Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế
Bài viết nghiên cứu về các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng
thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời kỳ hội
nhập 2005 - 2011 theo phương pháp SFA
(Stochatic Frontier Panel Data). Trong đó kết
quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động
của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm
nhân tố chính. Trong đó các nhân tố chủ quan
tác động bao gồm: Thị phần, rủi ro thanh
khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài
và quy mô của ngân hàng. Các nhân tố khách
quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội và lạm
phát của nền kinh tế. Các nhân tố tác động tích
cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM bao
gồm: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài,
quy mô ngân hàng và thị phần của ngân hàng.
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 Trang 88 Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế Trần Huy Hoàng Trường Đại học Tài chính - Marketing - Email: hoangth@ufm.edu.vn Nguyễn Hữu Huân Trường Đại học Kinh tế TP HCM (Bài nhận ngày 15 tháng 01 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 29 tháng 02 năm 2016) TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 2005 - 2011 theo phương pháp SFA (Stochatic Frontier Panel Data). Trong đó kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính. Trong đó các nhân tố chủ quan tác động bao gồm: Thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng. Các nhân tố khách quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội và lạm phát của nền kinh tế. Các nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM bao gồm: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô ngân hàng và thị phần của ngân hàng. Từ khóa: hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại, hội nhập tài chính. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn phát triển hiện nay. Tuy nhiên, tiến trình này ngoài việc tạo ra những thuận lợi, cơ hội nhất định cho các quốc gia tham gia hội nhập, còn đặt các nước này trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt các doanh nghiệp của các quốc gia đang phát triển nói chung, hệ thống NHTM nói riêng, trước môi trường kinh doanh mới với những áp lực cạnh tranh gay gắt cùng những đối thủ không cân sức. Hiện nay, xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương. Đối với lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, quá trình hội TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 Trang 89 nhập gắn liền với quá trình tự do hoá thị trường tài chính, đem lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức. Từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu, phân tích, đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả trong hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay để từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM là một vấn đề cấp thiết 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Các nghiên cứu trước đây về tính hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ở các ngân hàng đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau về kỹ thuật đánh giá và bộ dữ liệu. Nhưng phần lớn các nghiên cứu này tập trung tại các nước phát triển. Phần này sẽ tổng quan các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam và các nghiên cứu ở một số nước theo các cách tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu trong nước về hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM gần đây đã được một số tác giả quan tâm, tuy nhiên đa phần những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở các nghiên cứu định tính như: nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lê Thị Hương năm 2002 về “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM Việt Nam”, hay nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lê Dân (2004) “ Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam”, tuy đã có phần nào tiếp cận vấn đề bằng phương pháp định lượng nhưng chỉ dừng lại chủ yếu ở phương thức thống kê, hoặc nghiên cứu của Tiến sĩ Phạm Thanh Bình (2005) với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế” cũng chỉ dừng lại ở phân tích định tính. Còn các nghiên cứu định lượng về đo lường hiệu quả hoạt động của các NHTM nhìn chung là còn ít. Gần đây, có nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002) là đánh giá hiệu quả của NHTM qua hàm sản xuất và hàm chi phí, tuy nhiên hạn chế của nghiên cứu này là chỉ đơn thuần xác định hàm chi phí và ước lượng trực tiếp hàm chi phí này để tìm các tham số của mô hình, do vậy mà không thể tách được phần phi hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Nguyễn Thị Việt Anh (2004) ước lượng các nhân tố phi hiệu quả cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có áp dụng phương pháp hàm biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Function) và ước lượng dưới dạng hàm chi phí Cobb_ Douglas, tuy nhiên hạn chế cơ bản của nghiên cứu đó là việc chỉ định dạng hàm. Như vậy, có thể nói việc áp dụng những phương pháp phân tích định lượng trong nghiên cứu hiệu quả của NHTM Việt Nam còn rất hạn chế, thực tế cũng cho thấy hiện nay trong phân tích họat động của ngành ngân hàng từ cấp ngân hàng đến cấp ngành, các nhà phân tích vẫn quen cách tiếp cận truyền thống, bởi vì đây vẫn là một cách tiếp cận dễ hiểu và dễ tính. Các nghiên cứu nước ngoài Các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, tiếp cận theo phương pháp phân tích định lượng, đã được sử dụng trong các nghiên cứu như của Nathan và Neave (1992) áp dụng phương pháp biên ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả họat động các ngân hàng Canada trong thời kỳ 1983 - 1987. Các tác giả đã sử dụng cách tiếp cận giá trị gia tăng và cách tiếp cận trung gian để ước tính hàm chi phí. Trong đó, để ước lượng hàm chi phí, tác giả đã sử dụng ba yếu tố đầu vào (lao động, vốn và các quỹ) và bốn yếu tố đầu ra (cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn) theo cách tiếp cận giá trị gia tăng, còn đối với cách tiếp SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 Trang 90 cận trung gian các tác giả sử dụng ba yếu tố đầu vào tương tự như trên và ba yếu tố đầu ra (cho vay thương mại và công nghiệp, các loại cho vay khác, chứng khoán và đầu tư). Các kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng lớn không có lợi thế về chi phí hơn hẳn các ngân hàng nhỏ, điều này cũng tương đồng với nghiên cứu ở Mỹ đó là tính kinh tế nhờ quy mô đều quan sát thấy ở cả ngân hàng nhỏ và lớn. Paolo Coccorese và Alfonso Pellecchia (2010) đã tiếp cận phương pháp SCP cùng với các mô hình: OLS, ALS, Battese - Coelli, hồi quy Logistic và mô hình Tobit để kiểm định thuyết “Quite Life”, từ đó đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường với hiệu quả hoạt động ngành ngân hàng nghiên cứu tại hệ thống ngân hàng Italia. Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ đáng kể và khá mạnh mẽ giữa hiệu quả hoạt động theo chi phí với sức mạnh thị trường và xác nhận thuyết “Quite Life” là đúng với hệ thống ngân hàng tại Italia. Wahyoe Soedarmono, Fouad Machrouh, Amine Tarazi (2011) nghiên cứu mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường, tăng trưởng kinh tế và sự ổn định tài chính bằng cách tiếp cận phương pháp FEM và 2SLS, nghiên cứu tại hệ thống ngân hàng châu Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy sức mạnh thị trường trong lĩnh vực ngân hàng có mối quan hệ nhất định với khả năng sự tương xứng về vốn, và sự vốn hóa ở mức độ cao của ngành ngân hàng trong thị trường ít cạnh tranh không đủ sức đương đầu với các rủi ro mang tính hệ thống. Bằng việc sử dụng phương pháp Frontier and Non _ Frontier, mô hình OLS và mô hình Tobit, Michael Koetter, James W. Kolari and Laura Spierdijk (2008) nghiên cứu về mối quan hệ giữa cạnh tranh và hiệu quả ngân hàng tại các ngân hàng ở USA. Mô hình nghiên cứu đã tính ra được chỉ số Lerner hiệu chỉnh, đây có thể là một phát kiến mới trong việc nghiên cứu động thái cạnh tranh của lĩnh vực ngân hàng và các lĩnh vực khác và nó cũng có ích trong việc nghiên cứu quá trình điều tiết, chính sách thị trường và các bên có liên quan. Sophocles N.Brissimis, Manthos D. Delis, Nikolaos I. Papanikolaou (2008) sử dụng mô hình 2SLS cùng với dữ liệu bảng của các ngân hàng để phân tích sự ảnh hưởng của việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng những nước mới gia nhập khu vực Euro. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng với tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng dưới tác động của các nhân tố vĩ mô. Nghiên cứu của Rima Turk Ariss (2010) đã tiếp cận mô hình OLS và Tobit để khám phá mức độ của sức mạnh thị trường tác động như thế nào đến hiệu quả và tính ổn định của hệ thống trong bối cảnh của các nền kinh tế đang phát triển. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ về mối quan hệ chiến lược cạnh tranh và sự ổn định tài chính tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên nghiên cứu đã giải thích được tác động của sức mạnh thị trường đến hiệu quả và sự ổn định của từng ngân hàng tại các quốc gia này. Barbara Casu và Claudia Giardone (2011) trong bài nghiên cứu của mình đã áp dụng phương pháp tiếp cận trung gian và 2 mô hình SFA, DEA để xem xét mối quan hệ giữa mức độ cạnh tranh, mức độ tập trung và mức hiệu quả cụ thể của các NHTM khu vực Euro. Nghiên cứu tìm ra được mối quan hệ phi tuyến giữa sự cạnh tranh và tính hiệu quả và các nhân tố khác như: độ nhạy cảm với rủi ro, khung điều tiết và các nhân tố vĩ mô khác có thể ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến mối quan hệ này và vì vậy có thể giải thích cho các nghiên cứu sau này trong cùng khu vực Euro. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 Trang 91 Nghiên cứu của Joaquin, Maudos, Juan Fernandez de Guevara (2007) sử dụng mô hình Fixed Effects để phân tích mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường (bao gồm thị trường cho vay và tiền gửi) và hiệu quả của ngành ngân hàng tại 15 nước thuộc khu vực Euro. Nghiên cứu đồng tình với thuyết “quiet life”: việc thêm vào chi phí vận hành có thể quy cho sự xuất hiện của sức mạnh thị trường trong một thời gian dài lớn hơn tốn thất xã hội, điều này được lý giải là do sự không cạnh tranh về giá trong yếu tố đầu ra của ngân hàng và được tính bằng phúc lợi lũy thừa 3. Nghiên cứu của Hirofumi Uchida, Yoshiro Tsuitsui (2005) đã sử dụng mô hình MVR, 3SLS để xem xét liệu rằng sự cạnh tranh giữa các khu vực ngân hàng ở Nhật Bản có thực sự được cải thiện trong những năm cuối của thế kỷ 20 hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ở thành thị cao hơn so với các khu vực khác và sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bắt đầu mạnh lên sau năm 1995. Nghiên cứu của Wiliam (2012) sử dụng mô hình SFA, 2SLS và Tobit để phân tích mối quan hệ giữa sức mạnh thị trường và tính hiệu quả của các ngân hàng ở Mỹ Latinh. Nghiên cứu tìm ra mối quan hệ mạnh mẽ giữa sức mạnh thị trường và tính hiệu quả của các ngân hàng hàng thương mại ở khu vực Mỹ Latinh cả 2 giai đoạn trước và sau tư hữu hóa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Hiện nay, để đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung của các NHTM ở Việt Nam, các nhà quản lý vẫn chủ yếu tiếp cận theo phương pháp đánh giá truyền thống thông qua các chỉ tiêu tài chính. Hơn nữa, trong quá trình tìm hiểu thực tế và thu thập số liệu về các NHTM Việt Nam, bài nghiên cứu nhận thấy hệ thống các chỉ tiêu tài chính được sử dụng phổ biến trong phân tích đánh giá hoạt động của NHTM Việt Nam chỉ là các chỉ tiêu tuyệt đối, về cơ bản nó phản ánh quy mô sử dụng các đầu vào để tạo ra các đầu ra trong hoạt động ngân hàng và chủ yếu mang tính chất thời điểm. Đồng thời đây cũng chỉ là các chỉ tiêu đơn mặc dù có các chỉ tiêu phản ánh hoạt động toàn bộ của ngân hàng nhưng cũng chỉ cho phép so sánh hai biến số với nhau. Hơn nữa, các chỉ tiêu quá đơn điệu và hết sức chung, khó giúp nhà quản lý có thể đưa ra được các quyết định đúng thời điểm và hầu như các chỉ tiêu này chủ yếu nghiêng về mục tiêu báo cáo tài chính hơn là đi sâu phân tích hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy hiện nay đối với các nhà quản trị ngân hàng, khi ra quyết định phải dựa chủ yếu vào năng lực và sự nhạy bén của bản thân mình. Để bổ sung cho những phần hạn chế trên, hiện nay trên thế giới còn sử dụng nhiều mô hình định lượng khác nhau để đo lường hiệu quả và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Riêng với bài nghiên cứu này, bài nghiên cứu sử dụng mô hình Stochastic Friontier Analyst (SFA) và hai phương pháp hồi quy: hồi quy 2 Stage Least Square (2SLS) và hồi quy Tobit để phục vụ cho phần nghiên cứu định lượng. 2.3. Dữ liệu nghiên cứu Nguồn số liệu được sử dụng trong các mô hình ước lượng được thu thập từ bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập chi phí và báo cáo thường niên của 30 NHTM Việt Nam (bao gồm 5 NHTM Nhà nước và 25 NHTM) thời kỳ 2005 - 2011. Bài nghiên cứu không sử dụng dữ liệu năm 2012 do từ năm 2012 đến nay, vì hệ thống NHTM có những biến động rất mạnh về cơ cấu, và tình hình hoạt động do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế thế giới và sự bất ổn tài chính trong nước, chính những biến động này có thể gây nhiễu, tạo hiện tượng phương sai thay đổi SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 Trang 92 và ảnh hưởng đến kết quả của mô hình, khiến cho ước lượng bị chệch. Dựa trên nguồn số liệu hiện có và những gợi ý từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về lĩnh vực mà bài nghiên cứu đang nghiên cứu, cũng như thực tế hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, bài nghiên cứu xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: 2.4. Mô hình nghiên cứu Đo lường hiệu quả ngân hàng, theo Berger & Mester (1997) và Fu & Heffernan (2009), hiệu quả X của một ngân hàng i được tính bằng chỉ số chi phí ước lượng thấp nhất được sử dụng bởi một ngân hàng chuẩn nhất để sản xuất một lượng đầu ra ngang nhau trong cùng một điều kiện ngoại sinh, từ đó ước lượng chi phí thực tế của ngân hàng i. Ví dụ: chỉ số hiệu quả X theo chi phí của ngân hàng I là 0,7 cho thấy rằng ngân hàng i đạt hiệu quả 70% và thấp hơn 30% so với ngân hàng chuẩn xét trong cùng một điều kiện nhất định. Hiệu quả X có giá trị trong nửa đoạn (0,1] và bằng 1 đối với ngân hàng đạt hiệu quả cao nhất. Tương tự như một vài nghiên cứu gần đây về hiệu quả ngân hàng ở các ngân hàng đang phát triển và khu vực Mỹ Latinh, Turk Ariss (2010), and Fang, Hasan et al. (2011) and Wiliam (2012), bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp SFA để ước lượng hiệu quả bằng cách thu thập con số phi hiệu quả từ sai số ngẫu nhiên của mô hình SFA. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp tác giả ước lượng được chi phí biên và giá trị ước lượng biên của lợi nhuận và tổng chi phí hoạt động từ hàm Log, từ đó tính được chỉ số Lerner. Theo Sealey & Lindley (1977) mặc dù không có cách tiếp cận hoàn hảo trong việc xác định đầu ra và đầu vào của ngân hàng vì không có cách tiếp cận nào có thể phản ánh được tất cả các hoạt động, vai trò của ngân hàng với tư cách là chủ thể cấp các dịch vụ trung gian tài chính. Theo hai ông, cách tiếp cận trung gian là phù hợp nhất: xem n ... đều cho cùng một kết quả là có 3 nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM đó là: thị phần, tính thanh khoản và tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, tính thanh khoản có tác động âm đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM, và các nhân tố thị phần, tỷ lệ nắm giữ có tác động dương đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu nghiên cứu hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam dưới góc độ lợi nhuận. Với mô hình SFA, bài nghiên cứu thay biến Tổng chi phí TOC bằng biến lợi nhuận trước thuế (pbt), từ đó rút trích ra được biến hiệu quả về mặt lợi nhuận của Ngân hàng. Kết quả chạy mô hình thể hiện ở bảng 2 cho thấy, tính phù hợp của mô hình SFA cũng rất cao. Bảng 3. Kết quả chạy mô hình mô hình SFA, trong đó hiệu quả được xem xét theo biến lợi nhuận trước thuế (pbt) Nguồn: Tác giả tự tính toán Sau đó, bài nghiên cứu tiếp tục dùng biến hiệu quả hoạt động về mặt lợi nhuận làm biến phụ thuộc trong hai mô hình phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng theo hai phương pháp 2SLS và Tobit. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 Trang 97 Bảng 4. Thể hiện kết quả ước lượng mô hình 2SLS, Tobit, trong đó hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng là biến phụ thuộc (pbt) theo cách tiếp cận hiệu quả theo lợi nhuận. * p<0.10, ** p<0.05, *** p<0.01 Standard errors in parentheses chi2 62.84018 55.95134 ll 40.15291 ll_0 12.17724 r2 0.27311 N 168 194 (0.0100) _cons 0.19673*** sigma (2.2702) (1.4258) _cons -1.11157 -0.14854 (0.3715) (0.2793) inf -0.76182** -0.60159** (2.0688) (2.0706) gdp -6.79062*** -6.01770*** (0.0462) (0.0464) listeddummy 0.00404 0.02135 (0.0659) (0.0634) ownershipd~s 0.33937*** 0.33624*** (0.1448) (0.1284) liquidityr~k 0.06800 0.15415 (0.1411) (0.1208) creditrisk -0.09762 -0.00986 (0.7735) (0.6665) marketshar~t 0.06688 0.09683 (0.0686) (0.0566) banksize 0.14075** 0.09894* (5.6660) (2.1908) concr4loan 4.03072 0.64512 (3.7610) (1.2694) concr4depo~t -1.74283 0.26365 (2.4381) (1.5852) lernerindex -0.66499 -0.77374 main 2SLS Tobit (1) (2) > dong ve mat loi nhuan Ket qua chay mo hinh Cac nhan to tac dong den hieu qua hoat Nguồn: tác giả tự tính toán Các hệ số ước lượng cho kết quả có ý nghĩa trong mô hình 2SLS và Tobit theo cách tiếp cận hiệu quả theo thu nhập gồm có: quy mô ngân hàng, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tổng thu nhập quốc nội và lạm phát. Trong đó quy mô ngân hàng và tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài tác động dương đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, quy mô càng lớn, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì hệ thống ngân hàng hoạt động càng hiệu quả. Ngược lại, 2 nhân tố: gdp và lạm phát lại có tác động âm, có nghĩa rằng, gdp càng cao, tỷ lệ lạm phát càng cao thì hiệu quả của hệ thống ngân hàng càng giảm. Điều này có thể được giải thích như sau: giai đoạn nghiên cứu của bài nghiên cứu đối với hệ thống NHTM Việt Nam là giai đoạn nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập và phát triển khá nóng, trong thời gian này, GDP của Việt Nam luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, và lạm phát cũng thuộc loại cao nhất trong khu vực và thế giới. Giai đoạn này hệ thống NHTM chạy theo lợi nhuận mở rộng tín dụng, cho vay tràn lan, các quy chuẩn về an toàn được xem nhẹ và đây SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 Trang 98 chính là lý do dẫn đến sự giảm sút hiệu quả về mặt chi phí và lợi nhuận, bên cạnh đó còn gia tăng nợ xấu, thanh khoản giảm sút và đẩy hệ thống NHTM đến những rủi ro không lường trước được trong tương lai mà năm 2012, 2013 đã minh chứng điều đó. 4. KẾT LUẬN Thông qua kết quả nghiên cứu từ mô hình rút ra được một số kết luận như sau: Trong giai đoạn 2005 - 2011, kết quả chạy mô hình cho thấy tồn tại bằng chứng chứng minh rằng có các nhân tố chủ quan lẫn khách quan tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập này. Các nhân tố chủ quan tác động gồm: Thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô của ngân hàng. Các nhân tố khách quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội và lạm phát của nền kinh tế. Các nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các NHTM bao gồm: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài, quy mô ngân hàng và thị phần của ngân hàng Các nhân tố tác động không tốt đến hiệu quả hoạt động của các NHTM bao gồm: rủi ro thanh khoản, nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát cao trong nền kinh tế. Khuyến nghị nhằm giúp hệ thống NHTM hội nhập tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo Từ kết quả của mô hình 2SLS và Tobit theo lợi nhuận, để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, trong thời gian tới, các NHTM cần thực hiện hợp tác, xây dựng đối tác chiến lược nhằm hỗ trợ phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng công nghệ của nhau nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng cơ sở hiện có đặc biệt là trong việc cung cấp các dịch vụ về thẻ để dần có lãi từ những hoạt động này. Đồng thời cần có chính sách khai thác công nghệ hiệu quả thông qua việc phát triển những sản phẩm và nhóm các sản phẩm dịch vụ dựa trên công nghệ cao nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng cường bán chéo cho khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong quá trình hoạt động. Như vậy, nếu các NHTM làm tốt được những việc như trên sẽ giúp các NHTM có thể nâng cao hoạt động của mình, tăng thị phần thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Ngoài ra, Chính phủ cần có các chính sách thu hút đầu tư nước ngoại, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực tài chính, vì sự tham gia của khối ngoại theo như kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của nó đến hiệu quả hoạt động của các NHTM thông qua chuyển giao công nghệ và mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, việc hội nhập có khả năng làm gia tăng độ bất ổn trong hệ thống tài chính từ các nguồn vốn không ổn định, cũng như việc cho phép luồng vốn di chuyển tự do và dỡ bỏ các quy định kiểm soát. Như phân tích ở trên, rủi ro thanh khoản gia tăng, nền kinh tế tăng trưởng nóng và lạm phát là mặt trái của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của hệ thống tài chính Việt Nam với thế giới. Do đó, bên cạnh việc đưa ra các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài, mở cửa hệ thống tài chính ngày càng sâu rộng, NHNN và Chính phủ cần phải làm tốt côn tác điều hành, quản lý và dự báo thị trường, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các nước đi trước, để giúp cho hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung phát triển một cách bền vững. TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 Trang 99 Analyzing factors affecting the performance of Vietnam’s commerical banks in the era of international financial integration Tran Huy Hoang University of Finance - Marketing - Email: hoangth@ufm.edu.vn Nguyen Huu Huan University of Economics HCMC ABSTRACT The paper researches on factors affecting the performance of Vietnam‟s commercial banks in the integration period of 2005 – 2011, using Stochastic Frontier Panel Data (SFA) method. The results suggest that the performance of Vietnam‟s commercial banks are determined by two main groups of factors, which are subjective and objective. The former includes market share, liquidity risk, foreign holding ratio and bank size while the latter consists of GNP, and inflation. Determinants of the performance of Vietnam‟s commercial banks are foreign holding ratio, banking size and market share. Key words: performance, commercial banks, financial integration TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bùi Duy Phú, Phương pháp đánh giá hiệu quả của NHTM qua hàm sản xuất và hàm chi phí, Bài nghiên cứu thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2002). [2]. Chính phủ, Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006, Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2006). [3]. Đoàn Thanh và Phan Thị Thúy Diễm, Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng, kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 10 (20) 22-31 (2013). [4]. Frederic S. Miskin, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội (1994). [5]. Huỳnh Thế Du, Cải cách Ngân hàng ở Việt Nam: còn lắm chông gai, Chương trình Fullbright, TP HCM (2005). [6]. IMF (1998, 1999, 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011), Vietnam: selected issue. [7]. Lê Dân, Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2004). SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q1 - 2016 Trang 100 [8]. Lê Hoàng Lan, Hoàn thiện cơ chế hoạt động của ngân hàng khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2006). [9]. Lê Thị Hương, Nâng cao hiệu quả đầu tư của các NHTM Việt Nam, Luận án Tiến Sỹ Kinh Tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2002). [10]. Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh, Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam, Tạp chí Khoa học 2012:21a 158-168 (2012). [11]. Nguyễn Đại Lai, Những nét khái quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam trên ba vấn đề bức xúc hiện nay gồm: năng lực đáp ứng nhu cầu gia nhập WTO; năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam và chiến lược của ngành về những vấn đề trên, Vụ chiến lược phát triển ngân hàng, NHNN Hà Nội. [12]. Nguyễn Khắc Minh, Phân tích định lượng ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng một số ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội (2006). [13]. Nguyễn Kim Đức, Hoạt động thẩm định giá trong việc quản lý nợ xấu tại hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 7 (17) 14-21 (2012). [14]. Nguyễn Tân Thanh Thảo, Chặng đường đổi mới – hiện đại hóa ngân hàng Việt Nam, bài trình bày tại TP HCM tháng 7/2005, “ Đa dạng hóa hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (7) (2005). [15]. Nguyễn Thị Hồng Hải, “Những thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí công nghiệp, trang 29 (2006). [16]. Nguyễn Thị Việt Anh, Ước lượng các nhân tố phi hiệu quả cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn Thạc Sỹ Kinh Tế, Đại học Kinh tế Quốc dân (2004). [17]. Nguyễn Việt Hùng, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả họat động của NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Hà Nội (2008). [18]. NHNN Việt Nam, Báo cáo thường niên (1996 đến 2011). [19]. NHTM ở Việt Nam, 5 NHTM Nhà nước, 55 NHTM cổ phần, Báo cáo thường niên (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012). [20]. Peter S.Rose, Quản trị NHTM, NXB Tài chính (2004). [21]. Phạm Thanh Bình, Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế, Đề tài trọng điểm cấp ngành, mã số: KNHTĐ 2003.01 (2005). [22]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, NXB Chính trị quốc gia (2010). [23]. Tô Kim Ngọc, Tuân thủ yêu cầu của Basel I – tiêu chuẩn đo lường khả năng hội nhập của hệ thống NHTMVN, Học viện Ngân hàng. [24]. Thủ tướng chính phủ, Chiến lược phát triển ngân hàng Phát Triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội (2012). [25]. Thủ tướng chính phủ, Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, Hà Nội (2012). [26]. Trần Huy Hoàng. Giáo trình quản trị ngân hàng. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2012). [27]. Trần Quang Tuyến, Tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế tư nhân ở các nước đang phát triển, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 25 (2009) 9-16 (2008). [28]. Vũ Thị Hải Minh, Liên kết các NHTM Việt Nam để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2012). TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 19, SỐ Q1 - 2016 Trang 101 [29]. Vũ Văn Thực, Tái cơ cấu hệ thống NHTM ở Việt Nam, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 10 (20) 18-21 (2013). [30]. WB, Banking sector Review (2012). [31]. Barbara Casu, “Does competition lead to efficiency The case of EU commercial banks”, working paper series wp 01/2009 (2009). [32]. Berger, A. and Mester, L., "Inside the black box: what explains differences in the effciencies of fnancial institutions?", Journal of Banking and Finance, 21, pp. 95-947 (1997). [33]. B Yiwei Fang, Iftekhar Hasan and Katherin Marton, “Bank efficiency in South-Eastern Europe, The role of ownership, market power and institutional development”, Economic of Transition, 19 (3), pp. 495-520 (2011). [34]. Hirofumi Uchida, Yoshiro Tsuitsui, “Has competition in the Japanese banking sector improved”, Journal of Banking & Finance 29, pp. 419–439 (2005). [35]. Joaquin, Maudos, Juan Fernandez de Guevara, “The cost of market power in banking: Social welfare loss vs. cost inefficiency”, Journal of Banking & Finance 31, pp. 2103–2125 (2007). [36]. Jonathan Williams, “Efficiency and market power in Latin American banking”, Journal of Financial Stability 332, pp. 111-114 (2012). [37]. Manthos D. Delis , Efthymios G. Tsionas, “The joint estimation of bank-level market power and efficiency”, Journal of Banking and Finance, 33, pp. 1842-1850 (2009). [38]. Michael Koetter, James W. Kolari and Laura Spierdijk, “Efficient competition? Testing the 'quiet life' of U.S. banks with adjusted Lerner indices” (2008) [39]. Journal of Banking & Finance 33, pp. 621-649. [40]. Nathan, A., and E.H. Neave, "Operating efficiency of Canada banks", Joumal of Financial Services Research, 6, pp. 265-276 (1992). [41]. Paolo Coccorese và Alfonso Pellecchia, “Testing the „Quiet Life‟ Hypothesis in the Italian banking industry”, Economic Notes by Banca Monte dei Paschi di Siena SpA, 39, pp. 173-202 (2010). [42]. Rima Turk Ariss, “On the implications of market power in banking: Evidence from developing countries”, Journal of Banking and Finance, 34, pp. 765-775 (2010). [43]. Sealey and Lindley, "Measuring the Efficiency, of Decision Making Units", European Journal of Operational Research, 2, pp. 429 - 444 (1977). [44]. Sophocles N.Brissimis, Manthos D. Delis, Nikolaos I. Papanikolaou, “Exploring the nexus between banking sector reform and performance: Evidence from newly acceded EU countries”, Journal of Banking & Finance 32, pp. 2674–2683 (2008). [45]. Xiaoqing (Maggie) Fu, Shelagh Heffernan, “The effects of reform on China‟s bank structure and performance”, Journal of Banking & Finance 33, pp. 39–52 (2009). [46]. Wahyoe Soedarmono, Fouad Machrouh, Amine Tarazi, “Bank market ower, economic growth and financial stability: Evidence from Asian banks”, Journal of Asian Economics 22, pp. 460– 470 (2011).
File đính kèm:
- phan_tich_cac_yeu_to_tac_dong_den_hieu_qua_hoat_dong_cua_he.pdf