Phân tầng trong giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Hiện tượng phân tầng trong giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đang diễn ra ngày

càng mạnh mẽ. Bên cạnh những tác động tích cực, hiện tượng phân tầng cũng có những tác động

tiêu cực đến quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam. Phân tầng trong giai cấp công

nhân Việt Nam hiện nay thể hiện ở phân hóa về thu nhập (giữa các ngành nghề, các vùng miền, các

thành phần kinh tế) và phân hóa về trình độ học vấn, nghề nghiệp. Phân tầng trong giai cấp công

nhân làm giảm nhịp độ phát triển chung của giai cấp công nhân, làm giảm tính thống nhất và đoàn

kết, làm gia tăng sự thờ ơ về chính trị trong một bộ phận giai cấp công nhân.

pdf 10 trang kimcuc 18280
Bạn đang xem tài liệu "Phân tầng trong giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tầng trong giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

Phân tầng trong giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
 41 
Phân tầng trong giai cấp 
công nhân Việt Nam hiện nay 
Nguyễn Thị Thu Hà1 
1
 Trường Đại học Thương mại. 
Email: thuha@tmu.edu.vn 
Nhận ngày 20 tháng 11 năm 2018. Chấp nhận đăng ngày 3 tháng 12 năm 2018. 
Tóm tắt: Hiện tượng phân tầng trong giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đang diễn ra ngày 
càng mạnh mẽ. Bên cạnh những tác động tích cực, hiện tượng phân tầng cũng có những tác động 
tiêu cực đến quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam. Phân tầng trong giai cấp công 
nhân Việt Nam hiện nay thể hiện ở phân hóa về thu nhập (giữa các ngành nghề, các vùng miền, các 
thành phần kinh tế) và phân hóa về trình độ học vấn, nghề nghiệp. Phân tầng trong giai cấp công 
nhân làm giảm nhịp độ phát triển chung của giai cấp công nhân, làm giảm tính thống nhất và đoàn 
kết, làm gia tăng sự thờ ơ về chính trị trong một bộ phận giai cấp công nhân. 
Từ khóa: Phân tầng, tầng lớp, giai cấp công nhân. 
Phân loại ngành: Triết học 
Abstract: Stratification has been taking place more and more strongly among Vietnam’s working 
class. In addition to the positive impacts, it also has negative ones on the development process of 
the class. The stratification is reflected in the income differentiation among industries, regions and 
economic sectors, and the differentiation in education levels and occupations. It slows down the 
overall pace of development of the working class, reducing the unity and solidarity while 
increasing the attitude of indifference towards political matters among a part of the class. 
Keywords: Stratification, stratum, working class. 
Subject classification: Philosophy 
1. Mở đầu 
Tầng lớp trong giai cấp là kết quả của sự 
phân hóa giai cấp ở mức cao. Một giai cấp 
bao giờ cũng có nhiều tầng lớp với trình độ 
giác ngộ, lợi ích khác nhau. Trong mỗi giai 
cấp có một tầng lớp hạt nhân; và chỉ có tầng 
lớp hạt nhân mới có khả năng phản ánh 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
42 
được lợi ích và quy tụ nguyện vọng cho 
toàn thể giai cấp. Đối với giai cấp công 
nhân Việt Nam cũng vậy. So với các giai 
cấp khác ở Việt Nam hiện nay, giai cấp 
công nhân có một đặc điểm vượt trội, đó là 
tính thống nhất, đoàn kết cao. Nhưng trên 
thực tế, nội bộ giai cấp công nhân Việt Nam 
vẫn có sự phân tầng trên nhiều phương diện 
(thu nhập, tuổi nghề, tay nghề, trình độ giác 
ngộ chính trị, trình độ khoa học công 
nghệ). Trong Nghị quyết TW 6 khóa X, 
Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Công 
nhân nước ta không đồng đều về nhận thức 
xã hội, giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, 
ý thức tổ chức và kỷ luật lao động; số công 
nhân trí thức tăng mạnh nhưng chênh lệch 
giữa các ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền; 
có sự chênh lệch cao và phân hóa về thu 
nhập giữa các bộ phận công nhân” [3, 
tr.277]. Sự phân tầng trong giai cấp công 
nhân Việt Nam được thể hiện trên nhiều 
phương diện. Bài viết này phân tích lý luận 
về phân tầng trong giai cấp công nhân nói 
chung và thực trạng phân tầng đó ở Việt 
Nam hiện nay. 
2. Phân tầng trong giai cấp công nhân 
nói chung 
Trong một giai cấp bao giờ cũng tồn tại 
nhiều tầng lớp người với những địa vị kinh 
tế, chính trị, xã hội khác nhau. Sự hình 
thành các tầng lớp này là hiện tượng phân 
tầng trong giai cấp. Sự hình thành tầng lớp 
trong giai cấp là sản phẩm của sự phân hóa 
trong nội bộ giai cấp ấy (phân hóa về sở 
hữu, trình độ, địa vị chính trị). Sự phân 
hóa này vừa phản ánh cấu trúc của một 
giai cấp vừa phản ánh quá trình phát triển 
của giai cấp đó. Đó là quá trình vận động 
hướng tâm, hoặc ly tâm. Hướng tâm là sự 
vận động của các tầng lớp tịnh tiến dần 
đến địa vị của tầng lớp hạt nhân. Ly tâm là 
sự vận động theo xu hướng chuyển hóa 
giai cấp [7]. 
Phân tầng trong giai cấp công nhân 
không phải là vấn đề mới. Trong các tác 
phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen 
nhiều lần dùng các khái niệm “tầng lớp 
công nhân quý tộc” hay “tầng lớp vô sản 
lưu manh”. V.I. Lênin nhận xét: “Công 
nhân mà rời rạc thì không là cái gì cả, công 
nhân mà thống nhất thì lại là tất cả” [7, 
tr.57]. Nhiều người thường chú ý đến vế 
sau của câu nói này mà không mấy chú ý 
tới vế trước. Sự “rời rạc” trong giai cấp 
công nhân có lẽ là biểu hiện của một kết 
cấu nhiều tầng ở giai cấp này. Qua đây có 
thể nhận định rằng, xuyên suốt quá trình 
hình thành và phát triển, trong nội bộ giai 
cấp công nhân luôn tồn tại nhiều tầng lớp 
khác nhau. “Tập đoàn xã hội này là một tập 
hợp khá gắn bó của nhiều tầng lớp” [7, 
tr.55] và là một “kết cấu thống nhất”. 
Giai cấp công nhân vốn là “con đẻ” của 
nền đại công nghiệp, là sản phẩm của 
phương thức sản xuất công nghiệp. Mà 
phương thức sản xuất công nghiệp từ khi ra 
đời cho đến nay đã trải qua rất nhiều giai 
đoạn phát triển với những trình độ rất khác 
nhau; và ngay cả trong cùng một giai đoạn 
thì trình độ của các bộ phận công nghiệp 
cũng không giống nhau. Có bộ phận ở trình 
độ công nghệ cao; có bộ phận ở trình độ lạc 
hậu hơn hơn. Theo lôgíc này, giai cấp công 
nhân có mặt ở những bộ phận công nghiệp 
khác nhau với những trình độ khác nhau, 
trong những ngành nghề khác nhau. Sự 
khác biệt này làm nảy sinh hàng loạt những 
khác biệt khác về (khác biệt về thu nhập, 
địa vị xã hội, ý thức chính trị). Điều đó 
dẫn đến sự hình thành những nhóm người 
hay những tầng lớp khác nhau trong giai 
Nguyễn Thị Thu Hà 
43 
cấp công nhân. Như vậy, phân tầng trong 
giai cấp công nhân là tất yếu, nó xuất phát 
từ chính quy luật phát triển không đều của 
phương thức sản xuất công nghiệp, sự phân 
hóa trình độ của người công nhân trong 
công nghiệp. 
Hiện nay, với sự phát triển ngày càng 
mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, của 
toàn cầu hóa kinh tế, sự phân tầng trong 
giai cấp công nhân vẫn tồn tại và có những 
diễn biến phức tạp với nhiều chiều khác 
nhau. Cách mạng khoa học công nghệ vừa 
tạo ra điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các 
tầng lớp trong giai cấp công nhân hoàn 
thiện tay nghề, xóa đi khoảng cách về trình 
độ công nghệ; nhưng nó cũng đồng thời tạo 
ra hố sâu ngăn cách giữa bộ phận công 
nhân có trình độ cao với bộ phận công nhân 
không thể vươn lên để đạt đến trình độ hiện 
đại. Toàn cầu hóa một mặt tạo điều kiện 
hiện thực hóa khẩu hiệu của C.Mác và 
Ph.Ăngghen “vô sản toàn thế giới liên hiệp 
lại”; nhưng mặt khác, nó cũng tạo ra cuộc 
canh tranh khá mạnh của giai cấp công 
nhân trên thị trường hàng hóa sức lao động. 
Mặt tích cực của sự phân tầng này biểu hiện 
quá trình phát triển dần tiến tới hoàn thiện 
của giai cấp công nhân theo xu hướng 
“hướng tâm”. Mặt tiêu cực của nó là dẫn 
đến sự “chia tách”, “rời rạc” trong nội bộ 
giai cấp công nhân, làm nảy sinh xu hướng 
“ly tâm”, và tới cản trở quá trình thực hiện 
sứ mệnh lịch sử của giai cấp này. 
3. Thực trạng phân tầng trong giai cấp 
công nhân ở Việt Nam hiện nay 
3.1. Phân tầng về thu nhập 
Mặc dù, trải qua nhiều lần điều chỉnh lương 
tối thiểu, nhưng thu nhập của công nhân 
Việt Nam vẫn có sự phân tầng khá rõ nét. 
Thu nhập (kéo theo là mức sống) của đa số 
công nhân vẫn còn rất thấp, bởi lẽ lương tối 
thiểu vùng chỉ có thể bảo vệ được những 
người có mức lương thấp nhất trong các 
doanh nghiệp. Không phải lương tối thiểu 
tăng thì thu nhập của công nhân sẽ cao hơn. 
Trong khi đó, lương của bộ phận công nhân 
(có trình độ cao, làm việc trong các ngành 
kinh tế mũi nhọn, thuộc diện cán bộ lãnh 
đạo, quản lý ở một số doanh nghiệp) lại khá 
cao, điều đó tạo ra khoảng cách lớn trong 
thu nhập của giai cấp công nhân. Thu nhập 
của họ có thể chênh nhau đến cả chục lần 
(đặc biệt giữa công nhân trí thức với công 
nhân lao động chân tay giản đơn); mức 
sống của họ cũng có nhiều khác biệt. 
Xét theo loại hình doanh nghiệp, theo số 
liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015 thu 
nhập bình quân 1 tháng của công nhân 
trong doanh nghiệp nhà nước là 9.509.000 
đồng/tháng; của công nhân trong doanh 
nghiệp ngoài nhà nước là 6.225.000 
đồng/tháng (trong đó công nhân trong 
doanh nghiệp tư nhân chỉ đạt mức thu nhập 
4.588.000 đồng/tháng); của công nhân 
trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 
là 7.244.000 đồng/tháng, và của công nhân 
trong doanh nghiệp liên doanh với nước 
ngoài 10.448.000 đồng/tháng [11, tr.375]. 
Như vậy, công nhân làm việc ở doanh 
nghiệp liên doanh với nước ngoài có thu 
nhập bình quân cao nhất, cao hơn công 
nhân trong doanh nghiệp nhà nước và gấp 
2,3 lần công nhân làm việc trong các công 
ty tư nhân. Mặt khác, sự chênh lệch về thu 
nhập giữa các bộ phận công nhân trong 
cùng một doanh nghiệp cũng có xu hướng 
ngày càng gia tăng, nhất là ở các doanh 
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 
(có nhiều doanh nghiệp mức chênh lệch 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
44 
lương giữa công nhân trực tiếp sản xuất và 
lương của cán bộ quản lý, lãnh đạo doanh 
nghiệp lên tới 14-15 lần). 
Xét theo ngành nghề sản xuất kinh 
doanh, thu nhập bình quân của một người 
công nhân trong ngành nông, lâm nghiệp và 
thủy sản là 4.562.000 đồng/tháng; ngành 
khai khoáng là 10.020.000 đồng/tháng; 
trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 
là 6.346.000 đồng/tháng; trong ngành xây 
dựng là 6.214.000 đồng/tháng; trong ngành 
tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 
15.990.000 đồng/tháng [11, tr.377-379]. 
Chênh lệch thu nhập của người công nhân ở 
ngành có thu nhập cao với ngành có thu 
nhập thấp là 3,5 lần. Bộ phận công nhân có 
thu nhập bình quân cao tập trung chủ yếu ở 
các ngành sản xuất kinh doanh có tính chất 
độc quyền, những ngành kinh tế mũi nhọn, 
đòi hỏi trình độ tay nghề cao. 
Xét theo vùng miền, thu nhập bình quân 
1 tháng của người công nhân ở các tỉnh, 
thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, 
Thái Nguyên, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, 
Bà Rịa - Vũng Tàu là trên 7.000.000 
đồng/tháng; ở các tỉnh Thái Bình, Phú Thọ, 
Sơn La, Nghệ An, Bình Thuận, Đắc Lắc là 
4.500.000 triệu đồng/tháng, ở Bạc Liêu chỉ 
đạt 3.937.000 đồng/tháng; ở Bà Rịa - Vũng 
Tàu là 9.476.000 đồng/tháng [11, tr.382-
383]. Những con số nêu trên đã chứng minh 
rằng, tình trạng phân tầng về thu nhập ngày 
càng trở nên sâu sắc trong nội bộ giai cấp 
công nhân Việt Nam. 
3.2. Phân tầng về trình độ 
Trình độ học vấn và trình độ tay nghề của 
giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay cũng 
có sự phân tầng khá rõ rệt. Về trình độ học 
vấn có sự phân hóa sâu sắc giữa các ngành 
nghề, các vùng miền và các thành phần 
kinh tế. Năm 2013 vẫn còn 3,1% số công 
nhân có trình độ tiểu học, 26,8% công nhân 
có trình độ trung học cơ sở, số công nhân 
có trình độ trung học phổ thông là 70,1%. 
Nếu chia theo ngành nghề, thì đa phần công 
nhân ở ngành sản xuất kinh doanh, có trình 
độ học vấn thấp, tỷ lệ công nhân tốt nghiệp 
trung học phổ thông ở ngành nông, lâm, 
thủy sản chỉ chiếm gần 50%; tỷ lệ ở ngành 
dịch vụ, thương mại, dịch vụ là cao nhất 
(84,6%) [10, tr.61]. Nếu xét trình độ học 
vấn theo loại hình doanh nghiệp thì công 
nhân lao động trong doanh nghiệp nhà nước 
có trình độ trung học phổ thông là 70,2%, 
tỷ lệ đó ở trong doanh nghiệp ngoài nhà 
nước là 70,7%, trong doanh nghiệp có vốn 
đầu tư nước ngoài là 69,7% [10, tr.61]. Tỷ 
lệ này khá tương đương nhau. 
Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề 
nghiệp của công nhân Việt Nam hiện nay 
cũng không đồng đều. Theo khảo sát của 
Viện Công nhân và Công đoàn năm 2014, 
tỷ lệ công nhân chưa qua đào tạo chiếm 
8,8%; công nhân được đào tạo tại các doanh 
nghiệp chiếm 48,0%; công nhân có trình độ 
trung cấp chiếm 17,9%; trình độ cao đẳng 
chiếm 6,6% và trình độ đại học chiếm 
17,4% [10, tr.62]. 
Về mối tương quan giữa trình độ chuyên 
môn, tay nghề với ngành, nghề sản xuất 
kinh doanh, công nhân được đào tạo chuyên 
môn ở các ngành dịch vụ và thương mại 
chiếm tỷ lệ cao hơn so với ngành khác. Cụ 
thể: có 57,2% công nhân được đào tạo 
chuyên môn trong ngành thương mại và 
dịch vụ; con số tương tự trong ngành xây 
dựng, giao thông vận tải là 40,95%; trong 
các ngành thương mại, dịch vụ là 31,3%; 
trong ngành cơ khí, điện tử là 23,3%; trong 
Nguyễn Thị Thu Hà 
45 
ngành dệt may là 28,9%; trong ngành giầy 
da là thấp nhất với 20,4% [10, tr.63]. 
Những năm gần đây, trong cơ cấu nền 
kinh tế đã xuất hiện một số ngành kinh tế 
mũi nhọn (như: điện lực, hóa dầu, đóng tàu, 
công nghệ thông tin, công nghệ điện tử, 
hàng không, dịch vụ, du lịch, xuất khẩu). 
Ở các ngành này, trình độ học vấn, chuyên 
môn, kỹ năng nghề nghiệp của công nhân 
được nâng lên đáng kể; đã hình thành một 
bộ phận công nhân trí thức năng động, tiếp 
cận nhanh với khoa học - công nghệ hiện 
đại, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. 
Ví dụ, tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở 
lên trong tổng số công nhân (cán bộ, công 
nhân viên) của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 
là 43,3%. Tỷ lệ đó ở Tập đoàn Điện lực Việt 
Nam là 28,58%; ở Tập đoàn Than - Khoáng 
sản là 16%; ở Tập đoàn Bưu chính viễn 
thông là 26,5%; ở Ngân hàng Công thương 
là 72,6%; ở Ngân hàng Ngoại thương là 
94,1%; ở Ngân hàng Chính sách xã hội là 
74,7% [1, tr.19]. 
Thực trạng trên cho thấy, mặc dù đã có 
nhiều chuyển biến tích cực, song trình độ 
trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp 
của giai cấp công nhân Việt Nam có sự 
phân tầng khá rõ. Một tỷ lệ lớn công nhân 
chưa được qua đào tạo nghề tại các trường 
lớp, cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp. Số 
này phần nhiều là những lao động nông 
thôn và học sinh sau khi tốt nghiệp phổ 
thông được các doanh nghiệp tuyển dụng 
vào làm các công việc giản đơn, mang tính 
thời vụ. Đối tượng này có hiệu quả công 
việc thấp, thu nhập không ổn định, đời sống 
gặp nhiều khó khăn. Ngược lại với bộ phận 
này là bộ phận công nhân trí thức có trình 
độ cao. Họ làm việc trong các ngành công 
nghiệp hiện đại, có thu nhập cao, cuộc sống 
ổn định và sung túc. Sự phân tầng về trình 
độ dẫn đến sự phân tầng về thu nhập, mức 
sống, điều kiện sống; điều đó làm giảm tính 
đoàn kết của giai cấp này. 
3.3. Nguyên nhân của sự phân tầng trong 
giai cấp công nhân Việt Nam 
Thứ nhất, sự tồn tại của nhiều hình thức sở 
hữu, nhiều thành phần kinh tế là một trong 
những nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng 
trong giai cấp công nhân Việt Nam. Bởi vì, 
một khi tồn tại nhiều hình thức sở hữu thì 
không phải lúc nào lợi ích của người lao 
động, của tập thể người lao động và của xã 
hội cũng đồng nhất. Những công nhân có 
cổ phần trong các công ty, nhà máy, xí 
nghiệp sẽ có thu nhập cao; còn lại những 
người không có cổ phần, thu nhập sẽ thấp. 
Hiện nay, quá trình cổ phần hóa đang được 
thúc đẩy mạnh mẽ, tỷ lệ công nhân có cổ 
phần (trong các công ty, nhà máy, xí 
nghiệp...) ngày càng cao. Sự tồn tại nhiều 
thành phần kinh tế cũng dẫn đến tâm lý 
“con đẻ”, “con nuôi” trong giai cấp công 
nhân. Ở các thành phần kinh tế liên doanh, 
liên kết, nhiều doanh nghiệp thu nhập chưa 
cao và chính sách bảo đảm quyền lợi, lợi 
ích cho người cũng chưa tốt. Ngược lại, ở 
thành phần kinh tế nhà nước vấn đề này 
được quan tâm thực hiện tốt hơn. 
Thứ hai, kinh tế thị trường cũng là 
nguyên nhân dẫn đến phân hóa sức lao 
động trong giai cấp công nhân. Thị trường 
lao động đang thiếu công nhân lành nghề, 
thừa công nhân lao động giản đơn. Bộ phận 
công nhân lành nghề dễ dàng tìm được việc 
làm và có mức thu nhập cao, còn bộ phận 
công nhân lao động giản đơn khó tìm đ ...  hội. Kinh tế tri thức cũng 
sẽ làm cho một bộ phận công nhân có thể trở 
thành thất nghiệp hoặc bổ sung vào đội quân 
lao động dự bị. Bởi khi kinh tế tri thức phát 
triển, cơ cấu ngành kinh tế sẽ có biến động 
mạnh. Những ngành công nghiệp truyền 
thống sẽ giảm dần, trong khi một số ngành 
dịch vụ, những ngành sử dụng công nghệ 
tiên tiến sẽ gia tăng. Một bộ phận không nhỏ 
công nhân sẽ trở nên tụt hậu, không có khả 
năng thay đổi để thích nghi kịp với sự biến 
đổi của cơ cấu ngành nghề; bị đánh bật khỏi 
quỹ đạo sản xuất. 
Thứ tư, những yếu tố vĩ mô có ảnh 
hưởng khá lớn đến sự phân tầng trong giai 
cấp công nhân. Những tác động tích cực, 
thuận chiều trong đường lối, chính sách 
phát triển giai cấp công nhân của Đảng và 
Nhà nước Việt Nam khiến quá trình phân 
tầng trong giai cấp công nhân diễn ra theo 
chiều thuận với mục tiêu “phát triển giai 
cấp công nhân Việt Nam cả về số lượng và 
chất lượng, trình độ văn hóa, tay nghề, giác 
ngộ chính trị”. Điều này tạo nên một quá 
trình chuyển dịch lớn trong giai cấp công 
nhân theo hướng trưởng thành và hướng về 
hạt nhân giai cấp. Quá trình này làm tăng 
cường tính thống nhất cho giai cấp công 
nhân. Tuy nhiên, những hạn chế, thiếu sót 
trong việc hoạch định chiến lược phát triển 
giai cấp công nhân tác động tiêu cực đến 
quá trình phân tầng trong giai cấp công 
nhân. Ví dụ: trước đây cơ chế bao cấp đã 
làm giảm động lực phấn đấu để vươn lên 
địa vị cao hơn về trình độ văn hóa, tay 
nghề, thu nhập của công nhân; việc sắp xếp, 
tinh giản bộ máy, giảm biên chế khiến cho 
rất nhiều công nhân mất việc làm, dẫn đến 
phai nhạt niềm tin, lung lay ý thức chính trị 
của bộ phận này; việc quản lý, phân phối 
phúc lợi trong lao động chưa tốt; điều đó đã 
làm gia tăng chênh lệch thu nhập quá lớn 
giữa các bộ phận công nhân; tạo ra sự cách 
biệt lớn về thu nhập và mức sống trong nội 
bộ giai cấp công nhân. 
Thứ năm, trong giai cấp công nhân còn 
không ít người ngại học tập, chậm đổi mới, 
chậm tiếp thu khoa học và công nghệ hiện 
đại, thụ động trong tìm kiếm việc làm và 
ngại thay đổi nghề nghiệp. Nhiều công 
nhân chưa nhận thức được đầy đủ vai trò, vị 
trí của mình cũng như của giai cấp mình; 
thiếu tính tiên phong gương mẫu; thiếu nỗ 
lực trau dồi học vấn kỹ năng nghề nghiệp. 
Chính điều này đã làm cho họ ngày càng 
trở nên lạc hậu và có xu hướng “ly tâm”, họ 
trở thành một trở lực trên con đường đưa 
giai cấp công nhân phát triển tiến tới hiện 
đại bắt kịp xu thế của giai cấp công nhân 
thế giới. 
3.4. Hệ quả của sự phân tầng trong giai 
cấp công nhân Việt Nam 
Trước hết, cần khẳng định rằng, không phải 
mọi sự phân hóa, phân tầng trong giai cấp 
công nhân đều là tiêu cực. Trên một số mặt, 
một số lĩnh vực, sự phân tầng sẽ kích thích 
Nguyễn Thị Thu Hà 
47 
quá trình phát triển của giai cấp công nhân 
Việt Nam. Nó đòi hỏi người công nhân phải 
nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ để đáp ứng 
yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa (CNH), (HĐH) đất nước và hội nhập 
kinh tế quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, khi 
chúng ta đang thực hiện nguyên tắc phân phối 
theo lao động, thì sự khác biệt về thu nhập 
của người công nhân (nhất là với nền kinh tế 
quá độ như nước ta) là một tất yếu không thể 
tránh khỏi. Sự phân phối “bình quân”, cào 
bằng như trước đây làm thui chột tài năng, 
làm mất ý chí phấn đấu của người lao động. 
Bên cạnh đó, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp 
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chúng ta 
cũng rất cần một đội ngũ công nhân có trình 
độ vượt trội về năng lực chuyên môn và kỹ 
năng nghề nghiệp. Việc hình thành và phát 
triển đội ngũ công nhân trí thức là một đòi hỏi 
tất yếu. Đây là đội ngũ hết sức quan trọng, 
quyết định tương lai của nền kinh tế. Việc 
đảm bảo và nâng cao thu nhập cho bộ phận 
công nhân này là cơ sở để chúng ta xây dựng 
được một đội ngũ công nhân trí thức đông 
đảo, đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng 
và phát triển đất nước. Sự phân tầng có mặt 
tích cực, vì đó là dấu hiệu phát triển về chất 
của công nhân trên các khía cạnh như trình độ 
học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề 
nghiệp, ý thức giác ngộ giai cấp. 
Tuy nhiên, sự phân tầng giai cấp công 
nhân Việt Nam hiện nay có những hạn chế 
như sau. Một là, sự phân tầng giai cấp công 
nhân làm giảm nhịp độ phát triển chung của 
giai cấp công nhân. Sự phân tầng về thu 
nhập dẫn đến những bất bình đẳng xã hội, 
xuất hiện mâu thuẫn và lợi ích khác biệt 
giữa các bộ phận công nhân trong các thành 
phần, ngành kinh tế khác nhau và thậm chí 
là trong cả một thành phần, một ngành kinh 
tế; điều đó tạo ra sự phân hóa giàu nghèo 
trong nội bộ giai cấp công nhân. Trong khi 
đó, sứ mệnh của giai cấp công nhân là đấu 
tranh cho sự tiến bộ và công bằng của xã 
hội, đẩy lùi những mâu thuẫn và sự khác 
biệt về lợi ích của người lao động. Hơn thế, 
tầng lớp công nhân có trình độ thấp, không 
theo kịp sự tiến bộ của khoa học và công 
nghệ sẽ bị tụt hậu, và rất có thể bị đào thải 
tự nhiên. Họ buộc phải quay trở lại với địa 
vị của giai cấp nông dân hoặc gia nhập vào 
các giai tầng khác trong xã hội. 
Hai là, sự phân tầng giai cấp công nhân 
làm giảm tính thống nhất, đoàn kết trong 
giai cấp công nhân. Thiếu tính thống nhất, 
đoàn kết, giai cấp công nhân không thể thực 
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. 
Trên thực tế, khi mà cùng nằm trong một 
giai cấp, nhưng thu nhập của người công 
nhân ở những ngành, những loại hình 
doanh nghiệp khác nhau lại chênh nhau đến 
cả chục lần, và thậm chí, có cả sự mâu 
thuẫn về lợi ích, thì họ khó trở thành một 
khối thống nhất. Khi trình độ nhận thức, 
trình độ tay nghề, ý thức chính trị của họ có 
sự khác biệt, thì họ sẽ rất khó có sự đồng 
thuận và tiếng nói chung. 
Ba là, phân tầng trong giai cấp công 
nhân tác động tiêu cực đến quá trình thực 
hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp này. Một 
bộ phận công nhân, do thu nhập còn thấp, 
chưa đủ sống, nên khó có thời gian và điều 
kiện để quan tâm đến các vấn đề chính trị - 
xã hội. Sự bàng quan, thờ ơ về chính trị, sự 
tái xuất hiện tâm lý làm thuê ở người công 
nhân sẽ là nguyên nhân lớn gây cản trở giai 
cấp công nhân đoàn kết đấu tranh để thực 
hiện sứ mệnh của giai cấp mình. 
3.5. Giải pháp hạn chế những tác động tiêu 
cực của quá trình phân tầng trong giai cấp 
công nhân Việt Nam 
Thứ nhất, cần xây dựng, hoàn thiện chính 
sách tiền lương cho người công nhân; điều 
chỉnh mức lương tối thiểu chung tiếp cận 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
48 
nhu cầu, mức sống tối thiểu của người lao 
động và gia đình họ; khắc phục chính sách 
tiền lương tối thiểu còn thấp như hiện nay 
để bảo đảm tiến trình hội nhập. Việc điều 
chỉnh tiền lương tối thiểu chung phải trên 
cơ sở tăng trưởng kinh tế, khả năng chi trả 
của doanh nghiệp, biến động chỉ số giá tiêu 
dùng (CPI), tương quan mức sống giữa khu 
vực nông thôn và thành thị, các tầng lớp 
dân cư. Thực hiện lộ trình thống nhất mức 
lương tối thiểu và có cơ chế tiền lương cụ 
thể cho các loại hình doanh nghiệp. Trong 
đó, cần nghiên cứu làm rõ luận cứ về tiền 
lương tối thiểu vùng và tính đến khả năng 
chi trả của doanh nghiệp, nhất là doanh 
nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cần mở 
rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp trong 
việc xếp lương, trả lương cho người lao 
động, phụ thuộc vào năng suất lao động và 
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh 
nghiệp. Song, doanh nghiệp cũng phải xây 
dựng chính sách tiền lương phù hợp với 
điều kiện của đơn vị mình, xây dựng định 
mức, đơn giá tiền lương, thang, bảng 
lương, quy chế trả lương theo sự hướng 
dẫn của nhà nước; áp dụng cơ chế thỏa 
thuận thực sự, định kỳ hàng năm giữa các 
bên về tiền lương trong doanh nghiệp; 
nâng mặt bằng chung trong thu nhập của 
người công nhân, rút ngắn sự chênh lệch 
trong thu nhập của họ. 
Thứ hai, cần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, 
HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và 
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm 
nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu 
nhập cho người công nhân. CNH, HĐH 
(với nội dung cơ bản là chuyển đổi căn bản, 
toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh 
doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ 
chỗ theo những quy trình công nghệ thủ 
công là chính sang sử dụng một cách phổ 
biến những quy trình công nghệ, phương 
tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại) tạo 
ra năng suất lao động, hiệu quả, trình độ 
văn minh kinh tế - xã hội cao. Quá trình này 
góp phần quan trọng nâng cao năng suất, 
chất lượng lao động; đó là cơ sở quan trọng 
để cải thiện thu nhập của người công nhân. 
Đây cũng là tiền đề cơ bản để phát triển giai 
cấp công nhân theo hướng trí thức hóa, hình 
thành ngày càng đông đảo bộ phận công 
nhân trí thức, tiến tới xóa dần ranh giới 
trình độ trong giai cấp công nhân. 
Thứ ba, cần nâng cao trình độ học vấn, 
trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, 
từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân. 
Trong bất kỳ thời đại nào, về nguyên tắc, 
tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng được quy 
định bởi nhân tố con người vì xét đến cùng, 
trình độ của xã hội tùy thuộc trước hết vào 
năng lực, trí tuệ của người lao động. Với cơ 
chế phân phối theo hiện nay thì thu nhập 
của người công nhân tỉ lệ thuận với trình độ 
chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và hiệu 
quả lao động của họ. Vì vậy, giáo dục đào 
tạo là yếu tố quyết định đến chất lượng giai 
cấp công nhân trên mọi phương diện. Khi 
người công nhân có trình độ học vấn, tay 
nghề cao, có trình độ nắm bắt và sáng tạo 
công nghệ mới, thì họ thích ứng được với 
những đòi hỏi của tiến bộ khoa học và kỹ 
thuật, dễ dàng tìm kiếm việc làm và môi 
trường làm việc thuận lợi để nâng cao thu 
nhập của bản thân. Vì vậy, yêu cầu của giáo 
dục trong bối cảnh hiện nay là phải gắn đào 
tạo với việc làm, đào tạo với sử dụng, đào 
tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội và theo 
hướng trí thức hóa, nhằm rút ngắn khoảng 
cách về trình độ giữa các bộ phận trong giai 
cấp công nhân. 
Thứ tư, cần tăng cường giáo dục bản lĩnh 
chính trị, ý thức giác ngộ giai cấp cho công 
Nguyễn Thị Thu Hà 
49 
nhân. Nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức 
giác ngộ giai cấp là vấn đề hết sức quan 
trọng để giai cấp công nhân thực hiện thắng 
lợi sứ mệnh lịch sử của mình. Vì vậy, cần 
tăng cường giáo dục, bồi dưỡng ý thức giai 
cấp, ý chí cách mạng, nâng cao bản lĩnh 
chính trị cho giai cấp công nhân làm cho họ 
thực sự vững vàng, kiên định với mục tiêu, 
lý tưởng của giai cấp mình; có lòng tin, có 
quyết tâm cao ủng hộ và thực hiện thắng lợi 
đường lối đổi mới đất nước theo mục tiêu 
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, 
dân chủ, văn minh”. Cần xây dựng niềm tin 
khoa học vững chắc cho công nhân, giúp 
công nhân nhận thức rõ được rằng, sự 
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta 
thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc 
và sức mạnh của toàn thể giai cấp công 
nhân chứ không phải chỉ ở một vài tầng lớp 
trong giai cấp. Đối với bộ phận công nhân 
trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và 
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 
cần phải giáo dục để họ hiểu được rằng, 
làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh cũng 
có giá trị như khu vực quốc doanh. Công 
nhân cần phải tham gia phát triển các thành 
phần kinh tế này với tinh thần tự giác, có ý 
thức tổ chức kỷ luật cao, năng suất lao động 
tốt (để nâng cao thu nhập của bản thân, 
đồng thời cần phát hiện, đấu tranh ngăn 
chặn những việc làm sai trái của các tổ chức 
này làm cho khu vực kinh tế ngoài quốc 
doanh phát triển theo đúng định hướng xã 
hội chủ nghĩa). 
Thứ năm, cần tăng cường sự lãnh đạo 
của Đảng, quản lý của Nhà nước và phát 
huy vai trò của các tổ các chính trị - xã hội 
trong quá trình phát triển giai cấp công 
nhân; tạo sự đồng thuận, đoàn kết, gắn bó 
trong giai cấp công nhân là trách nhiệm lớn 
lao thuộc về Đảng, Nhà nước và các đoàn 
thể chính trị - xã hội. Các cấp lãnh đạo phải 
thường xuyên lắng nghe ý kiến của công 
nhân, quan tâm đúng mức đến đội ngũ công 
nhân trong các thành phần kinh tế. Cần xây 
dựng hệ thống chính sách phù hợp để đảm 
bảo lợi ích của mỗi tầng lớp và của cả giai 
cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh 
CNH, HĐH đất nước. Hướng quan tâm 
trước tiên là vai trò chủ đạo của công nhân 
trong thành phần kinh tế nhà nước cần được 
tiếp tục xây dựng và thể hiện rõ trên thực 
tế. Công nhân trong thành phần kinh tế nhà 
nước cần phải vươn lên bằng chính sự “ăn 
nên làm ra” của mình, bằng tính tiên phong 
giai cấp, giác ngộ lý tưởng để tạo ra “sức 
hút” đối với các tầng lớp còn lại trong giai 
cấp công nhân. Bên cạnh đó cũng cần chú ý 
đến bộ phận công nhân trong các thành 
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cần 
có cơ chế giám sát và bảo vệ quyền lợi cho 
người công nhân trong các doanh nghiệp 
thuộc thành phần kinh tế này. 
4. Kết luận 
Phân tầng trong giai cấp công nhân là một 
vấn đề xã hội khá phức tạp và có ảnh hưởng 
không nhỏ đến quá trình thực hiện sứ mệnh 
lịch sử của giai cấp này. Trong tương lai, sự 
phân tầng chưa thể mất đi ngay mà có thể sẽ 
diễn ra mạnh mẽ hơn. Vì vậy, trong chiến 
lược xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam 
ở những giai đoạn tiếp theo, cần những 
nghiên cứu cụ thể và sâu sát hơn nữa về vấn 
đề này, cần tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất 
nhằm hướng sự phân tầng trong giai cấp 
công nhân theo xu thế “hướng tâm”, cần tạo 
nên sức mạnh, sự đoàn kết, thống nhất trong 
giai cấp này hướng tới mục tiêu xây dựng 
giai cấp công nhân Việt Nam thực sự vững 
Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 - 2019 
50 
mạnh; tạo tiền đề thuận lợi để giai cấp công 
nhân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đẩy mạnh 
CNH, HĐH đất nước. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Nghị 
quyết Hội nghị Trung ương 6, Khóa X, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[2] Hoàng Chí Bảo, Nguyễn Viết Thông, Bùi Đình 
Bôn (Đồng Chủ biên) (2010), Một số vấn đề 
phát triển lý luận về giai cấp công nhân Việt 
Nam trong điều kiện kinh tế thị trường, đẩy 
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội 
nhập quốc tế, Nxb Lao động, Hà Nội. 
[3] Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội 
nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X 
(Hội nghị lần thứ ba, tư, năm, sáu, bảy và 
chin), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[4] Phạm Văn Giang (2012), Xu hướng vận động 
của giai cấp công nhân Việt Nam trong quá 
trình đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[5] Phạm Văn Giang (2017), Sự biến đổi của giai 
cấp công nhân Việt Nam dưới tác động của hội 
nhập quốc tế hiện nay, Luận án Tiến sĩ, Học 
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
[6] Lê Hữu Nghĩa, Lê Ngọc Hùng (Đồng Chủ 
biên) (2012), Cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội 
trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[7] Nguyễn An Ninh (2008), Về xu hướng công 
nhân hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị 
quốc gia, Hà Nội. 
[8] Nguyễn Đình Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân 
tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 
[9] Nguyễn Đình Tấn (Chủ biên) (2010), Xu 
hướng phân tầng xã hội trong quá trình phát 
triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, 
Nxb Lao động, Hà Nội. 
[10] Vũ Quang Thọ (Chủ biên) (2015), Xây dựng 
lối sống văn hóa của công nhân Việt Nam - lý 
luận và thực tiễn, Nxb Lao động, Hà Nội. 
[11] Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám thống 
kê năm 2016, Nxb Thống kê, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfphan_tang_trong_giai_cap_cong_nhan_viet_nam_hien_nay.pdf