Những yêu cầu đặt ra khi xây dựng luật về tổ chức thi hành pháp luật
Thực tế cho thấy, công tác tổ chức
THPL còn nhiều bất cập, hạn chế. Tình trạng
nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành còn khá phổ biến; công tác rà
soát, hệ thống hóa và pháp điển hóa chưa
được triển khai hiệu quả; đội ngũ cán bộ,
công chức làm công tác xây dựng pháp luật
chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ chế
phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong
xây dựng và tổ chức THPL chưa đồng bộ,
có lúc còn phân tán, có nơi còn cục bộ. Cơ
chế để Nhân dân tích cực tham gia vào các
hoạt động xây dựng pháp luật và giám sát
THPL chưa được phát huy1. Do vậy, Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục đặt
mục tiêu đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật
gắn với tổ chức THPL2; bảo đảm pháp luật
vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội,
vừa là công cụ để Nhân dân kiểm tra, giám
sát quyền lực nhà nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Những yêu cầu đặt ra khi xây dựng luật về tổ chức thi hành pháp luật
NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA KHI XÂY DỰNG LUẬT VỀ TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT Tóm tắt: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục đặt mục tiêu đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật. Xây dựng Luật về Tổ chức thi hành pháp luật theo hướng phát triển năng lực thực thi pháp luật của các chủ thể tổ chức thi hành pháp luật là một trong những giải pháp góp phần hoàn thiện thể chế về thực thi pháp luật nói chung, pháp luật công vụ nói riêng. Nguyễn Minh Phương* Vũ Thị Thu Hằng** * PGS. TS. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ** TS. Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Abstract The Resolution of the 12th Section Party continues an aim at boosting the completion of the law making associated with law enforcement. Development of the Law on Arrangement of Law Enforcement in the direction of building of law enforcement capacity of law enforcement entities as one of the solutions for institutional improvements of the law enforcement mechanism in general, civil laws in particular. Thông tin bài viết: Từ khóa: Thi hành pháp luật; ban hành pháp luật; bảo vệ pháp luật; hệ thống pháp luật Lịch sử bài viết: Nhận bài : 24/07/2018 Biên tập : 07/08/2018 Duyệt bài : 14/08/2018 Article Infomation: Keywords: Law enforcement; law issuance; legal protection; law system Article History: Received : 24 Jul. 2018 Edited : 07 Aug. 2018 Approved : 14 Aug. 2018 1. Sự cần thiết xây dựng Luật về Tổ chức thi hành pháp luật Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước là phải nâng cao năng lực, hiệu quả thi hành pháp luật (THPL); đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật, phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Sau gần 15 năm thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác xây dựng và tổ chức THPL đã đạt được những kết quả nhất định. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, cơ bản thể BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 67Số 2+3(378+379) T1/2019 chế hoá kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có nhiều đổi mới, tạo chuyển biến tích cực cả về chất lượng văn bản và kỹ thuật lập pháp. Công tác tổ chức THPL được mở rộng. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh kịp thời hơn; công tác giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật bước đầu có chuyển biến tích cực; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý được triển khai đồng bộ hơn với nhiều hình thức phong phú đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Thực tế cho thấy, công tác tổ chức THPL còn nhiều bất cập, hạn chế. Tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành còn khá phổ biến; công tác rà soát, hệ thống hóa và pháp điển hóa chưa được triển khai hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong xây dựng và tổ chức THPL chưa đồng bộ, có lúc còn phân tán, có nơi còn cục bộ. Cơ chế để Nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng pháp luật và giám sát THPL chưa được phát huy1. Do vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục đặt mục tiêu đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức THPL2; bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để Nhân dân kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 1 Kết luận số 01-KL/TW, ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 173 – 176. 26/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL” giai đoạn 2018- 2020 đề ra nhiệm vụ: “Nghiên cứu, xây dựng đề xuất chính sách phục vụ việc lập hồ sơ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật về Tổ chức THPL”. Đây là một trong những nhiệm vụ nhằm góp phần hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi THPL. Nội hàm khái niệm THPL là tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; giải quyết khiểu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân; ban hành văn bản pháp luật, kế hoạch triển khai thực hiện; phổ biến, giáo dục pháp luật; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, những quy định về trách nhiệm, thẩm quyền, nội dung tổ chức THPL chỉ đạt được hiệu quả nếu các chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm tổ chức THPL có năng lực thực thi pháp luật. Do vậy, xây dựng Luật Tổ chức THPL cần hướng tới phát triển năng lực thực thi pháp luật của các chủ thể tổ chức THPL trên các phương diện: 1) quy định về trách nhiệm đánh giá và phản ứng chính sách của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong THPL; 2) quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban hành pháp luật, cơ quan tổ chức THPL và cơ quan bảo vệ pháp luật; 3) quy định trách nhiệm giải trình của các chủ thể tổ chức THPL; 4) hình thành cơ chế pháp lý xem xét, xử lý đối với những vi phạm trong quá trình tổ chức THPL. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong hoàn thiện thể chế góp phần nâng cao năng lực thực thi pháp luật công vụ. Bởi lẽ, khi hoạt động công vụ được hiểu theo nghĩa rộng là hoạt động mang tính quyền lực - BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 68 Số 2+3(378+379) T1/2019 pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác được Nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý các hoạt động của đời sống xã hội thì pháp luật về công vụ là toàn bộ hệ thống pháp luật; đội ngũ thực thi pháp luật công vụ chính là các chủ thể tổ chức THPL. Do vậy, Luật Tổ chức THPL là một trong những cơ chế bảo đảm cho việc nâng cao năng lực thực thi pháp luật công vụ, hiệu quả thực thi pháp luật công vụ trong giai đoạn hiện nay. 2. Một số yêu cầu cơ bản của Luật Tổ chức thi hành pháp luật Thứ nhất, quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức trong đánh giá và phản ứng chính sách khi THPL. Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành VBQPPL đã có các quy định về xây dựng nội dung của chính sách, đánh giá tác động của chính sách, phương pháp đánh giá tác động của chính sách. Tuy nhiên, đây chủ yếu là những quy định về chính sách trong xây dựng VBQPPL. Trong khi đó, cơ chế đánh giá tác động của chính sách trong VBQPPL cần được thực hiện và bảo đảm tính kết nối trong cả ba giai đoạn: đề xuất ban hành, soạn thảo và tổ chức thực hiện. Trong thực thi pháp luật về công vụ, đánh giá chính sách là nhiệm vụ rất quan trọng của các chủ thể thực thi pháp luật công vụ. Sau nhiều năm thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước, nhiều chính sách đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức cần phải được đánh giá như: chính sách giảm quy mô công vụ, tinh giản biên chế; 3 Điều 7 Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình THPL. 4 Điều 8 Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình THPL. chính sách đối với người có tài năng; chính sách đánh giá công chức; chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội Đây là hệ thống các chính sách được đề ra trong triển khai thực thi Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020, Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” giai đoạn 2012 - 2015. Tuy nhiên, những chính sách này chưa được tổng kết và đánh giá cụ thể làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách công vụ trong giai đoạn tiếp theo. Theo quy định của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ quy định về theo dõi tình hình THPL, trong quá trình theo dõi THPL, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình THPL phải xem xét, đánh giá trên ba nội dung cơ bản: 1) Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành VBQPPL; 2) Tình hình bảo đảm các điều kiện cho THPL; (3) Tình hình tuân thủ pháp luật3. Mặc dù khi xem xét, đánh giá tình hình văn bản quy định chi tiết thi hành VBQPPL, Nghị định số 59/2012/NĐ-CP đã đặt ra yêu cầu về nội dung đánh giá bao gồm: tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản quy định chi tiết; tính thống nhất, đồng bộ; tính khả thi của văn bản4, tuy nhiên, Nghị định chưa quy định trách nhiệm đánh giá tính khả thi chính sách của văn bản pháp luật. Theo chúng tôi, cần phân biệt nhiệm vụ đánh giá tính khả thi của văn bản và tính khả thi của chính sách. Một chính sách có thể rất khả thi nhưng do kỹ thuật chuyển tải chính sách trong văn bản BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 69Số 2+3(378+379) T1/2019 pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của văn bản thấp hoặc ngược lại, văn bản được bảo đảm hiệu lực thi hành nhưng chính sách chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Do vậy, Luật Tổ chức THPL cần quan tâm đến biện pháp nâng cao năng lực thực thi pháp luật thông qua những quy định cụ thể về trách nhiệm đánh giá chính sách của các chủ thể tổ chức thực thi. Những quy định của Luật Tổ chức THPL phải thúc đẩy năng lực thu thập thông tin, năng lực phân tích thông tin và đưa ra sự đánh giá. Năng lực thu thập thông tin, phân tích thông tin là những năng lực quan trọng nhất giúp các chủ thể thực thi pháp luật hoàn thành việc nâng cao năng lực đánh thực thi pháp luật. Đây cũng chính là những giải pháp mang tính nền tảng cho việc nâng cao năng lực đề xuất và xây dựng chính sách của Chính phủ trong thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về công vụ nói riêng. Năng lực đánh giá chính sách và năng lực phản ứng chính sách luôn là những yêu cầu cần thiết mang tính song hành trong tổ chức THPL. Đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL”giai đoạn 2018 - 2022 đã đặt ra yêu cầu về việc xác lập quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình THPL một cách thống nhất từ trung ương đến địa phương. Do vậy, Luật Tổ chức THPL cần dành một chương quy định về quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình THPL bởi đây là cơ chế rất quan trọng giúp thực hiện quyền hiến định của Nhân dân (quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước) và là một cơ chế để Nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Cơ chế tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình THPL phải công khai, minh bạch. Luật Tổ chức THPL phải quy định rõ quy trình tiếp nhận kiến nghị, phản ánh về tình hình THPL; quy trình xử lý kiến nghị, phản hồi ý kiến; những yêu cầu trong năng lực, hành vi của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ và đặc biệt là phải quan tâm đến việc quy định trách nhiệm của Bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan trong việc xử lý theo thẩm quyền các phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và quy chế phối hợp giữa Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phản ứng chính sách, tổ chức THPL đối với những vụ việc có tính chất phức tạp, liên ngành. Đồng thời qua đó gắn kết những yêu cầu, phản ánh, kiến nghị về THPL với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật. Thứ hai, quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban hành pháp luật, cơ quan tổ chức THPL và cơ quan bảo vệ pháp luật. Thước đo hiệu lực, hiệu quả của công tác thực thi pháp luật bao gồm nhiều tiêu chí khác nhau như: chất lượng VBQPPL, kết quả tác động của văn bản đến các quan hệ xã hội được điều chỉnh, chi phí trong hoạt động xây dựng, ban hành, tổ chức và giám sát thực hiện. Do vậy, cơ chế phối hợp giữa cơ quan ban hành, cơ quan tổ chức THPL và cơ quan bảo vệ pháp luật có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm hiệu lực của pháp luật. Mục tiêu của hoạt động tổ chức thực thi pháp luật là phải đo lường, đánh giá được tác động của văn bản pháp luật trên cả hai mặt: tích cực và tiêu cực; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức thực thi pháp luật, để từ đó sớm có những đề xuất với cơ quan ban hành pháp luật điều chỉnh chính sách, pháp luật kịp thời. Trong thực thi pháp luật về công vụ, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa Quốc hội và Chính phủ theo hướng kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tổ chức THPL về công vụ là cơ sở để BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 70 Số 2+3(378+379) T1/2019 thẩm định, thẩm tra những chính sách công vụ mới do Chính phủ trình. Tiêu chí xem xét trạng thái của các quan hệ xã hội trước và sau khi có sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật về công vụ phải được coi là tiêu chí quan trọng nhất khi đo lường tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động ban hành pháp luật về công vụ. Do đó, báo cáo về kết quả giám sát thực hiện pháp luật công vụ cần phải xem xét được được tiến hành thẩm tra kỹ lưỡng để trở thành cơ sở quan trọng cho hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật công vụ. Thêm vào đó, cần nghiên cứu vai trò, cơ chế phối hợp của Toà án trong việc đề nghị xem xét tính hợp pháp, tính hợp lý của các VBQPPL khi quy định của các VBQPPL đó được áp dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể tại Toà án, trên cơ sở đề nghị của Toà án với tư cách là chủ thể có thẩm quyền tổ chức THPL, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao. Như vậy, Luật Tổ chức THPL cần ghi nhận quyền kiến nghị giám sát của các chủ thể tổ chức THPL trong mối tương quan với Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) năm 2015. Thứ ba, quy định rõ trách nhiệm giải trình của các chủ thể tổ chức THPL làm cơ sở cho cơ chế giải trình của các chủ thể THPL trên mọi lĩnh vực, trong đó có pháp luật về công vụ. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 đã có những quy định về cơ chế giải trình trước Quốc hội, trong đó có cơ chế giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Theo đó, Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu thành viên Chính phủ giải trình về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội phụ trách. Sau phiên giải trình, Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội xem xét, thông qua kết luận về 5 Điều 43 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. vấn đề được giải trình. Cơ quan, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện kết luận của Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định5 Tuy nhiên, cơ chế giải trình trước Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội là cơ chế giải trình trong hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Luật Tổ chức THPL cần xây dựng cơ chế giải trình tổ chức thực thi pháp luật trong hoạt động giám sát của Nhân dân; cơ chế phản hồi ý kiến đóng góp của Nhân dân đối với hoạt động tổ chức THPL của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý. Tổ chức THPL là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của quyền hành pháp. Khi thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ cần có cơ chế giải trình trước Nhân dân nhằm bảo đảm sự kiểm soát của Nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan tổ chức THPL. Nội dung giải trình phải tập trung làm rõ tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành VBQPPL (tính kịp thời, thống nhất, đồng bộ); tình hình tuân thủ pháp luật của các chủ thể tổ chức thi hành và các đối tượng thi hành; đánh giá về tính khả thi của các VBQPPL được tổ chức thi hành; các giải pháp khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong công tác tổ chức thi hành. Trên cơ sở đó, xây dựng quy trình để Nhân dân có thể thực hiện được quyền bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đã được Hiến pháp quy định. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 71Số 2+3(378+379) T1/2019 Thứ tư, quy định khung tiêu chí đánh giá năng lực thực thi pháp luật về công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức Để thực hiện mục tiêu đến năm 2025 xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định, một trong năm đột phá phải thực hiện là đổi mới công tác đánh giá theo hướng: xuyên suốt, liên tục, đa chiều, theo tiêu chí cụ thể, bằng sản phẩm, thông qua khảo sát, công khai kết quả và so sánh với chức danh tương đương. Đây chính là định hướng quan trọng cho việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức thực thi pháp luật công vụ nói riêng trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030. Căn cứ tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức thi hành và theo dõi THPL, Luật Tổ chức THPL có thể xác định những tiêu chí cơ bản trong đánh giá năng lực tổ chức thi hành và theo dõi THPL để các cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng cán bộ, công chức xây dựng tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực tổ chức THPL của cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ xây dựng tiêu chí cụ thể đánh giá năng lực tổ chức THPL công vụ của cán bộ, công chức trên 04 lĩnh vực cơ bản: 1) Năng lực đánh giá chính và phản ứng chính sách về công vụ; 2) Năng lực soạn thảo văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ công vụ bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp; 3) Trách nhiệm giải trình; 4) Năng lực rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình THPL công vụ. Từ đó, bổ sung các tiêu chí đánh giá năng lực tổ chức THPL công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ tổ chức và theo dõi THPL công vụ. Xây dựng tiêu chí cụ thể đánh giá năng lực thực thi pháp luật công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức sẽ là một trong những giải pháp góp phần thực hiện nhiệm vụ trọng tâm về đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công chức; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức THPL; thông qua đó nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể, định lượng để xác định được mức độ thực thi pháp luật, cũng như đánh giá được chính xác, toàn diện hiệu quả, tác động của VBQPPL trong thực tiễn. Thứ năm, quy định cơ chế pháp lý xem xét, xử lý đối với những vi phạm trong quá trình tổ chức THPL. Cơ chế xem xét, xử lý vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức THPL được tiếp cận điều chỉnh ở hai góc độ: xử lý vi phạm pháp luật đối với chủ thể tổ chức THPL và xử lý vi phạm pháp luật đối với những hành vi phạm được phát hiện trong quá trình quản lý, tổ chức THPL. Đối với cơ chế xử lý vi phạm đối với chủ thể tổ chức THPL, Luật Tổ chức THPL cần quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức THPL của Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp làm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể. Đồng thời xác định rõ cơ chế xử lý vi phạm đối với từng hành vi đó (thông qua hậu quả pháp lý trong hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội hay hoạt động tài phán hành chính). Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chính phủ có trách nhiệm ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của chính quyền địa phương; kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật; tổng hợp đánh giá tình hình thi BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 72 Số 2+3(378+379) T1/2019 hành Hiến pháp, pháp luật và báo cáo Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật6. Chính quyền địa phương ở các cấp đơn vị hành chính có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn7. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, cơ chế xem xét, đánh giá hành vi của các chủ thể tổ chức THPL chủ yếu được thực hiện thông qua cơ chế giám sát của Quốc hội và HĐND với các hình thức như: xem xét báo cáo hoạt động, chất vấn và yêu cầu trả lời chất vấn, xem xét đình chỉ, bãi bỏ văn bản trái Hiến pháp, luật, pháp lệnh, thành lập Uỷ ban lâm thời điều tra, tổ chức đoàn giám sát Kết quả của hoạt động giám sát sẽ đánh giá cụ thể về kết quả thực hiện nhiệm vụ; trách nhiệm của chủ thể tổ chức THPL, các vấn đề còn tồn tại, biện pháp giải quyết. Từ đó Quốc hội và HĐND sẽ yêu cầu chủ thể tổ chức THPL tiếp tục thực hiện các kết luận giám sát. Tuy nhiên, Luật Hoạt động 6 Điều 6 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015. 7 Điều 17, 24, 31 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. giám sát của Quốc hội và HĐND chưa thực sự xây dựng được cơ chế kết nối giữa hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát với cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm đối với đối tượng giám sát. Luật Tổ chức THPL cần phải tính đến cơ chế này. Hoàn thiện thể chế về tổ chức THPL không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ quy định rõ ràng về trách nhiệm, thẩm quyền, nội dung tổ chức THPL mà cần tiếp tục hoàn thiện mạnh mẽ cơ chế xử lý vi phạm trong quá trình tổ chức THPL, đặc biệt xác định rõ trách nhiệm và chế độ tín nhiệm đối với người đứng đầu các ngành, lĩnh vực và địa phương để góp phần khắc phục những hạn chế về năng lực tổ chức THPL của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngoài ra, Luật Tổ chức THPL cần hình thành cơ chế pháp lý để Chính phủ thực hiện quyền yêu cầu xem xét, xử lý bằng thủ tục tư pháp đối với mọi vi phạm nghiêm trọng được phát hiện trong quá trình quản lý, tổ chức THPL. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Chính trị (2016), Kết luận số 01-KL/TW ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 2. Bộ Tư pháp (2018), Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 02/01/2018 về Tổng kết công tác tư pháp năm 2017 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2008. 3. Chính phủ (2012), Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình THPL. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Quốc hội (2015), Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015. 6. Thủ tướng Chính phủ (2012); Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”. 7. Thủ tướng Chính phủ (2016); Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 – 2020. 8. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 phê duyệt đề án “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức THPL” giai đoạn 2018-2020. BAÂN VÏÌ DÛÅ AÁN LUÊÅT 73Số 2+3(378+379) T1/2019
File đính kèm:
- nhung_yeu_cau_dat_ra_khi_xay_dung_luat_ve_to_chuc_thi_hanh_p.pdf