Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tư tưởng về pháp quyền và nhà nước

pháp quyền đã có mầm mống từ rất sớm

trong học thuyết “Pháp trị” của Hàn Phi

Tử, trong “Nhà nước lý tưởng” của Platôn

và trong tư tưởng chính trị của Arixtốt ở

Hy Lạp cổ đại. Sau đó, được phát triển

thành lý luận nhà nước pháp quyền ở

Môngtexkiơ và Rútxô và nhiều nhà lý luận

khác; đồng thời được thể hiện trong nhà

nước pháp quyền tư sản nhiều nước trên thế

giới. Tiếp thu tinh hoa văn hóa chính trị

nhân loại, nhất là lý luận về dân chủ và nhà

nước pháp quyền trong lịch sử, đồng thời

căn cứ vào đặc điểm mới của thời đại và

thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí

Minh đã sáng tạo ra lý luận về nhà nước

kiểu mới - Nhà nước pháp quyền dân chủ,

của dân, do dân, vì dân.

pdf 5 trang kimcuc 11900
Bạn đang xem tài liệu "Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thế Nghĩa 
13 
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC 
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
BASIC CHARACTERISTICS OF THE SOCIALIST RULE-OF-LAW STATE OF VIETNAM 
NGUYỄN THẾ NGHĨA 
TÓM TẮT: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền dân 
chủ, của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, 
mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là chủ và dân làm chủ; còn các cơ quan nhà 
nước và cán bộ công chức nhà nước là đầy tớ trung thành của nhân dân, hết lòng hết sức 
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. 
Từ khóa: Nhà nước pháp quyền – nhân văn; nhà nước pháp quyền dân chủ - nhân văn. 
ABSTRACT: The socialist rule-of-law state of Vietnam is a democratic law-based state of 
the people, by the people, for the people, under the leadership of Vietnam’s Communist 
Party. Accordingly, all power belongs to the people, the people is the owner and the people 
is the decision maker. State agencies and officials are loyal servants of the people, 
wholeheartedly serving the Country, serving the people. 
Key words: rule-of-law – humanistic state; state of democracy; humanity; rule of law. 
 Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ đề tài mã số: C.2016-18b-04 
 PGS.TS. GVCC. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 
nguyenthenghia2018@gmail.com, Mã số: TCKH11-24-2018 
Tư tưởng về pháp quyền và nhà nước 
pháp quyền đã có mầm mống từ rất sớm 
trong học thuyết “Pháp trị” của Hàn Phi 
Tử, trong “Nhà nước lý tưởng” của Platôn 
và trong tư tưởng chính trị của Arixtốt ở 
Hy Lạp cổ đại. Sau đó, được phát triển 
thành lý luận nhà nước pháp quyền ở 
Môngtexkiơ và Rútxô và nhiều nhà lý luận 
khác; đồng thời được thể hiện trong nhà 
nước pháp quyền tư sản nhiều nước trên thế 
giới. Tiếp thu tinh hoa văn hóa chính trị 
nhân loại, nhất là lý luận về dân chủ và nhà 
nước pháp quyền trong lịch sử, đồng thời 
căn cứ vào đặc điểm mới của thời đại và 
thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí 
Minh đã sáng tạo ra lý luận về nhà nước 
kiểu mới - Nhà nước pháp quyền dân chủ, 
của dân, do dân, vì dân. 
Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập 
quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chắt 
lọc tinh hoa lý luận về nhà nước pháp 
quyền trong lịch sử và quan điểm Mácxít 
về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, 
vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh 
về nhà nước kiểu mới, để từng bước xây 
dựng, phát triển và hoàn thiện lý luận về 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
14 
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam. 
Có thể nói, Nhà nước pháp quyền xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp 
quyền đặc biệt, chưa có tiền lệ trong lịch 
sử. Đó là nhà nước kiểu mới, do Hồ Chí 
Minh dày công nghiên cứu xây dựng và 
được Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục 
phát triển sáng tạo trong thời kỳ đổi mới, 
phù hợp với đặc điểm và xu thế của thời 
đại; đồng thời đáp ứng các yêu cầu của sự 
nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Có thể 
khái quát năm đặc trưng cơ bản của Nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam sau đây: 
Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất giai cấp 
công nhân, dựa trên nền tảng liên minh 
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông 
dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo 
của Đảng Cộng sản Việt Nam. 
Các nhà kinh điển Mácxít đã luận 
chứng sâu sắc về bản chất nhà nước. Theo 
đó, nhà nước bao giờ cũng mang bản chất 
giai cấp (giai cấp thống trị, cầm quyền) [1, 
tr.290-291]. Trên thực tế, nhà nước chiếm 
hữu nô lệ mang bản chất giai cấp chủ nô, 
nhà nước phong kiến mang bản chất giai 
cấp địa chủ phong kiến, nhà nước tư sản 
mang bản chất giai cấp tư sản và nhà nước 
xã hội chủ nghĩa tất yếu mang bản chất giai 
cấp công nhân. 
Trong thời đại ngày nay, giai cấp công 
nhân là “lực lượng sản xuất hàng đầu của 
nhân loại” (V.I. Lênin), đại diện cho 
phương thức sản xuất tiến bộ, lại được 
trang bị học thuyết khoa học, cách mạng là 
chủ nghĩa Mác - Lênin, có sứ mệnh lịch sử 
xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành 
công chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn 
thế giới. Để thực hiện sứ mệnh lịch sử này, 
giai cấp công nhân không thể không liên 
minh chiến lược với giai cấp nông dân và 
đội ngũ trí thức cùng tất cả những người 
lao động khác trong cuộc đấu tranh cách 
mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. 
Ở Việt Nam, trong lịch sử, giai cấp 
công nhân đã liên minh chặt chẽ với giai 
cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự 
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã 
làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành 
công, giành thắng lợi trong cuộc kháng 
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ 
xâm lược. Ngày nay, trong điều kiện đổi 
mới và hội nhập quốc tế, “giai cấp công 
nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo xã hội 
thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản 
Việt Nam, bao gồm những người làm công 
hưởng lương, hoạt động trong lĩnh vực 
công nghiệp và dịch vụ, tích cực sản xuất ra 
của cải vật chất và trở thành đội quân chủ 
lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa và hội nhập quốc tế” [8, tr.36], 
cùng với giai cấp nông dân và đội ngũ 
“những người lao động trí óc, có trình độ 
học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất 
định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, 
truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những 
sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối 
với xã hội” [2, tr.1] hợp thành nền tảng 
vững chắc của Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng 
sản Việt Nam. 
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp 
quyền dân chủ, của dân, do dân, vì dân. 
Ở Việt Nam, tư tưởng “dân là gốc 
nước”, “dân là chủ” và “dân làm chủ” đã 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thế Nghĩa 
15 
quán xuyến suốt quá trình dựng nước, giữ 
nước hàng ngàn năm của dân tộc. Ngày 
nay, tư tưởng đó mang thêm nội dung, tinh 
thần mới và được Đảng Cộng sản Việt Nam 
khẳng định trong Cương lĩnh chính trị và 
Nhà nước khẳng định trong Hiến pháp từ 
năm 1946 đến nay. Điều đó có nghĩa là, ở 
Việt Nam, người dân là chủ sở hữu và chủ 
quyền lực của đất nước; đồng thời là chủ 
thể thực hiện quyền lực trong mọi lĩnh vực. 
Như vậy, trong đất nước người dân đã là 
chủ và làm chủ, thì Đảng và Nhà nước, 
đảng viên và công chức phải là người đầy 
tớ trung thành của nhân dân, phải “hết lòng 
hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân 
dân” [6, tr.499]. Sinh thời, Hồ Chí Minh 
luôn căn dặn: “Mọi chính sách của Đảng và 
Nhà nước phải hết sức chăm lo cho đời sống 
của nhân dân, nếu nhân dân còn đói, rét, ốm 
đau là Đảng và Nhà nước có lỗi” [6, tr.511]. 
Như vậy, Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa do nhân dân lập ra, được nhân 
dân trao quyền và ủy quyền không phải để 
nhà nước cai trị dân, không phải để nhà 
nước làm thay công việc của nhân dân, mà 
nhà nước giữ vai trò “cầm lái” dẫn đường, 
chỉ đạo, kiến tạo (xây dựng pháp luật, chủ 
trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch) 
để “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi 
cho dân” [5, tr.65]. 
Thứ ba, trong Nhà nước pháp quyền xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực Nhà 
nước là thống nhất, có sự phân công, phối 
hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà 
nước trong việc thực hiện các quyền lập 
pháp, hành pháp, tư pháp. 
“Quyền lực Nhà nước là thống nhất” 
phản ánh sự thống nhất về lợi ích, ý chí và 
hành động của nhân dân tạo nên sức mạnh 
tổng hợp trong đổi mới và hội nhập quốc tế 
nói chung và xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng. 
Để thực hiện “Quyền lực Nhà nước là 
thống nhất” có hiệu lực, hiệu quả, cần thiết 
phải “có sự phân công, phối hợp và kiểm 
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc 
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và 
tư pháp” [7, tr.40]. Cụ thể là, Quốc hội thực 
hiện quyền lập hiến, lập pháp [7, tr.40], 
Chính phủ là “cơ quan chấp hành của Quốc 
hội, thực hiện quyền hành pháp [7, tr.61] và 
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của đất 
nước, thực hiện quyền tư pháp [7, tr.69]. Ở 
đây, vấn đề quan trọng không chỉ là sự 
phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ, 
mà còn là sự kiểm soát lẫn nhau giữa các 
cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành 
pháp, tư pháp sao cho không để xảy ra tha 
hóa quyền lực và không thể lạm dụng 
quyền lực. 
Để đáp ứng yêu cầu trên, cần phải thiết 
lập và vận hành được “cơ chế phân công, 
phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước, 
nhất là về kiểm soát quyền lực”. Đồng thời, 
có cơ chế chính sách phát huy cao độ vai trò 
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ 
chức chính trị xã hội trong thực hiện nhiệm 
vụ “tư vấn, giám định và phản biện xã hội” 
đối với hoạt động của nhà nước và các chủ 
trương, chính sách, chương trình, dự án phát 
triển kinh tế - xã hội lớn của đất nước. 
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam đề cao vai trò “thượng 
tôn pháp luật” và nguyên tắc tập trung dân 
chủ trong quản lý xã hội. 
Thượng tôn pháp luật là đặc trưng cơ 
bản, là nguyên tắc quan trọng Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Số 11, Tháng 9 - 2018 
16 
thể nói, ở Việt Nam hiện nay, không có bất 
kỳ tổ chức hay cá nhân nào đứng ngoài 
hoặc đứng trên pháp luật. Trong Nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa không chỉ có 
Đảng cộng sản, Nhà nước pháp quyền xã 
hội chủ nghĩa được tổ chức và hoạt động 
theo pháp luật, mà tất cả các tổ chức chính 
trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và mọi 
công dân đều được tổ chức và hoạt động 
theo pháp luật. Có thể nói, đề cao pháp 
luật, quản lý xã hội bằng pháp luật không 
chỉ thể hiện tinh thần “thượng tôn pháp 
luật”, mà còn bảo đảm việc thực thi pháp 
luật hiệu lực, hiệu quả. 
Để góp phần thực thi pháp luật hiệu 
lực, hiệu quả, Nhà nước cần được tổ chức 
và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân 
chủ. “Tập trung dân chủ” phản ánh mối 
quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, thể 
hiện sự kết hợp giữa trách nhiệm, quyền 
hạn của Nhà nước với trách nhiệm, quyền 
hạn của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng 
và bảo vệ tổ quốc. Theo đó, nhân dân có 
quyền và có trách nhiệm thảo luận, đóng 
góp những ý kiến xây dựng để thông qua 
các chủ trương, chính sách, pháp luật của 
Nhà nước; còn Nhà nước có quyền và có 
trách nhiệm tổ chức hiện thực hóa các chủ 
trương, chính sách và pháp luật đã được 
thông qua một cách hiệu lực, hiệu quả. 
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán 
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa 
bình, hợp tác và phát triển. 
Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, 
hòa bình, hợp tác và phát triển không chỉ kế 
thừa, phát triển ý thức tự tôn, tự lập, tự 
cường suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng 
nước và giữ nước của dân tộc, mà còn phản 
ánh nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các 
tầng lớp nhân dân, đồng thời phù hợp với 
đặc điểm của thời đại. Đảng cộng sản Việt 
Nam chỉ rõ: “Đặc điểm nổi bật trong giai 
đoạn hiện nay của thời đại là các nước với 
chế độ xã hội và trình độ phát triển khác 
nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đấu 
tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc 
gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân 
các nước vì hòa bình, độc lập, dân chủ, 
phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều 
khó khăn, thách thức nhưng sẽ có những 
bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của 
lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ 
nghĩa xã hội” [3, tr.69]. 
Thực hiện đường lối đối ngoại nói trên, 
trong 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, 
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam đã đạt được những kết quả quan 
trọng trong lĩnh vực đối ngoại: không chỉ 
phá tan thế bao vây cấm vận của các thế lực 
thù địch, bảo vệ được độc lập dân tộc, chủ 
quyền quốc gia, mà còn đẩy mạnh hội nhập 
quốc tế, quan hệ kinh tế với hơn 200 quốc 
gia và vùng lãnh thổ, quan hệ ngoại giao 
với hơn 185 nước và vùng lãnh thổ; trong 
đó, “thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 
16 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 11 
nước. Nâng cao hình ảnh và vị thế Việt 
Nam trên trường quốc tế, đóng góp ngày 
càng tích cực, có trách nhiệm vào đời sống 
chính trị khu vực và thế giới” [4, tr.134].
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC VĂN LANG Nguyễn Thế Nghĩa 
17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 22, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[8] Nguyễn Thế Nghĩa (2008), Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại - Một số 
vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Phát triển nhân lực, Số 4(8). 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 
bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy 
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 
[6] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[5] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[7] Quốc hội (2016), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội. 
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Ban Chấp hành Trung ương, Báo cáo tổng kết một số 
vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đồi mới (1986-2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
Ngày nhận bài: 17-09-2018. Ngày biên tập xong: 18-09-2018. Duyệt đăng: 24-9-2018 

File đính kèm:

  • pdfnhung_dac_trung_co_ban_cua_nha_nuoc_phap_quyen_xa_hoi_chu_ng.pdf