Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự
Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sư tại Tòa án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc,
bất cập, có nhiều ý kiến khác nhau trong việc thực hiện đầy đủ các quy định này và chưa được
các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách đầy đủ và thống nhất. Ngoài ra, cũng có nhiều
quy định mới cần được hiểu chính xác và được hướng dẫn cụ thể để triển khai áp dụng trên thực
tế. Từ thực tiễn đó, bài viết trình bày một cách tiếp cận các khái niệm về quy định quyền khởi
kiện vụ án dân sự đồng thời chỉ ra được những khuyết điểm, hạn chế của pháp luật còn tồn tại.
Bạn đang xem tài liệu "Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự
20 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 52 (02/2019) 20-27 NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ Đinh Thị Hằng, Đinh Ngọc Minh Trang*†††† Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/8/2018 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 6/2/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/2/2019 Tóm tắt: Thực tiễn giải quyết các vụ án dân sư tại Tòa án vẫn còn gặp nhiều vướng mắc, bất cập, có nhiều ý kiến khác nhau trong việc thực hiện đầy đủ các quy định này và chưa được các cơ quan có thẩm quyền giải thích một cách đầy đủ và thống nhất. Ngoài ra, cũng có nhiều quy định mới cần được hiểu chính xác và được hướng dẫn cụ thể để triển khai áp dụng trên thực tế. Từ thực tiễn đó, bài viết trình bày một cách tiếp cận các khái niệm về quy định quyền khởi kiện vụ án dân sự đồng thời chỉ ra được những khuyết điểm, hạn chế của pháp luật còn tồn tại. Từ khóa: pháp luật tố tụng dân sự, vụ án dân sự, quyền khởi kiện vụ án dân sự, kiến nghị, thực tiễn. 1. Đặt vấn đề 1.1 Khái niệm về vụ án dân sự và khởi kiện vụ án dân sự 1.1. 1 Khái niệm vụ án dân sự Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng “Vụ là việc , sự việc không hay, rắc rối cần phải giải quyết”; “Dân sự thuộc việc của dân, phân biệt với việc của quan”1.‡‡‡‡Còn theo Đại từ điển tiếng Việt “Án là vụ việc phải đưa ra xét xử ở Tòa” và “Dân sự là việc liên quan đến dân nói chung”2.§§§§Như vậy giải thích về mặt ngôn ngữ, có thể hiểu vụ án dân sự (VADS) là những tranh chấp về quyền và * Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội. 1 Từ điển tiếng Việt thông dụng (1996), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 2 Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam – Bộ GD &ĐT (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. nghĩa vụ liên quan đến dân và phải đưa ra xét xử ở Tòa án. Xét về bản chất, các quan hệ kinh tế hay lao động cũng xuất phát từ ý chí tự nguyện giao kết của các bên chủ thể như các quan hệ dân sự thông thường nhưng khi giải quyết các vụ việc lại tách riêng thành các thủ tục khác nhau, điều này dường như gây ra một sự phức tạo hóa trong các quy định pháp luật. Trong khi đó, khả năng dân trí trong nhân dân cả nước còn bi hạn chế khiến cho việc tiếp cận và áp dụng các quy định pháp luật càng trở nên khó khăn. Do vậy, đến Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004, các nhà làm luật đã có sự kết luận rõ ràng. Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 21 Khái niệm “Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự” (theo Điều 1 BLTTDS năm 2004) đã được quy định chi tiết. Tương ứng với điều đó, các nhà làm luật đã phân định thủ tục giải quyết các vụ việc có tranh chấp (vụ án dân sự) và vụ việc không có tranh chấp (việc dân sự). Khái niệm “vụ việc dân sự” được quy định ở mức khái quát hơn, không chỉ đơn thuần phát sinh từ các quan hệ truyền thống mà nó còn bao hàm phạm vi rộng hơn gồm các quan hệ hôn nhân – gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng). Cũng từ đây, có thể nhận thấy rằng, thuật ngữ “vụ án dân sự” mới tể hiện được đúng tinh thần của nó. Theo Điều 1 BLTTDS năm 2015, “VADS là các tranh chấp giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức về quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động” được Tòa án đưa ra giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. 1.1. 2 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự Theo cách giải thích nghĩa của từ tiếng Việt, “khởi” là bắt đầu, mở đầu và “kiện” là động từ chỉ hành động nhờ cơ quan pháp luật xét xử người làm thiệt hại đến mình thông qua việc gửi đơn kiện lên Tòa. TS. Hoàn Ngọc Thỉnh cho rằng “Khởi kiện VADS là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của 3 Nguyễn Công Bình (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. pháp luật Tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác”3.*****Theo đó, khởi kiện là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự (PLTTDS), là cơ sở làm phát sinh quan hệ PLTTDS. Khởi kiện VADS là hoạt động Tố tụng dân sự (TTDS) khởi đầu cho quá trình TTDS tại Tòa án, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết VADS. Để đảm bảo cho hoạt động này có hiệu quả thì pháp luật phải quy định cụ thể trình tự, thủ tục và phương thức hoạt động. Hiện nay, trong pháp luật Việt Nam không quy định định nghĩa về khởi kiện VADS. Tuy vậy, qua các phân tích trên có thể khái quát rằng “Khởi kiện VADS là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định pháp luật tố tụng dân sự nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, bảo vệ lợi ích công cộng và lợi ích Nhà nước”4.††††† 1.2 Tầm quan trọng quyền khởi kiện vụ án dân sự PLTTDS là phương tiện pháp lý để các chủ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Theo đó, pháp luật về khởi kiện VADS là cơ sở pháp lý cho Tòa án tiến hành các hoạt động thụ lý, giải quyết VADS để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo vê lợi ích Nhà 4 Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 22 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion nước và lợi ích công cộng. Vì vậy, pháp luật về khởi kiện VADS có vai trò quan trọng đối với tính hiệu quả của khởi kiện VADS: Thứ nhất, PLTTDS về khởi kiện VADS đầy đủ, công khai, minh bạch là cơ sở để các chủ thể có đầy đủ các phương tiện pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án, chống lại các hành vi xâm phạm về quyền và lợi ích của các chủ thể và đảm bảo quyền khởi kiện của các chủ thể này được thực hiện. Thứ hai, PLTTDS về khởi kiện VADS đáp ứng tính thống nhất, đồng bộ cũng như quy định cụ thể, rõ ràng, có cơ sở khoa học và không mâu thuẫn nhau thì Tòa án sẽ dễ dàng trong việc xem xét thụ lý để giải quyết VADS cũng như các chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thuận lợi trong việc tiếp cận công lý. Thứ ba, PLTTDS về khởi kiện VADS đáp ứng tính khả thi, phù hợp sẽ làm cho các quy định này không chỉ có ý nghĩa trên văn bản mà sẽ phát huy hiệu quả, hiệu lực trên thực tế nhằm đảm bảo quyền khởi kiện của các chủ thể được thực hiện. 1.3 Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện vụ án dân sự 1.3.1.Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện vụ án dân sự Trong những năm qua, Tòa án luôn nỗ lực thụ lý giải quyết các tranh chấp dân sự 5 Tòa án nhân dân tối cao (2018), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 và nhiệm vụ trọng một cách nhanh chóng, toàn diện, kịp thời đảm bảo quyền khởi kiện, quyền tiếp cận công lý của người dân. Các hoạt động của Tòa án và những thành tựu của Tòa án được thể hiện qua các thống kê sau: Từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/09/2017, các Tòa án đã giải quyết được 438.625 vụ việc trong tổng số 491.384 vụ việc đã thụ lý (đạt tỷ lệ 89,3%) trong tất cả các lĩnh vực, trong đó số lượng các vụ việc dân sự chiếm tỷ lệ cao nhất trong 3 lĩnh vực dân sự, hình sự và hành chính. Cụ thể, ngành Tòa án đã thụ lý 387.051 vụ việc dân sự, đã giải quyết, xét xử 338.756 vụ việc dân sự, đạt tỷ lệ 87.5% vượt 2.5% chỉ tiêu đề ra (so với cùng kỳ năm trước số thụ lý tăng 27.303 vụ, giải quyết tăng 32.033 vụ)5.‡‡‡‡‡ Trong số các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động mà các Tòa án đã thụ lý để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, số lượng vụ việc dân sự là 119.927 vụ (tăng 6.835 vụ so với cùng kỳ năm trước), chiếm tỷ lệ cao là các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản, tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm; các vụ việc hôn nhân và gia đình là 231.662 vụ (tăng 24.850 vụ so với cùng kỳ năm trước), trong đó ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm tới 73% tổng số các vụ án ly hôn mà Tòa án đã giải quyết; các vụ việc kinh doanh thương mại là 15.446 vụ việc (giảm 576 vụ việc), chủ yếu là tranh chấp tâm công tác của các Tòa án nhân dân năm 2018, tr.4 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 23 trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng và mua bán hàng hóa; các vụ việc lao động là 4.810 vụ (giảm 2.618 vụ so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu là tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hơp đồng lao động6.§§§§§ Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, các Tòa án đã quan tâm, khắc phục có hiệu quả để các vụ việc dân sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Năm 2015 chỉ còn 116 vụ quá hạn do lỗi chủ quan, chiếm tỷ lệ 0,03%, giảm 0,01% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2016 chỉ còn 67 vụ quá hạn do lỗi chủ quan, chiếm tỷ lệ 0,02% giảm 0,01% so với cùng kỳ năm 20157.******Đến năm 2017, công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự của Tòa án vẫn giữ vững nhằm bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Qua số liệu thống kê hàng năm và gần nhất là năm 2017, có thể thấy ngành Tòa án đang nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động xét xử, thời gian thụ lý các vụ việc được rút ngắn nhằm kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. 1.3.2 Những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về khởi kiện vụ án dân sự Trong công tác thực hiện các quy định của PLTTDS về khởi kiện VADS còn tồn tại những hạn chế, bất cập sau: 6 Tòa án nhân dân tối cao (2018), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm công tác của các Tòa án nhân dân năm 2018, tr.4 Thứ nhất, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quy đinh về thẩm quyền của Tòa án. Các tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh trong đời sống xã hội khi được viện dẫn đến Tòa án thì Tòa án phải thụ lý giải quyết trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, hiện nay vụ việc chưa có điều luật áp dụng tại thời điểm giải quyết vụ việc dân sự, chưa có quy phạm pháp luật cụ thể nào để điều chỉnh trực tiếp vụ việc dân sự đó mà phải cần đến tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hay lẽ công bằng để có thể giải quyết được vụ việc dân sự (theo Điều 45, BLTTDS năm 2015). Mặt khác, việc Tòa án thụ lý sai thẩm quyền vẫn còn tồn tại làm ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của các chủ thể. Chẳng hạn, ngày 22/03/2017, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có thông báo gửi Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Kiên Giang về kết quả điều tra sơ bộ liên quan đến đơn thư tố cáo Thẩm phán, Thư ký của huyện Phú Quốc (Kiên Giang) có sai phạm khi giải quyết sơ thẩm vụ “Tranh chấp hợp đồng dân sự góp vốn” giữa Công ty cổ phần Núi Ngọc và ông Lê Minh Huê, bà Lê Thị Thanh Tú. Trong quá trình kiểm sát đã phát hiện TAND huyện Phú Quốc đã thụ lý, xét xử sơ thẩm vụ án là có dấu hiệu sai thẩm quyền vì trong VADS có đương sự đang sống và làm việc tại Canada nên theo quy 7 Tòa án nhân dân tối cao (2017), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm công tác của các Tòa án nhân dân năm 2017, tr.4 24 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion định của PLTTDS vụ án phải thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp Tỉnh8.†††††† Thứ hai, khó khăn, hạn chế từ việc khởi kiện của chủ thể là người không biết chữ, người mất NLHVDS, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người khuyết tật. Theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 189, BLTTDS năm 2015 trường hợp người khởi kiện không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Tuy nhiên, thực tế áp dụng quy định trên còn một số bất cập như những người không biết chữ là những người không biết đọc, không biết viết nhưng trên thực tế có một số người không biết chữ nhưng vẫn ký tên và ghi được họ, tên mình như người biết chữ; nếu Tòa án không kiểm tra, xác minh kỹ sẽ dẫn đến nhầm lẫn, vi phạm thủ tục tố tụng. Việc không xác minh người khởi kiện có biết chữ hay không là một thiếu sót, có thể dẫn đến việc hủy án do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thứ ba, khó khăn, hạn chế từ phía các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ đương sự thực hiện quyền khởi kiện thông qua việc cung cấp tài liệu, chứng cứ. Thực tế, khi giải quyết các vụ án mà có các tài liệu, chứng cứ đang do cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý thì việc thu thập chứng 8 Hà Thương (2018), “Thẩm phán và Thư ký bị tố giả mạo chữ ký đương sự”, Báo điện tử Thanh niên, ngày 17/07/2018 cứ không hề đơn giản. Trong rất nhiều vụ án, mặc dù đương sự đã cất công đi lại nhiều lần yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp các chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án để họ giao nộp cho Tòa án nhưng đều bị từ chối với đủ mọi lý do. Việc từ chối thường chỉ bằng lời nói, thái độ, cử chỉ. Với cách từ chối này, đương sự khó có thể chứng minh việc họ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không thu thập được chứng cứ để làm cơ sở yêu cầu Tòa án thu thập9.‡‡‡‡‡‡Chính vì vấn đề này dẫn đến Tòa án không thể đảm bảo giải quyết triệt để các yêu cầu khởi kiện của người dân, dẫn đến quyền khởi kiện của người dân bị ảnh hưởng. 2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về khởi kiện vụ án dân sự Thứ nhất, cần ban hành các Nghị quyết, văn bản dưới luật hướng dẫn các quy định về khởi kiện Vụ án dân sự. Trên cơ sở BLTTDS năm 2015, Nhà nước ta cần ban hành thêm các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể đối với các quy định còn mang tính chất chung chung, mơ hồ đặc biệt là đối với các vấn đề hiện còn nhiều vướng mắc trong các quy định khiến cho việc thực hiện quyền khởi kiện và trách nhiệm thụ lý vụ án của Tòa án trên thực tế bị ảnh hưởng và hạn chế như vấn đề về thời hiệu khởi kiện; về việc thay đổi, sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trước khi thụ lý vụ án và trước khi xét xử phiên tòa sơ thẩm; về xác định tư cách pháp lý của hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia vào các quan hệ 9 Phạm Thái Quý (2010), “Thu thập chứng cứ trong tố tụng còn gian nan”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, ngày 03/05/2010. Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 25 PLTTDS; phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc hay vấn đề gửi đơn khởi kiện thông qua hệ thống trực tuyến; Thứ hai, cần quy định cụ thể việc xác định chủ thể có quyền khởi kiện và chủ thể khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích có thể ủy quyền cho người khác khởi kiện thay. Nếu chỉ hiểu những chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự mới có quyền khởi kiện VADS là hạn chế quyền của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do đó, Nghị quyết hướng dẫn thi hành BLTTDS năm 2015 cần đưa ra tiêu chí xác định chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm có quyền khởi kiện. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho người có quyền, lợi ích bị xâm hại trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh việc áp dụng không đúng các quy định tại Điều 186, 189 của BLTTDS năm 2015 theo hướng bắt buộc người có quyền và lợi ích bị xâm hại phải ký hoặc điểm chỉ vào đơn khởi kiện như trên và để đảm bảo thống nhất áp dụng pháp luật rất cần có hướng dẫn cụ thể của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đối với các vụ án ly hôn không áp dụng chế độ người đại diện có quy định đích thân chồng hay vợ phải đứng đơn khởi kiện và tham gia tố tụng chứ không thể nhờ ai thay mặt mình được. Thực tiễn cho thấy những vụ xin ly hôn liên quan đến vợ, chồng bị mất năng lực hành vi dân sự (NLHVDS) ngày càng trở nên phổ biến mà pháp luật hiện nay lại chưa có quy định điều chỉnh tình huống này. Vậy cha, mẹ có thể là người đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho con họ - người bị mất NLHVDS trong vụ án ly hôn hay không? Hiện nay thì Tòa án vẫn không tiếp nhận giải quyết những trường hợp mà người đại diện khởi kiện là cha hoặc mẹ của những người này. Do đó, nhằm hướng tới việc bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cần ban hành văn bản hướng dẫn theo đó cho phép cha, mẹ là người giám hộ theo hàng thứ hai (vợ, chồng là người giám hộ theo hàng thứ nhất) có quyền đại diện cho con bị mất NLHVDS trong khởi kiện và tham gia tố tụng ở vụ việc ly hôn. Để đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật trong TAND, cần có sự thống nhất trong nhận thức về quy định của pháp luật. Vì vậy cần hướng dẫn cụ thể việc ủy quyền thực hiện việc khởi kiện của cá nhân. Thứ ba, cần sửa đổi quy định pháp luật về xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Việc nghiên cứu, phân tích của luận văn cho thấy cấu trúc các quy định tại Điều 39 và Điều 40 BLTTDS năm 2015 về thẩm quyền theo lãnh thổ chưa thực sự hợp lý. Xét về bản chất và logic của vấn đề thì các quy định tại Điều 39 và Điều 40 của BLTTDS năm 2015 đều nhằm xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ nhưng tiêu đề của Điều 39 được đặt tên là :”Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ”, trong khi đó tiêu đề của Điều 40 lại là “Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu”. Vậy phải chăng quy định tại Điều 40 BLTTDS năm 2015 không phải là quy định 26 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion về thẩm quyền theo lãnh thổ10.§§§§§§Ngoài ra, để xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ một cách chính xác thì thứ tự áp dụng sẽ là (1) điểm c, Khoản 1, Điều 39; (2) điểm b, Khoản 1, Điều 39; (3) Điều 40 và cuối cùng là (4) điểm a, Khoản 1, Điều 39; như vậy sẽ gây khó khăn cho các chủ thể muốn khởi kiện ra Tòa án khi xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ. Chính vì vậy, sẽ hợp lý hơn nếu các quy định tại Điều 40 BLTTDS năm 2015 được thể hiện trong Điều 39 của Bộ luật này và sắp xếp các điều khoản theo thứ tự ưu tiên hợp lý các tiêu chí sau: (i) Thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp bất động sản được quy định theo nguyên tắc: - Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền đối với trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản, trừ trường hơp khác được pháp luật quy định (vụ án lý hôn nhưng có tranh chấp là tài sản bất động sản,); - Đối với tranh chấp có đối tượng là bất động sản thì các đương sự không có quyền lựa chọn Tòa án, trừ trường hợp lựa chọn Tòa án nơi có một trong các bất động sản tranh chấp nếu tranh chấp nhiều bất động sản; (ii) Thẩm quyền của Tòa án đối với các tranh chấp không phải là bất động sản được quy định theo thứ tự ưu tiên sau: - Xác định theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên chủ thể; - Xác định theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong số các Tòa án được pháp luật quy định; - Xác định theo nơi cư trú, sinh sống, làm việc hoặc có trụ sở nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức. 3. Kết luận: Thông qua phân tích các quy định của pháp luật, tác giả nhận thấy BLTTDS năm 2015 đã kế thừa được những điểm tích cực của các BLTTDS cũ cũng như các nghị quyết hướng dẫn trước đây mặc dù đã hết hiệu lực nhưng vẫn mang giá trị tham khảo. Bên cạnh đó, việc quy định “Tòa án không được phép từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” là một bước tiến mới trong tư tưởng lập pháp tạo tiền đề pháp lý vững chắc cho người dân thực hiện quyền khởi kiện của mình. Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số đề xuất về hoàn thiện và thực hiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện quyền khởi kiện, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, công bằng và văn minh/./ 10 Trần Anh Tuấn (2018), Kỷ yếu hội thảo “Những quy định chung của BLTTDS năm 2015”, Hà Nội, tháng 06/2018, tr.55. Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 27 Tài liệu tham khảo: 1. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. 2. Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 3. Hà Thương (2018), “Thẩm phán và Thư ký bị tố giả mạo chữ ký đương sự”, Báo điện tử Thanh niên, ngày 17/07/2018. 4. Nguyễn Công Bình (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 5. Phạm Thái Quý (2010), “Thu thập chứng cứ trong tố tụng còn gian nan”, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, ngày 03/05/2010. 6. Tòa án nhân dân tối cao (2018), Báo cáo Tổng kết công tác năm 2017 và nhiệm vụ trọng tâm công tác của các Tòa án nhân dân năm 2018. 7. Trần Anh Tuấn (2018), Kỷ yếu hội thảo “Những quy định chung của BLTTDS năm 2015”, Hà Nội, tháng 06/2018. 8. Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam - Bộ GD &ĐT (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 9. Từ điển tiếng Việt thông dụng (1996), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. Địa chỉ tác giả: Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội Email: dinhhang0409@gmail.com
File đính kèm:
- nhung_kien_nghi_nham_hoan_thien_phap_luat_ve_khoi_kien_vu_an.pdf