Những đổi mới trong công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Sài Gòn

Phong trào thể dục thể thao và công tác giáo dục thể chất cho giảng viên và sinh viên

Trường Đại học Sài Gòn trong những năm gần đây có nhiều đổi mới. Theo phương châm:

- Xã hội hóa thể dục thể thao,

- Chuyển đổi toàn diện theo lộ trình phát triển chung của trường,

- Đào tạo và cung cấp nhân lực theo nhu cầu của xã hội, nhà trường đã đưa phong

trào thể dục thể thao và các hoạt động giáo dục thể chất thu được những kết quả đáng

khích lệ, theo lộ trình phát triển của mình đã giải quyết những tồn tại cơ bản. Vấn đề xã

hội hóa thể dục thể thao được nhà trường giải quyết tốt, cán bộ, giảng viên, sinh viên rất

tự giác và gương mẫu rèn luyện thân thể nên phong trào thể dục thể thao của trường phát

triển mạnh, luôn sẵn sàng tham gia và giành thắng lợi tại các giải thể thao của ngành giáo

dục và của thành phố, nhà trường được đánh giá là đơn vị có phong trào thể dục thể thao,

giáo dục quốc phòng vững mạnh.

pdf 11 trang kimcuc 8700
Bạn đang xem tài liệu "Những đổi mới trong công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những đổi mới trong công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Sài Gòn

Những đổi mới trong công tác giáo dục thể chất tại trường Đại học Sài Gòn
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 22 - Thaùng 8/2014 
46 
NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
LÊ KIÊN GIANG
(*)
TÓM TẮT 
Phong trào thể dục thể thao và công tác giáo dục thể chất cho giảng viên và sinh viên 
Trường Đại học Sài Gòn trong những năm gần đây có nhiều đổi mới. Theo phương châm: 
- Xã hội hóa thể dục thể thao, 
- Chuyển đổi toàn diện theo lộ trình phát triển chung của trường, 
- Đào tạo và cung cấp nhân lực theo nhu cầu của xã hội, nhà trường đã đưa phong 
trào thể dục thể thao và các hoạt động giáo dục thể chất thu được những kết quả đáng 
khích lệ, theo lộ trình phát triển của mình đã giải quyết những tồn tại cơ bản. Vấn đề xã 
hội hóa thể dục thể thao được nhà trường giải quyết tốt, cán bộ, giảng viên, sinh viên rất 
tự giác và gương mẫu rèn luyện thân thể nên phong trào thể dục thể thao của trường phát 
triển mạnh, luôn sẵn sàng tham gia và giành thắng lợi tại các giải thể thao của ngành giáo 
dục và của thành phố, nhà trường được đánh giá là đơn vị có phong trào thể dục thể thao, 
giáo dục quốc phòng vững mạnh. 
Từ khóa: phong trào thể dục thể thao, công tác giáo dục thể chất. 
ABSTRACT 
Movement of Sports and Physical Education Working for the Faculty and University 
Students Saigon in recent years many innovations. Under the motto: 
- Socialize sport, 
- Converting comprehensive roadmap of the development, 
- Provide training and manpower needs of society, led movement Sports and physical 
education activities obtained encouraging results, according to its development roadmap 
has solved the basic survival. Socialization issue of Sports School is a good deal, Officers, 
Instructors, and Students are exemplary voluntary physical exercise to movement of the 
Sports thrive, always ready and participate in the award winning sports and education 
sector of the city, the school was rated as unit movement sport, strong national defense 
education. 
Keywords: sports movement, physical education. 
1. MỞ ĐẦU (*) 
Bước vào năm học 2010 – 2011, nhằm 
xác định, đánh giá trình độ thể lực chung 
của sinh viên mới, bộ môn Giáo dục thể 
(*)ThS, Trường Đại học Sài Gòn 
chất Trường Đại học Sài Gòn đã tiến hành: 
“Đánh giá về thể lực chung cho sinh viên 
đầu vào”. Đây là một trong các dữ liệu cần 
thiết làm cơ sở tiền đề để xác định phương 
hướng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo 
dục thể chất. Dựa vào cơ sở các số liệu thu 
47 
được xây dựng các giải pháp nâng cao chất 
lượng giảng dạy giáo dục thể chất và phát 
triển thể lực cho sinh viên trên nền tảng 
chương trình khung của Bộ Giáo dục và 
Đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực 
chất lượng cao cho xã hội, từ đó công tác 
Giáo dục thể chất (GDTC) cùng phong trào 
Thể dục thể thao (TDTT) của nhà trường 
đã có sự phát triển mạnh và đạt được nhiều 
thành tích đáng khích lệ. Mặt khác, những 
tồn tại trước đây cơ bản được giải quyết 
triệt để thể hiện ở những mặt sau: 
- Công tác quản lý bằng văn bản pháp 
quy đầy đủ, xây dựng quy chế chi tiêu nội 
bộ chặt chẽ và phù hợp (quy chế chi tiêu 
nội bộ được phê duyệt theo năm). 
- Sân bãi dành cho thể dục thể thao 
được hoàn thiện (nâng cao chất lượng, có 
mái che). sắp xếp, phân công khai thác, 
giảng dạy và tập luyện phù hợp, hợp lý, 
khoa học. 
- Đội ngũ giảng viên GDTC cơ hữu 
hùng hậu, ổn định gồm 16 giảng viên 
(100% cử nhân TDTT và trên 60% thạc sĩ 
chuyên ngành). 
- Kinh phí dành cho thể thao được 
quan tâm đúng mức, tăng lên hàng năm, đủ 
điều kiện để tham gia hoạt động giao lưu, 
thi đấu, hoạt động thể thao ngoại khóa. 
Muốn phát triển thể chất cho sinh viên 
(SV) đạt hiệu quả cao cần phải đánh giá 
đúng sự phát triển thể chất qua từng giai 
đoạn, phải thông qua tìm kiếm và áp dụng 
các biện pháp khác nhau phù hợp với hoàn 
cảnh và điều kiện thực tế của nhà trường. 
Đảm bảo chất lượng giáo dục nhằm mục 
tiêu tự đánh giá, rà soát các mặt còn hạn 
chế để nhà trường cải tiến nâng cao chất 
lượng đào tạo, đồng thời thể hiện tính tự 
chủ và tính tự chịu trách nhiệm của trường 
trong toàn bộ các hoạt động. Hơn nữa, do 
quy mô và loại hình đào tạo của nhà trường 
ngày càng phát triển (Hiện nay Đại học Sài 
Gòn đang tổ chức đào tạo cho 34 chuyên 
ngành cấp độ đại học, 24 chuyên ngành cấp 
độ cao đẳng, kinh tế - kỹ thuật; văn hoá - 
xã hội; chính trị - nghệ thuật; và sư phạm. 
Ngoài việc đào tạo cấp bằng, Đại học Sài 
Gòn còn được phép đào tạo cấp các chứng 
chỉ tin học và ngoại ngữ cấp độ A, B, C. 
ĐHSG cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo 
và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc I, 
bậc II. Đại học Sài Gòn cũng đào tạo và 
cấp các chứng chỉ về ứng dụng công nghệ 
thông tin và ứng dụng các nghiệp vụ khác. 
2. NỘI DUNG 
Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại 
học Sài Gòn luôn khẳng định đảm bảo và 
nâng cao chất lượng đào tạo là công việc 
không thể thiếu trong quá trình phát triển 
của nhà trường, với các tiêu chí và lộ trình 
cụ thể. Trong đó chú trọng xây dựng cơ sở 
để phát triển phong trào thể thao và phát 
triển thể chất của Cán bộ, Giảng viên và 
Sinh viên. 
- Cơ sở để phát triển phong trào TDTT 
cho Cán bộ, Giảng viên nhà trường: Kết 
hợp chặt chẽ giữa Công đoàn trường, Đoàn 
thanh niên, bộ môn Giáo dục Quốc phòng - 
An ninh và bộ môn Giáo dục thể chất. 
+ Xây dựng phương hướng hoạt động, 
kinh phí dành cho TDTT. 
+ Xây dựng phong trào tập luyện thể 
thao trong Cán bộ, Giảng viên với các môn 
trọng điểm mà trường có thế mạnh như: 
bóng đá Futsal, bóng bàn, quần vợt 
- Cơ sở để xây dựng các giải pháp 
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất 
cho sinh viên: 
+ Căn cứ vào xu hướng phát triển của 
nhà trường, vào mục tiêu cung cấp nguồn 
nhân lực chất lượng cao cho Xã hội, phát 
triển nâng cao thể chất cho sinh viên. 
+ Căn cứ vào mối quan hệ của các yếu 
48 
tố giáo dục thể chất với chất lượng giáo 
dục thể chất 
+ Căn cứ vào tình hình thực tế thể chất 
sinh viên đầu vào của nhà trường việc phân 
loại thể lực ban đầu cho sinh viên được tiến 
hành nghiêm túc. 
Từ đây đã mang lại bộ mặt mới trong 
công tác giáo dục thể chất tại trường Đại 
học Sài Gòn, bước đầu thực hiện xã hội hóa 
TDTT, phát triển phong trào thể dục thể 
thao, và thể lực chung cho sinh viên Trường 
Đại học Sài Gòn (theo đúng lộ trình và định 
hướng) thể hiện trên các mặt sau: 
2.1. Sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban 
Giám Hiệu nhà trường về công tác thể 
dục thể thao: 
Bộ môn Giáo dục thể chất trường Đại 
học Sài Gòn chịu sự quản lý trực tiếp của 
Ban Giám Hiệu, chi bộ Quốc phòng An 
ninh – Giáo dục thể chất là chi bộ vững 
mạnh nhiều năm liền, luôn hoàn thành xuất 
sắc các nhiệm vụ được giao. 
Việc triển khai và thực hiện các văn bản 
nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước 
về công tác GDTC trong nhà trường luôn 
được Đảng ủy, Ban Giám hiệu đánh giá là 
một mặt quan trọng trong quá trình đào tạo 
của trường, những tồn tại trước đây được 
giải quyết triệt để, đã có một sự chuyển biến 
lớn về nhận thức, vai trò, tầm quan trong 
của GDTC trong một bộ phận cán bộ quản 
lý, giảng viên, sinh viên. Vì vậy phong trào 
tập luyện, tự tập luyện, chơi thể thao trong 
sinh viên và giảng viên được phát triển sâu 
rộng. Hội thao sinh viên trong các khoa (do 
chi đoàn khoa tổ chức) và trong toàn trường 
(do phòng Công tác HSSV kết hợp Bộ môn 
GDTC tổ chức) diễn ra sôi nổi và thường 
kỳ. Hội thao Cán bộ, Giảng viên, CNV (do 
công Đoàn trường tổ chức) hội thao Cán bộ, 
Giảng viên, công nhân viên khối Giáo dục – 
Đào tạo (do công đoàn ngành Giáo dục tổ 
chức) được đông đảo các Giảng viên,CNV 
tham gia. 
Bảng 1. Vai trò lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám Hiệu về công tác TDTT 
trong Trường Đại học Sài Gòn. 
TT CHỈ TIÊU 
2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 
Có Không Có Không Có Không Có Không 
1 
Nghị quyết của Đảng bộ nhà 
trường hàng năm có nhiệm vụ về 
TDTT 
v v v v 
2 
Kế hoạch năm của nhà trường có 
nhiệm vụ về TDTT 
v v v v 
3 
Đảng ủy, Ban Giám hiệu tham gia 
Ban chỉ đạo, Ban tổ chức hội thao 
 v v 
 v 
4 Quy chế chi tiêu dành cho TDTT v v v v 
5 Kế hoạch của Bộ môn về TDTT v v v v 
6 
Báo cáo tổng kết hàng năm về 
TDTT 
v v v v 
49 
7 
Đề cử trưởng các môn trực thuộc 
bộ môn GDTC 
v v v v 
8 
Bầu chọn ủy viên công đoàn 
trường chuyên trách văn thể mỹ 
v v v v 
9 
Quy hoạch phát triển TDTT trong 
từng giai đoạn và định hướng cho 
các năm sau 
 v v v 
2.2. Nội dung chương trình giáo dục 
thể chất. 
Chương trình GDTC được xây dựng 
trên cơ sở chương trình của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo bao gồm 150 tiết, được chia 
thành 2 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: Giai đoạn cơ bản (bắt buộc), 
có 2 học phần, giảng dạy các nội dung: thể 
dục đại cương, điền kinh. 
Giai đoạn 2: Giai đoạn học các môn 
thể thao tự chọn (bóng đá, bóng chuyền, 
bóng rổ, bóng bàn, cầu lông) gồm có 3 học 
phần (bảng 2). 
 Bảng 2. Phân phối chương trình giảng dạy môn học Giáo dục thể chất. 
(Dành cho sinh viên Đại học và Cao đẳng Trường Đại học Sài Gòn). 
HỌC PHẦN 
(Học kỳ) 
NỘI DUNG 
TÍN CHỈ 
(tiết) 
HÌNH THỨC 
Học tập 
I 
(Học kỳ I,II) 
Năm thứ nhất 
GDTC 1 
- Thể dục đại cương 
- Chạy cự ly ngắn 
01 tín chỉ 
30 tiết 
Bắt buộc 
II 
Năm thứ nhất 
 Năm thứ hai 
GDTC 2 
- Chạy cự ly trung bình 
- Nhảy cao 
01 tín chỉ 
30 tiết 
Bắt buộc 
III 
Năm thứ hai 
 Năm thứ ba 
GDTC 3 – CƠ BẢN 
- Bóng đá 
- Bóng chuyền 
- Bóng rổ 
- Bóng bàn 
- Cầu lông 
01 tín chỉ 
30 tiết 
Tự chọn 
(01 trong 05 môn) 
Hệ CĐ 
90 Tiết 
IV 
Năm thứ hai 
 Năm thứ ba 
GDTC 4 – NÂNG CAO 1 
- Bóng đá 
- Bóng chuyền 
- Bóng rổ 
- Bóng bàn 
-Cầu lông 
01 tín chỉ 
30 tiết 
Tự chọn 
(01 trong 05 môn) 
V 
Năm thứ ba 
 Năm thứ tư 
GDTC 5 – NÂNG CAO 2 
- Bóng đá 
- Bóng chuyền 
- Bóng rổ 
- Bóng bàn 
- Cầu lông 
01 tín chỉ 
30 tiết 
Tự chọn 
(01 trong 05 môn) 
Hệ ĐH 
150 tiết 
50 
Với quy mô đào tạo phát triển đa 
ngành, đa nghề trường Đại học Sài Gòn 
trong thời gian qua có số lượng sinh viên 
tăng lên hàng năm, hiện nay tổng số sinh 
viên chính quy vào khoảng gần 20.000 sinh 
viên [lấy số tròn, số liệu do phòng công tác 
HSSV cung cấp]. 
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo chỉ đạo 
Bộ môn Giáo dục thể chất xây dựng kế 
hoạch giảng dạy, thực hiện các hoạt động 
nhằm đổi mới phương pháp Giáo dục thể 
chất theo các hướng: 
 - Biên soạn Giáo trình giảng dạy cho 
tất cả các môn thể thao tự chọn. 
- Đổi mới hoạt động dạy và học, thực 
hiện giờ dạy theo hướng tích cực, chủ 
động, sáng tạo lấy người học làm trung 
tâm. Trong tập luyện kết hợp chặt chẽ giữa 
phương pháp huấn luyện thể thao với 
phương pháp trò chơi và thi đấu hoặc tổ 
chức cho sinh viên tập luyện theo phương 
pháp phân nhóm và phân nhóm quay vòng. 
Phân công giờ giảng dạy cho Giảng 
viên theo kế hoạch năm, công khai, dân 
chủ. Giảng viên có động cơ tự học tập, bồi 
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thường 
xuyên nâng cao trình độ, công tác nghiên 
cứu khoa học cũng được chú trọng, qua 
hơn ba năm giảng dạy vừa qua có 4 đề tài 
cấp trường được nghiệm thu, 4 đề tài cấp 
trường đang thực hiện. 
Năm học 2011 – 2012 đã chuyển đổi 
thành công và hoàn toàn nội dung chương 
trình đào tạo theo niên chế sang hình thức 
đào tạo tín chỉ. Đặc biệt là phương pháp tổ 
chức quá trình đào tạo giáo dục thể chất, 
đáp ứng và giải quyết tốt các nhiệm vụ của 
giáo dục thể chất, Sinh viên được trang bị 
các kiến thức vững vàng, hình thành các kỹ 
năng cần thiết về các môn thể thao, kết quả 
kiểm tra kết thúc học phần được đánh giá 
rất tốt, nhiều sinh viên sau khi kết thúc học 
phần tự chọn có khả năng tự chơi được 
môn thể thao đã học. 
Bảng 3: Kết quả học tập các học phần GDTC của SV Trường ĐHSG 
năm học 2011 – 2012. 
Học phần 
I II III IV V 
Xếp loại 
Tốt 15% 20% 22% 20% 21% 
Khá 25% 27% 40% 45% 48% 
TB 55% 50% 36% 35% 31% 
Yếu 5% 3% 2% 0% 0% 
2.3. Kết quả đánh giá phân loại thể 
lực đầu vào của sinh viên: [đề tài nghiên 
cứu khoa học cấp trường đã được nghiệm 
thu trong năm học 2011 - 2012]. 
- Công tác phân loại thể lực ban đầu 
của sinh viên được thực hiện thường 
xuyên, những căn cứ để phân nhóm giảng 
dạy trong giáo dục thể chất là: 
+ Dựa vào kết quả kiểm tra sức khoẻ 
ban đầu (do y tế trường kết hợp bệnh viện 
đa khoa đảm nhiệm) đóng vai trò quan 
trọng. 
+ Dựa vào kết quả điều tra phân loại 
thể lực sinh viên (do bộ môn giáo dục thể 
chất đảm nhiệm) đóng vai trò quyết định. 
(xem bảng 4 và các biểu đồ 2.3.1 và biểu 
đồ 2.3.2). 
51 
Bảng 4: Kết quả đánh giá thể lực đầu vào của Sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. 
Năm học 2011 - 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 
Ghi chú 
Xếp loại Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 
Tốt 54.1% 25.35% 50% 24% 56% 26.5% 
Đ
án
h
 g
iá
 t
h
eo
 Q
Đ
5
3
/2
0
0
8
 c
ủ
a 
B
ộ
G
D
 &
 Đ
T
Đạt 14.7% 33.8% 22% 36% 17% 35.5% 
Chưa đạt 31.15% 40.8% 28% 40% 27% 38% 
 Trình độ thể lực chung của Nam sinh viên trường Đại học Sài Gòn khi mới vào trường 
ở mức TRUNG BÌNH KHÁ (Tốt: Chiếm tỉ lệ 54.1%, Đạt (trung bình): Chiếm tỉ lệ 14.7%. 
loại Chưa đạt chiếm 31.15%). 
 Biểu đồ 2.3.1: Thống kê xếp loại thể lực Nam sinh viên đầu vào Trường Đại học Sài Gòn. 
THỐNG KÊ XẾP LOẠI THỂ LỰC NỮ SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
25%
34%
41%
TỐT
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
Biểu đồ 2.3.2: Thống kê xếp loại thể lực Nữ sinh viên đầu vào Trường Đại học Sài Gòn. 
THỐNG KÊ XẾP LOẠI THỂ LỰC NAM SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
54%
15%
31%
TỐT
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
52 
Trình độ thể lực chung của Nữ sinh 
viên trường Đại học Sài Gòn khi mới vào 
trường ở mức TRUNG BÌNH ĐẾN YẾU 
(Tốt: Chiếm tỉ lệ 25.35%; Đạt (trung bình): 
Chiếm tỉ lệ 33.8%; loại Chưa đạt chiếm 
40.85%). 
2.4. Cơ sở vật chất, các công trình và 
sân bãi phục vụ học và tập luyện. 
- Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng và 
quyết định việc định hướng tổ chức các lớp 
thể thao tự chọn cho sinh viên. 
 Bảng 5: Thống kê cơ sở vật chất thể dục thể thao Trường Đại học Sài Gòn. 
TT CƠ SỞ VẬT CHẤT 
Cơ sở chính Cơ sở 2 Cơ sở 3 
Số lượng Số lượng Số lượng 
1 Sân bóng đá Futsal v 0 0 
2 Sân bóng rổ (có mái che) v 0 0 
3 Sân bóng chuyền (có mái che) v 0 0 
4 Sân bóng chuyền (ngoài trời) v v 0 
5 Sân cầu lông (có mái che) vv 0 0 
6 Sân cầu lông (ngoài trời) vvv v vvv 
7 Phòng bóng bàn v 0 v 
8 Nệm nhảy cao vvv vv v 
9 Sân tập điền kinh (40mx50m) vv v 0 
10 Đường chạy cự ly trung bình vv v v 
- Thực hiện chủ trương Xã hội hóa, 
Đại học Sài Gòn đã kết hợp với cơ quan 
chính quyền sở tại đã xây dựng và trang bị 
một số công trình TDTT (nhà tập đa năng, 
sân bóng đá cỏ nhân tạo, sân bóng 
chuyền). Từ kết quả của đại hội Công 
nhân, viên chức và sự quan tâm của Ban 
Giám Hiệu trong năm học 2013 – 2014 nhà 
trường đã xây dựng thêm một sân bóng 
chuyền ngoài trời để phục vụ giảng dạy và 
tập luyện ngoại khóa. 
2.5. Đội ngũ Giảng viên (GV) bộ môn 
GDTC trường Đại học Sài Gòn. 
Bộ môn GDTC trường Đại học Sài 
Gòn được hình thành từ tổ TDTT của 
trường Cao đẳng sư phạm trước đây với 
đội ngũ hùng hậu, đồng đều, nhiều năm 
kinh nghiệm giảng dạy trong môi trường sư 
phạm hiện có 16 giảng viên chính thức, 02 
giảng viên thỉnh giảng (02 thỉnh giảng). 
53 
Bảng 6: Tổng hợp môn chuyên sâu của giảng viên môn GDTC trường Đại học Sài Gòn. 
TT 
Môn chuyên 
sâu 
Trình độ 
Số lượng 
GV 
Tỉ lệ % Ghi chú 
1 Bóng đá Thạc sĩ 3 16.66 (01 nghiên cứu sinh) 
2 Bóng chuyền 
Thạc sĩ 1 
16,66 
Cử nhân 2 (01 đang học cao học) 
3 Bóng rổ 
Thạc sĩ 1 
 11,11 
(Thạc sĩ quản lý) 
Cử nhân 1 
4 Bóng bàn 
Thạc sĩ 3 
27.77 
Cử nhân 2 (01 thỉnh giảng, đang học CH) 
5 Cầu lông Cử nhân 2 11,11 (01 đang học cao học) 
6 Điền kinh 
Thạc sĩ 1 
11.11 
(Thạc sĩ quản lý, thỉnh giảng) 
Cử nhân 1 
7 Thể dục Cử nhân 1 5.55 
Tổng cộng 18 100 02 mời giảng, (02 thỉnh giảng) 
Hiện nay, tổng số sinh viên hệ chính 
quy của trường vào khoảng 18.000 – 
20.000 sinh viên. Trung bình mỗi Giảng 
viên giảng dạy từ 25 – 30 lớp / năm. 
Qua bảng 6 và biểu đồ ta nhận thấy: 
TỶ LỆ CÁC MÔN TT TẬP THỂ, TT ĐỒNG ĐỘI 
VÀ CÁC MÔN KHÁC
44%
39%
17%
Đồng đội
Tập thể
Các môn khác
 Biểu đồ: 2.5.3: Thống kê tỉ lệ các môn TT tập thể, TT đồng đội và các môn khác. 
Tổng số Giảng viên các môn thể thao 
tập thể (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ), 
thể thao đồng đội ( bóng bàn, điền kinh) 
chiếm tỷ lệ 83% với 15 giảng viên. 
Số lượng giảng viên giảng dạy các 
môn TT tập thể, các môn TT đồng đội của 
Đại học Sài Gòn chiếm tỷ lệ lớn, có khả 
năng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nguyện 
vọng đa dạng của sinh viên về các môn thể 
thao tự chọn. 
2.6. Nhu cầu cùng các hình thức tổ 
chức tập luyện cho Cán bộ, Giảng viên và 
Sinh viên. 
 Song song với việc giảng dạy chính 
54 
khóa, bộ môn GDTC được sự ủng hộ của 
Ban Giám hiệu, Đảng bộ nhà trường, Công 
đoàn trường, Phòng Công tác HSSV và 
Đoàn thanh niên thành lập các Câu lạc bộ 
(CLB), tổ, nhóm yêu thích các môn thể 
thao tham gia tập luyện, xây dựng kế hoạch 
thi đấu rải đều trong năm theo nhiều loại 
hình giao lưu, kết nghĩa, hội thao trong 
trường, ngành, đơn vị bạn. Đặc biệt hàng 
năm học kỳ 1 nhà trường tổ chức hội thao 
Cán bộ Giảng viên các phòng ban và học 
kỳ 2 Hội thao sinh viên toàn trường. Trên 
cơ sở đó tuyển chọn những sinh viên có 
năng khiếu làm nòng cốt cho các đội tuyển 
và các CLB. 
Với kế hoạch tổ chức và đổi mới 
phương pháp GDTC nâng cao thể chất cho 
sinh viên, Bộ môn GDTC còn tham mưu 
với lãnh đạo nhà trường thành lập các 
CLB, tổ, nhóm Cán bộ, Giảng viên, CNV 
tham gia tập luyện các môn: Cầu lông, 
bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, quần vợt, 
cờ tướng... với trang thiết bị đầy đủ để tập 
luyện và làm nòng cốt cho phong trào thể 
dục thể thao của nhà trường. (bảng 7). 
Qua nhu cầu và hoạt động thực tế cho 
thấy việc hoạt động cũng rất cần có người 
hướng dẫn, huấn luyện về kỹ thuật, chiến 
thuật, phương pháp tập luyện và thi đấu, 
sửa chữa động tác sai để việc tập luyện đạt 
kết quả cao hơn. 
2.7. Kinh phí giành cho Thể dục 
thể thao. 
Kinh phí giành cho hoạt động thể thao 
trong các lãnh vực tập luyện, thi đấu, hội 
thao của Cán bộ, Giảng viên, Sinh viên 
tăng lên hàng năm từ nguồn ngân sách. 
Tuy nhiên số kinh phí này lại thường ít so 
với nhu cầu cần thiết chi cho các hoạt động 
TDTT. Trong vài năm qua ngoài nguồn 
kinh phí do nhà nước cấp, nhà trường đã 
tận dụng mọi nguồn lực: từ Ủy ban nhân 
dân thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị chủ 
quản), Công đoàn trường, một số đơn vị, tổ 
chức, đoàn thể, doanh nghiệp liên kết, cá 
nhân đóng góp thêm (thành viên CLB) về 
kinh phí cho các hoạt động TDTT (xã hội 
hóa). Nguồn kinh phí do nhà nước cấp so 
với nhu cầu còn ít nhưng vẫn đóng vai trò 
chủ đạo. 
Bảng 7: Kế hoạch hội thao, sinh hoạt Câu lạc bộ hàng năm tại Trường Đại học Sài Gòn. 
Năm 
GV SV 
HỘI THAO 
HKI (KỶ 
NIỆM 20/11) 
CLB / 
NHÓM 
LỊCH SINH 
HOẠT, TẬP 
LUYỆN 
HỘI THAO 
KỶ NIỆM 
CÁC NGÀY 
LỄ T5 
CLB / ĐỘI 
TUYỂN 
LỊCH SINH 
HOẠT, TẬP 
LUYỆN 
2010 - 2011 
Cầu lông 
Bóng bàn, 
Cờ tướng 
Nhóm. 
CLB. 
CLB 
T2 - T4 - T6 . 
Chiều T2 tới T7. 
Sáng T7, CN 
Kéo co 
Điền kinh. 
Bóng chuyền. 
Bóng đá 
. 
Đội tuyền 
Nhóm 
Đội tuyển 
 . 
Trước thi đấu 1t. 
Tháng/lần. 
Tuần / chiều T5 
2011 - 2012 
Cầu lông 
Bóng bàn, 
Cờ tướng. 
Quần vợt 
Nhóm. 
CLB. 
CLB. 
Nhóm 
T2 - T4 - T6 . 
Chiều T2 tới T7. 
Sáng T7, CN 
Chiều T4,T6 
Kéo co 
Điền kinh. 
Bóng chuyền. 
Bóng bàn 
Bóng đá 
. 
Đội tuyền 
Nhóm 
Đội tuyển 
Đội tuyển 
. 
Trước thi đấu 1t. 
Tháng/lần. Chiều 
T2,T5 
Tuần / chiều T5 
55 
2012 - 2013 
Cầu lông 
Bóng bàn, 
Cờ tướng. 
Quần vợt. 
Nhóm. 
CLB. 
CLB. 
Nhóm 
T2 - T4 - T6 . 
Chiều T2 tới T7. 
Sáng T7, CN 
Chiều T4,T6 
Đá cầu 
Kéo co 
Điền kinh. 
Bóng chuyền. 
Bóng bàn 
Bóng đá 
. . 
Đội tuyền 
Nhóm 
Đội tuyển 
Đội tuyển 
. . 
Trước thi đấu 1t. 
Tháng/lần. Chiều 
T2,T5 
Tuần / chiều T5 
2013 - 2014 
Cầu lông 
Bóng bàn, 
Cờ tướng. 
Quần vợt. 
Bóng đá 
Nhóm. 
CLB. 
CLB. 
Nhóm. 
CLB 
T2 - T4 - T6 . 
Chiều T2 tới T7. 
Sáng T7, CN 
Chiều T4,T6. 
Tuần chiều T5 
Đá cầu 
Kéo co 
Điền kinh. 
Bóng chuyền. 
Bóng bàn 
Bóng đá. 
Bóng rổ 
 . . 
Đội tuyền 
Nhóm 
Đội tuyển 
Đội tuyển. 
Đội tuyển 
. . 
Trước thi đấu 1t. 
Tháng/lần. Chiều 
T2,T5 
Tuần / chiều T5. 
Tuần/chiều T3 
Bảng 8: Kinh phí cho hoạt động TDTT tại Trường Đại học Sài Gòn. 
NĂM HỌC CÁN BÔ, GV SINH VIÊN XÃ HỘI HÓA 
TỈ LỆ TĂNG 
TRƯỞNG 
GHI CHÚ 
2010 - 2011 120.000.000đ 80.000.000đ 40.000.000đ 
N
g
u
ồ
n
 d
o
 C
ô
n
g
 đ
o
àn
, 
p
h
ò
n
g
 c
ô
n
g
 t
ác
 H
S
S
V
2011 - 2012 150.000.000đ 120.000.000đ 50.000.000đ 25% 
2012 - 2013 180.000.000đ 140.000.000đ 60.000.000đ 20% 
2013 - 2014 210.000.000đ 150.000.000đ 75.000.000đ 25% 
3. KẾT LUẬN 
Công tác Giáo dục thể chất tại Trường 
Đại học Sài Gòn đã thu được những kết 
quả đáng khích lệ: 
- Được sự quan tâm thường xuyên và 
tin tưởng của Đảng bộ, Ban Giám hiệu nhà 
trường công tác giáo dục thể chất có điều 
kiện phát triển mạnh, mức độ nhận thức 
của cán bộ, giảng viên và sinh viên về xã 
hội hóa TDTT bước đầu rất thuận lợi. 
- Cùng với việc tổ chức kế hoạch năm 
và áp dụng các giải pháp đã phát triển 
phong trào thể dục thể thao trong cán bộ, 
giảng viên và sinh viên, luôn sẵn sàng tham 
gia, giành thắng lợi tại các giải Hội thao 
ngành Giáo dục và hội thao sinh viên. Phát 
triển và nâng cao thể lực chung cho sinh 
viên trong thời gian theo học tại trường. 
- Tham mưu với Ban lãnh đạo và Công 
đoàn trường thành lập các tổ, nhóm cán bộ, 
giảng viên, CNV tham gia tập luyện các bộ 
môn cầu lông, bóng bàn, quần vợt, bóng đá. 
Hội thao sinh viên Trường Đại học Sài Gòn 
với kế hoạch thi đấu khoa học rải đều trong 
năm theo nhiều loại hình, tổ chức giữa các 
Khoa trong trường hoặc thi đấu giao hữu 
với các trường bạn, trên cơ sở đó tuyển 
chọn những sinh viên có năng khiếu làm 
nòng cốt cho đội tuyển trường và các CLB. 
Với những kết quả đạt được, Trường 
Đại học Sài Gòn đã khẳng định thực hiện 
theo đúng định hướng. Năm học 2013 – 
2014, nhà trường sẽ đẩy mạnh hơn nữa 
công tác đảm bảo chất lượng giáo dục để 
tiến tới công tác kiểm định chất lượng 
(đánh giá ngoài). 
56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chương trình mục tiêu cải tiến, nâng cao chất lượng 
giáo dục – sức khoẻ phát triển và bồi dưỡng nhân tài thể thao học sinh, sinh viên 
trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995 – 2000, Nxb Giáo dục. 
2. Bộ GD & ĐT (2008), Quyết định 53, Quy định về việc đánh giá xếp loại học sinh, 
sinh viên. 
3. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam 
từ 6 – 20 tuổi, Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội. 
4. Đỗ Vĩnh, Huỳnh Trọng Khải (2008), Thống kê học trong TDTT, Nxb Thể dục Thể 
thao, Hà Nội. 
5. Tuyển tập (2000), Nghiên cứu khoa học Thể dục thể thao, Nxb Thể dục Thể thao, Hà 
Nội. 
 * Nhận bài ngày: 11/12/2013. Biên tập xong: 30/7/2014. Duyệt đăng: 05/8/2014 

File đính kèm:

  • pdfnhung_doi_moi_trong_cong_tac_giao_duc_the_chat_tai_truong_da.pdf