Ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh

Subject (chủ ngữ):

Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ

thường là một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase - một nhóm từ kết thúc

bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ).

Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ.

Chú ý rằng mọi câu trong tiếng Anh đều có chủ ngữ (Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được

ngầm hiểu là người nghe. Ví dụ: “Don't move!” = Đứng im!).

Milk is delicious. (một danh từ)

That new, red car is mine. (một ngữ danh từ)

Đôi khi câu không có chủ ngữ thật sự, trong trường hợp đó, It hoặc There đóng vai trò chủ

ngữ giả.

It is a nice day today.

There are a fire in that building.

There were many students in the room.

It is the fact that the earth goes around the sun.

pdf 129 trang kimcuc 7260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh

Ôn tập ngữ pháp Tiếng Anh
Tài liệu sưu tầm 1 
Ôn tập ngữ pháp tiếng Anh 
1. Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh: 
Một câu trong tiếng Anh thường bao gồm các thành phần sau đây: 
Ví dụ: 
SUBJECT VERB COMPLEMENT MODIFIER 
John and I ate a pizza last night. 
We studied "present perfect" last week. 
He runs very fast. 
I like walking. 
1.1 Subject (chủ ngữ): 
Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ 
thường là một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase - một nhóm từ kết thúc 
bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ). 
Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ. 
Chú ý rằng mọi câu trong tiếng Anh đều có chủ ngữ (Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được 
ngầm hiểu là người nghe. Ví dụ: “Don't move!” = Đứng im!). 
 Milk is delicious. (một danh từ) 
 That new, red car is mine. (một ngữ danh từ) 
Đôi khi câu không có chủ ngữ thật sự, trong trường hợp đó, It hoặc There đóng vai trò chủ 
ngữ giả. 
 It is a nice day today. 
 There are a fire in that building. 
 There were many students in the room. 
 It is the fact that the earth goes around the sun. 
1.2 Verb (động từ): 
Động từ là từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Mọi câu đều phải có động từ. Nó có 
thể là một từ đơn hoặc một ngữ động từ. Ngữ động từ (verb phrase) là một nhóm từ gồm một 
hoặc nhiều trợ động từ (auxiliary) và một động từ chính. 
 I love you. (chỉ hành động) 
Tài liệu sưu tầm 2 
 Chilli is hot. (chỉ trạng thái) 
 I have seen the movie three times before. (auxiliary: have; main verb: seen) 
 I am going to Sai Gon tomorrow. (auxiliary: am; main verb: going) 
1.3 Complement (vị ngữ): 
Vị ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng tác động của chủ ngữ. Cũng giống như chủ ngữ, vị 
ngữ thường là danh từ hoặc ngữ danh từ không bắt đầu bằng giới từ, tuy nhiên vị ngữ thường 
đứng sau động từ. Không phải câu nào cũng có complement. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi 
What? hoặc Whom? 
 John bought a car yesterday. (What did John buy?) 
 Jill wants to drink some water. (What does he want to drink?) 
 She saw John at the movie last night. (Whom did she see at the movie?) 
1.4 Modifier (trạng từ): 
Trạng từ là từ hoặc cụm từ chỉ thời gian, địa điểm hoặc cách thức của hành động. Không phải 
câu nào cũng có trạng từ. Chúng thường là các cụm giới từ (prepositional phrase), phó từ 
(adverb) hoặc một cụm phó từ (adverbial phrase). Chúng trả lời câu hỏi When?, Where? hoặc 
How? Một cụm giới từ là một cụm từ bắt đầu bằng một giới từ và kết thúc bằng một danh từ 
(VD: in the morning, on the table,...). Nếu có nhiều trạng từ trong câu thì trạng từ chỉ thời 
gian thường đi sau cùng. 
 John bought a book at the bookstore. (Where did John buy a book?) 
 She saw John at the movie last night. (Where did she see John? When did she see him?) 
 She drives very fast. (How does she drive?) 
Chú ý rằng trạng từ thường đi sau vị ngữ nhưng không nhất thiết. Tuy nhiên trạng từ là cụm 
giới từ không được nằm giữa động từ và vị ngữ. 
 She drove on the street her new car. (Sai) 
 She drove her new car on the street. (Đúng) 
2. Noun phrase (ngữ danh từ) 
2.1 Danh từ đếm được và không đếm được (Count noun/ Non-count noun): 
· Danh từ đếm được: Là danh từ có thể dùng được với số đếm, do đó nó có 2 hình thái số ít 
và số nhiều. Nó dùng được với a hay với the. VD: one book, two books, ... 
· Danh từ không đếm được: Không dùng được với số đếm, do đó nó không có hình thái số 
ít, số nhiều. Nó không thể dùng được với a, còn the chỉ trong một số trường hợp đặc biệt. 
VD: milk (sữa). Bạn không thể nói "one milk", "two milks" ... (Một số vật chất không đếm 
được có thể được chứa trong các bình đựng, bao bì... đếm được. VD: one glass of milk - một 
cốc sữa). 
· Một số danh từ đếm được có hình thái số nhiều đặc biệt. VD: person - people; child - 
Tài liệu sưu tầm 3 
children; tooth – teeth; foot – feet; mouse – mice ... 
· Một số danh từ đếm được có dạng số ít/ số nhiều như nhau chỉ phân biệt bằng có "a" và 
không có "a": 
an aircraft/ aircraft; a sheep/ sheep; a fish/ fish. 
· Một số các danh từ không đếm được như food, meat, money, sand, water ... đôi khi được 
dùng như các danh từ số nhiều để chỉ các dạng, loại khác nhau của vật liệu đó. 
 This is one of the foods that my doctor wants me to eat. 
· Danh từ "time" nếu dùng với nghĩa là "thời gian" là không đếm được nhưng khi dùng với 
nghĩa là "thời đại" hay "số lần" là danh từ đếm được. 
 You have spent too much time on that homework. (thời gian, không đếm được) 
 I have seen that movie three times before. (số lần, đếm được) 
Bảng sau là các định ngữ dùng được với các danh từ đếm được và không đếm được. 
WITH COUNT NOUN WITH NON-COUNT NOUN 
a(n), the, some, any the, some, any 
this, that, these, those this, that 
none, one, two, three,... None 
many 
a lot of 
a [large / great] number of 
(a) few 
fewer... than 
more....than 
much (thường dùng trong câu phủ định, câu 
hỏi) 
a lot of 
a large amount of 
(a) little 
less....than 
more....than 
Một số từ không đếm được nên biết: 
sand 
food 
meat 
water 
money 
news 
measles (bệnh sởi) 
soap 
information 
air 
mumps (bệnh quai bị) 
economics 
physics 
mathematics 
politics 
homework 
Note: advertising là danh từ không đếm được nhưng advertisement là danh từ đếm được, chỉ 
một quảng cáo cụ thể nào đó. 
 There are too many advertisements during TV shows. 
2.2 Cách dùng quán từ không xác định "a" và "an" 
Dùng a hoặc an trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng 
trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước. 
Tài liệu sưu tầm 4 
 A ball is round. (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng) 
 I saw a boy in the street. (chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trước đó) 
2.2.1 Dùng “an” với: 
Quán từ an được dùng trước từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải 
trong cách viết). Bao gồm: 
· Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm a, e, i, o: an aircraft, an empty glass, an object 
· Một số từ bắt đầu bằng u, y: an uncle, an umbrella 
· Một số từ bắt đầu bằng h câm: an heir, haft an hour 
· Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P 
2.2.2 Dùng “a” với: 
Dùng a trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số 
trường hợp bắt đầu bằng u, y, h. VD: a house, a university, a home party, a heavy load, a 
uniform, a union, a year income,... 
· Đứng trước một danh từ mở đầu bằng "uni..." phải dùng "a" (a university/ a uniform/ 
universal/ union) (Europe, eulogy (lời ca ngợi), euphemism (lối nói trại), eucalyptus (cây 
khuynh diệp) 
· Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a 
dozen. 
· Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như a/one hundred - 
a/one thousand. 
· Dùng trước "half" (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo and a half, hay 
khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half - share, 
a half - holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày). 
· Dùng với các đơn vị phân số như 1/3 a/one third - 1/5 a /one fifth. 
· Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: $5 a kilo, 60 kilometers an hour, 4 times a 
day. 
2.3 Cách dùng quán từ xác định "The" 
Dùng the trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí hoặc đã 
được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông, ai cũng biết. 
The boy in the corner is my friend. (Cả người nói và người nghe đều biết đó là cậu bé nào) 
The earth is round. (Chỉ có một trái đất, ai cũng biết) 
Với danh từ không đếm được, dùng the nếu nói đến một vật cụ thể, không dùng the nếu nói 
chung. 
 Sugar is sweet. (Chỉ các loại đường nói chung) 
 The sugar on the table is from Cuba. (Cụ thể là đường ở trên bàn) 
Với danh từ đếm được số nhiều, khi chúng có nghĩa đại diện chung cho một lớp các vật cùng 
Tài liệu sưu tầm 5 
loại thì cũng không dùng the. 
 Oranges are green until they ripen. (Cam nói chung) 
 Athletes should follow a well-balanced diet. (Vận động viên nói chung) 
2.3.1 Sau đây là một số trường hợp thông dụng dùng The theo quy tắc trên: 
· The + danh từ + giới từ + danh từ: The girl in blue, the Gulf of Mexico. 
· Dùng trước những tính từ so sánh bậc nhất hoặc only: The only way, the best day. 
· Dùng cho những khoảng thời gian xác định (thập niên): In the 1990s 
· The + danh từ + đại từ quan hệ + mệnh đề phụ: The man to whom you have just spoken is 
the chairman. 
· The + danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật: The whale = whales 
(loài cá voi), the deep-freeze (thức ăn đông lạnh) . 
· Đối với man khi mang nghĩa "loài người" tuyệt đối không được dùng the: Since man lived 
on the earth ... (kể từ khi loài người sinh sống trên trái đất này) 
· Dùng trước một danh từ số ít để chỉ một nhóm, một hạng người nhất định trong xã hội: The 
small shopkeeper: Giới chủ tiệm nhỏ/ The top offcial: Giới quan chức cao cấp 
· The + adj: Tượng trưng cho một nhóm người, chúng không bao giờ được phép ở số nhiều 
nhưng được xem là các danh từ số nhiều. Do vậy động từ và đại từ đi cùng với chúng phải ở 
ngôi thứ 3 số nhiều: The old = The old people; 
 The old are often very hard in their moving 
· The + tên gọi các đội hợp xướng/ dàn nhạc cổ điển/ ban nhạc phổ thông: The Back Choir/ 
The Philharmonique Philadelphia Orchestra/ The Beatles. 
· The + tên gọi các tờ báo (không tạp chí)/ tàu biển/ các khinh khí cầu: The Times/ The 
Titanic/ The Hindenberg 
· The + họ của một gia đình ở số nhiều = gia đình nhà: The Smiths = Mr/ Mrs Smith and 
children 
· Thông thường không dùng the trước tên riêng trừ trường hợp có nhiều người hoặc vật cùng 
tên và người nói muốn ám chỉ một người cụ thể trong số đó: 
 There are three Sunsan Parkers in the telephone directory. The Sunsan Parker that I 
know lives on the First Avenue. 
· Tương tự, không dùng "the" trước bữa ăn: breakfast, lunch, dinner: 
 We ate breakfast at 8 am this morning. 
Trừ khi muốn ám chỉ một bữa ăn cụ thể: 
 The dinner that you invited me last week were delecious. 
· Không dùng "the" trước một số danh từ như home, bed, church, court, jail, prison, hospital, 
school, class, college, university v.v... khi nó đi với các động từ và giới từ chỉ chuyển động 
chỉ đi đến đó là mục đích chính hoặc ra khỏi đó cũng vì mục đích chính: 
Tài liệu sưu tầm 6 
 Students go to school everyday. 
 The patient was released from hospital. 
Nhưng nếu đến đó hoặc ra khỏi đó không vì mục đích chính thì dùng "the". 
 Students go to the school for a class party. 
 The doctor left the hospital for lunch. 
2.3.2 Bảng sử dụng "the" và không sử dụng "the" trong một số trường hợp điển hình 
Có "The" Không "The" 
+ Dùng trước tên các đại dương, sông ngòi, 
biển, vịnh và các cụm hồ (số nhiều) 
The Red Sea, the Atlantic Ocean, the Persian 
Gufl, the Great Lakes 
+ Trước tên các dãy núi: 
The Rocky Mountains 
+ Trước tên những vật thể duy nhất trong vũ 
trụ hoặc trên thế giới: 
The earth, the moon 
+ The schools, colleges, universities + of + 
danh từ riêng 
The University of Florida 
+ The + số thứ tự + danh từ 
The third chapter. 
+ Trước tên các cuộc chiến tranh khu vực với 
điều kiện tên khu vực đó phải được tính từ 
hoá 
The Korean War (=> The Vietnamese 
economy) 
+ Trước tên các nước có hai từ trở lên (ngoại 
trừ Great Britain) 
The United States, The Central African 
Republic 
+ Trước tên các nước được coi là một quần 
đảo hoặc một quần đảo 
The Philipines, The Virgin Islands, The 
Hawaii 
+ Trước tên một hồ 
Lake Geneva 
+ Trước tên một ngọn núi 
Mount Vesuvius 
+ Trước tên các hành tinh hoặc các chòm sao 
Venus, Mars 
+ Trước tên các trường này nếu trước nó là 
một tên riêng 
Stetson University 
+ Trước các danh từ đi cùng với một số đếm 
Chapter three, Word War One 
+ Trước tên các nước chỉ có một từ: 
China, France, Venezuela, Vietnam 
+ Trước tên các nước mở đầu bằng New, một 
Tài liệu sưu tầm 7 
+ Trước tên các tài liệu hoặc sự kiện lịch sử 
The Constitution, The Magna Carta 
+ Trước tên các nhóm dân tộc thiểu số 
the Indians 
+ Trước tên các môn học cụ thể 
The Solid matter Physics 
+ Trước tên các nhạc cụ khi đề cập đến các 
nhạc cụ đó nói chung hoặc khi chơi các nhạc 
cụ đó. 
The violin is difficult to play 
Who is that on the piano 
tính từ chỉ hướng: 
New Zealand, North Korean, France 
+ Trước tên các lục địa, tỉnh, tiểu bang, thành 
phố, quận, huyện: 
Europe, Florida 
+ Trước tên bất kì môn thể thao nào 
baseball, basketball 
+ Trước các danh từ trừu tượng (trừ một số 
trường hợp đặc biệt): 
freedom, happiness 
+ Trước tên các môn học nói chung 
mathematics 
+ Trước tên các ngày lễ, tết 
Christmas, Thanksgiving 
+ Trước tên các loại hình nhạc cụ trong các 
hình thức âm nhạc cụ thể (Jazz, Rock, 
classical music..) 
To perform jazz on trumpet and piano 
2.4 Cách sử dụng another và other. 
Hai từ này thường gây nhầm lẫn. 
Dùng với danh từ đếm được 
Dùng với danh từ không đếm 
được 
 an + other + danh từ đếm được số ít = một cái 
nữa, một cái khác, một người nữa, một người 
khác (= one more). 
another pencil = one more pencil 
 the other + danh từ đếm được số ít = cái cuối 
cùng còn lại (của một bộ), người còn lại (của 
một nhóm), = last of the set. 
Không dùng 
Tài liệu sưu tầm 8 
the other pencil = the last pencil present 
 Other + danh từ đếm được số nhiều = mấy cái 
nữa, mấy cái khác, mấy người nữa, mấy người 
khác (= more of the set). 
other pencils = some more pencils 
 The other + danh từ đếm được số nhiều = những 
cái còn lại (của một bộ), những người còn lại 
(của một nhóm), = the rest of the set. 
the other pencils = all remaining pencils 
 Other + danh từ không đếm 
được = một chút nữa (= 
more of the set). 
other water = some more 
water 
 The other + danh từ không 
đếm được = chỗ còn sót lại. 
the other water = the 
remaining water 
· Another và other là không xác định trong khi the other là xác định; nếu chủ ngữ là đã biết 
(được nhắc đến trước đó) thì ta có thể bỏ danh từ đi sau another hoặc other, chỉ cần dùng 
another hoặc other như một đại từ là đủ. Khi danh từ số nhiều bị lược bớt (trong cách nói tắt 
nêu trên) thì other trở thành others. Không bao giờ được dùng others + danh từ số nhiều: 
I Don 't want this book. Please give me another. 
(another = any other book - not specific) 
I Don 't want this book. Please give me the other. 
(the other = the other book, specific) 
This chemical is poisonous. Others are poisonous too. 
(others = the other chemicals, not specific) 
I Don 't want these books. Please give me the others. 
(the others = the other books, specific) 
· Trong một số trường hợp người ta dùng one hoặc ones đằng sau another hoặc other thay cho 
danh từ: 
I Don 't want this book. Please give me another one. 
I don't want this book. Please give me the other one. 
This chemical is poisonous. Other ones are poisonous too. 
I don't want these books. Please give me the other ones. 
· This hoặc that có thể dùng với one nhưng these và those không được dùng với ones, mặc dù 
cả 4 từ này đều có thể dùng thay cho danh từ  ...  cấu trúc either... or (hoặc...hoặc) và neither... nor (không...mà cũng 
không)................................................................................................................. 20 
4.5 V-ing làm chủ ngữ .................................................................................. 20 
4.6 Các danh từ tập thể ............................................................................... 21 
4.7 Cách sử dụng a number of, the number of: ......................................... 22 
4.8 Các danh từ luôn ở số nhiều.................................................................. 22 
4.9 Cách dùng there is, there are ................................................................ 23 
5. Đại từ ............................................................................................................. 24 
5.1 Subject pronoun (Đại từ nhân xưng chủ ngữ) .................................... 24 
5.2 Complement pronoun (Đại từ nhân xưng tân ngữ) ............................ 25 
5.3 Possessive pronoun (Đại từ sở hữu) ..................................................... 25 
5.4 Reflexive pronoun (Đại từ phản thân) ................................................. 26 
6. Tân ngữ (complement / object) và các vấn đề liên quan .......................... 27 
6.1 Động từ dùng làm tân ngữ .................................................................... 27 
6.2 Đại từ đứng trước động từ nguyên thể hoặc V-ing trong tân ngữ ..... 30 
Tài liệu sưu tầm 126 
7. Một số động từ đặc biệt (need, dare, to be, get) ........................................ 31 
7.1 Need ......................................................................................................... 31 
7.2 Dare (dám) .............................................................................................. 32 
7.3 Cách sử dụng to be trong một số trường hợp ...................................... 33 
7.4 Cách sử dụng to get trong một số trường hợp: ................................... 34 
8. Câu hỏi .......................................................................................................... 35 
8.1 Câu hỏi Yes/ No ...................................................................................... 35 
8.2 Câu hỏi lấy thông tin (information question) ...................................... 35 
8.3 Câu hỏi phức (embedded question) ...................................................... 36 
8.4 Câu hỏi đuôi (tag questions) ................................................................. 37 
9. Lối nói phụ họa ............................................................................................ 38 
9.1 Phụ hoạ câu khẳng định ........................................................................ 38 
9.2 Phụ hoạ câu phủ định ............................................................................ 39 
10. Câu phủ định (negation) ............................................................................ 39 
10.1 Some/any: ............................................................................................. 39 
10.2 Một số các câu hỏi ở dạng phủ định lại mang ý nghĩa khác (không dùng dấu ?): 40 
10.3 Hai lần phủ định .................................................................................. 40 
10.4 Phủ định kết hợp với so sánh .............................................................. 40 
10.5 Cấu trúc phủ định song song .............................................................. 40 
10.6 Phủ định không dùng thể phủ định của động từ ............................... 40 
10.7 Thể phủ định của một số động từ đặc biệt ......................................... 41 
10.8 No matter .............................................................................................. 41 
10.9 Cách dùng Not ... at all; at all ............................................................. 41 
11. Câu mệnh lệnh ........................................................................................... 42 
11.1 Mệnh lệnh thức trực tiếp ..................................................................... 42 
11.2 Mệnh lệnh gián tiếp: ............................................................................ 42 
11.3 Dạng phủ định của câu mệnh lệnh ..................................................... 42 
12. Các trợ động từ (Modal Auxiliaries) ........................................................ 43 
12.1 Câu phủ định dùng trợ động từ .......................................................... 43 
12.2 Câu nghi vấn dùng trợ động từ .......................................................... 44 
13. Câu điều kiện .............................................................................................. 44 
13.1 Điều kiện có thể thực hiện được (điều kiện có thực hay điều kiện dạng I) 44 
13.2 Điều kiện không thể thực hiện được (điều kiện không có thực hay điều kiện dạng II, 
III) ...................................................................................................................... 45 
13.3 Cách sử dụng will, would, could, should trong một số trường hợp khác 46 
13.4 Cách sử dụng if trong một số trường hợp khác ................................ 46 
13.5 Cách sử dụng Hope và Wish. .............................................................. 48 
Tài liệu sưu tầm 127 
13.6 Cách sử dụng as if, as though (cứ như là, như thể là)....................... 50 
13.7 Cách sử dụng used to, (to be/get) used to ........................................... 50 
13.8 Cách sử dụng would rather ................................................................. 51 
14. Cách dùng một số trợ động từ hình thái ở thời hiện tại ......................... 53 
14.1 Cách sử dụng Would + like ................................................................. 53 
14.2 Cách sử dụng could/may/might: ......................................................... 54 
14.3 Cách sử dụng Should: .......................................................................... 54 
14.4 Cách sử dụng Must .............................................................................. 54 
14.5 Cách sử dụng have to ........................................................................... 55 
15. Dùng trợ động từ để diễn đạt tình huống quá khứ (modal + perfective)55 
15.1 Could, may, might + have + P2 = có lẽ đã .......................................... 55 
15.2 Should have + P2 = Lẽ ra phải, lẽ ra nên ............................................ 56 
15.3 Must have + P2 = chắc là đã, hẳn là đã............................................... 56 
16. Cách dùng should trong một số trường hợp cụ thể khác ....................... 56 
17. Tính từ và phó từ ....................................................................................... 57 
17.1 Tính từ .................................................................................................. 57 
17.2 Phó từ .................................................................................................... 59 
18. Liên từ (linking verb) ................................................................................ 62 
19. Các dạng so sánh của tính từ và phó từ ................................................... 63 
19.1 So sánh ngang bằng ............................................................................. 63 
19.2 So sánh hơn kém .................................................................................. 64 
19.3 Phép so sánh không hợp lý .................................................................. 66 
19.4 Các tính từ và phó từ đặc biệt ............................................................. 67 
19.5 So sánh bội số ....................................................................................... 68 
19.6 So sánh kép ........................................................................................... 68 
19.7 Cấu trúc No sooner... than (Vừa mới ... thì đã...) .............................. 69 
19.8 So sánh hơn kém không dùng than (giữa 2 đối tượng) ..................... 69 
19.9 So sánh bậc nhất (từ 3 đối tượng trở lên) .......................................... 70 
20. Danh từ dùng làm tính từ .......................................................................... 70 
20.1 Khi nào dùng danh từ làm tính từ, khi nào dùng tính từ của danh từ đó? 71 
21. Cách dùng Enough..................................................................................... 71 
22. Much, many, a lot of và lots of – trong một số trường hợp khác ........... 71 
22.1 Much & many....................................................................................... 71 
22.2 Phân biệt alot/ lots of/ plenty/ a great deal với many/ much ............ 73 
22.3 More & most......................................................................................... 73 
22.4 Long & (for) a long time ...................................................................... 74 
23. Các cụm từ nối mang tính quan hệ nhân quả ......................................... 75 
Tài liệu sưu tầm 128 
23.1 Because, Because of .............................................................................. 75 
23.2 So that ................................................................................................... 76 
23.3 So và such. ............................................................................................ 76 
23.4 Một số cụm từ nối khác: ...................................................................... 77 
24. Câu bị động (passive voice) ....................................................................... 79 
25. Một số cấu trúc cầu khiến (causative) ...................................................... 81 
25.1 To have sb do sth = to get sb to do sth = Sai ai, khiến ai, bảo ai làm gì 81 
25.2 To have/to get sth done = làm một việc gì bằng cách thuê người khác 81 
25.3 To make sb do sth = to force sb to do sth = Bắt buộc ai phải làm gì81 
25.5 To let sb do sth = to permit/allow sb to do sth = để cho ai, cho phép ai làm gì 82 
25.6 To help sb to do sth/do sth = Giúp ai làm gì ...................................... 82 
25.7 Ba động từ đặc biệt: see, watch, hear ................................................. 82 
26. Câu phức hợp và đại từ quan hệ .............................................................. 82 
26.1 That và which làm chủ ngữ của mệnh đề phụ ................................... 83 
26.2 That và which làm tân ngữ của mệnh đề phụ ................................... 83 
26.3 Who làm chủ ngữ của mệnh đề phụ ................................................... 83 
26.4 Whom làm tân ngữ của mệnh đề phụ ................................................ 83 
26.5 Mệnh đề phụ bắt buộc và không bắt buộc. ........................................ 84 
26.6 Cách sử dụng All, Both, Some, Several, Most, Few + Of + Whom/ Which 84 
26.7 Cách loại bỏ đại từ quan hệ trong mệnh đề phụ ............................... 85 
27. Cách sử dụng một số cấu trúc P1 .............................................................. 85 
28. Cách sử dụng một số cấu trúc P2 .............................................................. 87 
29. Những cách sử dụng khác của that ........................................................... 88 
29.1 That dùng với tư cách là một liên từ (rằng) ...................................... 88 
29.2 Mệnh đề that......................................................................................... 88 
30. Câu giả định (subjunctive) ........................................................................ 89 
30.1 Dùng với would rather that ................................................................. 89 
30.2 Dùng với động từ. ................................................................................. 89 
30.3 Dùng với tính từ. .................................................................................. 90 
30.4 Thể giả định trong một số trường hợp khác ...................................... 90 
31. Lối nói bao hàm (inclusive) ....................................................................... 92 
31.1 Not only ..... but also (không những ... mà còn) ................................. 92 
31.2 As well as (vừa ... vừa ...) ..................................................................... 92 
31.3 Both ..... and... (vừa ... vừa) ................................................................. 93 
32. to know, to know how. ............................................................................... 93 
33. Mệnh đề thể hiện sự nhượng bộ ............................................................... 93 
33.1 Despite/Inspite of (bất chấp, cho dù, ...) ............................................. 93 
Tài liệu sưu tầm 129 
33.2 Although/Even though/Though (mặc dầu) ........................................ 94 
33.3 However + adj + S + linkverb = dù có .... đi chăng nữa thì .... ......... 94 
33.4 Although/ Albeit + Adjective/ Adverb/ Averbial Modifier............... 94 
34. Những động từ dễ gây nhầm lẫn .............................................................. 94 
35. Một số các động từ đặc biệt khác ............................................................. 96 
36. Sự phù hợp về thời giưa hai vế của một câu ............................................ 97 
37. Cách sử dụng to say, to tell ....................................................................... 98 
38. One và You .................................................................................................. 99 
38.1 One ........................................................................................................ 99 
38.2 You ........................................................................................................ 99 
39. Đi trước đại từ phải có một danh từ tương ứng với nó ........................ 100 
40. Sử dụng V-ing, to + verb để mở đầu một câu ........................................ 101 
40.1 Sử dụng Verb-ing ............................................................................... 101 
40.2 Động từ nguyên thể (to + verb) mở đầu câu .................................... 103 
41. Động từ (V-ing, V-ed) dùng làm tính từ................................................. 103 
42. Thông tin thừa (redundancy) .................................................................. 104 
43. Cấu trúc song song trong câu ................................................................. 105 
44. Chuyển đổi vị trí tân ngữ trực tiếp và gián tiếp .................................... 106 
45. Câu trực tiếp và câu gián tiếp ................................................................. 107 
46. Khi phó từ đứng đầu câu để nhấn mạnh, phải đảo cấu trúc câu ........ 108 
Cách làm bài trắc nghiệm ngữ pháp ................................................................ 111 
Những từ dễ gây nhầm lẫn ................................................................................ 112 
47. Cách sử dụng giới từ ................................................................................ 116 
48. Một số ngữ động từ thường gặp ............................................................. 120 
Bảng các động từ bất quy tắc ............................................................................ 121 

File đính kèm:

  • pdfon_tap_ngu_phap_tieng_anh.pdf