Phân loại người dùng Web sử dụng kỹ thuật so sánh chuỗi

Các chiến lược tiếp thị trên Internet dựa

trên hành vi người dùng đang nhận được sự

quan tâm ngày càng lớn của các doanh nghiệp

thương mại điện tử. Hoạt động của các chiến

lược dạng này dựa trên việc thích nghi ứng

dụng thương mại điện tử với hành vi người

dùng trong thời gian thực, khi họ đang truy cập

ứng dụng. Để đạt được mục đích này, các công

cụ tính toán nhanh sự tương tự giữa các phiên

truy cập là thiết yếu, nhằm xác định người

dùng thuộc nhóm tương ứng nào. Mức độ

tương tự này được sử dụng để gom nhóm các

phiên truy cập, và qua đó phân loại người dùng

web (Cooley, R. và cộng sự, 1997). Phiên truy

cập có thể được xem như chuỗi các sự kiện,

nên để đơn giản hóa phần trình bày trong bài

báo này, chúng tôi sử dụng chuỗi ký tự như AB-C-D-E để đại diện cho chuỗi các trang web

được thăm viếng trong phiên truy cập.

pdf 6 trang kimcuc 10020
Bạn đang xem tài liệu "Phân loại người dùng Web sử dụng kỹ thuật so sánh chuỗi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân loại người dùng Web sử dụng kỹ thuật so sánh chuỗi

Phân loại người dùng Web sử dụng kỹ thuật so sánh chuỗi
12 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 55 (4) 2017 
PHÂN LOẠI NGƯỜI DÙNG WEB SỬ DỤNG KỸ THUẬT 
SO SÁNH CHUỖI 
LƯU VĨNH TRUNG 
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh – trung.lv@ou.edu.vn 
(Ngày nhận: 17/03/2017; Ngày nhận lại: 11/04/2017; Ngày duyệt đăng: 08/05/2017) 
TÓM TẮT 
Ngày nay cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, nhu cầu tìm hiểu sở thích của người dùng để tối ưu 
hóa lợi nhuận ngày càng tăng. Sở thích được thể hiện qua hành vi của người dùng trong quá trình duyệt web hoặc 
các ứng dụng liên quan thương mại điện tử khác. Bài báo này trình bày cách tiếp cận sử dụng kỹ thuật so sánh chuỗi 
trên các phiên duyệt web để đánh giá sự tương tự trong hành vi người dùng và phân loại họ. Kết quả phân loại này 
có thể sử dụng để dự đoán hành vi người dùng web trong thời gian thực, và có những đề xuất duyệt web phù hợp với 
từng loại người dùng. 
Từ khóa: Khai phá dữ liệu web; so sánh chuỗi; phân loại người dùng; thương mại điện tử. 
Web user segmentation using sequence alignment 
ABSTRACT 
 Nowadays, with the rapid advances in e-commerce, user interest understanding becomes more and more 
essential in order to benefit the business. Users reveal this kind of interest through their behavior during their 
sessions in e-commerce applications. In this paper, we present the approach using sequence alignment for web 
sessions to evaluate the user behavior similarity in order to segment them. The segmentation result is applicable for 
real-time web prediction and recommendation. 
Keywords: Web mining; sequence alignment; user segmentation; e-commerce. 
1. Giới thiệu 
Các chiến lược tiếp thị trên Internet dựa 
trên hành vi người dùng đang nhận được sự 
quan tâm ngày càng lớn của các doanh nghiệp 
thương mại điện tử. Hoạt động của các chiến 
lược dạng này dựa trên việc thích nghi ứng 
dụng thương mại điện tử với hành vi người 
dùng trong thời gian thực, khi họ đang truy cập 
ứng dụng. Để đạt được mục đích này, các công 
cụ tính toán nhanh sự tương tự giữa các phiên 
truy cập là thiết yếu, nhằm xác định người 
dùng thuộc nhóm tương ứng nào. Mức độ 
tương tự này được sử dụng để gom nhóm các 
phiên truy cập, và qua đó phân loại người dùng 
web (Cooley, R. và cộng sự, 1997). Phiên truy 
cập có thể được xem như chuỗi các sự kiện, 
nên để đơn giản hóa phần trình bày trong bài 
báo này, chúng tôi sử dụng chuỗi ký tự như A-
B-C-D-E để đại diện cho chuỗi các trang web 
được thăm viếng trong phiên truy cập. 
Kỹ thuật so sánh chuỗi đã được ứng dụng 
từ rất lâu trong Công nghệ Sinh học và các 
ngành liên quan, nhằm tìm ra những đoạn 
tương tự nhau giữa các chuỗi RNA, ADN 
hoặc protein (Hình 1). Hai hướng tiếp cận 
chính trong kỹ thuật này là so sánh toàn cục 
(global alignment) và so sánh cục bộ (local 
alignment) để đánh giá một cách toàn diện sự 
tương tự giữa các chuỗi. Hai thuật toán tiêu 
biểu và được áp dụng rộng rãi, lần lượt đại 
diện cho so sánh toàn cục và cục bộ là 
Needleman-Wunsh (Needleman, S.B. và cộng 
sự, 1970) và Smith-Waterman (Smith, T.F., 
1981; Zahid, S.K., 2015). 
 KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 13 
Hình 1. So sánh các chuỗi trong Công nghệ Sinh học nhằm phát hiện mức độ tương tự 
2. Phương pháp nghiên cứu 
Như đã đề cập, so sánh toàn cục và so 
sánh cục bộ đánh giá mức độ tương tự của các 
chuỗi theo những cách khác nhau. 
Needleman-Wunsh (NW) có xu hướng tìm 
kiếm sự tương tự tổng quát trên suốt chiều dài 
của các chuỗi, vì vậy thuật toán này rất hiệu 
quả trên các chuỗi có chiều dài tương đương 
nhau (Hình 2). Smith-Waterman (SW), ngược 
lại, tập trung vào những vùng tương tự giữa 
hai chuỗi nên thích hợp với các chuỗi có chiều 
dài chênh lệch (Hình 3). 
Hình 2. So sánh chuỗi toàn cục 
Hình 3. So sánh chuỗi cục bộ 
Trong bài báo này, để đánh giá mức độ 
tương tự giữa hai chuỗi cho từng thuật toán, 
chúng tôi dùng thang đo +1 cho cặp phần tử 
giống nhau và -1 cho cặp phần tử khác nhau 
khi so sánh chuỗi sử dụng NW. Với SW, 
thang đo tương ứng là +2 và -1 tương ứng, vì 
SW tập trung vào những vùng tương tự rời rạc 
giữa hai chuỗi. Với thang đo này, sự khác biệt 
trong cách so sánh chuỗi được thể hiện rõ 
trong các ví dụ sau (Hình 4, 5, 6, 7, 8): 
Hình 4. So sánh hai chuỗi có độ dài chênh lệch có một phần tử tương tự, kết quả SW = 2 
Hình 5. So sánh hai chuỗi trùng lặp, 
kết quả NW = 2 
Hình 6. So sánh hai chuỗi có độ dài như nhau 
có các phần tử tương tự, kết quả NW = 2 
ABABCDEFGHGH
A_ _BC_EFG_ GH 
ABABCDEF_GHGH
_ _ABC_EFGGH_ _ 
ABCDEFGHIJK
A 
AB
AB 
ABCD
ABCE 
14 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 55 (4) 2017 
Cặp chuỗi trong hình 4 có độ dài rất 
chênh lệch và chỉ có một phần tử chung. 
Trong khi hai cặp chuỗi trong hình 5 và 6 có 
độ dài tương đương và có nội dung trùng lặp 
hoặc nhiều phần tử tương tự. Tuy nhiên đánh 
giá về độ tương tự của của SW cho cặp 
chuỗi hình 4 và của NW cho hai cặp chuỗi 
hình 5 và 6 là giống nhau. Điều này cho thấy 
sự khác biệt của hai thuật toán trong đánh 
giá độ tương tự của các cặp chuỗi. Một ví dụ 
khác về sự khác biệt này được trình bày tại 
hình 7 và 8. Hai cặp chuỗi đều có điểm NW 
= 0, nhưng điểm SW của cặp chuỗi hình 7 
(4) cao hơn cặp chuỗi hình 8 (3) vì độ liên 
tục của các phần tử tương tự trong hình 7 
cao hơn. 
Hình 7. So sánh hai chuỗi có độ dài 
tương đương có các phần tử tương tự 
theo thứ tự, kết quả SW = 4, NW = 0 
Hình 8. So sánh hai chuỗi có độ dài tương 
đương có các phần tử tương tự theo thứ tự, 
kết quả SW = 3, NW = 0 
Cặp chuỗi để so sánh có độ dài càng khác 
biệt, NW càng cho thấy sự không phù hợp của 
thuật giải này trong việc đánh giá độ tương tự. 
Như trình bày tại Bảng 1, NW đánh giá cặp 
(ABC, BCD) có độ tương tự thấp hơn (ABC, 
ABCDEFGHIJKLMNO). Do đó, NW cần 
được kết hợp với thuật giải khác tập trung vào 
sự tương tự cục bộ để có được kết quả tối ưu 
và phù hợp với ngữ cảnh của các phiên truy 
cập trên web. 
Bảng 1 
Độ tương tự đo bởi NW trên một số cặp chuỗi có độ dài khác biệt nhau 
 ABCDEFGHIJKLMNO ABC BCD ABCDPFQHRJSLTNU AAAAAAAAABCD 
ABCDEFGHIJKLMNO 3.0 3.0 3.0 -10.2 
ABC 3.0 0 3.0 2.99 
BCD 3.0 0 3.0 2.99 
ABCDPFQHRJSLTNU 3.0 3.0 3.0 -10.2 
AAAAAAAAABCD -10.2 2.99 2.99 -10.2 
Chúng tôi đề xuất một sự kết hợp giữa NW 
và SW trong việc đánh giá sự tương tự giữa các 
cặp chuỗi đại diện cho phiên truy cập web của 
người dùng. Để chứng minh cho ưu điểm của sự 
kết hợp NW và SW thay vì ứng dụng riêng lẻ, 
chúng tôi đưa ra kết quả về độ tinh khiết (purity) 
của cụm (cluster) trong ba trường hợp: 
1. Ứng dụng NW 
2. Ứng dụng SW 
3. Ứng dụng kết hợp NW và SW. 
Độ tinh khiết của cụm cho thấy hiệu quả 
của thuật toán phân cụm. Thuật toán càng 
hiệu quả, các phần tử của cụm càng đồng 
nhất, độ tinh khiết của cụm càng cao. Hình 9 
minh họa độ tinh khiết của ba cụm, với các 
phần tử đồng nhất có màu giống nhau. 
ABCD
XBCY 
ABDC
XBYC
 KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 15 
 Hình 9. Purity = 5/6 Purity = 4/6 Purity = 3/5 
3. Kết quả 
Như đề xuất trong phần trước, chúng tôi 
thực nghiệm các ứng dụng riêng lẻ và kết hợp 
của NW và SW trên dữ liệu người dùng được 
trích xuất từ website 
fonderie.uha.fr/. Dịch vụ được triển khai phía 
back-end của trang web này cho phép thu thập 
dữ liệu của các phiên truy cập, như các trang 
được thăm viếng, thời gian, thời điểm 
tương ứng, và trả về log file với các định dạng 
như .csv, .txt Log file được làm sạch 
(cleaning) để loại trừ dữ liệu bị lỗi/không hợp 
lệ trước khi áp dụng các thuật toán clustering 
phân cụm. Log file bao gồm nhiều phiên truy 
cập, mỗi phiên chứa ít nhất một trang web 
được viếng thăm, sau đây là ví dụ rút gọn của 
một phiên truy cập được ghi nhận trên log 
file: 
Mã phiên truy cập URLs 
000001  
000001  
000001  
000001  
Để tăng hiệu quả của thuật toán clustering 
và số lượng URL có thể xử lý, các URL sẽ 
được đại diện bằng các chữ số. Ví dụ, phiên 
truy cập 000001 trên bao gồm 4 URL 
1_2_3_4. Kết quả độ tinh khiết của cụm, sau 
khi ứng dụng riêng lẻ và kết hợp NW và SW 
trên log file gồm 2000 phiên truy cập, được 
trình bày tại Bảng 2: 
Bảng 2 
Kết quả độ tinh khiết của cụm qua các ứng dụng riêng lẻ và kết hợp NW và SW 
 Điểm NW > ¼ 
độ dài chuỗi dài 
hơn 
Điểm SW gấp đôi 
độ dài chuỗi ngắn 
hơn 
Điểm NW > ¼ độ dài chuỗi 
dài hơn và điểm SW gấp đôi 
độ dài chuỗi ngắn hơn 
Độ tinh khiết 
của cụm 
81% 63% 92% 
16 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 55 (4) 2017 
Hình 10, 11, 12 lần lượt minh họa kết quả 
phân cụm bằng NW, SW và kết hợp NW và 
SW trên dữ liệu gồm 32 phiên truy cập đại 
diện. Sau khi áp dụng NW và SW riêng lẻ và 
kết hợp như bộ lọc, số phiên truy cập tương 
ứng trên hình 10, 11, 12 lần lượt là 26, 32 và 
23. Việc áp dụng NW khiến các phiên truy 
cập tương tự nhau một cách toàn cục, nhưng 
10_8_1_ 9_ 2_ 4 hoặc 1_ 2_ 3_ 4_ 5 là ví dụ 
về sự không tương tự cục bộ so với các phiên 
truy cập khác. Ngược lại, SW khiến 10_ 1_ 
12_ 13_ 4_ 9_ 14, 9_3_4, 11_11_11, 
10_8_15_10, 10_8_1_9_2_4 là những phiên 
truy cập không có sự tương tự toàn cục so với 
các phiên còn lại, xuất hiện trong các phân 
cụm. Còn sự kết hợp giữa NW và SW tối ưu 
hơn trong việc gom nhóm các phiên truy cập, 
số phiên ít hơn nhưng chọn lọc được các 
phiên tương tự nhau về toàn cục cũng như 
cục bộ. 
Hình 10. Kết quả phân cụm bằng hierarchical clustering khi điểm NW > ¼ độ dài chuỗi dài hơn 
Hình 11. Kết quả phân cụm bằng hierarchical clustering khi điểm SW gấp đôi độ dài chuỗi ngắn hơn 
 KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ 17 
Hình 12. Kết quả phân cụm bằng hierarchical clustering khi điểm NW > ¼ độ dài chuỗi dài hơn 
và điểm SW gấp đôi độ dài chuỗi ngắn hơn. 
4. Kết luận 
Kỹ thuật so sánh chuỗi được sử dụng 
phổ biến Công nghệ Sinh học, cũng được 
ứng dụng trong việc phân cụm các phiên truy 
cập web để tìm các nhóm người dùng tương 
tự nhau (Wang và cộng sự, 2002). Tuy nhiên, 
vì kỹ thuật so sánh chuỗi vốn không được tạo 
ra để sử dụng trên dữ liệu web, nó cần phải 
được phát triển tối ưu cho mục tiêu này. 
Cách tiếp cận của chúng tôi dựa trên sự kết 
hợp của hai kỹ thuật so sánh chuỗi toàn cục 
và cục bộ, mà đại diện là Needleman-Wunsh 
và Smith-Waterman, qua thực nghiệm đã 
chứng tỏ sự hiệu quả và thực tế khi làm việc 
trên dữ liệu các phiên truy cập của người 
dùng web. 
Chúng tôi có kế hoạch phát triển một 
thang đo chính thức dựa trên sự kết hợp của 
hai kỹ thuật so sánh chuỗi toàn cục và cục bộ 
này, để việc phân cụm các phiên truy cập 
web, và qua đó tự động gom nhóm người 
dùng, được nhanh chóng và hiệu quả hơn với 
lượng dữ liệu ngày càng lớn từ các thiết bị sử 
dụng Internet phong phú hiện nay 
Tài liệu tham khảo 
Cooley, R., Mobasher, B., & Srivastava, J. (1997). Grouping web page references 
into transactions for mining world wide web browsing patterns. IEEE Knowledge and Data Engineering 
Exchange Workshop Proceedings, 2-9. 
Needleman, S.B., & Wunsch, C.D. (1970). A general method applicable to the search for similarities in the amino 
acid sequence of two proteins. Journal of molecular biology, 48(3), 443-453. 
Smith, T.F., & Waterman, M.S. (1981). Identification of common molecular subsequences. Journal of molecular 
biology, 147(1), 195-197. 
Wang, W., & Zaiane, O.R. (2002). Clustering web sessions by sequence alignment. Database and Expert Systems 
Applications Proceedings, 394-398. 
Zahid, S. K., Hasan, L., Khan, A. A., & Ullah, S. (2015). A novel structure of the Smith-Waterman Algorithm for 
efficient sequence alignment. Digital Information, Networking, and Wireless Communications, 6-9. 

File đính kèm:

  • pdfphan_loai_nguoi_dung_web_su_dung_ky_thuat_so_sanh_chuoi.pdf