Những luận điểm về Đảng cộng sản Việt Nam trong tác phẩm “Đường kách mệnh” và ý nghĩa đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay
“Đường kách mệnh” của Hồ Chí Minh, một trong những di sản tư tưởng quý
báu của Đảng và dân tộc Việt Nam, bàn về những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng
ở nước ta, trong đó nổi bật là những luận điểm về Đảng cách mạng. Những luận
điểm về Đảng cách mạng của Người không chỉ đóng vai trò là kim chỉ nam trong
quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong sự nghiệp đấu tranh
giải phóng dân tộc mà còn tiếp tục chỉ đạo công tác xây dựng Đảng trong công cuộc
đổi mới đất nước hiện nay.
Bạn đang xem tài liệu "Những luận điểm về Đảng cộng sản Việt Nam trong tác phẩm “Đường kách mệnh” và ý nghĩa đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Những luận điểm về Đảng cộng sản Việt Nam trong tác phẩm “Đường kách mệnh” và ý nghĩa đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 58 NHỮNG LUẬN ĐIỂM VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG TÁC PHẨM “ĐƯỜNG KÁCH MỆNH” VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY Nguyễn Thanh Đại1 TÓM TẮT “Đường kách mệnh” của Hồ Chí Minh, một trong những di sản tư tưởng quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam, bàn về những vấn đề cơ bản nhất của cách mạng ở nước ta, trong đó nổi bật là những luận điểm về Đảng cách mạng. Những luận điểm về Đảng cách mạng của Người không chỉ đóng vai trò là kim chỉ nam trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn tiếp tục chỉ đạo công tác xây dựng Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Từ khóa: Đường kách mệnh, Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác xây dựng Đảng 1. Mở đầu Trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sôi động, nước ta đang có những thuận lợi, thời cơ và vận hội mới để đi tắt, đón đầu, bứt phá phát triển đi lên; song cũng đứng trước không ít khó khăn, nguy cơ, thách thức to lớn. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng ta đã chỉ ra một trong những nguy cơ thách thức ở nước ta hiện nay, đó là: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước” [1] và hậu quả là đã “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” [1]. Đứng trước vấn đề trên, Đảng ta xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải “tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” [1]. Với những khó khăn, thách thức và nhiệm vụ chính trị trên, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và thực hiện những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác xây dựng Đảng, đặc biệt những luận điểm về Đảng trong tác phẩm “Đường kách mệnh” là hết sức cần thiết và có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Những luận điểm về Đảng trong tác phẩm “Đường kách mệnh” 1Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước Email: thanhsondai@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 59 Tác phẩm “Đường mách mệnh” là tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp Huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội trong những năm 1925-1927, được xuất bản năm 1927. Tác phẩm đề cập nhiều nội dung của cách mạng Việt Nam, song trước hết là bốn luận điểm quan trọng về Đảng cách mạng. Thứ nhất, sự cần thiết phải có Đảng và vai trò của Đảng đối với cách mạng. Lý luận về Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự cần thiết phải có đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân, một đảng được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật nghiêm minh và liên hệ chặt chẽ với quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự cần thiết phải có Đảng một cách rõ ràng, dứt khoát: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” [2, tr. 267-268]. Với điều kiện thực tiễn của Việt Nam lúc bấy giờ, Người đã chỉ rõ cần phải có Đảng để, trước hết, là “giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu” và “phải làm cho dân giác ngộ”. Một khi dân đã giác ngộ, họ sẽ không sợ bọn đế quốc, phong kiến, họ sẽ chống lại cường quyền và bạo lực và kiên quyết đứng lên đánh đổ chúng. Đúng như Người đã nhận định trong tác phẩm, khi dân đã giác ngộ thì “một người cách mệnh có gan, hơn một ngàn người vô chí”. Hai là để vạch ra cương lĩnh và đường lối chính trị, đề ra chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng đúng đắn, hay như Người đã viết trong tác phẩm là “phải bầy sách lược cho dân”, để tuyên truyền, giáo dục và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng, để khi thời cơ đến, đảng kịp thời lãnh đạo quần chúng đứng lên giành thắng lợi, tránh manh động, bạo động “không có mưu chước, chưa nên làm đã làm, khi nên làm lại không làm”. Ba là để tổ chức quần chúng thành một lực lượng cách mạng mạnh mẽ, thành một khối đoàn kết vững chắc không chia rẽ bè phái, nhất là không mắc mưu địch chia rẽ, Bắc, Trung, Nam, chia rẽ lương và giáo, chia rẽ dân tộc Khi quần chúng đã giác ngộ, được tổ chức chặt chẽ, có sự lãnh đạo của Đảng thì họ sẽ trở thành một sức mạnh vô địch, như Người đã chỉ rõ: “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi” [2, tr. 272]. Luận điểm về sự hình thành của Đảng - một vấn đề lý luận rất quan trọng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng rất đúng đắn vào điều kiện và hoàn cảnh nước ta hồi cuối những năm 1920. Thứ hai, sự khác nhau căn bản giữa Đảng Cộng sản và các đảng khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nổi bật sự khác nhau rất căn bản giữa Đảng TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 60 Cộng sản với các đảng phái khác, nhất là với các đảng của Đệ nhị quốc tế, thể hiện ở những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Đảng Cộng sản là tổ chức cao nhất và là bộ tham mưu, tổ chức chiến đấu của giai cấp vô sản. Mục đích của đảng là “kiên quyết đập đổ tư bản chủ nghĩa”, làm “dân tộc cách mệnh” tiến lên làm “thế giới cách mệnh”. Đồng thời đảng cũng kiên quyết chủ trương “đề huề với tư bản” của bọn cơ hội chủ nghĩa trong Quốc tế thứ hai. - Đảng Cộng sản có lý luận tiên tiến nhất, chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ đạo. Nhờ có lý luận đó, đảng có thể vạch ra đường lối đúng để đưa cách mạng đến thắng lợi. - Đảng là một khối thống nhất không phân biệt “giống nòi”, “nghề nghiệp”, “tôn giáo”. Đảng kiên quyết chống bọn hoạt đầu, bọn cơ hội chủ nghĩa, cải lương chủ nghĩa chui vào hàng ngũ để phá hoại đảng. - Đảng kiên quyết đánh đổ bọn đế quốc, giai cấp thống trị trong nước mình, đồng thời “liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”, “giúp dân tộc thuộc địa” chống lại đế quốc trên thế giới. Như vậy, Đảng Cộng sản không những chỉ chăm lo đến lợi ích giai cấp và dân tộc mình mà còn quan tâm đến lợi ích chung của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Thứ ba, những nguyên tắc cơ bản về xây dựng Đảng. Tác phẩm “Đường kách mệnh” không có một mục hay một phần tập trung nói về những nguyên tắc xây dựng đảng, song Hồ Chí Minh đã trình bày vấn đề này qua các mục nói về cách mệnh, kinh nghiệm cách mệnh Mỹ, Pháp, Nga, về ba Quốc tế, công hội Có thể khái quát những vấn đề đó thành bốn nguyên tắc xây dựng đảng: - Đảng là một bộ phận của giai cấp công nhân, là tổ chức chính trị của giai cấp, là người kiên quyết đấu tranh để xóa bỏ áp bức, bóc lột, đem lại hạnh phúc ấm no cho nhân dân. - Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động. - Đảng phải là một khối đoàn kết, thống nhất, chống chia rẽ bè phái, phải có kỷ luật nghiêm và không cho bọn chủ nghĩa cơ hội chủ nghĩa chui vào đảng. - Đảng phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng, lãnh đạo quần chúng và chăm lo lợi ích của quần chúng. Thứ tư, tư cách người đảng viên. Điều đặc biệt của tác phẩm “Đường kách mệnh” là tác giả đã dành hẳn phần mở đầu để nêu những yêu cầu về tư cách một người cách mạng. Điều này nói lên rằng trong hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu đến xây dựng tư cách của người cách mạng. Muốn làm cách mạng và đưa cách mạng đi đến thắng lợi thì người cách mạng phải “giữ chủ nghĩa cho vững” và toàn tâm toàn ý nỗ lực phấn đấu theo tư cách người cộng sản. Với Hồ Chí Minh, TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 61 người cách mạng phải được giáo dục và rèn luyện những phẩm chất cơ bản sau: Trước hết, người cách mạng phải biết “hy sinh”, “vị công vong tư”, “ít lòng ham muốn về vật chất” [2, tr.260]. Hai là, người cách mạng phải rất khiêm tốn, “không hiếu danh, không kiêu ngạo”, đồng thời phải “hay nghiên cứu, xem xét”; “hay hỏi” và “cả quyết sửa lỗi” mình, tức là có ý thức cầu tiến bộ, luôn tự phê bình để tiến lên, không chủ quan thỏa mãn với những vốn hiểu biết hiện có của mình. Ba là, người cách mạng phải là người “cẩn thận mà không nhút nhát”, phải “nhẫn nại (chịu khó)”, đồng thời phải “dũng cảm” và “quyết đoán” [2, tr. 260]. Người cách mạng phải luôn luôn tỏ ra là người có suy nghĩ, tính toán kỹ trước khi làm bất cứ việc gì, phải cân nhắc lợi hại, điều gì nên làm, điều gì không làm. Nếu thấy đúng thì phải quyết tâm làm, đã làm là phải kiên trì làm cho đến kết quả và dám chịu trách nhiệm trước việc mình làm. Bốn là, người cách mạng phải là người “tin theo chủ nghĩa đảng”, “giữ chủ nghĩa cho vững” và phải “giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu” [2, tr. 260]. Điều đó có nghĩa là, người cách mạng là đảng viên, với tư cách là chiến sĩ tiên phong của giai cấp, phải có sự hiểu biết nhất định về chủ nghĩa Mác- Lênin; phải tuyệt đối trung thành với những nguyên lý cơ bản của nó, đồng thời phải biết dùng nó để xây dựng cho mình có một thế giới quan duy vật chủ nghĩa, một lập trường cách mạng triệt để, có tình cảm cách mạng đúng đắn. Người đảng viên không những phải tin theo chủ nghĩa mà phải đem chủ nghĩa giảng giải cho quần chúng tin theo đảng và làm theo đường lối, chính sách của đảng. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để phân biệt người cách mạng là đảng viên với những hội viên và quần chúng bình thường. Năm là, người cách mạng trong hoạt động phải biết “xem xét hoàn cảnh kỹ càng” [2, tr. 260] để có chủ trương đúng, tránh chủ quan, phiến diện, tránh nôn nóng, bốc đồng, thoát ly thực tế. Đồng thời người cách mạng phải có tác phong đã “nói thì phải làm”, tuyệt đối không được lý thuyết suông, nói nhiều làm ít. Có như thế người cách mạng mới lôi kéo được quần chúng đứng lên làm cách mạng. Sáu là, người cách mạng không phải hoạt động một cách lẻ loi theo kiểu anh hùng cá nhân mà phải hoạt động trong một tổ chức, một đoàn thể, do đó phải “phục tùng đoàn thể”, phải “tuân theo luật pháp đảng”, tức là phải có ý thức tổ chức và kỷ luật, phải luôn luôn đặt mình trong tổ chức, tuyệt đối không được đặt mình ra khỏi tổ chức, đặt mình lên trên tổ chức. Trong hoàn cảnh hoạt động bất hợp pháp, giữ “bí mật” vừa là nguyên tắc, vừa là kỷ luật mà bất cứ người cách mạng nào cũng phải chấp hành đầy đủ. Bảy là, đối với đồng chí, với người khác, người cách mạng phải khoan thứ, TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 62 tức là rộng lượng, biết chờ đợi nhau; không nên chấp nhặt những điều vụn vặt; song đối với những vấn đề thuộc về nguyên tắc thì không được xuê xoa mà phải nghiêm túc, đối với đoàn thể thì nghiêm, với bản thân phải chặt chẽ. Đồng thời phải có ý giúp đỡ đồng chí, quan tâm tới đồng chí, “có lòng bày vẽ cho người”, phải “xem xét người” [2, tr. 260] tức là phải quan tâm tới công tác, sự tiến bộ, sinh hoạt của đồng chí để kịp thời giúp đỡ chứ không phải là soi mói đồng chí mình. Nội dung tư cách người cách mạng, người đảng viên cộng sản không phải là một cái gì cố định, không bao giờ thay đổi. Trái lại, những nội dung đó sẽ biến đổi theo yêu cầu của nhiệm vụ, của từng giai đoạn cách mạng. 2.2. Ý nghĩa của những luận điểm về Đảng trong tác phẩm “Đường kách mệnh” đối với công tác xây dựng Đảng hiện nay Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng đã mắc phải một số sai lầm khuyết điểm; trong đó, có hai nguy cơ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm cảnh báo: Một là, sai lầm về đường lối; hai là, sự suy thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do vậy những luận điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong tác phẩm “Đường kách mệnh” không chỉ dẫn dắt, soi đường cho Đảng ta tự sửa chữa, tự chỉnh đốn, tiếp tục phát huy cao độ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc mà còn tiếp tục chỉ đạo sự nghiệp xây dựng Đảng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Một là, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng tiên phong. Với nhận thức sâu sắc những luận điểm về Đảng trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, trong quá trình xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta luôn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng tiên phong. Điều này được thể hiện không chỉ trong điều 4 hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật” [3, tr. 4] mà còn trong tất cả các văn bản, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước. Với hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua không ít khó TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 63 khăn, thách thức, những thành tựu to lớn của đất nước hiện nay trên tổng thể tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã chứng minh: Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Trong bối cảnh phát triển mới của đất nước, bên cạnh thời cơ và thuận lợi, những khó khăn, thách thức của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của mặt trái kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với quá trình kiến thiết và phát triển đất nước là không ít. Do đó để tiếp tục lèo lái thành công con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến đích, Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ “tăng cường xây dựng dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”, coi đây là nhiệm vụ then chốt, là nhiệm vụ sống còn trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Đây là quan điểm nhất quán, xuyên suốt, vừa có ý nghĩa cấp bách vừa cơ bản lâu dài, đồng thời là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Hai là, khắc phục hiện tượng suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên. Thực tiễn cho thấy những cảnh báo đó hoàn toàn đúng đắn. Tại Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp” [4, tr. 173]. Đến Đại hội XII, Đảng một lần nữa chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn” [5, tr. 44]. Những suy thoái này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Giữa suy thoái về tư tưởng chính trị với suy thoái đạo đức, lối sống, có tác động qua lại với nhau. Suy thoái về tư tưởng, chính trị là tiền đề của suy thoái đạo đức lối sống và nguyên nhân của quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Nó thường được biểu hiện ra khi nói và viết (tuy rất khó nhận biết). Suy thoái về đạo đức, lối sống gắn liền với tư tưởng thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, lãng phí; bè phái, cục bộ, mất đoàn kết; quan liêu, xa dân; sống xa hoa, hưởng lạc Suy thoái đạo đức, lối sống biểu hiện ra ngoài bằng hành vi nên dễ nhận biết hơn so với tư tưởng. Từ sự nhận diện ấy, Hội nghị TW4 khóa XI đã ra nghị quyết xây dựng, chỉnh đốn Đảng với ba nhiệm vụ cấp bách trong đó nhiệm vụ trước tiên là: Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan giữ vai trò quan trọng và quyết định. Khi đã suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 64 lối sống tức là đã tiếp sức cho “Chiến lược diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch để tìm mọi cách phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận và đi tới xóa bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - xóa bỏ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng. Nhận thức sâu sắc vấn đề trên, tại Đại hội Đảng lần thứ XII vừa qua, Đảng đã bổ sung nội dung xây dựng Đảng về đạo đức trong công tác xây dựng Đảng và đặt ngang hàng với các nhiệm vụ chính trị, tư tưởng và tổ chức: “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức” [5, tr. 202]. Đặc biệt, tại Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), Đảng ta đã ban hành Nghị quyết “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” nhằm nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về nguy cơ và đề ra các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, biết đặt lợi ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân; củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng. Đây là Nghị quyết chuyên đề của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về xây dựng Đảng và cũng là nhiệm vụ trọng tâm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng. Nghị quyết vừa cụ thể hóa thực hiện 10 nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng Đảng mà Nghị quyết Đại hội XII đề ra; vừa là sự tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) trong điều kiện mới. Điểm mới trong nghị quyết lần này không chỉ nhìn nhận, đánh giá tình hình suy thoái về tư tưởng chính trị diễn biến phức tạp mà đã cụ thể hóa 9 biểu hiện của suy thoái về tư chính trị, chín biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, chín biểu hiện của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trên cơ sở những biểu hiện cụ thể này, mỗi cán bộ, đảng viên phải tự liên hệ, tự soi mình để bản thân tự tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên cũng như góp ý, giúp đỡ cho đồng chí và cũng làm cơ sở để dựa vào đó xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm. Đồng thời Nghị quyết cũng đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện. Trong đó, với nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình phải được thực hiện một cách đồng thời, đồng bộ việc tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vấn đề xây dựng Đảng, về đạo đức cho cán bộ, đảng viên, gắn với thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 65 tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, bảo đảm thiết thực, hiệu quả; tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền; xác định rõ trách nhiệm của cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc, bảo đảm quyền hạn đến đâu, trách nhiệm đến đó; xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc không chấp hành nghiêm túc nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Thực hiện ngay việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và xử lý nghiêm minh những vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phức tạp, gây thất thoát lớn tài sản của Nhà nước mà dư luận xã hội đang quan tâm, bức xúc, đồng thời công khai kết quả xử lý để nhân dân biết. Những quan điểm chỉ đạo trên đã thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta trong việc đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, nói không đi đôi với làm trong đội ngũ cán bộ đảng viên, từng bước kiện toàn bộ máy và chất lượng hoạt động của tổ chức đảng các cấp, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, tăng cường uy tín của Đảng với nhân dân, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra. 3. Kết luận “Đường kách mệnh” của Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử quan trọng của Đảng ta. Hơn 90 năm kể từ khi được xuất bản, những giá trị về lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Đường kách mệnh” vẫn vẹn nguyên và có ý nghĩa to lớn đối với con đường phát triển của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Đặc biệt, những luận điểm về Đảng trong tác phẩm chính là nền tảng tư tưởng chỉ đạo cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với những yêu cầu, nhiệm vụ mới hiện nay. Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cần phải được quán triệt cả trên phương diện lý luận và thực tiễn, cần phải có coi đây là nhiệm vụ then chốt và cấp bách cần có sự chung tay, đồng lòng và quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30 tháng 10 năm 2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 09 - 2018 ISSN 2354-1482 66 uong/khoa-xii/doc-111120169135346.html, (ngày 24/02/2017) 2. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 1, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội THESE DISCUSSION ON VIETNAMESE COMMUNITY IN “DUONG KACH MENH” AND MEANING OF PARTY BUILDING WORK TODAY ABSTRACT Ho Chi Minh’s “Duong kach menh”, one of the precious legacies of the Party and Vietnamese people, deals with the most fundamental problems of the revolution in our country, in which is outstanding arguments about Revolutionary Party. These arguments not only have served as a guide in the preparation for the establishment of the Vietnamese Communist Party, and in the struggle for national liberation but also have continued to direct the Party building work in the renovation of the country today. Keywords: Duong kach menh, Vietnamese Communist Party, Party building work (Received: 18/4/2018, Revised: 11/5/2018, Accepted for publication: 28/5/2018)
File đính kèm:
- nhung_luan_diem_ve_dang_cong_san_viet_nam_trong_tac_pham_duo.pdf