Nợ xấu ngân hàng các vấn đề xử lý

Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như đến sự tồn tại

và phát triển của hệ thống ngân hàng. Do vậy, nợ xấu không chỉ là vấn đề của các ngân

hàng cần phải giải quyết mà cần có sự chỉ đạo chung của nhà nước. Các ngân hàng cần

phải nhận thức đúng về nợ xấu, đồng thời tìm và phân tích được nguyên nhân để từ đó đưa

ra giải pháp khắc phục phù hợp. Nếu các ngân hàng cố tình che dấu nợ xấu thì sẽ không

phản ánh đúng được thực trạng của toàn hệ thống ngân hàng và hậu quả là ảnh hưởng đến

nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế.

pdf 6 trang kimcuc 3620
Bạn đang xem tài liệu "Nợ xấu ngân hàng các vấn đề xử lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nợ xấu ngân hàng các vấn đề xử lý

Nợ xấu ngân hàng các vấn đề xử lý
KHOA HỌC QUẢN LÝ 
 88 
NG X	U NGÂN HÀNG VÀ CÁC V	N ð! X
 LÝ 
PHkM THn KIM ÁNH 
Khoa Tài chính K' toán – Trng ðHCN Thc phm Tp.HCM 
TÓM TT 
Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như đến sự tồn tại 
và phát triển của hệ thống ngân hàng. Do vậy, nợ xấu không chỉ là vấn đề của các ngân 
hàng cần phải giải quyết mà cần có sự chỉ đạo chung của nhà nước. Các ngân hàng cần 
phải nhận thức đúng về nợ xấu, đồng thời tìm và phân tích được nguyên nhân để từ đó đưa 
ra giải pháp khắc phục phù hợp. Nếu các ngân hàng cố tình che dấu nợ xấu thì sẽ không 
phản ánh đúng được thực trạng của toàn hệ thống ngân hàng và hậu quả là ảnh hưởng đến 
nguồn cung ứng vốn cho nền kinh tế. 
NON PERFORMING LOANS AND THE PROBLEMS NEED TO 
BE SOLVED 
ABSTRACT 
Non performing loans affects as well to the development of the economic as the 
existence and the development of banking. So non performing loan is not the problem of 
the banking but the government must consider about it. The banks must have a right 
thought about non performing loans, and analyse the reasons to give the reasonable 
solutions. If the banks try to hide the debit, the fact of the system of banking will be 
reflected unexpectedly, and the results will affect to the supply of funds of economics. 
1. Th>c trZng n‹ x/u cga mt sN ngân hàng thương mZi 
Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì vấn đề giải 
quyết nợ xấu của các ngân hàng là bài toán nan giải nhất trong ngắn hạn. Nợ xấu của ngân 
hàng được xem là nguyên nhân cơ bản gây tắc nghẽn sự lưu thông lành mạnh của nền kinh 
tế, gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng và cũng phản ánh tình hình sản xuất kinh 
doanh ngày càng khó khăn của doanh nghiệp. Điển hình vào năm 2012, do bị ảnh hưởng 
bởi nhiều nguyên nhân nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ. Hệ 
quả là nợ xấu của các ngân hàng đã không ngừng tăng lên, trở thành “điểm nghẽn” của nền 
kinh tế, cản trở sự lưu thông của dòng vốn tín dụng. 
Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng TMCP như Ngoại thương Việt Nam 
(VCB), Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Công thương Việt Nam (CTG), Á Châu 
(ACB), Sài Gòn Thương tín (STB), Techcombank (TCB), Quân Đội (MB) và ngân hàng 
thương mại nhà nước như Agribank (AGR) từ năm 2008 đến hết quý III năm 2013 khá cao 
trong đó Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong các ngân hàng, kế đến là BIDV và thứ ba 
là Vietcombank và Techcombank. Giai đoạn 2008-2010, ngân hàng VCB, BIDV và AGR 
có tỷ lệ nợ xấu gần bằng nhau. Tuy nhiên, vào giai đoạn 2011 – hết quý III năm 2013 thì tỷ 
lệ nợ xấu của AGR có xu hướng tăng rất cao tương đương gần 300% so với giai đoạn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỐ 02/2014 
 89 
2008-2010, và cao nhất vào năm 2011 lên đến 6,67%. Trong số các ngân hàng có tỷ lệ nợ 
xấu khá cao thì ba ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất đó là CTG, ACB, STB (năm 2008 
tỷ lệ nợ xấu của ACB chỉ có 0,08%). 
Dựa vào số liệu của báo cáo tài chính quý III/2013, nhiều ngân hàng bị nợ xấu ăn 
gần hết lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2013 của Eximbank là 1.155 tỷ 
đồng (giảm 1.282 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012), Vietcombank đạt 3.991 tỷ đồng 
(giảm 403 tỷ đồng) và Techcombank là 750 tỷ đồng (giảm 1.483 tỷ đồng). Theo các 
chuyên gia về kinh tế thì lợi nhuận của ngân hàng bị nợ xấu ăn hết là cái giá mà các ngân 
hàng phải trả cho việc cho vay quá hào phóng trước đây. 
B6ng 1. T l n‹ x/u cga các ngân hàng thương mZi t… 2008 - ht quý III năm 2013 
Đvt: % 
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Hết quý III/2013 
VCB 3,87 2,00 2,91 2,10 3,21 2,80 
BIDV 4,80 2,82 2,60 2,80 2,67 2,78 
CTG 1,02 0,61 1,27 0,74 1,46 2,10 
ACB 0,08 0,4 1,07 0,89 2,10 2,98 
STB 0,23 0,69 0,52 0,57 1,40 2,51 
TCB 1,40 2,00 2,29 2,83 2,94 5,20 
AGR 2,70 3,97 2,60 6,67 6,14 6,54 
MB 1,10 1,66 1,30 1,59 1,84 2,44 
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của ngân hàng nhà nước từ năm 2008 – quý III/2013) 
Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng đã 
bị teo tóp vì nợ xấu. 
Tại nhiều ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao là do các khoản nợ trước đây chưa xấu 
nay đã bắt đầu xấu. Theo như số liệu báo cáo tài chính của Vietcombank thời điểm đầu 
năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 2,4%, nợ xấu đã tăng lên 2,98% tổng dư nợ, trong đó nợ có khả 
năng mất vốn là 2.683 tỷ đồng, tăng đến 85%. Cũng trong quý III/2013, Vietinbank có 
tổng cộng 8.518 tỷ đồng nợ xấu, so với thời điểm cuối năm 2012 nợ xấu đã tăng khoảng 
70%. Bên cạnh đó, thời điểm cuối quý III/2013 ngân hàng Quân đội cũng có 2.073 tỷ đồng 
nợ xấu, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2012. Nợ xấu tăng cao, lợi nhuận làm ra đổ 
hết vào quỹ trích lập dự phòng rủi ro, có ngân hàng bị nợ xấu ăn gần hết lợi nhuận như ở 
Navibank, chín tháng đầu năm 2013 lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 10,3 tỷ đồng, giảm hơn 
89% so với cùng kỳ năm trước. 
2. Nh@ng nguyên nhân cơ b6n 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, nhưng chủ yếu 
xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây: 
KHOA HỌC QUẢN LÝ 
 90 
- Mở rộng chính sách tiền tệ: Tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ chính thúc đẩy cho 
sự phát triển kinh tế quốc gia, thay vì tài trợ cho các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản 
xuất kinh doanh thì một phần lớn trong số đó lại đổ vào thị trường bất động sản. Khi thị 
trường bất động sản trầm lắng làm suy giảm chất lượng tín dụng dẫn đến lạm phát tăng 
cao. Lạm phát cao làm cho chi phí sản xuất tăng, giá bán các hàng hóa tăng cao, làm cho 
cầu thị trường giảm, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất không bán được hàng, khi đó tồn 
kho tăng cao khiến cho các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, giải thể ảnh hưởng 
đến kết quả tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp. 
B6ng 2. TNc ñ tăng trưng tín d#ng giai ñoZn 2006 – 2011 
Đvt: % 
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 
Tốc độ tăng trưởng 
tín dụng 24,8 48,9 23,4 37,5 31,2 12,8 
(Nguồn: Ngân hàng nhà nước) 
Tốc độ tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2006-2011 không ổn định. Năm 2007, tốc độ 
tăng trưởng là 48,9% cao nhất trong giai đoạn này. Nhưng đến năm 2008, tốc độ có xu 
hướng giảm xuống còn 23,4%. Tuy nhiên, năm 2009 lại tăng lên là 37,5% và năm 2011 là 
năm có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn này 12,8%. 
- Thị trường bất động sản: Một phần lớn nguồn tín dụng được đầu tư vào lĩnh vực bất 
động sản. Khi thị trường bất động sản trầm lắng, nghĩa là cầu về lĩnh vực này suy giảm 
mạnh làm cho các nhà đầu tư không bán được hàng mà nguồn vốn đầu tư cho thị trường 
này lại chủ yếu là vốn tín dụng của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp bất động sản làm ăn 
thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến nợ xấu. 
0
10
20
30
40
50
60
2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tốc độ tăng trưởng tín 
dụng (Đvt %)
Biu ñ€ 1. TNc ñ tăng trưng tín d#ng giai ñoZn 2006-2011 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỐ 02/2014 
 91 
- Áp lực cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước: Áp lực này chủ yếu đối với 
các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu của nhà nước. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp nhà 
nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng do đó đã sử dụng không hiệu 
quả nguồn tài trợ trên và đầu tư vào lĩnh vực trái ngành nghề (ngân hàng, chứng khoán, bất 
động sản,) vì không am hiểu về những lĩnh vực đó nên khi bất động sản đóng băng, 
chứng khoán thì ảm đạm và kinh doanh ngân hàng thua lỗ vì nợ xấu dẫn đến các doanh 
nghiệp không trả được nợ, sinh ra nợ xấu. 
- Khả năng quản trị của một số ngân hàng còn nhiều bất cập so với quy mô: Một số 
ngân hàng thường hay sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, 
dẫn đến độ vênh lớn về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, mất tính thanh khoản và tiềm 
ẩn rủi ro thanh toán rất lớn. Bên cạnh đó, các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng cách tăng 
tổng tài sản, để thực hiện được điều đó buộc các ngân hàng phải tăng vốn bằng cách tăng 
lãi suất huy động và điều tất yếu là lãi suất cho cũng sẽ tăng làm cho các khách hàng đi vay 
rơi vào tình trạng phải trả lãi cao, cứ như thế kéo dài khách hàng sẽ mất dần khả năng trả 
nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu tăng mạnh. 
- Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng: Các ngân hàng ngoài các hoạt động chính 
là huy động vốn và cho vay thì còn thực hiện hoạt động đầu tư. Chính vì sở hữu chéo lẫn 
nhau nên một số ngân hàng thay vì dùng vốn huy động để cho vay thúc đẩy sản xuất kinh 
doanh thì lại ủy thác cho các công ty con đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, mua cổ 
phần của ngân hàng khác. Sở hữu chéo không phù hợp sẽ đem lại rất nhiều rủi ro, khi đó 
làm chất lượng tín dụng giảm xuống dẫn đến nợ xấu như hiện nay. 
- Sự suy thái về đạo đức của một số cán bộ ngành ngân hàng, năng lực chuyên môn 
của các cán bộ chưa theo kịp với tốc độ phát triển của ngành ngân hàng, các khâu của quy 
trình tín dụng còn phát sinh khá nhiều tiêu cực như khâu thẩm định, xét duyệt và theo dõi 
các khoản vay. 
3. Mt sN gi6i pháp cơ b6n kh†c ph#c n‹ x/u 
Để khắc phục nợ xấu chúng ta cần phải xây dựng lộ trình cụ thể và được thực hiện 
trong một thời gian dài. Để giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu cần phải có sự phối hợp giữa 
Nhà nước, ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp. Cụ thể là: 
Thứ nhất, phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro. Các ngân hàng cần thực hiện nghiêm 
túc việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo nguyên tắc tính đúng và tính đủ. Để quản lý 
được việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro của các ngân hàng thì ngân hàng Nhà nước phải có 
biện pháp xử lý thật nghiêm đối với các ngân hàng báo cáo không trung thực tình hình nợ 
xấu của ngân hàng mình. 
Thứ hai, nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng 
cần phải chủ động xử lý nợ xấu bằng cách xây dựng các nguyên tắc trong quản lý rủi ro 
như chất lượng công tác tín dụng, thẩm định giá, tỷ lệ cho vay, đánh giá phân loại khách 
hàng, xem xét kỹ phương án sản xuất kinh doanh, 
Thứ ba, khai thông thị trường bất động sản và giảm lượng hàng tồn kho trong doanh 
nghiệp. Để thực hiện được điều đó thì nhà nước đưa ra chính sách chia nhỏ căn hộ có diện 
KHOA HỌC QUẢN LÝ 
 92 
tích lớn ra thành những căn hộ có diện tích nhỏ, thực hiện nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, nhà 
nước phải có biện pháp để thúc đẩy đầu tư, tăng tiêu dùng trong dân và tăng trưởng kinh tế. 
Thứ tư, thực hiện phân loại nợ xấu. Nếu như các ngân hàng thực hiện phân loại nợ 
xấu theo đúng chuẩn khi đó sẽ đề ra được những biện pháp xử lý thích hợp cho từng loại 
nợ. Điều quan trọng hơn hết là các ngân hàng phải xác định được quy mô và tính chất của 
nợ xấu để phân loại và có hướng xử lý cho phù hợp. 
Thứ năm, chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phần. Nhà nước khuyến khích các ngân 
hàng chuyển nợ thành vốn góp, thành cổ phần của các doanh nghiệp vay. Khi đó, các ngân 
hàng chuyển từ chủ nợ sang thành cổ đông của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ 
giảm được áp lực thanh toán nợ, giảm được chi phí lãi vay, kết quả kinh doanh của doanh 
nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể. 
Thứ sáu, sáp nhập hay hợp nhất các ngân hàng thương mại nhỏ. Nhà nước cần 
khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại nhỏ, yếu kém hợp 
nhất, sáp nhập với các ngân hàng lớn, cần cho phép các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực 
tài chính mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém. 
Thứ bảy, ban hành chính sách giãn nợ. Nhà nước cần ban hành chính sách và có cơ 
chế cụ thể giải quyết cho các doanh nghiệp được giãn nợ với ngân hàng. Ngân hàng có 
chính sách giãn nợ cho các doanh nghiệp có uy tín trong thanh toán nợ và những doanh 
nghiệp có công trình đang thi công dở dang chưa hoàn thành, Và nếu được ngân hàng 
Nhà nước có thể cho các doanh nghiệp được phép chủ động đề nghị với ngân hàng giãn nợ 
đối với các khoản vay trung và dài hạn. 
TÀI LIU THAM KHO 
1. Acho,T., F. and Tenguh, N., C. (2008), Bank Performance and Credit Risk 
Management. 
2. Nguyễn Đăng Dờn, (2012), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, 
Nhà xuất bản Phương Đông. 
3. Marius, A., A., Vasile, c. and Maria, p. (2011), The impact of Quality of Loans on 
The Performance of Banks. 
4. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định của Ngân hàng Nhà nước số 
18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy 
định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt 
động ngân hàng của tổ chức tín dụng. 
5. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, Ban hành Quy định về phân loại nợ, 
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ 
chức tín dụng. 
6. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2011): Kinh tế Việt Nam và thế giới 2010-2011. 
7. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2012): Kinh tế Việt Nam và thế giới 2011-2012. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SỐ 02/2014 
 93 
8. Tổng cục Thống kê (2012), Tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2012 
(www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217; cập nhật 28/05/2012). 
9. 
dung/Home/PrintStory.aspx?distribution=24578&print=true 
10. 
phap/41/event.tctc. 

File đính kèm:

  • pdfno_xau_ngan_hang_cac_van_de_xu_ly.pdf