Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này xem xét việc phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây

dựng ở TPHCM dựa trên đặc điểm và động lực của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích

cluster được áp dụng để phân nhóm. Đầu tiên, phương pháp Two-step được thực hiện, sau đó

hai phương pháp Hierarchical và K-mean được dùng để kiểm định độ tin cậy của kết quả. Tổng

cộng 11 nhân tố đại diện cho 74 biến định lượng và 5 biến định danh liên quan đến đặc điểm và

động lực doanh nghiệp được đề nghị. Kết quả chỉ ra rằng: hai nhóm được hình thành, trong đó,

đa số doanh nghiệp nhóm 1 có vốn điều lệ lớn hơn nhóm 2, tuy nhiên, lại có giá trị trung bình

của các biến định lượng thấp hơn nhóm 2. Ngoài ra, giữa hai nhóm có một số đặc điểm chung:

đa số doanh nghiệp có nhân sự ít (từ 10 đến 49 người), vốn ít, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực

thi công xây dựng, thời gian hoạt động ngắn (từ 5 đến 10 năm).

pdf 11 trang kimcuc 9440
Bạn đang xem tài liệu "Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh

Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh
 Tạp chí Đại học Công nghiệp 
75 
PHÂN NHÓM CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG NGÀNH 
XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thị Thu Hằng*, Trương Quang Huya(*), Dương Hoàng Hiệpb, Huỳnh Tấn Khươnga 
 TÓM TẮT 
Nghiên cứu này xem xét việc phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây 
dựng ở TPHCM dựa trên đặc điểm và động lực của doanh nghiệp. Phương pháp phân tích 
cluster được áp dụng để phân nhóm. Đầu tiên, phương pháp Two-step được thực hiện, sau đó 
hai phương pháp Hierarchical và K-mean được dùng để kiểm định độ tin cậy của kết quả. Tổng 
cộng 11 nhân tố đại diện cho 74 biến định lượng và 5 biến định danh liên quan đến đặc điểm và 
động lực doanh nghiệp được đề nghị. Kết quả chỉ ra rằng: hai nhóm được hình thành, trong đó, 
đa số doanh nghiệp nhóm 1 có vốn điều lệ lớn hơn nhóm 2, tuy nhiên, lại có giá trị trung bình 
của các biến định lượng thấp hơn nhóm 2. Ngoài ra, giữa hai nhóm có một số đặc điểm chung: 
đa số doanh nghiệp có nhân sự ít (từ 10 đến 49 người), vốn ít, phần lớn hoạt động trong lĩnh vực 
thi công xây dựng, thời gian hoạt động ngắn (từ 5 đến 10 năm). 
Từ khóa: Phân nhóm, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngành xây dựng, Phương pháp cluster. 
INDUSTRIAL CLUSTER ANALYSIS FOR SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN 
HO CHI MINH CITY AN EMPIRICAL RESEARCH IN CONSTRUCTION INDUSTRY 
ABSTRACT 
This paper aims at clustering the small & medium enterprises (SMEs) in construction 
sector in Ho Chi Minh City according to their characteristics and dynamics. Based on a 
comprehensive literature review, research model were proposed. There were 5 nominal & 74 
quantitative variables belonging to 11 factors that involve to characteristics of enterprises and 
their dynamics were used as clustering variables. The technique of cluster analysis was used to 
classify SMEs. Two-step, hierarchical and K-mean tests were used to ensure the accuracy of 
clustering result, respectively. Two clusters were formed. Both clusters have common 
characteristics: a majority of surveyed SMEs has few employees (from 10 to 49 employees) & 
small capital, operates in constructions execution, and has short period of business (from 5 to 10 
years). However, most of SMEs in the first clusters have bigger authorized capital than their 
counterparts in the second one. Cluster analysis result also indicated that factors of the 2
nd
cluster have clearly higher mean value than those of the 1
st
 cluster. 
Keywords: Industrial Cluster, Small and medium enterprises, Construction industry, 
Cluster method. 
Lời cảm ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Bách Khoa trong khuôn khổ đề tài mã số 
T-QLCN-2014-69. 
a
 Trường Đại học Bách Khoa TPHCM 
b Tập đoàn xi măng Nghi Sơn 
(*)
 Corresponding author 
Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng 
76 
1. GIỚI THIỆU 
Ở bất kỳ quốc gia nào, doanh nghiệp vừa 
và nhỏ luôn chiếm tỉ lệ áp đảo và đóng vai trò 
quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, 
thể hiện ở sự đóng góp vào nhiều mục tiêu 
kinh tế xã hội như đóng góp vào ngân sách địa 
phương, tạo công ăn việc làm, tạo ra ngành 
công nghiệp dịch vụ phụ trợ, làm nhà thầu 
phụ, làm “thanh giảm sốc” cho nền kinh tế bởi 
bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, giúp nền kinh tế 
năng động ứng phó khi có biến đỗi vĩ mô. Làm 
thế nào để gia tăng hiệu quả các doanh nghiệp 
vừa và nhỏ là mối quan tâm của nhiều quốc 
gia. Trong đó, phân nhóm các doanh nghiệp để 
xác định những đặc tính của ngành và đặc tính 
riêng của từng nhóm trong ngành để có thể áp 
dụng những biện pháp hỗ trợ hiệu quả giúp cải 
thiện hoạt động của các doanh nghiệp là một 
giải pháp nhận được nhiều sự quan tâm của 
giới học thuật (Meena Sharma và Pawan 
Wadhawan, 2009). 
Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Ấn Độ đã 
đạt được nhiều thành công khi thực hiện việc 
phân nhóm để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và 
nhỏ. Trong khi đó, ở Việt Nam, việc phân 
nhóm vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 
Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ 
ngành xây dựng ở TP HCM có thể xem là tiền 
đề cho các nghiên cứu tiếp theo ở nhiều lĩnh 
vực. Kết quả phân nhóm giúp chỉ ra đặc điểm 
riêng của từng nhóm cũng là cơ sở cho các 
hàm ý quản lý và đề xuất các chính sách hỗ trợ 
tập trung phù hợp nhất, giúp các doanh nghiệp 
cạnh tranh hiệu quả hơn. Qua đó, tăng lợi thế 
cạnh tranh cho ngành nói riêng và quốc gia nói 
chung (Porter, 1998). 
 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ 
HÌNH NGHIÊN CỨU 
Nhiều nước phát triển trên thế giới đã 
thực hiện nghiên cứu tương tự cho các ngành 
công nghiệp trọng điểm của mình. Điển hình 
là cách phân nhóm truyền thống dựa vào yếu 
tố địa lý của Schmitz (1992) với cách tiếp cận 
khởi nguồn từ Marshall’s (1890), ông đã thực 
hiện khảo sát các doanh nghiệp dệt may và 
kim loại ở Anh, Đức và Pháp. Sau đó, phương 
pháp này được sử dụng trong hầu hết nghiên 
cứu phân nhóm trên thế giới như Piore và 
Sabel (1984); Zeitlin (1989); Storper và 
Walker (1989); Becattini (1989); 
Sengenberger và Pyke (1992); Humphrey 
(1995). Theo Porter (1990). Việc phân nhóm 
các doanh nghiệp chỉ dựa vào vị trí địa lý có 
mức độ tin cậy không cao vì chưa hẳn các 
doanh nghiệp ở gần nhau sẽ có cùng đặc điểm. 
Tuy nhiên, nó lại được áp dụng khá rộng rãi 
dẫn tới hiệu quả của các chính sách hỗ trợ 
chưa như mong đợi. 
Một số nghiên cứu gần đây áp dụng kỹ 
thuật cluster (cluster analysis) để phân nhóm 
các doanh nghiệp với nhiều biến phân loại 
khác nhau từ yếu tố vị trí địa lý đến các biến 
liên quan đến đặc điểm, động lực của doanh 
nghiệp. Điều này giúp cho các đối tượng trong 
cùng một nhóm có tính đồng nhất cao hơn và 
giữa các nhóm có sự khác biệt lớn. Khi đó, các 
chính sách hỗ trợ của nhà nước sẽ có hiệu quả 
cao hơn (Meena Sharma và Pawan Wadhawan, 
2009). 
Stuart và Abette (1990) kết hợp phương 
pháp phân tích nhân tố (factor analysis) và 
phân tích Cluster để phân nhóm các doanh 
nghiệp dựa vào dữ liệu phỏng vấn sâu các 
giám đốc điều hành của 52 công ty trong lĩnh 
vực công nghệ ở New York/New England với 
các biến đầu vào để phân loại, bao gồm: (1) 
kết quả hoạt động kinh doanh, (2) các đặc 
điểm của chủ doanh nghiệp. 
Birley và Westhead (1994) phân loại 405 
nhà quản lý - chủ của các doanh nghiệp ở Anh 
với các biến: (1) sự tăng trưởng, (2) quy mô 
doanh nghiệp, (3) mục tiêu doanh nghiệp, (4) 
vị trí địa lý, (5) thái độ chủ doanh nghiệp, bằng 
phương pháp cluster theo thứ bậc (Hierarchical 
clustering) và đã có bảy nhóm hình thành. 
Năm 2001, Cunningham và Maloney đã 
áp dụng phân tích nhân tố và cluster để phân 
nhóm các doanh nghiệp nhỏ ở Mexico dựa vào 
 Tạp chí Đại học Công nghiệp 
77 
năm biến lớn: (1) đặc tính chủ doanh nghiệp, 
(2) đặc tính doanh nghiệp, (3) sự năng động 
của chủ doanh nghiệp, (4) mức độ tham gia 
của họ trong thị trường mục tiêu, (5) sự thực 
thi các thể chế pháp định. Có sáu nhóm doanh 
nghiệp được hình thành từ kết quả phân tích 
này. 
Ariyawardana và Bailey (2003) áp dụng 
phân tích cluster để xác định sự tồn tại các 
nhóm chiến lược. Ba phương pháp phân nhóm, 
bao gồm: liên kết trung bình, trọng tâm, 
phương pháp Ward đã cho ra ba giải pháp 
phân nhóm khác nhau. Theo tác giả, phương 
pháp Ward cho kết quả tốt hơn hai phương 
pháp còn lại. Dựa vào phương pháp Ward, ba 
nhóm được xác định. 
Mc Mahon (2011) sử dụng phân tích 
cluster với các biến: (1) tốc độ phát triển, (2) 
quy mô doanh nghiệp, (3) thời gian hoạt động 
để phân loại sự phát triển cho các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ dựa trên nghiên cứu thực 
nghiệm 871 doanh nghiệp sản xuất. Dữ liệu 
thứ cấp được thu thập ở Úc mỗi năm một lần 
trong bốn năm. 
Các nghiên cứu trên áp dụng phương 
pháp phân tích cluster để tiến hành phân nhóm 
doanh nghiệp trong các bối cảnh khác nhau. 
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm chưa 
bao quát trong các nghiên cứu trước đây. 
Chẳng hạn, trong nghiên cứu của Stuart và 
Abette (1990), Cunningham và Maloney 
(2001), Pasenen (2003), Mc Mahon (2011), 
các tác giả xem xét về đặc điểm của doanh 
nghiệp, kết quả kinh doanh nhưng thiếu xem 
xét các khía cạnh liên quan tới động lực của 
doanh nghiệp. Ariyawardana và Bailey (2003) 
có đề cập đến vấn đề chiến lược khi tiến hành 
phân nhóm, Birley và Westhead (1994) phân 
tích thêm mục tiêu doanh nghiệp, đây là các 
biến trong động lực doanh nghiệp, nhưng vẫn 
chưa đầy đủ vì động lực không chỉ thể hiện 
trong mục tiêu, chiến lược của doanh nghiệp 
mà còn ở nhiều yếu tố khác như: kết quả tài 
chính, sự thỏa mãn của khách hàng, hiệu quả 
vận hành, chất lượng của đội ngũ nhân lực, sự 
thực hiện thương mại quốc tế và thương mại 
điện tử 
Để việc phân nhóm bao quát và toàn diện 
hơn, đặc biệt để có thể xác định cụ thể và chi 
tiết hơn đặc điểm các doanh nghiệp trong từng 
nhóm, nghiên cứu này xem xét việc phân loại 
các doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên hai 
nhóm nhân tố chính: đặc điểm và động lực của 
doanh nghiệp. Cụ thể: 
Nhóm đặc điểm của các doanh nghiệp 
gồm các biến: Số lượng lao động, loại hình 
doanh nghiệp, vốn điều lệ, lĩnh vực hoạt động, 
thời gian hoạt động, các hoạt động sản xuất và 
dịch vụ hàng ngày,... tìm hiểu nhu cầu khách 
hàng, thiết kế dịch vụ/ sản phẩm, quản lý chất 
lượng nhà cung cấp, quản lý theo quá trình, 
logistic, quản trị nguồn nhân lực. 
Nhóm động lực của các doanh nghiệp 
gồm: các mục tiêu và chiến lược doanh 
nghiệp, sự thoả mãn của khách hàng, kết quả 
tài chính, hiệu quả hoạt động của quá trình sản 
xuất/ cung cấp dịch vụ, sự thực hiện thương 
mại quốc tế, thực hiện thương mại điện tử. 
Trong phạm vi của nghiên cứu này, các 
tác giả không đề cập đến nhóm biến đặc điểm 
chủ doanh nghiệp vì nhóm biến này chủ yếu 
liên quan đến doanh nghiệp trong giai đoạn 
khởi nghiệp (Duchesneau, 1987). Birley và 
Westhead (1994) cũng đã kết luận có nhiều 
nguyên nhân khác biệt khi cá nhân thành lập 
doanh nghiệp mới nhưng điều đó không ảnh 
hưởng nhiều đến sự phát triển của công ty giai 
đoạn sau này. 
Từ đó, mô hình nghiên cứu được đề nghị 
như sau: 
Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng 
78 
PHÂN NHÓM CÁC DOANH NGHIỆP 
TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY
Số lƣợng nhân viên
Loại hình doanh nghiệp
Vốn điều lệ
Lĩnh vực hoạt động
Thời gian hoạt động
Các hoạt động sản xuất/ cung 
cấp dịch vụ
ĐỘNG LỰC CỦA CÔNG TY
Sự thỏa mãn của khách hàng
Kết quả tài chính
Hiệu quả hoạt động của quá 
trình sản xuất/ cung cấp dịch vụ
Các mục tiêu và chiến lƣợc của 
công ty
Sự thực hiện thƣơng mại quốc tế
Sự thực hiện thƣơng mại điện tử
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu 
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Hình 2.1 mô tả quy trình thực hiện 
nghiên cứu. Dựa vào việc xem xét các lý 
thuyết trước đây có liên quan, bộ thang đo 
được thiết kế. Tổng cộng 11 nhân tố đại diện 
cho 5 biến định danh và 74 biến định lượng 
liên quan đến đặc điểm và động lực doanh 
nghiệp được đề nghị. Sau đó, ba chuyên gia 
trong lĩnh vực này được mời tham gia phỏng 
vấn để chỉnh sửa bảng câu hỏi. Nội dung thảo 
luận được tổng hợp và sửa chữa lại trước khi 
tiến hành khảo sát Q-sort. Trong quá trình thực 
hiện Q-sort, mười một nhà quản lý của các 
công ty xây dựng ở TPHCM được mời tham 
gia nhằm mục đích đánh giá các thang đo, xác 
định các biến nào được giữ lại, cần bổ sung, 
chỉnh sửa hoặc cần thêm vào. Đây là cơ sở để 
hiệu chỉnh lại thang đo lần cuối trước khi hoàn 
chỉnh và hình thành bảng câu hỏi chính thức. 
Mỗi câu hỏi định lượng có năm giá trị từ 
1 đến 5, đại diện cho mức độ quan tâm của 
doanh nghiệp vào yếu tố được hỏi. Trong đó, 1 
là ít quan tâm và 5 là rất quan tâm. 
Đề tài nhắm tới các đáp viên (target 
respondents) là các nhà quản lý của các doanh 
nghiệp trong lĩnh vực xây dựng tại TPHCM. Kết 
hợp danh sách của tổng cục thống kê năm 
2008 (có 28.311 doanh nghiệp lĩnh vực này) 
và thông tin từ website những trang vàng, địa 
chỉ, email và điện thoại của hơn 4.000 doanh 
nghiệp được tổng hợp. Bảng câu hỏi chính 
thức được gởi đến các doanh nghiệp thông qua 
email. Nhằm gia tăng tỷ lệ hồi đáp, các bảng 
câu hỏi cũng được gửi trực tiếp đến các đáp 
viên bằng phương pháp thuận tiện. 
 Tạp chí Đại học Công nghiệp 
79 
Chưa đạt
Chỉnh sửa các câu hỏi
Q- Sort
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết 
và mô hình nghiên cứu
Đạt
Thiết kế thang đo Phỏng vấn Sâu (1)
Bảng câu hỏi hoàn chỉnhThiết kế mẫuThu thập dữ liệu định lượng
Xác định thủ tục phân nhóm Kiểm định các giải pháp phân nhómPhân nhóm
Phỏng vấn sâu (2)Giải thích và mô tả các giải pháp phân nhómKết luận
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 
Tổng cộng 357 bảng khảo sát được thu 
về 357 bảng này được làm sạch trước khi đưa 
vào xử lý và phân tích nhằm hạn chế lỗi xảy ra 
trong quá trình phỏng vấn hoặc nhập liệu. Quá 
trình làm sạch có 316 bảng hợp lệ, đạt 88,52%. 
Theo đó, phần lớn các doanh nghiệp khảo sát có 
số lượng nhân viên từ 10 đến 49 người. Doanh 
nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn 
chiếm gần một nửa số doanh nghiệp khảo sát. 
Vốn điều lệ từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng có tần số cao 
nhất. 67,7% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh 
vực thi công xây dựng. Doanh nghiệp hoạt động 
từ 5 đến 10 năm có tần số cao nhất. 
Phần tiếp theo trình bày quy trình phân 
tích dữ liệu. Đầu tiên, các thủ tục phân nhóm 
được xác định. Nghiên cứu áp dụng đồng thời 
ba phương pháp để nâng cao độ tin cậy của kết 
quả phân nhóm: phương pháp Two-step 
clustering, thứ bậc (Hierarchical) và K-mean. 
Bắt đầu với two-step vì những ưu điểm sau: 
Có thể xử lý các biến phân loại và liên 
tục cùng một lúc. 
Cung cấp cho người dùng sự linh hoạt để 
xác định số nhóm. 
Số lượng tối đa của các nhóm, hoặc cho 
phép các kỹ thuật để tự động chọn số nhóm 
trên cơ sở các tiêu chí thống kê. 
Các thủ tục hướng dẫn các quyết định có 
bao nhiêu nhóm giữ lại từ nguồn dữ liệu bằng 
cách tính toán các biện pháp phù hợp. 
Trong nghiên cứu này, vì số nhóm tối ưu 
chưa được xác định cụ thể, nên Two-step 
clustering là phương pháp phù hợp nhất để tiến 
hành phân nhóm. Sau đó, hierchical clustering 
và K-means được áp dụng để kiểm định tính 
đồng nhất của kết quả. Nếu kết quả kiểm định 
cho thấy mức độ đồng nhất cao giữa ba 
phương pháp, bước tiếp theo, dựa vào kết quả 
phân nhóm, một số các doanh nghiệp trong các 
nhóm sẽ được mời phỏng vấn để xác định đặc 
điểm cụ thể của từng nhóm. Đây cũng là cơ sở 
để đề xuất các hàm ý quản lý nhằm nâng cao 
hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp 
trong các nhóm khác nhau nói riêng và ngành 
xây dựng nói chung. 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Trước khi tiến hành phân tích cluster, các 
biến khảo sát cần kiểm tra hiện tượng đa cộng 
tuyến (Mooi và Sarstedt, 2011). Kết quả kiểm 
định cho thấy sự tương quan các biến < 0,9. 
Điều này khẳng định không có hiện tượng đa 
cộng tuyến trong tập dữ liệu khảo sát. Tiếp 
theo, các biến phù hợp sẽ được đưa vào phân 
tích cluster, bắt đầu với phương pháp Two-
Step. Kết quả chạy cluster theo phương pháp 
Two-step cho số nhóm tối ưu là 2. Với 186 
doanh nghiệp thuộc nhóm 1, chiếm tỷ lệ 
58,86% và 130 doanh nghiệp ở nhóm 2, chiếm 
tỷ lệ 41,14% mẫu khảo sát. 
Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng 
80 
Kết quả phân nhóm theo biến định danh 
được mô tả như Bảng 4.1 cho thấy ở cả 2 
nhóm có một số đặc điểm chung: số lượng 
doanh nghiệ ... 3.23 2.89 3.21 4 3.75 3.86 
Quản lý theo quá trình 3.23 2.95 3.17 4.14 3.8 4 
Logistic 3.23 2.95 3.15 4.03 3.75 3.94 
Quản trị nguồn nhân lực 3.26 2.8 3.11 4.19 3.9 4.13 
Quản lý kế hoạch chiến lược 3.2 2.82 3.09 4.14 3.82 4.05 
Giao dịch quốc tế 3 2.71 2.87 3.84 3.53 3.78 
Thương mại điện tử 2.92 2.66 2.83 3.68 3.41 3.61 
Thỏa mãn khách hàng 3.21 2.82 3.07 4.1 3.8 4.04 
Kết quả tài chính 3.14 2.82 3.02 4.11 3.76 4.02 
Hiệu quả vận hành 3.25 2.85 3.17 4.19 3.88 4.07 
Giá trị trung bình 3.19 2.84 3.1 4.04 3.75 3.95 
(Nguồn: Kết quả xử lý thông tin của tác giả) 
Để kiểm định độ tin cậy của kết quả phân 
nhóm, phương pháp Hierarhical và K-means 
được thực hiện. Kết quả cho thấy, ở cả hai 
phương pháp, hai nhóm được hình thành và 
nhóm 1 có giá trị trung bình các biến nhỏ hơn 
nhóm 2 (bảng 4.2). Qua đó, ta có thể khẳng 
định độ tin cậy và độ giá trị của kết quả phân 
tích cluster được thực hiện trong nghiên cứu 
này. 
5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ 
Sau khi có kết quả phân tích cluster, 
mười doanh nghiệp trong hai nhóm được chọn 
ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn sâu. Đây là 
cơ sở để mô tả đặc điểm của từng nhóm. 
Kết quả phân tích theo biến định danh cho 
thấy phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả 
hai nhóm có số lượng nhân viên ít, vốn điều lệ 
nhỏ, chủ yếu là loại hình tư nhân hoặc trách 
nhiệm hữu hạn, phần lớn hoạt động lĩnh vực thi 
công xây dựng (67,7%), thời gian hoạt động ngắn 
(từ năm đến mười năm). Điều này có thể được 
giải thích bằng nhiều lý do. Loại hình tư nhân 
hoặc trách nhiệm hữu hạn là loại hình dễ thành 
lập, chỉ cần số vốn nhỏ. Ngành xây dựng ở Việt 
Nam tuy khó khăn trong ngắn hạn nhưng vẫn có 
tiềm năng trong dài hạn. Giai đoạn thi công xây 
dựng là giai đoạn mất nhiều thời gian. Tuy nhiên 
lại là giai đoạn tạo ra nhiều việc làm nhất trong 
Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng 
82 
chuỗi giá trị của ngành. Vì vậy, thu hút nhiều 
doanh nghiệp tham gia, thể hiện ở số lượng doanh 
nghiệp mới gia nhập ngành và có tuổi đời trẻ. 
Nhưng điều đó cũng thể hiện sự khắc nghiệt khi ít 
có doanh nghiệp tồn tại lâu dài. Cụ thể, số liệu 
thống kê cho thấy số lượng doanh nghiệp hoạt 
động trên 40 năm chỉ chiếm 6%. Một số doanh 
nghiệp cứ vài ba năm làm thủ tục phá sản công ty 
và thành lập công ty mới để hưởng ưu đãi về thuế 
hoặc giải quyết nợ nần. Đa số các doanh nghiệp 
có nhân viên biên chế ít, chủ yếu là công nhân thi 
công thời vụ tùy vào công trình. Điều này cho 
phép họ có bộ máy gọn nhẹ, ít tốn chi phí và linh 
hoạt ứng phó với tình hình kinh doanh. Nhưng đó 
cũng chính là hạn chế của các doanh nghiệp vừa 
và nhỏ vì họ khó có được đội ngũ công nhân lành 
nghề, tác phong chuyên nghiệp, được đào tạo an 
toàn, ổn định về quân số, nên khó cạnh tranh 
được các tập đoàn lớn. 
Kết quả cũng cho thấy các phần lớn doanh 
nghiệp vừa và nhỏ ở hai nhóm có vốn điều lệ quá 
nhỏ, dao động từ 1 đến 5 tỷ đồng. Trong khi đó, 
ngành xây dựng đòi hỏi vốn rất lớn cho vật tư, 
máy móc thiết bị và nhân công. Khó khăn lớn 
nhất hiện nay của doanh nghiệp vừa và nhỏ là khó 
tiếp cận nguồn vốn. Trong thời gian qua, nhà 
nước đã có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ về lãi 
suất và tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 
nhưng vốn vẫn khó đến được đối tượng cần hỗ 
trợ. Doanh nghiệp có vốn yếu sẽ ít có lợi thế cạnh 
tranh khi đấu thầu và thường gặp rủi ro. Đa số 
doanh nghiệp nhóm 1 lại có vốn điều lệ lớn hơn 
nhóm 2 nhưng điều này cũng không nhiều ý 
nghĩa vì số vốn cả hai nhóm đều quá nhỏ nên 
không nhiều sự khác biệt. Ngoài ra doanh nghiệp 
vừa và nhỏ có 100% vốn nước ngoài tuy chiếm tỷ 
trọng không cao (hơn 5%) nhưng cho thấy đó là 
đối thủ tiềm ẩn của các doanh nghiệp xây dựng 
trong nước. 
Kết quả phân tích các biến định lượng 
cho thấy hầu hết các nhân tố đều có giá trị trên 
trung bình, đây là tín hiệu lạc quan, thể hiện 
các doanh nghiệp được khảo sát có sự quan 
tâm nhất định đến các yếu tố này. Đặc biệt, các 
yếu tố tập trung vào khách hàng, quản trị 
nguồn nhân lực, quản lý quá trình và quản lý 
kế hoạch chiến lược. 
Mặt khác, có sự khác nhau về mức độ 
quan tâm giữa hai nhóm và ở từng yếu tố. 
Nhóm 1 là nhóm có động lực tương đối với giá 
trị trung bình 3.19. Nhóm 2 có giá trị trung 
bình cao hơn hẳn nhóm 1 (4.04) và được xếp 
vào nhóm có động lực cao. 
Trong nhóm 1, giá trị trung bình cao nhất 
ở nhân tố tập trung vào khách hàng, quản trị 
nguồn nhân lực, quản lý chiến lược nhưng chỉ 
ở mức 3.4, 3.26 và 3.2. Các nhân tố quản lý 
chất lượng nhà cung cấp, thiết kế sản phẩm, 
dịch vụ, quản lý quá trình, logistic có cùng giá 
trị trung bình 3.23. Các doanh nghiệp thường 
khá thụ động, chạy theo việc giải quyết yêu 
cầu hay khiếu nại của khách hàng. Đối với 
công tác quản lý chất lượng nhà cung cấp, chủ 
yếu kiểm tra chất lượng sản phẩm nhà cung 
cấp đưa đến, nếu không đạt yêu cầu họ sẽ tìm 
nhà cung cấp khác. Các doanh nghiệp thi công 
xây dựng, chiếm số lượng lớn nhóm 1, không 
quan tâm nhiều đến kho bãi, vận chuyển trong 
khi các doanh nghiệp trong lĩnh vực vật liệu 
quan tâm nhiều đến yếu tố này. Phần lớn 
doanh nghiệp trong nhóm 1 chưa chuẩn hóa 
được các hoạt động của mình, đặc biệt là quy 
trình, lưu đồ, dòng chảy công việc. Các đáp 
viên cũng cho rằng cần tập trung giải quyết 
nhu cầu khách hàng hơn là giải quyết vấn đề 
nội bộ nên chưa quan tâm nhiều đến đào tạo, 
sự hài lòng nhân viên. Bên cạnh đó, chiến lược 
công ty của nhóm này chủ yếu là kế hoạch 
trong ngắn hạn. Đây là các nguyên nhân dẫn 
đến kết quả của sự thỏa mãn khách hàng, hiệu 
quả tài chính và hiệu quả vận hành chưa được 
như kỳ vọng. 
Đối với nhóm 2, giá trị trung bình của yếu 
tố tập trung vào khách hàng cao hơn hẳn nhóm 
1. Họ có kế hoạch khảo sát thị trường, xây dựng 
kênh tiếp xúc, nhận phản hồi khách hàng 
thường xuyên nên hiểu rõ yêu cầu khách hàng, 
chủ động thiết kế sản phẩm đáp ứng xu thế thị 
 Tạp chí Đại học Công nghiệp 
83 
trường. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp khảo 
sát tìm hiểu và phát hiện nhu cầu nhà ở cho đối 
tượng có thu nhập trung bình ở vùng ven thành 
phố là rất lớn nên đã tập trung khai thác phân 
khúc này và gặt hái nhiều thành công. Họ có kế 
hoạch định hướng phát triển công ty dài hạn, 
thường xuyên thăm dò sự hài lòng không chỉ 
khách hàng bên ngoài mà còn ở nhân viên là 
khách hàng nội bộ. Vì vậy công tác quản trị 
nguồn nhân lực của nhóm này có giá trị trung 
bình cao (4.19). Công tác quản lý quá trình của 
họ cũng làm tốt hơn nhóm 1. Hầu hết có xây 
dựng quy trình làm việc, có thiết bị giám sát tại 
công trường. Tuy vậy cũng chưa sử dụng thống 
kê kiểm soát lỗi sản phẩm, quy trình. Đặc biệt, 
về quản lý chất lượng nhà cung cấp, các công ty 
trong nhóm này thường xuyên trao đổi với nhà 
cung cấp từ khâu thiết kế để đảm bảo nhà cung 
cấp đáp ứng đúng tiêu chuẩn, yêu cầu đặt ra. 
Các doanh nghiệp thường chỉ lựa chọn và sử 
dụng một số ít nhà cung cấp có năng lực tốt, 
đáng tin cậy. Thêm vào đó, nhóm này cũng 
quan tâm cung đường vận chuyển ngắn nhất, 
phương thức thuận tiện nhất để có giá thành vật 
liệu rẻ. Nói tóm lại, họ có định hướng tập trung 
vào khách hàng, có động lực quan tâm đến các 
nhân tố khác cao hơn các doanh nghiệp nhóm 
1. Điều này cũng khá hợp lý để giải thích tại 
sao các doanh nghiệp thuộc nhóm 2 có giá trị 
trung bình của các nhân tố thỏa mãn khách 
hàng, hiệu quả tài chính và hiệu quả vận hành 
cao hơn hẳn nhóm 1. 
Mặt khác, cả hai nhóm đều ít quan tâm 
đến việc chuẩn hóa các thành phần tạo nên sản 
phẩm vì họ cho rằng các công trình rất đa dạng 
về hình dáng, kích thước, kết cấu nên khó 
chuẩn hóa. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 
thương mại điện tử và giao dịch quốc tế không 
phải là mục tiêu cơ bản cả hai nhóm với giá trị 
trung bình cả hai nhóm đều thấp nhất trong số 
các nhân tố. 
Dựa trên đặc điểm của từng nhóm nhân 
tố, ba nhóm nhân tố cuối cùng gồm sự thỏa 
mãn khách hàng, hiệu quả tài chính và hiệu 
quả vận hành là ba nhóm nhân tố quan trọng 
mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt 
được. Chính vì thế, để nâng cao hiệu quả thực 
hiện của ba nhân tố này, doanh nghiệp phải cải 
thiện từ các nhân tố còn lại. 
Quá trình cải tiến các nhân tố được thực 
hiện qua hai bước: bước thứ nhất thực hiện cải 
tiến các nhân tố trong nhóm 1 để có thể đạt 
mức độ thực hiện như nhóm 2 và bước hai tiến 
hành cải tiến chung để nâng cao năng lực cạnh 
tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong 
ngành xây dựng. Cụ thể: 
Các doanh nghiệp nhóm 1 nên tiến hành 
tìm hiểu nhu cầu khách hàng thông qua khảo 
sát thị trường hoặc từ thông tin thứ cấp để thiết 
kế sản phẩm/ dịch vụ phù hợp. Ngoài ra, cần 
chú ý quan tâm đến chất lượng nhà cung cấp, 
phát triển mối quan hệ bền vững, lâu dài với 
một số ít nhà cung cấp (khoảng từ hai đến ba 
nhà cung cấp cho cùng một loại nguyên vật 
liệu đầu vào) nhằm làm tăng tính ổn định của 
chất lượng sản phẩm và giảm chi phí tìm kiếm, 
đánh giá nhà cung cấp mới. Thêm vào đó, các 
doanh nghiệp phải xây dựng được quy trình 
công việc cho từng hoạt động chính của công 
ty, giao cho nhân viên nhiều quyền hơn, đào 
tạo cho nhân viên tính đa năng để có đảm nhận 
nhiều vị trí công việc khác nhau. 
Đối với nhóm 2, công tác tập trung vào 
khách hàng phải được truyền đạt thông suốt 
đến nhà cung cấp, đến đối tác kinh doanh của 
công ty để đảm bảo chất lượng sản phẩm/ dịch 
vụ đạt yêu cầu của khác hàng. Bên cạnh đó, 
các công ty cần phát triển mối quan hệ chặt 
chẽ hơn với nhà cung cấp đã chọn thông qua 
việc tham gia vào quy trình sản xuất sản phẩm 
của nhà cung cấp hoặc đầu tư chéo để kiểm 
soát chất lượng cung ứng tốt hơn. Thực hiện 
thống kê kiểm soát lỗi sản phẩm, quy trình. 
Nâng cao khả năng dự báo nhu cầu và bố trí 
trụ sở, kho bãi gần nguồn khách hàng. Và một 
điều rất quan trọng, tạo môi trường học tập tốt 
để nhân viên có cơ hội phát triển bản thân, 
đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. 
Phân nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây dựng 
84 
Giao dịch quốc tế và Thương mại điện tử 
là hai yếu tố ít được quan tâm nhất ở các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xây 
dựng. Tuy nhiên, khi Việt Nam thâm nhập sâu 
rộng với thị trường thế giới thì việc áp dụng 
thương mại điện tử và giao dịch quốc tế là rất 
cần thiết. 
6. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu đã thực hiện phân nhóm các 
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành xây 
dựng ở TPHCM theo các nhân tố liên quan tới 
đặc điểm và động lực công ty. Kết quả phân 
nhóm theo phương pháp Two-step và được 
kiểm định lại bằng phương pháp thứ bậc và K-
mean hình thành hai nhóm riêng biệt. Xét về 
giá trị trung bình của tất cả các nhân tố thì 
nhóm 2 cao hơn nhóm 1. Vì vậy có thể kết 
luận, về mặt tổng thể, các doanh nghiệp trong 
nhóm 2 thực hiện tốt hơn nhóm 1. Dựa trên 
đặc điểm của từng nhóm nhân tố, sự thỏa mãn 
khách hàng, hiệu quả tài chính và hiệu quả vận 
hành là ba nhóm quan trọng mà bất kỳ doanh 
nghiệp nào cũng hướng tới. Đây là ba nhóm 
nhân tố liên quan đến đầu ra của doanh nghiệp. 
Để cải thiện được những yếu tố này, doanh 
nghiệp cần quan tâm, cải thiện từ các nhân tố 
tác động lên chúng. Quá trình cải tiến các nhân 
tố được đề nghị nên thực hiện qua hai bước: 
bước một là cải tiến các nhân tố trong nhóm 1 
để có thể đạt mức độ thực hiện như nhóm 2. 
Bước hai, tiến hành cải tiến chung để nâng cao 
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và 
nhỏ trong ngành xây dựng. 
Nghiên cứu được kỳ vọng giúp các nhà 
quản lý, các nhà hoạch định chính sách, nhà tư 
vấn nắm rõ đặc điểm của từng nhóm doanh 
nghiệp vừa và nhỏ của ngành xây dựng để có 
những chính sách hỗ trợ hợp lý, hiệu quả và 
kịp thời. 
Bên cạnh kết quả đạt được, nghiên cứu 
còn những tồn tại gợi mở cho các nghiên cứu 
tiếp theo: 
Thứ nhất, nghiên cứu chọn phương pháp 
lấy mẫu thuận tiện, do đó dữ liệu không hoàn 
toàn đại diện cho tổng thể. Các nghiên cứu tiếp 
theo có thể tiến hành lấy mẫu theo các phương 
pháp khác, như lấy mẫu phân tầng hay lấy mẫu 
theo cụm... 
Thứ hai, nghiên cứu này chỉ tiến hành 
khảo sát trong lĩnh vực xây dựng mà chưa tính 
đến đến tác động của các yếu tố từ những lĩnh 
vực kinh tế khác. Vì vậy, các nghiên cứu tiếp 
theo có thể xem xét trong một tổng thể rộng 
hơn với mối tương quan với các lĩnh vực kinh 
tế khác có liên quan. 
Nghiên cứu chỉ thực hiện trong khu vực 
TPHCM nên khi đề xuất các hàm ý quản lý có 
thể chưa thực sự phù hợp cho tình hình xây 
dựng ở những khu vực khác. Nếu có điều kiện 
nghiên cứu toàn diện hơn ở nhiều địa phương 
thì độ tin cậy nghiên cứu và tính hiệu quả của 
các hàm ý quản lý sẽ cao hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Alfred Marshall (1890), “Principles of Economics (8th ed.)”, London: Macmillan and Co. 
8th ed. 1920. 
2. Ariyawardana A and Bailey W.C (2003), “Strategic Group Formation: An Application 
Cluster Analysis”, Journal of Applied Statistics, Vol. 4, pp. 47-57. 
3. Birley S and Westhead P (1994), “A Taxonomy of Business Start-Up Reasons and Their 
Impact on Firm Growth and Size”, Journal of Business Venturing, Vol. 9, pp. 7-31. 
4. Cunningham W V and Maloney W F (2001), “Heterogeneity among Mexico’s Micro 
Enterprises: An Application of Factor and Cluster Analysis”, Economic Development and 
Cultural Change, University of Chicago Press, Vol. 50, No. (1), pp. 131-156. 
5. De Jong J P J and Marsili O (2006), “The Fruit Flies of Innovation: A Taxonomy of 
Innovative Small Firms”, Research Policy, Vol. 35, No. (2), pp. 213-229. 
 Tạp chí Đại học Công nghiệp 
85 
6. Duchesneau D (1987), “New Venture Success in an Emerging Industry”, Nova University, 
Dissertation. 
7. E. Mooi and M. Sarstedt (2011), “A Concise Guide to Market Research”, Springer-Verlag 
Berlin Heidelberg. DOI 10.1007/978-3-642-12541-6_9, #. 
8. Fort Lauderdale, FL.Entrialgo Montserrat (2002), “The Impact of the Alignment of 
Strategy and Managerial Characteristics on Spanish SMEs”, Journal of Small Business 
Management, Vol. 40, No. (3), pp. 260-270. 
9. Hubert Schmitz and Khalid Nadvi (1999), “Clustering and Industrialization: Introduction”, 
World Development, Vol. 27, No. (9), pp. 1503-1514, published by Elsevier Science ltd. all 
rights reserved printed in Great Britain, 2009. 
10. Michael Porter (1998), “Cluster and the new economics of competition”, Internet: 
11. Mika Pasanen (2003), “In Search of Factors Affecting SME Performance, The Case of 
Eastern Finland”, the Faculty of Business and Information Technology of the University of 
Kuopio for public examination in Auditorium, Microteknia building, University of Kuopio, 
on Saturday 29 Th, November 2003, at 12 noon. 
12. Professor Richard G.P. McMahon (2011), “Financial Slack Amongst Manufacturing Smes 
From Australia’s Business Longitudinal Survey: An Exploratory Study”, The Flinders 
University of South Australia, GPO Box 2100, Adelaide South Australia 5001, 2011. 
13. Robert W.Stuart and Pier A.Abetti (1990), “Impact Of Ewreneurial Andmanag-
Experience”, On Early Performance Northeastern University, 214 Hayden Hall, 360 
Huntington Avenue, Boston, MA 02115. 
14. Sharma, Dr Meena and Wadhawan, Pawan (2009), “A Cluster Analysis Study of Small and 
Medium Enterprises”, The IUP Journal of Management Research, Vol. 8, No. (10), pp. 7-
23, October 2009. Available at SSRN:  

File đính kèm:

  • pdfphan_nhom_cac_doanh_nghiep_vua_va_nho_trong_nganh_xay_dung_t.pdf