Phân loại bloomtin
Nhớ
Ghi nhớ hoặc nhận biết thông tin.
Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy.
Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.
Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên.
Một ví dụ cho mức tư duy nhớ này là khi giáo viên yêu cầu học viên kể tên cấu trúc điều khiển .
Bạn đang xem tài liệu "Phân loại bloomtin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân loại bloomtin
Nhớ Ghi nhớ hoặc nhận biết thông tin. Nhớ là cần thiết cho tất các mức độ tư duy . Nhớ ở đây được hiểu là nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại . Những hoạt động tương ứng với mức độ biết có thể là xác định , đặt tên , liệt kê , đối chiếu hoặc gọi tên . Một ví dụ cho mức tư duy nhớ này là khi giáo viên yêu cầu học viên kể tên c ấu trúc điều khiển . Hiểu Hiểu là mức độ khá gần với nhớ nhưng ở đây học viên phải có khả năng hiểu thấu đáo ý nghĩa của kiến thức . Hiểu không đơn thuần là nhắc lại cái gì đó . Học viên phải có khả năng diễn đạt khái niệm theo ý hiểu của họ . Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu có thể là diễn giải , tổng kết , kể lại , viết lại theo cách hiểu của mình . Một ví dụ của mức độ hiểu đó là khi giáo viên yêu cầu học viên g iải thíc: T ại sao câu lệnh IF lại có cấu trúc rẽ nhánh? Là khả năng hiểu , diễn dịch , diễn giải , giải thích hoặc suy diễn . ( Dự đoán được kết quả ho ặc h ậu quả ). Vận dụng Vận dụng là bắt đầu của mức tư duy sáng tạo . Tức là vận dụng những gì đã học vào đời sống hoặc một tình huống mới . Vận dụng có thể được hiểu là khả năng sử dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể hay tình huống mới . Những hoạt động tương ứng với mức tư duy vận dụng có thể là chuẩn bị , sản xuất , giải quyết , vận hành hoặc theo một công thức. Một ví dụ: Giáo viên yêu cầu “ Sử dụng cấu trúc dữ liệu mảng và cấu trúc lặp h ãy viết chương trình nhập vào dãy số và sắp xếp tăng dần ” Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này sang dạng khác ( Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới ). Phân tích Ở mức độ này đòi hỏi khả năng phân loại . Phân tích là khả năng phân nhỏ đối tượng thành các hợp phần cấu thành để hiểu rõ hơn cấu trúc của nó . Các hoạt động liên quan đến mức độ phân tích có thể là vẽ biểu đồ , lập dàn ý, phân biệt hoặc chia nhỏ các thành phần . Một ví dụ của mức độ phân tích là khi giáo viên hỏi học sinh “ T ại sao phương pháp sắp xếp sử dụng mảng và câu lệnh lặp lại gọi là phương pháp sủi bọt ? ”. Là khả năng nhận biết chi tiết , phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thông tin hay tình huống , giải thích mối quan hệ giữa các thành phần đó . Tổng hợp Ở mức độ này học viên phải sử dụng những gì đã học để tạo ra hoặc sáng tạo một cái gì đó hoàn toàn mới . Tổng hợp liên quan đến khả năng kết hợp các phần cùng nhau để tạo một dạng mới . Các hoạt động liên quan đến mức độ tổng hợp có thể gồm : thiết kế , đặt kế hoạch , tạo hoặc sáng tác . Một ví dụ hoạt động ở mức độ tổng hợp đó là khi giáo viên yêu cầu học sinh “ L àm thế nào nhập vào một dãy số và tính tổng ? ” Là khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể/sự vật lớn . Đánh giá Đánh giá là khả năng phán xét giá trị của đối tượng . Để sử dụng đúng mức độ này , học viên phải có khả năng giải thích tại sao sử dụng những lập luận giá trị để bảo vệ quan điểm . Những hoạt động liên quan đến mức độ đánh giá có thể là : biện minh , phê bình hoặc rút ra kết luận . Một ví dụ liên quan đến mức độ đánh giá là khi giáo viên hỏi học sinh ưu và nhược điểm của phương pháp tính tổng dãy số sử dụng mảng ? Là khả năng phán xét giá trị hoặc sử dụng thông tin theo các tiêu chí thích hợp . ( Hỗ trợ đánh giá bằng lý do/ lập luận ).
File đính kèm:
- phan_loai_bloomtin.ppt