Những vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử đảng cộng sản

Câu 1: Đồng chí hãy chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển của sự vật? Ý nghĩa của vấn đề đối với sự phát triển của cơ quan, đơn vị.

Trả lời:

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẩn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tạng trong bản thân mỗi sự vật hiện tượng.

Nguyên lý về sự phát triển: Chủ nghĩa duy vật siêu hình coi phát triển chỉ là sự tăng lên về lượng đơn thuần. Chủ nghĩa duy tâm công nhận sự phát triển nhưng cho rằng ý thức, tinh thần là động lực, nguyên nhân của sự phát triển. Chủ nghĩa duy vật Macxit coi phát triển là quá trình vận động theo hướng đi lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển không chỉ là sự tăng lên, giảm đi về lượng mà còn là sự nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát triển chính là sự thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập bên trong sự vật quy định. Phát triển là khách quan, phổ biến và có nhiều hình thức cụ thể khác nhau. Chẳng hạn ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người. Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức ngày càng đầy đủ, đúng đắn hơn.

* Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn):

mâu thuẫn biện chứng là sự tác động lẫn nhau của các mặt đối lập. Những mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng, thuộc tính biến đổi, phát triển trái ngược nhau trong cùng sự vật, hiện tượng hay hệ thống sự vật, hiện tượng. Thống nhất của các mặt đối lập được hiểu theo ba nghĩa: Các mặt đối lập làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt kia và ngược lại; các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau; giữa hai mặt đối lập có điểm chung nhau, tương đồng nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự phủ định nhau, bài trừ nhau hay sự triển khai của các mặt đối lập.

Nội dung quy luật:

Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có vai trò là nguồn gốc của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Khi hai mặt đối lập thống nhất với nhau thì sự vật vận động từ từ, chậm chạp, mâu thuẫn chưa gay gắt. Nhưng xu hướng của hai mặt đối lập là đấu tranh với nhau, đi ngược nhau. Do vậy, đến một thời điểm nhất định thì cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn biến đổi. Nếu mâu thuẫn được giải quyết thì mâu thuẫn cũ mất đi làm sự vật không còn là nó. Từ sự vật cũ ra đời sự vật mới, mâu thuẫn mới lại xuất hiện. Mâu thuẫn mới này rồi lại được giải quyết. Cứ như vậy, sự vật vận động, phát triển. Như vậy, chính sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật.

 

docx 88 trang kimcuc 7700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử đảng cộng sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử đảng cộng sản

Những vấn đề về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử đảng cộng sản
 TÀI LIÊU TỔ 1: MÔN những vấn đề về CN Mac – Lê Nin, Tư tưởng HCM + Lịch sử Đảng CS (Thi sáng ngày 09/3/2017)
I. KHOA LÝ LUẬN MÁC LÊ NIN – TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 
Câu 1: Đồng chí hãy chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển của sự vật? Ý nghĩa của vấn đề đối với sự phát triển của cơ quan, đơn vị.
Trả lời:
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập hay còn gọi là quy luật mâu thuẫn là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển, theo đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẩn và việc giải quyết mâu thuẫn nội tạng trong bản thân mỗi sự vật hiện tượng.
Nguyên lý về sự phát triển: Chủ nghĩa duy vật siêu hình coi phát triển chỉ là sự tăng lên về lượng đơn thuần. Chủ nghĩa duy tâm công nhận sự phát triển nhưng cho rằng ý thức, tinh thần là động lực, nguyên nhân của sự phát triển. Chủ nghĩa duy vật Macxit coi phát triển là quá trình vận động theo hướng đi lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển không chỉ là sự tăng lên, giảm đi về lượng mà còn là sự nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát triển chính là sự thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập bên trong sự vật quy định. Phát triển là khách quan, phổ biến và có nhiều hình thức cụ thể khác nhau. Chẳng hạn ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người. Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức ngày càng đầy đủ, đúng đắn hơn.
* Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn):
mâu thuẫn biện chứng là sự tác động lẫn nhau của các mặt đối lập. Những mặt đối lập là những mặt có khuynh hướng, thuộc tính biến đổi, phát triển trái ngược nhau trong cùng sự vật, hiện tượng hay hệ thống sự vật, hiện tượng. Thống nhất của các mặt đối lập được hiểu theo ba nghĩa: Các mặt đối lập làm điều kiện, tiền đề tồn tại cho nhau, không có mặt này thì không có mặt kia và ngược lại; các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau; giữa hai mặt đối lập có điểm chung nhau, tương đồng nhau. Đấu tranh của các mặt đối lập là sự phủ định nhau, bài trừ nhau hay sự triển khai của các mặt đối lập.
Nội dung quy luật:
Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có vai trò là nguồn gốc của quá trình vận động, phát triển của sự vật. Khi hai mặt đối lập thống nhất với nhau thì sự vật vận động từ từ, chậm chạp, mâu thuẫn chưa gay gắt. Nhưng xu hướng của hai mặt đối lập là đấu tranh với nhau, đi ngược nhau. Do vậy, đến một thời điểm nhất định thì cả hai mặt đối lập đều biến đổi, mâu thuẫn biến đổi. Nếu mâu thuẫn được giải quyết thì mâu thuẫn cũ mất đi làm sự vật không còn là nó. Từ sự vật cũ ra đời sự vật mới, mâu thuẫn mới lại xuất hiện. Mâu thuẫn mới này rồi lại được giải quyết. Cứ như vậy, sự vật vận động, phát triển. Như vậy, chính sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật.
* Liên hệ: 
Tron hoạt động tiễn cần xác định đúng mâu thuẫn. Giaỉ quyết mâu thuẫn không được chủ quan, thỏa hiệp.
Từ nguyên lý về sự phát triển, Triết học duy vật macsxit ra ý nghĩa phương pháp luận là phải có quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong nhận thức, khi nhận thức sự vật không chỉ nhận thức nó trong hiện tại như nó mà còn phải thấy được khuynh hướng vận động, phát triển của nó trong tương lai, trên cơ sở đó dự báo những tình huống có thể xảy ra để chủ động nhận thức, giải quyết.
Ví dụ: Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản phải có tính dự báo và có tính ổn định tương đối. Tính dự báo thể hiện văn bản không chỉ có khả năng giải quyết được những vấn đề đặt ra cho xã hội mà còn có khả năng giải quyết được những vấn đề đó trong tương lai. Vì xã hội luôn biến động và phát triển, nội dung VBQPPL không có tính dự báo thì sẽ lạc hậu ngay sau khi ban hành và điều đó làm cho văn bản không có khả năng thực hiện được.
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay có rất nhiều mâu thuẫn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là một vấn đề quan tâm của Đảng, Nhà nước. Xác định rõ mâu thuẫn cơ bản là cơ sở để định ra đường lối chiến lược cho cách mạng.
Đối với mỗi cơ quan đơn vị, việc hiểu và tìm ra mâu thuẫn cơ bản là cơ sở định ra nhiệm vụ lâu dài. Từ đó có kế hoạch giải quyết những mâu thuẫn chủ yếu trước mắt để từng bước tiến tới giải quyết mâu thuẫn cơ bản.
Chúng ta phải nhận thức được rằng, mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, nên trong nhận thức và thực tiễn phải tôn trọng mâu thuẫn, tức là không được né tránh mâu thuẫn cũng như không được tạo ra mâu thuẫn. Vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển nên muốn thúc đẩy sự phát triển phải nhận thức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, phải tạo ra điều kiện thúc đẩy sự đấu tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát triển.
Mỗi người trong cuộc sống phải xác định được rằng, mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi, do đó không được nóng vội, chủ quan, duy ý trí trong giải quyết mâu thuẫn, cũng không được để cho việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra một cách tự phát, mà phải tích cực chủ động theo dõi quá trình phát triển của mâu thuẫn để tạo ra điều kiện chín muồi để giải quyết.
Câu 2: QUAN điểm duy vật macxit về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Khái niệm vật chất: Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.
- Khái niệm ý thức: ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
Chủ nghĩa duy vật Mac xit khẳng định vật chất có trước ý thức, quyết định ý thức, ý thức là cái phản ánh cho nên là cái có sau, là cái bị quyết định. Như trên chúng ta đã rõ, ý thức là một thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao, tổ chức đặc biệt. Đó là bộ óc con người. Do vậy, không có bộ óc người thì không thể có ý thức. Hơn nữa, ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Vật chất còn là cơ sở, nguồn gốc của những nội dung mà ý thức phản ảnh. Nghĩa là vật chất quyết định nội dung phản ánh của ý thức.
Chủ nghĩa duy vật Macxit cũng cho rằng, mặc dù vật chất quyết định ý thức, nhưng ý thức có tính năng động, sáng tạo, cho nên thông qua hoạt động thực tiến của con người có thể tác động trở lại vật chất bằng cách thúc đảy hoặc kìm hãm ở một mức độ nào đó các điều kiện vật chất, góp phần cải biến thế giới khách quan. Tuy nhiên sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất dù đến đâu chăng nữa vẫn phụ thuộc vào các điều kiện vật chất. Cho nên, xét đến cùng, vật chất luôn quyết định ý thức.
- Liên hệ.
Trong nhận thức phải nhận thức sự vật vốn như nó có, không “tô hồng, bôi đen”, phản ánh không đúng sự vật, , từ phản ánh không đúng này sẽ dẫn tới sai lầm trong hành động. 
Trong hoạt động thực tiễn luôn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan và hành động theo quy luật khách quan. Chúng ta không thể lấy mong muốn chủ quan thay cho thực tế khách quan, không thể hành động trước không đúng quy luật. Vì như vậy sẽ phải trả giá.
Quan điểm khách quan cũng yêu cầu trong hoạt động thực tiễn phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, tinh thần trong cải tạo thế giới. Nghĩa là phải cố gắng, tích cực vươn lên, biết phát huy tối đa lực lượng vật chất hiện có. Đồng thời cũng phải tránh không rơi vào chủ nghĩa khách quan, tức là trông chờ, thụ động, ỷ lại điều kiện khách quan, không cố gắng, tích cực vượt khó vươn lên.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta cùng với việc coi trọng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân đã rất chú trọng phát triển văn hóa với tư cách nền tảng tinh thần của xã hội.
Quan điểm khách quan cũng yêu cầu phải chống bệnh chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa ý thức, tinh thần trong hoạt động thực tiễn. Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trước đổi mới 1986 cho thấy, chúng ta đã mắc phải bệnh chủ quan, duy ý chí trong xây dựng mục tiêu, bước đi xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Khắc phục những sai lầm chủ quan này, trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xuất phát từ thực tiễn nước ta vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề ra đường lối phát triển kinh tế xã hội phù hợp. Do vậy mọi mặt đời sống của nhân dân được nâng lên, vị thế của đất nước được nâng cao.
Câu 3. Đồng chí hãy chỉ ra cách thức vận động của sự vật, ý nghĩa của sự hiểu biết vấn đề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Nguyên lý về sự phát triển: Chủ nghĩa duy vật siêu hình coi phát triển chỉ là sự tăng lên về lượng đơn thuần. Chủ nghĩa duy tâm công nhận sự phát triển nhưng cho rằng ý thức, tinh thần là động lực, nguyên nhân của sự phát triển. Chủ nghĩa duy vật Macxit coi phát triển là quá trình vận động theo hướng đi lên từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Phát triển không chỉ là sự tăng lên, giảm đi về lượng mà còn là sự nhảy vọt về chất. Nguồn gốc của sự phát triển chính là sự thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập bên trong sự vật quy định. Phát triển là khách quan, phổ biến và có nhiều hình thức cụ thể khác nhau. Chẳng hạn ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người. Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức ngày càng đầy đủ, đúng đắn hơn.
- Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật của phép biện chứng chỉ ra cách thức của sự vận động.
+ Khái niệm chất: chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho sự vật là nó mà không phải là sự vật khác.
+ KN Lượng: Lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt quy mô, trình độ phát triển, biểu thị đại lượng con số các thuộc tính, các yếu tố,...cấu thành sự vật. Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng về trình độ, quy mô, nhịp điệu, tốc độ, vv...của sự vận động và phát triển của sự vật.
+ Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại.
Theo triết học duy vật biện chứng, mỗi sự vật đều có sự thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, nhưng không phải mọi thay đổi về lượng đều dẫn đến thay đổi về chất. Khoảng giới hạn mà sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho chất của sự vật thay đổi được gọi là độ. Nói khác đi, độ là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất; là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chất của sự vật diễn ra. 
Sự thay đổi về lượng của sự vật (tăng lên hoặc giảm đi) đến giới hạn nhất định sẽ làm cho chất của sự vật thay đổi. Điểm tới hạn đó được gọi là điểm nút.
Khi có sự thay đổi về chất diễn ra do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra được gọi là bước nhảy. Có nhiều loại bước nhảy khác nhau. Chẳng hạn, bước nhảy đột biến (chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cơ bản, cấu thành sự vật) và bước nhảy dần dần (là quá trình thay đổi về chất dienx ra bằng con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ); bước nhảy toàn bộ (là bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thanhf sự vật) và bước nhảy cục bộ (là bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, bộ phận của sự vật đó). Trong lĩnh vực xã hội thay đổi về lượng được gọi là “, tiến hóa” thay đổi về chất được gọi là “cách mạng”.
Sau khi ra đời, chất mới lại tác động trở lại tới lượng mới. Sự tác động của chất mới đến lượng mới thể hiện ở chỗ nó tác động tới quy mô, nhịp điệu, tốc độvvv của lượng mới. Tóm lại sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ. Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới. Như vậy, sự vật phát triển theo cách thức: đứt đoạn trong liên tục.
* Liên hệ. 
Trong nhận thức, khi nhận thức sự vật không chỉ nhận thức nó trong hiện tại như nó có mà còn phải thấy được khuynh hướng vận động, phát triển của nó trong tương lai. Trên cơ sở đó dự báo những tình huống có thể xảy ra để chủ động nhận thức, giải quyết.
Trong hoạt động thực tiễn cần chống bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, bởi lẽ mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn vận động, biến đổi và phát triển. Phát triển là khó khăn, bao gồm cả sự thụt lùi tạm thời, do vậy trong hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải biết tin tưởng vào tương lai.
Nhận thức sự vật phải nhận thức cả chất và lượng của nó. Muốn thay đổi chất của sự vật phải có sự thay đổi về lượng, cho nên không được chủ quan, nóng vội. Khi tích lũy về lượng đã đủ cần thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ, ngại khó. Trong hoạt động thực tiễn cần chống “tả khuynh” tức là tuyệt đối hóa bước nhảy về chất khi chưa tích lũy đủ về lượng. Đồng thời cũng cần tránh xu hướng “hữu khuynh”, tức là tuyệt đối hóa sự tích lũy về lượng, không dám thực hiện bước nhảy về chất khi tích lũy về lượng đã đủ. Muốn giữ cho sự vật còn là nó thì phải nhận thức được giới hạn độ của nó và giữ cho sự thay đổi về lượng không vượt quá giới hạn độ cho phép.
* Liên hệ 2: Cách thức vận động phát triển của sự vật hiện tượng có ý nghĩa:
Nghiên cứu nguyên lý về sự phát triển, giúp cho chúng ta: Tránh tư tưởng nôn nóng, đốt cháy giai đoạn (chưa đủ về lượng). Khi đã chín muồi phải thực hiện bước nhảy.
Nguyên lý về sự phát triển giúp chúng ta nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng, được quy luật và những xu hướng của nó. Quan điểm phát triển, khắc phục tư tưởng bảo thủ trì trệ.
Quan điểm này yêu cầu khi phân tích sự vật phải xét nó như một quá trình; đặt nó trong sự vận động, sự phát triển mới nắm được quy luật và những xu hướng của nó. Quan điểm phát triển còn bao hàm yêu cầu khi xét sự vật trong từng giai đoạn cụ thể của nó nhưng không được tách rời với các giai đoạn khác mà phải liên hệ chúng với nhau mới có thể nắm được logic của toàn bộ tiến trình vận động sự vật. Quan điểm phát triển cũng đòi hỏi tinh thần lạc quan tích cực trong thực tiễn, khắc phục mọi sự trì trệ bảo thủ.
Đối với bản thân khôg ngừng học tập nâng cao trình độ, trau dồi thêm kiến thức, học tập kinh nghiệm của đồng ghiệp để đat được mục tiêu ,Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ,  .. liên quan trực tiếp đến .. uy tín của Đảng và nhà nước cho nên hoạt động của .. có tác dụng .
Đòi hỏi có sự phối hợp cả trong lực lượng và ngoài xã hội.
Không dừng lại ở hiện tượng mà phải hiểu rõ bản chất .
Phải tăng cường công tác tuyên truyền vân động nghiên cứu nắm tình hình, từ đó tổng kết nâng cao thành lý luận quan diểm chỉ đạo thực tiễn.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Vì thực trạng đội ngũ cán bộ công chức viên chức thực sự trong sạch, vững mạnh và luôn tự kiểm điểm nhìn nhận kiểm điểm bản thân  ... ng. Vẫn còn tình trạng cấp ủy bao biện, làm thay hoặc buông lãnh đạo; chậm ban hành những quy định cụ thể về phương thức đảng lãnh đạo nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; nguyên tắc tập trung dân chủ có lúc, có nơi còn xem nhẹ, công tác chính trị tư tưởng, công tác cán bộ còn chậm đổi mới, hiệu quả thấp, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm còn diễn ra ở nhiều nơi. 
+ Nêu nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm............
- giải pháp góp phần đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng
+ Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết TW 5, khóa X.
+ Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện các quy chế, quy định về quy trình công tác của các cấp ủy, tổ chức Đảng, về quan hệ lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.
+ Tiếp tục đổi mới cách ra Nghị quyết, tập trung vào lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng.
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng:
Câu 11. Liên hệ và đề xuất giải pháp cơ bản tăng cường vai trò lãnh đạo của TCCSĐ đối với hệ thống chính trị ở địa phương, đơn vị.
- Những nội dung, phương thức tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị ở địa phương
+ Kết quả đạt được
+ Những hạn chế yếu kém
- Giaỉ pháp nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị.
+ Xây dựng, chủ trương, đường lối, nghị quyết đúng đắn, mạng tính cách mạng và khoa học, đảm bảo lợi ích của nhân dân, cán bộ, đảng viên.
+ Tăng cường lãnh đạo nhà nước, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội, thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
+ Lãnh đạo xây dựng nhà nước , MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội trong sạch vững mạnh toàn diện.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự vững mạnh, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý.
- trách nhiệm của bản thân.
Câu 12. Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Đ/c Nguyễn Aí Quốc soạn thảo, Hiện nay Đảng ta tiếp tục lãnh đạo thực hiện những nội dung cơ bản được phản ảnh trong cương lĩnh đầu tiên như thế nào.
1. Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Đ/c Nguyễn Aí Quốc soạn thảo.
- Cương lĩnh xác định mục đích chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đó là: “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. (Sau này gọi là cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng XHCN).
- Nhiệm vụ, mục tiêu cơ bản của cách mạng VN, Cương lĩnh chỉ rõ: “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”. Tức là nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đuổi đế quốc Pháp xâm lược và đánh đổ bọn đế quốc tay sai làm cho nước VN được độc lập, tự do; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và chống phong kiến. Song, nổi bật lên là chống đế quốc và tay sai phản động giành độc lập, tự do cho dân tộc là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.
- Về lực lượng cách mạng VN: Trước hết là Công – nông; công nông là gôc cách mạng, công nhân là giai cấp lãnh đạo, tiểu tư sản và trí thức là đồng minh của cách mạng. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản VN mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng hoặc tập trung. Bộ phận nào đã rõ mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ. Đây là tư tưởng tập hợp lực lượng cách mạng trên cơ sở đánh giá thái độ các giai cấp phù hợp với đặc điểm xã hội VN.
- Về phương pháp cách mạng VN: Phương pháp cách mạng cơ bản của VN là dùng sức mạng tổng hợp của quần chúng nhân dân để đánh đổ đế quốc phong kiến,đó là bạo lực cách mạng.
- Xác định vai trò của ĐCSVN: ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, phải thu phục và lãnh đạo được dân chúng. Để thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng, Cương lĩnh đã khẳng định vai trò quyết định của Đảng.
- Về đoàn kết quốc tế: Phát huy tinh thần tự lực tự cường, đồng thời tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp. Cách mạng VN là bộ phận của cách mạng thế giới.
2. Hiện nay Đảng ta tiếp tục lãnh đạo thực hiện những nội dung cơ bản được phản ảnh trong cương lĩnh đầu tiên như thế nào
- Luôn giữ vững đường lối cơ bản của cách mạng VN, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc.
+Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH được bổ sung và phát triển năm 2011 đảng ta tiếp tục khẳng định: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Đó là bài học xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc”.
+ Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Thực hiện đường lối đổi mới, Phát triển nền kinh tế thị trường giữ vững định 
- Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Tăng cường đoàn kết quốc tế: Phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, Hội nhập kinh tế luôn giữ vững tính độc lập, tự chủ trong mọi đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại ...Xây dựng ĐCSVN vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với XH.
Câu 13. Đồng chí hãy trình bày nội dung đường lối đổi mới được Đảng đề ra từ Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986). Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
1. nội dung đường lối đổi mới được Đảng đề ra từ Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986).
Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện gồm những nội dung cơ bản sau:
- Một là: Đổi mới cơ cấu kinh tế:
Có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác ngoài kinh tế XHCN theo quan điểm của Lê Nin: “Coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”. Các thành phần đó là: kinh tế XHCN; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế tự nhiên, tự túc tự cấp. Nhận thức và vận dụng đúng quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn.
- Hai là Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu hành chính bao cấp; đổi mới kế hoạch hóa, kết hợp kkế hoạch hóa với thị trường, từng bước đưa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Phương hướng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là “ xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế. Trong cơ chế quản lý đó, tính kế hoạch là đặc trưng số 1 và sử dụng đúng đắn, quan hệ hàng hóa - tiền tệ là đặc trưng thứ hai. Thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghía, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. 
- Ba là Đổi mới về tăng cường vai trò quản lý điều hành của nhà nước về kinh tế.
Tăng cường bộ máy nhà nước từ TW đến địa phương thành một thể thống nhất , có sự phân biệt rành mạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm tùy cấp theo nguyê n tắc tập trung dân chủ: “ Phân biệt rõ chức năng quản lý hành chính – kinh tế của các cơ quan nhà nước TW và địa phương với chức năng với quản lý sản xuất –kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở” Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế -xã hội, thực hiện cơ chế “quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý”
- Bốn là Đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại
Đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại Trên cơ sở mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài thông qua việc công bố chính sách khuyến khích đầu tư với nhiều hình thức, nhất là những ngành đòi hỏi kỹ thuật cao và sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho người nước ngoài và Việt kiều về nước đầu tư, hợp tác kinh doanh.
- Năm là Đổi mới tư duy lý luận và phong cách lãnh đạo của Đảng.
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nâng cao nhận thức lý luận, vận dụng đúng quy luật khách quan,khắc phục bệnh chủ quan,duy ý chí hoặc bảo thủ thủ trì trệ. Đổi mới bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước tiên là đổi mới tư duy kinh tế trên cơ sở nắm vững bản chất cách mạng, khoa học của CN Mac – Le nin, kế thừa tư tưởng cách mạng của chủ tịch HCM. “Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, phải nắm vững thực tiễn và không ngừng nâng cao trình đoọ trí tuệ và đổi mới phong cách, phương pháp làm việc.
2. Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Nhận thức của bản thân về đường lối đổi mới do đảng khởi xướng và lãnh đạo
Quá trình đổi mới kinh tế của Việt Nam khởi đầu được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, từ sự tìm tòi, sáng tạo của quần chúng nhân dân trong quá trình SX-KD (Hải Phòng, Vĩnh Phúc,..). Sau đó được Đảng CSVN tổng kết, khái quát thành các chủ trương, đường lối, chính sách cụ thể và áp dụng rộng rãi. Đó là quá trình vừa làm vừa bổ xung và hoàn thiện về nhận thức và lý luận.
Sau khi được học tập, nghiên cứu về quá trình đổi mới tư duy lý luận, bổ xung đường lối của Đảng, tôi hiểu và nhận thức rõ hơn về CNXH, về những bước đi trong chặng đường dầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, về mục tiêu, giải pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức của một nước có nền sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH, đó là phải trải qua con đường gian khổ, phức ạp, lâu dài. Quá trình đổi mới, trong xã hội sẽ diễn ra sự đan xen và đáu tranh giữa cái mới và cái cũ, chính vì vậy khi giải quyết một vấn đề xã hội không được chủ quan, vội vàng duy ý chí mà phải có quá trình kiểm nghiệm, sơ – tổng kết và rút kinh nghiệm
- Trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ quan góp phần thực hiện đường lối, đổi mới của Đảng.
( Liên hệ từng đơn vị) Đối với , quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế, sẽ không tránh khỏi quan liêu trì trệ trong điều hành, sơ hở sai phạm trong công tác quản lý thực hiện chính sách  đây là điều kiện kể xấu lợi dụng phạm tội (khiếu kiện phức tạp, tranh chấp đất đai, tham ô, tham nhũng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản). Vì vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao mỗi CB ĐV phải không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tri thức, năng động trong thực tiễn, đối với phong cách làm việc, đi sâu, đi sát vào thực tế với quần chúng nhân dân, biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. 
Liên hệ bản thân: trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, luôn kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, giữ vững bản chất giai cấp công nhân, trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; gương mẫu chấp hành nghiêm mọi chủ trương, đường lối, của Đảng chính sách, pháp luật Nhà nước, quy định của co quan đơn vị nơi công tac kỷ luật, chỉ thị của cấp trên
Trách nhiệm của bản thân trong xây dựng hệ thống chính trị (xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng đoàn thể nơi công tác.
Câu 14. Vai trò lãnh đạo của Đảng từ năm 1939-1945 , liên hệ việc xây dựng và tăng cường mqh gắn bó giuã Đảng và quần chúng nhân dân trong thời kỳ mới.
1. Vai trò lãnh đạo của Đảng từ năm 1939-1945 .
- Căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước Đảng đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược trong các nghị quyết.
+ NQ TW tháng 11/1939.
+ NQ TW tháng 11/1940.
+ NQ TW lần thứ 8 (Tháng 5/1941).
- Nội dung cụ thể là:
+ Nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu.
+ Kẻ thù chính của cách mạng Đông Dương là thực dân Pháp và Phát xít nhật.
+ Thành lập mặt trận Việt Minh (chuẩn bị về lực lượng chính trị).
+ Chú trọng công tác xây dựng Đảng, chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ, cán bộ lãnh đạo, cán bộ công vận, nông vận, binh vận, quân sự.
+ Nghị quyết thường vụ TW đã ra bản chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, chỉ rõ những nhiệm vụ cần kíp về việc chuẩn bị lực lượng về mọi mặt.
- Đảng lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.
Ngày 12/3/1945 Chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta của Ban thường vụ Trung ương đã được ban hành. Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật. Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong chỉ thị là “ phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng, sáng tạo chủ động, táo bạo”; bản chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh các địa phương cả nước trong cao trào chống nhật cứu nước và có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám.
Thực hiện Chỉ thị của BTV TW Đảng, cao trào kháng Nhật cứu nước bùng lan khắp nơi.Mở đầu cao trào kháng nhật cứu nước là làn sóng khởi nghĩa từng phần dâng lên mạnh mẽ ở Bắc kỳ và trun kỳ. Cùng với khởi nghĩa từng phần, Đảng phát động phong trào “phá kho thóc giải thoát nạn đói” . Phong trào đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh và khởi nghĩa trong nhân dân, là cuộc đấu tranh rộng rộng lớn và sâu sắc tập dượt quần chúng đi từ hình thức đấu tranh thấp dến những hình thức đấu tranh cao, kết hợp đáu tranh kinh tế,chính trị, vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
	Trong khi chú trọng đẩy nhanh tập hợp và tập dượt cho lực lượng chính trị, Đảng ta xúc tiến mạnh hơn những hoạt động vũ trang hỗ trợ, hình thành khu giải phóng, phát triển các chiến khu, tăng cường lực lượng vũ trang chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Đến giữa tháng 8/1945, phong trào đấu tranh của quần chúng dâng cao, cả nước sục sôi trong không khí cách mạng, sẵn sàng nổi dậy.
- Đảng phát động tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945.
Ngay khi nhận được tin Nhật gửi công hàm cho Đồng Minh chấp nhận đầu hàng, Ban thường vụ TW họp quyết định phát động toàn dân tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên phạm vi toàn quốc.
	Đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Đảng, của UB giải phóng dân tộc, Chủ tịch HCM, căn cứ vào tinh thần Chỉ thị Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, với khát vọng độc lập tự do cháy bỏng, với quyết tâm tolớn, hơn 20 triệu nhân dân ta từ Bắc đến Nam đã vùng lên làm cuộc Tổng khởi nghĩa oanh liệt trên toàn quốc.
	Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 đã diễn ra và giành thắng lơị nhanh chóng trong vòng 15 ngày (từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945).
	Ngày 2/9/1945 tại cuộc Mít tinh lớn ở Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng công bố Tuyên ngôn độc lập, thành lập nước VN Dân chủ Cộng hòa.
2. Liên hệ
- Trong giai đoạn hiện nay Đảng luôn quán triệt và thực hiện tư tưởn g của chủ tịch HCM về xây dựng mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân , dựa vào nhân dân, nhân dân là cội nguồn sức mạnh và là tài sản quý báu của Đảng.
- Chăm lo thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
- Phát huy vai trò và tạo điều kiện để mặt trận TQ và các đoàn thể tham gia xây dựng và thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách PL của nhà nước, thực hiện vai trò giám sát và phản biện XH.
- Trách nhiệm của bản thân với việc gắn bó mật thiết với nhân dân.

File đính kèm:

  • docxnhung_van_de_ve_chu_nghia_mac_lenin_tu_tuong_ho_chi_minh_lic.docx