng xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với

nhân dân với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân trong những năm kháng

chiến chống pháp, Chế Lan Viên đã làm bài thơ này để theo con tàu tâm tưởng đến với Tây

Bắc.

Con tàu trong bài thơ là biểu tượng cho khát vọng lên đường được đi xa ngao du tới những

vùng đất xa xôi của Tổ quốc. Năng lượng ấy chính là tâm hồn yêu quê hương vô vàn để

chạy con tàu đi xa hơn. Điểm nhấn chính về phương diện nghệ thuật của bài thơ là nghệ

thuật xây dựng hình ảnh.

pdf 6 trang kimcuc 19960
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích đặc sắc về nghệ thuật bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích đặc sắc về nghệ thuật bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích đặc sắc về nghệ thuật bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên
BÀI MẪU SỐ 1: 
Chế Lan Viên là một hồn thơ độc đáo bởi sức cảm, sức nghĩ biến hóa và phong phú khôn 
lường, thậm chí đến mức biến ảo. Ông nổi tiếng trước cách mạng với tập thơ Điêu tàn, sau 
đó ông tham gia họat động cách mạng và tiếp tục sáng tác. Thơ của ông giàu chất suy tưởng 
mang vẻ đẹp phong phú và đa dạng về hình ảnh. Ông để lại bài thơ “Tiếng hát con tàu” 
nhiều ấn tượng. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tình quân dân nam nữ keo 
sơn. Để làm nên những thành công ấy, Chế Lan Viên sử dụng nhiều nghệ thuật làm chất xúc 
tác cho tư tưởng bài thơ được thăng hoa mà trước hết là nghệ thuật xây dựng hình ảnh. 
Thật vậy, bài thơ được viết vào thời điểm những năm 1960, Đảng ta vận động thanh niên 
miền xuôi đi theo khai hoang phát triển kinh tế ở vùng Tây Bắc. Nhà thơ Chế Lan Viên 
không đi được vì đang nằm trên giường bệnh nhưng xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với 
nhân dân với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân trong những năm kháng 
chiến chống pháp, Chế Lan Viên đã làm bài thơ này để theo con tàu tâm tưởng đến với Tây 
Bắc. 
Con tàu trong bài thơ là biểu tượng cho khát vọng lên đường được đi xa ngao du tới những 
vùng đất xa xôi của Tổ quốc. Năng lượng ấy chính là tâm hồn yêu quê hương vô vàn để 
chạy con tàu đi xa hơn. Điểm nhấn chính về phương diện nghệ thuật của bài thơ là nghệ 
thuật xây dựng hình ảnh. 
Trước hết, ta phải kể đến Chế Lan Viên đã rất thành công trong việc sáng tạo hình ảnh. Có 
những hình ảnh được ông sáng tạo mang tính độc đáo, thể hiện ngay ở bốn câu thơ đề từ mở 
đầu bài thơ: 
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc 
Khi lòng ta đã hoá những con tàu 
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát 
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu” 
Tây Bắc vừa có nghĩa là địa điểm Tây Bắc là miền đất cực Tây của Tổ quốc mà nó còn là 
hiện thân của Tổ quốc. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tượng trưng biến một vùng đất cụ thể 
hạn hẹp thành một hình tượng có ý nghĩa khái quát mang tính biểu tượng vì nhà thơ tìm 
thấy mối liên hệ giữa mình và cuộc sống. Mình là một con tàu đang hăm hở đến với cụôc 
VĂN MẪU LỚP 12 
 PHÂN TÍCH ĐẶC SẮC VỀ NGHỆ THUẬT BÀI THƠ TIẾNG HÁT 
CON TÀU – CHẾ LAN VIÊN 
đời còn cuộc sống đang bừng lên một sức sống mới mãnh liệt đang mở rộng lòng chào đón 
sự trở về của mình. Cái tôi hòa hợp với cái ta cho nên Tây Bắc không chỉ bó hẹp trong một 
địa danh địa điểm mà nó hòa chung vào nhịp sống của đất nước. 
Chính nhan đề “Tiếng hát con tàu” cũng mang hình ảnh biểu tượng rõ ràng.Trước thời điểm 
nhà thơ viết bài này, chưa có một con đường nào lên Tây Bắc nên ta có thể hiểu con tàu ở 
đây biểu tượng cho khát vọng vươn tới những vùng đất xa xôi kia để đến với nhân dân đến 
với đất nước. Con tàu cũng chính là tâm hồn của nhà thơ. Địa danh Tây Bắc vừa mang ý 
nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. 
Để làm nổi bật được những hình ảnh biểu tượng ấy, Chế Lan Viên rất khéo léo và tinh tế sử 
dụng các biện pháp tu từ kết hợp với nghệ thuật sáng tạo hình ảnh để bài thơ thêm hấp dẫn 
hơn. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh độc đáo, liên tiếp trùng điệp: 
“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa 
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường 
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa 
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương 
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ 
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” 
Những hình ảnh so sánh liên tiếp như thế có tác dụng cụ thể hóa những ý nghĩa vốn trừu 
tượng: tình yêu quê hương đất nước, mối quan hệ khăng khít gắn bó máu thịt giữa nghệ 
thuật với cuộc sống nhân dân, nỗi nhớ tình yêu dạt dào mà sâu sắc. Biện pháp tu từ ẩn dụ 
cũng được Chế Lan viên sử dụng một cách rộng rãi kết hợp với biện pháp chuyển nghĩa 
cùng với hình ảnh phong phú làm cho bài thơ có vẻ đẹp tinh tế, rực rỡ hơn. 
Nhà thơ cũng dùng nhiều hình ảnh thơ sáng tạo theo bút pháp tả thực như bản sương giăng, 
đèo mây phủ, lửa hồng soi tóc bạc Có khi lại sử dụng bút pháp tả thực đến từng chi tiết 
“Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách” mà “anh du kích”, “mặc đêm đông còn ấy”, xét về giá 
trị vật chất thì chẳng đáng giá là bao, nhưng “Đêm cuối cùng, anh cởi lại cho con” thì về ý 
nghĩa tinh thần, chiếc áo đó bỗng trở nên vô giá. Bởi của chẳng đáng bao nhiêu nhưng tình 
thì rất nặng. Đây không còn thuần tuý là trao chiếc áo cho nhau mà đó chính là trao lại sự 
sống cho nhau. Thật cảm động biết bao! Trong cuộc cách mạng đầy hi sinh gian khổ, đã 
xuất hiện biết bao con người có tấm lòng vàng như thế. Những câu thơ của ông được cấu 
tạo bằng hình ảnh thường là chùm hoặc tầng tầng lớp lớp rất phong phú đa dạng. 
Nói tóm lại, với giọng điệu trữ tình mang đậm màu sắc triết lí và suy tưởng, hình ảnh thơ 
mang tính biểu tượng kết hợp với các biện pháp tu từ hiệu quả, Chế Lan Viên đã viết nên 
một bài thơ Tiếng hát con tàu tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của mình. Qua bài thơ, 
tiếng hát say mê của một tâm hồn muốn thóat khỏi cái tôi nhỏ bé để đến với cái ta rộng lớn 
càng được nhà thơ truyền tải rõ bằng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc hơn. 
BÀI MẪU SỐ 2: 
Là một nhà thơ lớn, thơ CLV đã đi qua và chiếm lĩnh cả ba đỉnh cao ở ba thời kỳ tiêu biểu 
nhất của thơ ca Việt Nam thế kỉ XX: thời kỳ Thơ mới lãng mạn, Thơ ca Kháng chiến và 
thời kỳ Đổi mới sau 1986. Ông được đánh giá là một nhà thơ có phong cách đặc sắc và nổi 
bật. 
 Phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên thể hiện ở 2 đặc điểm chủ yếu là tính trí tuệ, triết 
lý và khả năng sáng tạo hình ảnh. 
Là một nhà thơ ưa triết lý, CLV thường có những phát hiện sâu sắc, mới mẻ và bất ngờ về 
đối tượng. Thơ ông lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ, con đường đến với người đọc của thơ CLV đi từ 
trí tuệ đến trái tim, bởi ông quan niệm "thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh". Tuy nhiên, 
trí tuệ mà không khô khan, trừu tượng; trí tuệ nhưng luôn gắn liền với cảm xúc, là thứ trí tuệ 
của trái tim. 
Rất nhiều câu thơ trong "Tiếng hát con tàu" có hàm lượng trí tuệ cao, nhiều câu được đúc 
kết như những triết lý, quy luật. Có thể dẫn tới một vài ví dụ: 
- Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép 
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia. 
- Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở 
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! 
- Như xuân đến chim rừng lông trở biếc 
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. 
Tính triết lý, trí tuệ đi liền với khả năng sáng tạo hình ảnh. Có thể nói CLV cảm nhận và suy 
nghĩ về mọi vấn đề bằng hình ảnh và thế giới nghệ thuật của thơ ông là thế giới của vô số 
những hình ảnh phong phú. Vì thế có người nhận xét thơ CLV mang vẻ đẹp của một người 
đàn bà đẹp ưa trang sức và biết trang sức. 
 "Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" - Blog Làm văn nghị luận 
Trong bài thơ này có những hình ảnh tả thực, chân thực: 
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách 
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con. 
Có những hình ảnh đẹp đẽ, lãng mạn: 
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng 
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc. 
Có khi cả khổ thơ là những hình ảnh sóng đôi liên tiếp: 
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ 
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. 
Và rất nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, triết lý như Con tàu, Tây Bắc, vầng trăng, suối 
lớn mùa xuân... 
Tóm lại: 
Tính trí tuệ và khả năng sáng tạo hình ảnh luôn gắn liền với nhau tạo nên một vẻ đẹp riêng 
của thơ CLV. Nhờ hình ảnh mà trí tuệ không khô khan, trừu tượng; nhờ trí tuệ mà hình ảnh 
trở nên lấp lánh, đa nghĩa, lắng đọng và ám ảnh. 
BÀI MẪU SỐ 3: 
1. Mở bài : 
 - Giới thiệu Chế Lan Viên và bài thơ Tiếng hát con tàu. 
2. Thân bài. 
a. Nét đặc sắc nổi bật của nghệ thuật thơ trong bài này là sự sáng tạo hình ảnh. 
- Có những hình ảnh được sáng tạo theo bút pháp tả thực (bản sương giăng, đèo mây phủ, 
lửa hồng soi tóc bạc, chim rừng lông trở biếc, vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng), có 
khi cụ thể đến từng chi tiết (Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách). 
 - Nhưng phong phú hơn là loại hình ảnh biểu tượng, hình ảnh ẩn dụ tượng trưng (con tàu, 
vầng trăng, trái đầu xuân, vàng ta đau trong lửa, Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân). 
- Câu thơ của Chế Lan Viên được cấu tạo bằng hình ảnh, thường là xâu chuỗi, liên kết thành 
chùm hoặc tầng tầng lớp lớp. 
 b. Tác giả sử dụng nhiều biện pháp xây dựng hình ảnh. 
- So sánh được dùng phổ biến nhưng cũng rất đa dạng, cùng với ẩn dụ được dùng rộng rãi. 
Sức tưởng tượng, liên tưởng rất mạnh mẽ và nhiều khi bất ngờ, tạo ra những so sánh mới lạ, 
những hình ảnh gợi tưởng tượng phong phú cho người đọc (“Anh bỗng nhớ em như đông về 
nhớ rét / Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng’’ ; “Ai bảo con tàu không mộng tưởng ? / Mỗi 
đêm khuya không uống một vầng trăng’’). 
- Các biện pháp tu từ, đặc biệt là các biện pháp chuyển nghĩa được sử dụng rộng rãi cùng 
với hình ảnh phong phú, làm cho bài thơ có vẻ đẹp tinh tế, có lúc rực rỡ và một chút cầu kì 
(có người đã nhận xét thơ Chế Lan Viên như người phụ nữ đẹp, ưa trang sức và biết cách 
trang điểm). Có khi, ý tứ không phải là mới lạ, chữ và hình ảnh cũng không phải không có 
những chỗ mòn sáo (nhựa nóng của cần lao, chín trái đầu xuân, suối lớn mùa xuân), 
nhưng bài thơ nhìn chung vẫn gây được ấn tượng thẩm mĩ đậm nét ; ở trường hợp này, cái 
tài (kĩ thuật chữ nghĩa và hình ảnh) không át đi làm tôn lên cái tình của nhà thơ (tình cảm 
với nhân dân, với đất nước, với kháng chiến). 
3. Kết bài: 
 Đánh giá chung về phong cách nghệ thuật của Chế Lan Viên thông qua bài thơ Tiếng hát 
con tàu. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_dac_sac_ve_nghe_thuat_bai_tho_tieng_hat_con_tau_ch.pdf