Phân biệt PR và quảng cáo

PR và Quảng cáo là hai lĩnh vực rất khác nhau nhưng lại hay bị coi là giống

nhau, thậm chí bị coi là một. Vậy làm thế nào để phân biệt được như thế nào

là Pr, như thế nào là Quảng cáo, hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ về 2 lĩnh vực

này để các bạn có thể hiểu thêm về nó và không bị nhầm lẫn giũa chúng vs

nhau.

Trước hết, về định nghĩa:

có rất nhiều định nghiã về Pr,

Theo Học Viện Quan Hệ Công Chúng (IPR) : “Quan Hệ Công Chúng là những nỗ

lực liên tục để thiết lập kế hoạch và duy trì liên tục nhằm xây dựng và giám sát

những thiện chí cũng như sự thấu hiểu giữa một tổ chức với cộng đồng của nó.”

Theo Edward L.Bernays: “ QHCC là nỗ lực, bằng thông tin, thuyết phục và

thích nghi, nhằm thúc đẩy sự ủng hộ của công chúng đối vs 1 hđộng, sự

nghiệp, phong trào hoặc thể chế”.

pdf 6 trang kimcuc 18920
Bạn đang xem tài liệu "Phân biệt PR và quảng cáo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân biệt PR và quảng cáo

Phân biệt PR và quảng cáo
Phân biệt PR và Quảng cáo 
PR và Quảng cáo là hai lĩnh vực rất khác nhau nhưng lại hay bị coi là giống 
nhau, thậm chí bị coi là một. Vậy làm thế nào để phân biệt được như thế nào 
là Pr, như thế nào là Quảng cáo, hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ về 2 lĩnh vực 
này để các bạn có thể hiểu thêm về nó và không bị nhầm lẫn giũa chúng vs 
nhau. 
Trước hết, về định nghĩa: 
 có rất nhiều định nghiã về Pr, 
Theo Học Viện Quan Hệ Công Chúng (IPR) : “Quan Hệ Công Chúng là những nỗ 
lực liên tục để thiết lập kế hoạch và duy trì liên tục nhằm xây dựng và giám sát 
những thiện chí cũng như sự thấu hiểu giữa một tổ chức với cộng đồng của nó.” 
Theo Edward L.Bernays: “ QHCC là nỗ lực, bằng thông tin, thuyết phục và 
thích nghi, nhằm thúc đẩy sự ủng hộ của công chúng đối vs 1 hđộng, sự 
nghiệp, phong trào hoặc thể chế”.. 
1 số định nghĩa của Frank Jefkins , Tuyên bố Mexicô . 
Ta có thể hiểu: “Pr là việc quản lý truyền thông nhằm xây dựng, duy trì mối 
quan hệ tốt đẹp giữa một tổ chức, một cá nhân vs công chúng của họ. Từ đó 
mà tạo ra hình ảnh tố đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin và thái độ của 
công chúng vs tổ chức và cá nhân theo hướng có lợi nhất” 
Quảng cáo: 
Theo Philip Kotler: “ Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực 
tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và 
xác định rõ nguồn kinh phí” 
Như vậy, Quảng cáo và Pr giống nhau ở chỗ đều là một quá trình truyền 
thông đến công chúng nhằm giói thiệu hàng hóa dịch vụ, hnhf ảnh của một 
tổ chức, doanh nghệp. Đó là quá trình đưa các thông điệp qua các phương 
tiện truyền tin tác dộng vào đối tượng, tạo nên tình cảm và ấn tượng tốt đẹp 
trong họ, củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động có lợ cho người đưa thông 
tin. 
Tuy nhiên ta có thấy rõ điểm khác biệt giửa Pr vs QC như sau: 
1. Mục đích, chức năng nhiệm vụ: 
-QC: Đưa thông tin làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, để 
họ trở thành khách hàng của mình. Nhằm kích thích tiêu thụ sản 
phẩm, hàng hóa, dịch vụ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho 
doanh nghiệp. 
-PR: Đưa thông tin làm thay đổi nhận thức của công chúng về 
doanh nghiệp. Xây dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho các tổ 
chức 
2. Tính qua lại của thông tin: 
-QC: Truyền tải thông tin từ nhà sản xuất, knh doanh đến khách 
hàng mục tiêu. Quá trình thông tin mang tính chất một chiều. 
-PR: Thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp đối nội, 
đối ngoại của một tổ chức, có tầm bao quát rộng hơn và thông tin 
mang tính hai chiều 
3. Tính trung thực của thông tin: 
-QC: Thông tin của chính các nhà kinh doanh nói về mình, mang 
tính thương mại.Có những thông tin không đáng tin cậy. 
-PR: Thông tin là của bên thứ 3, của giói truyền thông mói về tổ 
chức nên nó mang tính gián tiếp và phi thương mại. Có độ tin cậy 
cao hơn 
4. Hình thức truyền tải thông tin: 
-QC: Linh hoạt, đa dạng, rất phong phú, phát huy được tính sáng 
tạo của người làm Quảng cáo 
-PR: Thông tin mang tính chuẩn mực và nghiêm túc, phát huy 
được khả năng nắm bắt thông tin và tạo ra dư luận của ngươi làm 
PR. 
5. Sự kiểm soát thông tin: 
-QC: Có thể kiểm soát thông tin được một cách dễ dàng để đảm 
bảo tính thống nhất khi truyền tin trên các phương tiện khác nhau. 
Doanh nghiệp hay công ty có quyền quyết định thời điểm, nội 
dung và cách thức thông điệp quảng cáo được phát đến công 
chúng. 
-PR: Không kiểm soát được thông tin. Mặt khác thông tin thường 
thiếu nhất quán, do nhiều người tiếp cận thông tin theo các góc độ 
và quan điểm khác nhau. 
6. Chi phí: 
-QC: Là hình thức truyền thông phả trả tiền, chi phí cho hoạt động 
quảng cáo rất tốn kém 
-PR: Là hình thức truyền thông không phải trả tiền, chi phí cho 
hoạt động PR đỡ tốn kém hơn. 
7. Thời hạn: 
-QC: Được lặp lại nhiều lần nhằm củng cố niềm tin khách hàng 
-PR: Thông tin không được lặp lại nhiều lần nên thiếu tính khắc 
họa. 
8. Đối tượng sử dụng: 
-QC: Chủ yếu dành cho các doanh nghiệp 
 - PR: Có thể sử dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân. 
9. Đối tượng tác động: 
 -QC: Thông tin hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. 
-PR: Thông tn lan tỏa đến nhiều đố tượng công chúng rộng rãi 
(nhân viên, nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà phân phố, cộng đồng). 
10. Quy mô: 
-QC: Quy mô nhỏ hơn, thường chỉ quảng cáo cho một lĩnh vực, 
một sản phẩm. 
 -PR: Quy mô rộng, có tầm bao quát hơn. 
11. Hiệu quả: 
-QC: Thường thấy trực tiếp và nhanh hơn. 
-PR: Không thể đo trong tức thì. 
 12. Mối quan hệ với khách hàng: 
 -QC: Thường chỉ quan tâm đến khách hàng trực tiếp. 
 -PR: Quan tâm đến cả mối quan hệ xung quanh đó, hoạt động trước 
và sau bán hàng 
13. Tính chất công việc: 
 -QC: Thường làm việc trong nhà, không bao giờ tiếp xúc trực tiếp 
với khách hàng 
 -PR: Thường làm việc bên ngoài, tiếp xúc với mọi đối tượng. 
Trên đây là toàn bộ những điểm khác biệt giữa PR và QC. .. 
Đây chỉ là những ý cơ bản nhất trong bai.. có j thiếu sót, mọi ng` bổ sung 
. 

File đính kèm:

  • pdfphan_biet_pr_va_quang_cao.pdf