Những rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Dệt may Việt Nam là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng

trong tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và giải quyết việc làm

cho người dân Việt Nam. Nhưng, một thực tế là ngành dệt may của

nước ta đơn thuần chỉ gia công cho nước ngoài, trong khi hầu hết

nguyên phụ liệu của ngành dệt may đều phải nhập khẩu khiến cho

ngành Dệt may Việt Nam khó phát triển bền vững. Vậy, doanh nghiệp

Việt Nam đang đứng ở đâu giữa thị trường dệt may rộng lớn cùng

hàng loạt những tên tuổi như Mỹ, Trung Quốc, EU. Bài viết sẽ tập

trung vào việc định vị dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may

toàn cầu, cũng như chỉ rõ những rào cản gia nhập chuỗi của các

doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

pdf 10 trang kimcuc 18960
Bạn đang xem tài liệu "Những rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Những rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
34
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 190- Tháng 3. 2018
Những rào cản đối với các doanh nghiệp 
Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị 
dệt may toàn cầu
 chính sách & thị trường tài chính- tiền tệ 
Ngô Dương Minh
Ngày nhận: 28/09/2017 Ngày nhận bản sửa: 03/11/2017 Ngày duyệt đăng: 22/03/2018
Dệt may Việt Nam là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng 
trong tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và giải quyết việc làm 
cho người dân Việt Nam. Nhưng, một thực tế là ngành dệt may của 
nước ta đơn thuần chỉ gia công cho nước ngoài, trong khi hầu hết 
nguyên phụ liệu của ngành dệt may đều phải nhập khẩu khiến cho 
ngành Dệt may Việt Nam khó phát triển bền vững. Vậy, doanh nghiệp 
Việt Nam đang đứng ở đâu giữa thị trường dệt may rộng lớn cùng 
hàng loạt những tên tuổi như Mỹ, Trung Quốc, EU... Bài viết sẽ tập 
trung vào việc định vị dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may 
toàn cầu, cũng như chỉ rõ những rào cản gia nhập chuỗi của các 
doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Từ khóa: dệt may, chuỗi giá trị, doanh nghiệp Việt Nam, toàn cầu 
hóa
1. Đặt vấn đề
rong bối cảnh 
toàn cầu hóa 
ngày càng phát 
triển mạnh, 
mỗi nền kinh 
tế quốc gia trở thành một bộ 
phận không tách rời của kinh 
tế toàn cầu, và có xu hướng bị 
chi phối bởi các tập đoàn kinh 
tế với mạng lưới công ty con, 
chi nhánh dày đặc được đặt 
tại nhiều quốc gia khác nhau. 
Trên phạm vi quốc tế, các giá 
trị của một ngành kinh doanh 
nào đó được hình thành từ 
những công đoạn khác nhau 
tại nhiều quốc gia trên thế giới 
sẽ trở thành giá trị gia tăng 
toàn cầu. Theo cách nhìn này, 
các công ty đa quốc gia sẽ 
đóng vai trò như những mắt 
xích quan trọng và chi phối 
sự phát triển của chuỗi giá trị. 
Việc phân tích hoạt động kinh 
doanh của doanh nghiệp theo 
quan điểm chuỗi giá trị chính 
là một phương pháp hữu hiệu 
để đánh giá tốt nhất năng lực 
cạnh tranh cũng như vai trò và 
phạm vi ảnh hưởng của quốc 
gia trong chuỗi giá trị toàn 
cầu.
Ở Việt Nam, dệt may là một 
trong những ngành công 
nghiệp chủ lực và được chú 
trọng phát triển, nhằm phục vụ 
cho quá trình công nghiệp hóa, 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
35Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018
hiện đại hóa đất nước. Trong 
suốt thời gian Việt Nam tham 
gia vào sân chơi toàn cầu, 
ngành dệt may đã tận dụng 
cơ hội và phần nào chuyển 
hóa thách thức thành những 
kết quả đáng ghi nhận của 
ngành. Cụ thể, dệt may hiện là 
mặt hàng xuất khẩu hàng đầu 
của Việt Nam và có tốc độ 
tăng trưởng cao qua các năm. 
Hàng dệt may của Việt Nam 
đã được xuất khẩu đi hơn 180 
nước và vùng lãnh thổ trên thế 
giới và đã có mặt ở hầu hết 
những thị trường lớn như Nhật 
Bản, EU, Bắc Mỹ, các nước 
Đông Âu, Trung Đông Sự 
đón nhận của các thị trường 
này chứng tỏ hàng dệt may 
của Việt Nam bước đầu đã có 
khả năng cạnh tranh về giá cả 
và chất lượng trên thị trường 
quốc tế. Tuy nhiên, nếu phân 
tích sâu hơn thì dệt may Việt 
Nam vẫn có quá ít lợi thế và 
quá nhiều bất lợi cho sự phát 
triển bền vững, đặc biệt là 
trong khả năng tiếp cận và 
tham gia vào chuỗi giá trị toàn 
cầu. Nhìn chung, các doanh 
nghiệp dệt may Việt Nam 
vẫn chủ yếu tập trung vào các 
khâu gia công, cắt may, trong 
khi vẫn chưa thể tham gia vào 
những khâu tạo ra giá trị gia 
tăng cao hơn trong chuỗi giá 
trị.
Xuất phát từ thực tế đó, trên 
cơ sở lý thuyết về chuỗi giá 
trị dệt may toàn cầu, bài viết 
tập trung làm rõ 2 vấn đề: (1) 
Vị trí của các doanh nghiệp 
dệt may Việt Nam trong chuỗi 
giá trị toàn cầu, và (2) Những 
rào cản nào ngăn dệt may Việt 
Nam gia nhập sâu hơn vào 
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
2. Lý thuyết về chuỗi giá trị 
dệt may toàn cầu
Chuỗi giá trị có thể được thực 
hiện trong phạm vi một khu 
vực địa lý hoặc trải rộng trong 
phạm vi nhiều quốc gia và trở 
thành chuỗi giá trị toàn cầu 
(global value chain). Điều 
này có nghĩa là, các doanh 
nghiệp từ nhiều quốc gia trên 
thế giới sẽ đóng vai trò như 
những mắt xích quan trọng và 
có thể chi phối sự phát triển 
của chuỗi giá trị. Theo tài liệu 
nghiên cứu về chuỗi giá trị 
của Kaplinsky (2000), chuỗi 
giá trị bao gồm các hoạt động 
cần thiết của một chu trình sản 
xuất sản phẩm hoặc dịch vụ kể 
từ giai đoạn nghiên cứu sáng 
chế, qua các giai đoạn khác 
nhau của quá trình sản xuất, 
phân phối đến người tiêu dùng 
cuối cùng, cũng như xử lý rác 
thải sau khi sử dụng.
Từ lý thuyết về chuỗi giá trị, 
Gereffi (2001) đã xây dựng 
lý thuyết về chuỗi cung ứng, 
và cho rằng có hai yếu tố liên 
quan đến việc tạo ra giá trị 
hay quyết định dạng chuỗi 
cung ứng của một ngành:
- Thứ nhất là chuỗi cung ứng 
do phía cung tạo ra. Đây là 
những chuỗi hàng hóa mà 
trong đó tác nhân chính các 
nhà sản xuất lớn, thường là 
những nhà sản xuất xuyên 
quốc gia đóng vai trò trung 
tâm trong việc phối hợp các 
mạng lưới sản xuất quốc tế 
(bao gồm cả những liên kết 
về phía trước và phía sau 
chuỗi giá trị). Các ngành công 
nghiệp thâm dụng vốn và công 
nghệ như sản xuất xe hơi, máy 
bay, điện tử là đặc trưng của 
chuỗi cung ứng do phía cung 
quyết định.
- Thứ hai là chuỗi cung ứng 
do phía cầu hay người mua 
quyết định. Đây là đặc trưng 
của những ngành công nghiệp 
sản xuất hàng tiêu dùng thâm 
dụng lao động như ngành may 
mặc, giày dép, và các hàng 
thủ công khác. Các nhà bán 
lẻ lớn, các nhà buôn và các 
nhà sản xuất có thương hiệu 
là những tác nhân chính đóng 
vai trò cốt yếu trong việc hình 
thành các mạng lưới sản xuất 
được phân cấp tại nhiều quốc 
gia xuất khẩu. Đặc điểm chính 
của chuỗi giá trị do người mua 
quyết định là sự hợp nhất theo 
mạng lưới để thúc đẩy sự phát 
triển của các khu chế xuất và 
thực hiện thuê gia công toàn 
cầu của các nhà bán lẻ.
Ngành dệt may là một minh 
họa kinh điển của chuỗi giá 
trị do người mua quyết định. 
Sự dễ dàng trong việc thành 
lập các doanh nghiệp dệt may, 
cùng với sự phổ biến của chủ 
nghĩa bảo hộ của các nước 
phát triển trong ngành này, đã 
dẫn tới sự hình thành đa dạng 
của các nhà xuất khẩu tại các 
quốc gia đang phát triển. Việc 
tạo ra sản phẩm cuối cùng 
phải qua nhiều công đoạn và 
mỗi công đoạn bao gồm nhiều 
khác biệt về các yếu tố như 
vị trí địa lý, kỹ năng và điều 
kiện lao động, công nghệ, 
quy mô và loại hình doanh 
nghiệp. Những đặc điểm này 
cũng ảnh hưởng đến việc phân 
phối tiềm năng và lợi nhuận 
trong chuỗi giá trị. Các nhà 
sản xuất với thương hiệu nổi 
tiếng, các nhà buôn, nhà bán 
lẻ lớn đóng vai trò then chốt 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
36 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 190- Tháng 3. 2018
trong việc thiết lập mạng lưới 
sản xuất và định hình việc tiêu 
thụ hàng loạt thông qua các 
thương hiệu mạnh (Gereffi, 
2001). Các nhà nghiên cứu đã 
biểu diễn chuỗi giá trị dệt may 
thế giới hiện nay gồm 5 mắt 
xích chính (Hình 1).
Mắt xích 1- Thiết kế: Công 
đoạn thiết kế là một mắt xích 
quan trọng trong chuỗi giá 
trị của hàng may xuất khẩu, 
bởi vì kiểu dáng và mẫu mã 
sẽ quyết định giá trị của sản 
phẩm. Đây cũng là khâu có tỷ 
suất lợi nhuận cao trong chuỗi 
giá trị và rất thâm dụng tri 
thức. Các nước đi trước trong 
ngành công nghiệp dệt may, 
sau khi đã dịch chuyển hoạt 
động sản xuất sang các nước 
đi sau, thường chỉ tập trung 
vào khâu nghiên cứu và thiết 
kế sản phẩm mới nhằm tạo ra 
những thương hiệu nổi tiếng 
cũng như để đạt được tỷ suất 
lợi nhuận cao nhất. Việc cạnh 
tranh thương hiệu đang rất 
khốc liệt trên thị trường dệt 
may thế giới, các thương hiệu 
cạnh tranh nhau bằng các mẫu 
thiết kế đẹp, sáng tạo. Yếu 
tố quan trọng để thâm nhập 
và trụ vững được ở mắt xích 
này đòi hỏi các doanh nghiệp 
cần có các nhà thiết kế có khả 
năng nắm được xu hướng, thị 
hiếu thời trang của người mua 
toàn cầu.
Mắt xích 2- Sản xuất nguyên 
phụ liệu: Đây là mắt xích 
quan trọng hỗ trợ cho ngành 
may mặc phát triển và là khâu 
thâm dụng đất đai và vốn. Đối 
với hàng may mặc, giá trị của 
phần nguyên phụ liệu chiếm 
tỷ trọng lớn và quyết định đến 
chất lượng sản phẩm. Nguyên 
phụ liệu trong ngành dệt may 
thường chia thành hai phần: 
nguyên liệu chính và phụ liệu. 
Nguyên liệu chính là thành 
phần chính tạo nên sản phẩm 
may mặc, chính là các loại 
vải. Phụ liệu là các vật liệu 
đóng vai trò liên kết nguyên 
liệu, tạo thẩm mỹ cho một sản 
phẩm may mặc.
Mắt xích 3- Cắt & May: Đây 
là mắt xích thâm dụng lao 
động nhất nhưng lại có tỉ suất 
lợi nhuận thấp nhất. May là 
khâu mà các nước mới gia 
nhập ngành thường chọn để 
thâm nhập đầu tiên vì nó 
không đòi hỏi đầu tư cao về 
công nghệ và thâm dụng lao 
động. Những nước đang tham 
gia ở khâu này thường thực 
hiện việc gia công lại cho 
các nước gia nhập trước, đây 
chính là đặc điểm chung của 
khâu sản xuất trong ngành 
dệt may thế giới. Đối với các 
doanh nghiệp tham gia hoạt 
động may, tỷ lệ giá trị thu về 
trong phân khúc may cũng sẽ 
khác nhau tùy theo phương 
thức sản xuất và xuất khẩu là 
CMT, FOB, ODM hay OBM.
Mắt xích 4- Mạng lưới xuất 
khẩu: Đây là khâu thâm dụng 
tri thức, gồm các công ty may 
mặc có thương hiệu, các văn 
phòng mua hàng, và các công 
ty thương mại của các nước. 
Một trong những đặc trưng 
đáng lưu ý nhất của chuỗi 
dệt may do người mua quyết 
định là sự tạo ra các nhà buôn 
với các nhãn hiệu nổi tiếng, 
nhưng không thực hiện bất cứ 
việc sản xuất nào. Các công 
ty này đóng vai trò trung gian 
kết hợp chuỗi cung ứng giữa 
các nhà may mặc, các nhà 
thầu phụ với các nhà bán lẻ 
toàn cầu.
Mắt xích 5- Thương mại hóa: 
Mắt xích này bao gồm mạng 
lưới marketing và phân phối 
sản phẩm, đây cũng là khâu 
thâm dụng tri thức. Các nhà 
bán lẻ nổi tiếng trên thế giới 
đang nắm giữ khâu này và thu 
được nguồn lợi nhuận rất lớn. 
Đây là mắt xích có suất sinh 
lợi cao nhất, do các công ty 
Hình 1. Giá trị gia tăng đóng góp vào sản phẩm trong chuỗi 
giá trị dệt may
Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2010)
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
37Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018
lớn trên thế giới nắm giữ và 
họ thường tạo ra các rào cản 
gia nhập ngành nên các quốc 
gia mới gia nhập chuỗi giá trị 
rất khó để thâm nhập được 
khâu này.
3. Định vị dệt may Việt Nam 
trong chuỗi giá trị toàn cầu
Tiếp cận và tham gia vào 
những khâu tạo ra giá trị gia 
tăng cao trong chuỗi giá trị 
hay chuỗi cung ứng toàn cầu 
là một trong những hướng 
đi mới và bền vững cho các 
ngành sản xuất tại các quốc 
gia hiện nay. Chiếm từ 4%-
5% thị phần dệt may toàn cầu, 
ngành dệt may của Việt Nam 
đã góp phần tạo ra việc làm và 
mang lại kim ngạch xuất khẩu 
cao. Tuy nhiên, chỗ đứng 
của Việt Nam hiện nay trong 
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 
là khâu cắt may, khâu tạo ra 
giá trị gia tăng thấp nhất trong 
chuỗi giá trị. 
Đi sâu hơn vào chuỗi giá trị 
dệt may toàn cầu, mức độ 
tham gia của Việt Nam trong 
các mắt của chuỗi giá trị cụ 
thể như sau:
Khâu thiết kế: Theo lý thuyết 
về giá trị gia tăng trong chuỗi 
giá trị theo mô hình đường 
cong nụ cười thì đây là khâu 
sẽ cho lợi nhuận cao, kéo theo 
đó nâng giá trị gia tăng trong 
các mặt hàng dệt may xuất 
khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên 
khâu nghiên cứu và thiết kế 
sản phẩm lại là khâu yếu nhất 
của các doanh nghiệp Việt 
Nam. Đa phần các công đoạn 
thiết kế cho các sản phẩm may 
ở nước ta được thực hiện tại 
những nước có ngành công 
nghiệp thời trang phát triển 
như Anh, Pháp, Mỹ, Hồng 
Kông Sau đó, các mẫu thiết 
kế được chuyển về Việt Nam, 
các công ty may của nước ta 
chỉ gia công theo đúng mẫu 
mã đơn đặt hàng. 
Mặc dù chưa đảm nhận được 
công việc thiết kế nhưng 
trong thời gian qua, đã có 
một số nhà sản xuất của Việt 
Nam cố gắng xây dựng và 
đưa thương hiệu của mình 
vào sản phẩm xuất khẩu như 
May Phương Đông xuất khẩu 
sản phẩm F-House, May Việt 
Tiến xuất khẩu San Sciaro 
và Manhattan, Công ty Thời 
trang Việt Nam với thuơng 
hiệu Nino Maxx, Công ty 
Scavi có Corel... Tuy nhiên, 
các thương hiệu xuất khẩu 
của Việt Nam cũng mới chỉ 
đang ở giai đoạn thăm dò thị 
trường. Đối với hàng may 
xuất khẩu, các doanh nghiệp 
của Việt Nam phải sản xuất 
theo mẫu thiết kế của những 
người đặt hàng nước ngoài, 
giá trị gia tăng từ khâu thiết 
kế thời trang lại thuộc về các 
hãng may mặc nước ngoài 
khiến cho giá trị xuất khẩu 
của hàng dệt may Việt Nam 
rất hạn chế.
Khâu sản xuất nguyên phụ 
liệu: Đối với công đoạn sản 
xuất nguyên phụ liệu, một 
kịch bản tương tự lại diễn ra 
đối với ngành may xuất khẩu 
Việt Nam, dù cho tình hình có 
khả quan hơn đôi chút.
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ 
cung cấp được 0,3% nhu cầu 
về bông, 40% nhu cầu xơ, 
còn lại là phải nhập khẩu từ 
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài 
Loan... Sản lượng sợi đạt 1,4 
triệu tấn/năm nhưng hơn 70% 
trong đó là xuất khẩu; mặt 
khác lại phải nhập khẩu gần 
0,1 triệu tấn sợi chỉ số cao 
từ Trung Quốc, Hàn Quốc, 
Đài Loan Khâu dệt vải tạo 
Bảng 1. Số liệu xuất nhập khẩu ngành dệt may
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2014 2015 2016 8 tháng đầu năm 2017
Nhập khẩu bông các loại 1,443 1,623 1,7 1,63
Nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại 1,558 1,519 1,6 1,17
Nhập khẩu vải các loại 9,423 10,154 10,5 7,35
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may 4,689 5,003 5,1 3,63
Kim ngạch xuất khẩu dệt may 20,911 22,802 23,8 16,86
Tỷ trọng nguyên phụ liệu đầu vào trên kim ngạch xuất khẩu 81,83% 80,25% 79,41% 81,73%
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2014, 2015, 2017) và Bộ Công thương (2016)
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
38 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 190- Tháng 3. 2018
ra khoảng 2,8 tỉ mét vải/năm 
(chiếm 30% nhu cầu), vẫn 
phải nhập khẩu 6,1 tỷ mét vải 
từ các nước như Trung Quốc, 
Hàn Quốc, Đài Loan là những 
nước không tham gia các Hiệp 
định thương mại tự do lớn như 
TPP, EVFTA, VJEPA (chiếm 
hơn 70%). Về phụ liệu may, 
trong nước hiện đã có các 
cơ sở sản xuất một số chủng 
loại phụ liệu chính như chỉ 
may, bông tấm, mex dính, cúc 
nhựa, khóa kéo, băng chun, 
nhãn mác, bao bì... nhưng 
cũng chỉ đáp ứng được một 
phần nhu cầu của thị trường 
trong nước, phần còn lại vẫn 
phải nhập khẩu.
Như vậy, dệt may xuất khẩu lệ 
thuộc lớn vào nguồn nguyên, 
phụ liệu nhập khẩu, mà chủ 
yếu không phải từ các nước 
ký các FTA với các thị trường 
xuất khẩu chủ lực của ngành 
dệt may Việt Nam. Việc 
không chủ động được nguyên, 
phụ liệu trong nước, phải phụ 
thuộc vào các nhà cung cấp 
nước ngoài đã làm hạn chế 
khả năng cạnh tranh của các 
doanh nghiệp dệt may Việt 
Nam, khiến giá trị gia tăng 
trong sản phẩm dệt may còn 
thấp.
Qua đó, có thể thấy rằng cả 
một ngành công nghiệp dệt 
may Việt Nam gần như hoàn 
toàn phụ thuộc vào nước 
ngoài. Do quá phụ thuộc vào 
nguyên liệu nhập khẩu, nên 
mỗi khi giá nguyên liệu tăng, 
lập tức ảnh hưởng đến giá trị 
gia tăng của chuỗi giá trị xuất 
khẩu dệt may của Việt Nam.
Khâu cắt may và xuất khẩu: 
Ngành dệt may Việt Nam 
hiện nay gần như chỉ tham gia 
vào khâu cắt may sản phẩm, 
được đánh giá là tạo ra giá trị 
gia tăng thấp nhất. Xuất khẩu 
tuy có tạo ra giá trị gia tăng 
nhưng giá trị này chỉ cao khi 
tự thiết kế, sản xuất và bán, 
trong khi các doanh nghiệp 
Việt Nam chủ yếu là xuất ... n nâng cao kim ngạch xuất 
khẩu của toàn ngành, nhưng 
tình trạng thiếu nguyên, phụ 
liệu vẫn là bài toán nan giải 
với ngành khi tỷ lệ nhập khẩu 
khá cao. Thông thường, nhu 
cầu về nguyên liệu nhập khẩu 
để bảo đảm sản xuất cần 
đến 95% xơ bông, 70% sợi 
tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 
40% vải dệt kim và 60% vải 
dệt thoi, dẫn đến bình quân 
khoảng 70% nguyên, phụ liệu 
dệt may Việt Nam đang phải 
nhập khẩu. Từ đó, có thể thấy 
ngành công nghiệp dệt may 
Việt Nam gần như hoàn toàn 
phụ thuộc vào nước ngoài. 
Do quá phụ thuộc vào nguyên 
liệu nhập khẩu nên mỗi khi 
giá nguyên liệu tăng, lập tức 
ảnh hưởng đến giá trị gia tăng 
của chuỗi giá trị xuất khẩu dệt 
may Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam chưa 
có một chính sách nào để 
phát triển một cách đồng 
bộ, dài hơi và mạnh mẽ cho 
công nghiệp hỗ trợ dệt may. 
Nếu chúng ta chủ động được 
nguồn nguyên liệu chất lượng 
thì việc thuyết phục các đối 
tác nước ngoài chấp nhận 
nguyên liệu trong nước ở các 
hợp đồng gia công là không 
khó. Ngoài ra, nguồn cung 
nguyên liệu đầy đủ cũng là cú 
hích cho các hoạt động trong 
các khâu khác trong chuỗi giá 
trị.
Về sản xuất và xuất khẩu: 
Việt Nam chưa tham gia 
được vào chuỗi giá trị toàn 
cầu trong mắt xích này là do 
chúng ta chưa đáp ứng được 
các yêu cầu trước đó trong 
chuỗi giá trị. Đó là chưa tạo 
ra được những mẫu thiết kế và 
chủ động được nguồn nguyên 
liệu đầu vào cho sản xuất. 
Hình thức xuất khẩu theo FOB 
của Việt Nam hiện nay cũng 
chưa mang lại giá trị gia tăng 
cao vì thực chất nguồn nguyên 
liệu làm hàng FOB của Việt 
Nam phần lớn được khách 
hàng chỉ định. Do đó, đây 
là rào cản lớn nhất cần giải 
quyết để chúng ta có thể dần 
dần chuyển lên các phương 
thức xuất khẩu mang lại giá 
trị gia tăng cao hơn. Nếu đáp 
ứng được các điều kiện về khả 
năng thiết kế và nguồn nguyên 
liệu thì tất yếu chúng ta có 
điều kiện để sản xuất và xuất 
khẩu theo hình thức ODM, 
OBM. Có như vậy, chúng ta 
mới có thể thâm nhập sâu hơn 
vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bên cạnh đó, một thực trạng 
cũng tồn tại lâu nay trong 
ngành dệt may Việt Nam là có 
một bộ phận các doanh nghiệp 
dệt may thích đầu tư sản xuất 
theo hình thức gia công để dễ 
kiếm lợi nhuận từ nguồn nhân 
công giá rẻ hơn. Tuy nhiên, 
đây là tư duy phát triển không 
bền vững và cũng là rào cản 
rất lớn trong quá trình chuyển 
đổi sản xuất theo các hình 
thức tạo ra giá trị gia tăng cao 
hơn trong chuỗi giá trị, thậm 
chí ngay cả khi chúng ta có 
khả năng thiết kế và cung ứng 
cơ bản về nguồn nguyên liệu.
Về marketing và phân phối: 
Đây là khâu tạo ra giá trị gia 
tăng lớn nhất trong chuỗi giá 
trị dệt may. Và tất nhiên, các 
doanh nghiệp Việt Nam chưa 
thể trực tiếp xây dựng mạng 
lưới phân phối ở nước ngoài 
khi mà chủ yếu hoạt động 
theo hình thức gia công. Rào 
cản để tham gia vào khâu 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
41Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018
marketing và phân phối chuỗi 
giá trị dệt may xuất phát từ 
việc chúng ta chưa tham gia 
vào các khâu trước đó và khả 
năng tiếp cận thị trường kém. 
Hơn một nửa doanh nghiệp 
xuất khẩu hàng may mặc tư 
nhân đã nói rằng họ không 
biết về thị trường cuối cùng- 
nơi mà các sản phẩm của họ 
được tiêu thụ. Thậm chí một 
vài doanh nghiệp xuất khẩu 
dệt may lớn ở Thành phố Hồ 
Chí Minh cũng nói rằng họ có 
mối liên kết với các nhà buôn 
ở Hàn Quốc và Đài Loan, 
nhưng họ không biết các cửa 
hàng tiêu thụ sản phẩm của 
họ ở đâu trên thế giới. Chính 
khoảng cách rất xa giữa các 
nhà sản xuất Việt Nam với các 
doanh nghiệp bán lẻ cuối cùng 
có thể tác động mạnh lên các 
nhà sản xuất ở địa phương, 
làm chúng ta khó khăn hơn 
trong việc nắm bắt yêu cầu 
của thị trường để đáp ứng một 
cách nhanh chóng sự thay đổi 
nhu cầu của người mua cũng 
như xu hướng thời trang mới 
trên thế giới.
Phân tích các mắt xích trong 
chuỗi giá trị dệt may Việt 
Nam cho thấy, sau nhiều năm 
gia nhập chuỗi giá trị dệt may 
toàn cầu, mặc dù kim ngạch 
xuất khẩu cao nhưng ngành 
dệt may Việt Nam vẫn chỉ tập 
trung xuất khẩu các sản phẩm 
may mặc theo phương thức 
gia công- vị trí đáy của chuỗi 
giá trị toàn cầu- với giá trị 
gia tăng tương đối thấp. Hạn 
chế lớn nhất của ngành là sự 
phát triển không đồng đều ở 
các khâu, đặc biệt là ở công 
đoạn đầu trong chuỗi giá trị 
dệt may bao gồm: trồng bông, 
dệt, nhuộm và hoàn tất. Sự 
phát triển yếu và chậm các 
khâu này đã cản trở sự phát 
triển, làm giảm giá trị gia tăng 
ở khâu kéo sợi và sản xuất 
hàng may mặc. Bên cạnh đó, 
mạng lưới xuất khẩu và tiếp 
thị vẫn đang là điểm yếu lớn 
trong chuỗi giá trị của ngành 
dệt may Việt Nam, hạn chế sự 
xâm nhập vào các khâu cao 
hơn trong chuỗi giá trị dệt 
may toàn cầu. Như vậy, thách 
thức của các doanh nghiệp 
dệt may Việt Nam là để thành 
công, họ phải chuyển sang sản 
xuất các sản phẩm có giá trị 
gia tăng cao hơn bằng cách 
nâng cấp năng lực cạnh tranh 
của mình.
5. Một số đề xuất
Mỗi mắt xích trong chuỗi giá 
trị dệt may xuất khẩu của Việt 
Nam đều gặp phải những khó 
khăn và trở ngại. Do vậy, dệt 
may Việt Nam nên có những 
cải cách sâu rộng và triệt để 
hơn trên nhiều khía cạnh về 
chiến lược phát triển để nâng 
cao vị thế của ngành trong 
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 
phù hợp với năng lực và lợi 
thế cạnh tranh của các doanh 
nghiệp dệt may Việt Nam.
Thứ nhất, chuyển dần hoạt 
động sản xuất từ phương thức 
CMT sang FOB, ODM, OBM.
Thách thức toàn cầu đã đặt 
các nhà sản xuất dệt may Việt 
Nam dưới áp lực cạnh tranh, 
đòi hỏi phải có khả năng cung 
cấp trọn gói, chất lượng ngày 
càng cao, giá thành cạnh tranh 
và thời hạn giao hàng theo 
nhu cầu của người mua trong 
chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, 
các doanh nghiệp dệt may 
Việt Nam cần thực hiện việc 
dịch chuyển dần từ gia công 
với tỷ trọng nhập khẩu nguyên 
liệu cao sang hình thức xuất 
khẩu theo FOB, ODM, OBM 
để đáp ứng yêu cầu người mua 
và tạo giá trị gia tăng cao hơn. 
Sự dịch chuyển này đòi hỏi 
một chiến lược phù hợp trong 
cả ngắn hạn và dài hạn:
Trong ngắn hạn, các doanh 
nghiệp may vẫn chủ yếu dựa 
vào nguồn nguyên phụ liệu 
nước ngoài, vì vậy để đảm 
bảo sự chủ động với nguồn 
nguyên phụ liệu đòi hỏi các 
doanh nghiệp phải có một 
mối liên kết chặt chẽ với các 
nhà cung cấp nguyên phụ liệu 
nước ngoài.
Trong dài hạn, để thực hiện 
tốt các đơn hàng FOB, ODM 
và OBM, ngành dệt may Việt 
Nam nhất thiết phải dịch 
chuyển sang phân khúc sản 
xuất nguyên phụ liệu. Điều 
này một mặt giúp các doanh 
nghiệp chủ động hoàn toàn 
nguồn nguyên phụ liệu, nâng 
cao lợi thế cạnh tranh, mặt 
khác giúp nâng cao giá trị gia 
tăng cho ngành dệt may Việt 
Nam.
Thứ hai, nâng cấp chuỗi giá 
trị dệt may Việt Nam theo 
hướng phát triển khâu cung 
ứng nguyên phụ liệu dệt may.
Xu hướng của các nhà mua 
hàng lớn tại Mỹ, Nhật Bản 
và các nước châu Âu là chọn 
những doanh nghiệp có khả 
năng sản xuất trọn gói thay vì 
đặt hàng theo phương thức gia 
công để rút ngắn thời gian cho 
ra sản phẩm mới. Rút ngắn 
được thời gian thực hiện đơn 
hàng, đồng nghĩa với doanh 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
42 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 190- Tháng 3. 2018
nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh 
hơn về chi phí và tăng doanh 
thu. Để làm được điều này, 
ngành dệt may Việt Nam cần 
di chuyển lên các mắt xích 
đầu chuỗi giá trị dệt may, nắm 
giữ các khâu trong phân khúc 
sản xuất nguyên phụ liệu, đây 
là chiến lược dài hạn để duy 
trì và nâng cao lợi thế cạnh 
tranh trong xuất khẩu hàng 
may mặc của Việt Nam. Một 
lý do khác để ủng hộ cho việc 
dịch chuyển này là hiện tại 
ngành dệt may Việt Nam chưa 
đủ khả năng để dịch chuyển 
lên phân khúc mạng lưới 
xuất khẩu và marketing. Kinh 
nghiệm từ các nước cho thấy, 
phải nắm được các khâu thiết 
kế và sản xuất nguyên phụ 
liệu thì mới có khả năng thực 
hiện tốt hoạt động ở mạng 
lưới xuất khẩu và marketing.
Thứ ba, hoàn thiện mạng lưới 
phân phối và marketing
Cần thiết lập một hệ thống 
phân phối hướng ra thị trường 
các khu vực và quốc tế. Mục 
đích của các doanh nghiệp sản 
xuất hàng dệt may xuất khẩu 
của Việt Nam là thâm nhập 
vào hệ thống phân phối của 
hàng dệt may trên thị trường 
quốc tế, do vậy các doanh 
nghiệp phải chủ động thực 
hiện công việc này. Hệ thống 
phân phối thông qua các văn 
phòng đại diện đặt tại các 
nước bạn hàng sẽ giúp cung 
cấp các thông tin về nhu cầu 
và sự biến động của thị trường 
để cung cấp cho những doanh 
nghiệp trong nước, đồng thời, 
tìm hiểu các hệ thống phân 
phối hàng dệt may xuất khẩu 
ở những nước này nhằm tìm 
kiếm cơ hội cho các doanh 
nghiệp Việt Nam rút ngắn 
những mắt xích quan hệ để 
đến gần khách hàng hơn.
Thứ tư, xây dựng cụm ngành 
công nghiệp về dệt may
Để khắc phục tình trạng phát 
triển thiếu đồng bộ giữa các 
phân khúc trong toàn chuỗi 
cung ứng, việc xây dựng cụm 
ngành dệt may hoàn chỉnh 
là hết sức cần thiết. Sự hình 
thành và phát triển cụm ngành 
dệt may ở Việt Nam sẽ giúp 
thúc đẩy năng suất và hiệu 
quả của các doanh nghiệp 
thông qua tăng khả năng tiếp 
cận dịch vụ và nguồn nguyên 
liệu; tăng tốc độ và giảm chi 
phí giao dịch giữa các doanh 
nghiệp; tăng cạnh tranh giữa 
các doanh nghiệp, qua đó 
thúc đẩy nâng cao chất lượng. 
Ngoài ra, cụm ngành sẽ giúp 
các doanh nghiệp tiếp cận 
các thông tin dễ dàng, từ đó 
thúc đẩy thương mại và quá 
trình đổi mới trong các doanh 
nghiệp.
6. Kết luận
Nền kinh tế thế giới hiện 
nay đang trong giai đoạn tái 
cấu trúc mạnh mẽ, nếu đứng 
ngoài cuộc chơi tức là chúng 
ta đang dần thụt lùi. Vì vậy, 
điều quan trọng nhất là dệt 
may Việt Nam cần xác định 
được vị trí của mình trên thị 
trường thế giới để có thể chủ 
động lựa chọn công đoạn tham 
gia phù hợp trong chuỗi giá trị 
dệt may toàn cầu. Nếu không 
xác định lợi thế cạnh tranh 
của doanh nghiệp trong nước, 
thì các doanh nghiệp dệt may 
Việt Nam sẽ mãi là điểm sản 
xuất hàng hóa của những nhà 
đầu tư nước ngoài, tiếp tục 
làm gia công cho họ như trong 
thời gian qua. ■
Tài liệu tham khảo
1. Kaplinsky, R. (2002), Spreading the gains from globalisation: What can be learned from value chain analysis.
2. Gereffi, G. (2001), The International competitiveness of Asian economies in the apparel commodity chain.
3. Đỗ Thị Đông (2012), Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam.
4. Đinh Công Khải, Đặng Thị Tuyết Nhung (2011), Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế 
Fulbright.
5. PGS. TS. Hà Văn Hội (2012), Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Kinh doanh số 28.
6. ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga (2016), Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp 
dệt may Việt Nam. 
7. Tổng cục Hải quan, Niên giám thống kê hải quan về hàng xuất khẩu khẩu Việt Nam, 2014- 2015.
8. Tổng cục Hải quan, Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 8 và 8 tháng năm 2017, tháng 09/2017.
9. Bộ Công thương (2016), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam.
Thông tin tác giả
Ngô Dương Minh
Học viện Ngân hàng 
 CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ 
43Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 190- Tháng 3. 2018
Email: minhnd@hvnh.edu.vn
Summary
Barriers to Vietnamese enterprises in joining global textile and garment supply chain
Vietnam textile and garment industry is one of the most important sectors which have contributed significantly to 
the country’s economic growth and export value while playing a key role in creating employment. However, most 
international transactions in this sector are based on processing contracts in which materials are imported that 
will make it difficult for the industry to achieve sustainable growth. For years, Vietnamese textile and garment 
enterprises have struggled to answer the question about their positions among such a global competitive market 
with many well-established key players from America, China, Europe, etc. This study will focus on positioning 
Vietnamese textile and garment industry in the international market as well as point out their barriers in joining 
global textile and garment supply chain.
Keywords: textile, garment, value chain, Vietnamses enterprises, globalization. 
Minh Duong Ngo
Banking Academy
hội cũng như có những hướng 
dẫn, hỗ trợ đào tạo nhân lực 
và tuyên truyền về ngân hàng 
xanh. Nhưng quan trọng hơn 
hết là các NHTM phải chủ 
động đẩy mạnh các dịch vụ 
ngân hàng hiện đại, xây dựng 
chính sách tín dụng xanh, tìm 
các nguồn tài trợ để nghiên 
cứu và triển khai các sản 
phẩm dịch vụ ngân hàng xanh, 
thực hiện nghiêm túc việc 
thẩm định rủi ro môi trường- 
xã hội khi cấp tín dụng, đồng 
thời ngân hàng cũng phải nâng 
cao nhận thức cũng như trình 
độ của cán bộ, nhân viên về 
ngân hàng xanh.
Kinh nghiệm của Trung Quốc 
phải mất 5 năm mới xây dựng 
thành công chính sách tín 
dụng xanh. Do vậy, Việt Nam 
cũng không thể mong đợi việc 
phát triển ngân hàng xanh nói 
chung và tín dụng xanh nói 
riêng có thể thành công nhanh 
chóng mà cần có lộ trình và 
thời gian thực hiện. Với sự 
thống nhất từ chủ trương đến 
chính sách và sự phối hợp của 
các ban ngành và các ngân 
hàng, doanh nghiệp, ngân 
tiếp theo trang 24 hàng xanh sẽ sớm đạt được 
những kết quả khả quan, thể 
hiện trách nhiệm xã hội của 
ngành ngân hàng, góp phần 
vào sự phát triển bền vững của 
ngành và của đất nước. ■
accessibility to formal credit 
of rural households in Tra 
Vinh province as follows:
Local governments should 
develop forms of groups or 
associations in the community 
through local official 
associations such as farmers 
groups, women groups, and 
so on to support each other 
in terms of information, 
production techniques, women 
right protection... At the same 
time, participating in these 
social groups, households, 
especially female household 
heads would be easier to get 
loans thanks to the guarantee 
of these groups.
The government and local 
authorities should pay 
attention to the dissemination 
of production techniques 
(through extension activities) 
and the development of 
infrastructure for production, 
tiếp theo trang 7
development and replication of 
production models. Providing 
advanced training and support 
for additional occupations 
to help farmers improve 
production efficiency, increase 
incomes and repayment 
ability.
Credit institutions should 
focus on the ability of 
households to repay their loans 
through other sources such as 
income, the guarantee of social 
groups rather than just focus 
on the value of collateral, so 
that households can borrow 
more capital to better serve 
production needs.
Improve the level of education 
for households, especially 
children in households as 
these are the main sources of 
labor of the household in the 
future. Promote the upgrading, 
expansion and construction of 
new schools, the strengthening 
of supplementary education 
for many age groups, the 
exemption from tuition 
fees and the strengthening 
of contributions for the 
dissemination of education to 
farmers; rural farmer children. 
■

File đính kèm:

  • pdfnhung_rao_can_doi_voi_cac_doanh_nghiep_viet_nam_khi_tham_gia.pdf