Nhu cầu tin trên hệ thống thư viện điện tử của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 14 trường đại học

trọng điểm quốc gia và là một trong hai trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước,

đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông ở phía

Nam. Trong 40 năm qua, Trường đã đào tạo hàng trăm nghìn SV đại học, học viên sau đại

học, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên của các địa phương; hợp tác đào

tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học trên thế giới Nhận thức được tầm

quan trọng của TV, trong những năm gần đây, TV Trường ĐHSP TPHCM đã chú trọng

đầu tư, phát triển (trang thiết bị, nguồn lực thông tin, nâng cao trình độ cán bộ TV ),

chuẩn hóa nghiệp vụ nhằm mục đích phục vụ cho người dùng tin ngày một tốt hơn. TV

đang có những sắc thái mới, có bước chuyển mình từ TV truyền thống sang TV hiện đại,

từng bước hình thành trung tâm thông tin – tư liệu của một trường đại học, trong đó có sự

đầu tư định hướng phát triển TV theo mô hình TV điện tử.

Trong xã hội hiện đại, việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin từ hệ thống TV điện tử (TV

chia sẻ giáo án điện tử, bài giảng điện tử, đề thi kiểm tra và tư liệu kiến thức được tổ chức

thành các bộ sưu tập có hệ thống.) của Trường ĐHSP TPHCM đã trở thành xu thế chung.

Điều này cho thấy việc tiến hành điều tra, tìm hiểu và phân tích nhu cầu trên hệ thống TV

điện tử của SV Trường ĐHSP TPHCM là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết.

pdf 11 trang kimcuc 3800
Bạn đang xem tài liệu "Nhu cầu tin trên hệ thống thư viện điện tử của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhu cầu tin trên hệ thống thư viện điện tử của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Nhu cầu tin trên hệ thống thư viện điện tử của sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Tập 16, Số 4 (2019): 90-100 
EDUCATION SCIENCE
Vol. 16, No. 4 (2019): 90-100
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
90 
NHU CẦU TIN TRÊN HỆ THỐNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Huỳnh Văn Sơn*, Đỗ Tất Thiên, Nguyễn Thanh Huân 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
* Tác giả liên hệ: Huỳnh Văn Sơn – Email: sonhv@hcmue.edu.vn 
Ngày nhận bài: 01-10-2018 ngày nhận bài sửa: 10-10-2018; ngày duyệt đăng: 24-4-2019 
TÓM TẮT 
Bài viết đề cập nhu cầu tin trên hệ thống thư viện (TV) điện tử của sinh viên Trường Đại học 
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSP TPHCM). Nhu cầu tin được biểu hiện qua năm mặt cơ 
bản: nhu cầu về việc sử dụng thông tin; nhu cầu về nguồn thông tin; nhu cầu về dạng thông; nhu 
cầu về ngôn ngữ của thông tin và nhu cầu về việc chia sẻ thông tin trên hệ thống TV điện tử. Kết 
quả nghiên cứu cho thấy đa phần sinh viên (SV) đều có nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử với 
tổng ba mức từ khá mong muốn đến rất mong muốn, chiếm 90,78% trên toàn mẫu. 
Từ khóa: nhu cầu, nhu cầu tin, hệ thống thư viện điện tử, SV. 
1. Đặt vấn đề 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 14 trường đại học 
trọng điểm quốc gia và là một trong hai trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước, 
đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông ở phía 
Nam. Trong 40 năm qua, Trường đã đào tạo hàng trăm nghìn SV đại học, học viên sau đại 
học, đào tạo lại và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên của các địa phương; hợp tác đào 
tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học trên thế giới Nhận thức được tầm 
quan trọng của TV, trong những năm gần đây, TV Trường ĐHSP TPHCM đã chú trọng 
đầu tư, phát triển (trang thiết bị, nguồn lực thông tin, nâng cao trình độ cán bộ TV), 
chuẩn hóa nghiệp vụ nhằm mục đích phục vụ cho người dùng tin ngày một tốt hơn. TV 
đang có những sắc thái mới, có bước chuyển mình từ TV truyền thống sang TV hiện đại, 
từng bước hình thành trung tâm thông tin – tư liệu của một trường đại học, trong đó có sự 
đầu tư định hướng phát triển TV theo mô hình TV điện tử. 
Trong xã hội hiện đại, việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin từ hệ thống TV điện tử (TV 
chia sẻ giáo án điện tử, bài giảng điện tử, đề thi kiểm tra và tư liệu kiến thức được tổ chức 
thành các bộ sưu tập có hệ thống...) của Trường ĐHSP TPHCM đã trở thành xu thế chung. 
Điều này cho thấy việc tiến hành điều tra, tìm hiểu và phân tích nhu cầu trên hệ thống TV 
điện tử của SV Trường ĐHSP TPHCM là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. 
2. Phương pháp và khách thể nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp chính được sử dụng là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi phối hợp 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Sơn và tgk 
91 
với phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học và phương pháp phỏng vấn sâu để 
thu thập dữ liệu đa chiều. Bảng hỏi về nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử của khách thể 
được chúng tôi dựa vào các kinh nghiệm nghiên cứu nhu cầu của các nghiên cứu cùng 
nhóm (Hoàng Trần Doãn, 2006; Hà Thị Bình Hòa, 2001; Nguyễn Sĩ Mạnh, 2005), kết hợp 
với đặc điểm tâm lí của SV được xét trong bối cảnh của TV điện tử hiện nay (Huỳnh Văn 
Sơn, 2015; Lã Thị Thu Thùy, 2009) để xác định các chỉ báo nghiên cứu: nhu cầu tin nói 
chung, nguồn tin, dạng thông tin, ngôn ngữ thể hiện, ý nghĩa của tin... 
2.2. Khách thể nghiên cứu 
Tiến hành đánh giá chung dựa trên nhóm mẫu SV đã có kinh nghiệm nhất định về 
việc tiếp cận tin trên hệ thống TV điện tử. Điều này sẽ tạo ra dữ liệu khá khách quan theo 
yêu cầu của nguyên tắc tiếp cận thực tiễn và hoạt động trong nghiên cứu. Trong số 181 SV 
thuộc 3 khoa đào tạo tham gia cuộc khảo sát, có 141 SV phản hồi chính thức và đạt yêu 
cầu. Bên cạnh đó, tỉ lệ SV nam và nữ cũng không có sự chênh lệch nhiều khi SV nữ chiếm 
45%, SV nam là 55% trên toàn mẫu. Điều này cho thấy tỉ lệ tham gia bảng khảo sát khá 
cao, 77,90% và số liệu này có thể mang tính khách quan nhất định từ cuộc nghiên cứu. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Đánh giá chung về nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử của SV Trường ĐHSP 
TPHCM (xem Bảng 1) 
Bảng 1. Đánh giá chung về nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử 
của SV Trường ĐHSP TPHCM 
STT 
Ngành đào tạo 
(*) 
Tổng 
số SV 
Tổng số 
SV 
phản 
hồi 
Chia theo 
giới tính 
Tổng số SV được khảo sát có nhu cầu dùng tin 
trên hệ thống TV điện tử 
Ngàn
h 
Lớp Nam Nữ 
Rất 
mong 
muốn 
Mong 
muốn 
Khá 
mong 
muốn 
Ít 
mong 
muốn 
Không 
mong 
muốn 
1 Vật lí SP Lí A 38 30 17 13 2 20 6 0 2 
2 Vật lí SP Lí B 
(*) 
38 31 14 17 4 12 9 6 0 
3 CNTT SP Tin 
A, B 
43 33 19 14 8 10 13 0 2 
4 Địa lí SP Địa 
A, B 
62 46 13 33 16 22 6 2 0 
Tổng số 181 140 63 77 30 64 34 8 4 
Bảng 1 cho thấy đa phần SV đều đạt mức mong muốn trong nhu cầu tin trên hệ 
thống TV điện tử. Tổng tỉ lệ 3 mức từ Khá mong muốn đến Rất mong muốn chiếm 90,78% 
- một tỉ lệ rất cao. Nổi bật nhất trong đó là 45,39% khách thể mong muốn, 21,28% khách 
thể rất mong muốn trong đánh giá chung về nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử. Như vậy 
phần lớn SV mong muốn được tiếp cận tin trên hệ thống TV điện tử của trường. Do đó, 
việc nghiên cứu biểu hiện thực trạng này và đề ra các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tin 
trên hệ thống TV điện tử của SV Trường ĐHSP TPHCM là rất cần thiết. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 90-100 
92 
Tuy nhiên, dữ liệu cũng cho thấy vẫn còn gần 10% SV chưa thật sự có nhu cầu - 
mong muốn tiếp cận tin trên hệ thống TV điện tử là thực tế cũng cần quan tâm. Trong số 
đó có 2,8% SV không mong muốn. Bàn về vấn đề này, SV T.H cho biết: “Em nghĩ việc 
học trên TV điện tử hay tìm hiểu tin trên TV điện tử vẫn khó vì không phải ai cũng có smart 
phone có cấu hình đủ mạnh và máy tính. Để kết nối với TV điện tử một cách dễ dàng. Kiến 
thức và kĩ năng về công nghệ thông tin còn hạn chế cũng là một rào cản lớn. Hơn nữa, 
trường không phải lúc nào cũng có wifi nên nhu cầu này cũng khó đáp ứng”. Rõ ràng, thực 
tế này đáng suy ngẫm vì việc kích thích nhu cầu tin, truyền thông để SV hiểu đúng về TV 
điện tử, elearning và các kĩ năng sử dụng chúng cũng như việc chuẩn bị các điều kiện, 
phương tiện để đáp ứng nhu cầu này cần thực hiện nghiêm túc ở Trường ĐHSP TPHCM 
nói riêng và các trường đại học ở Việt Nam nói chung. 
Để làm rõ hơn nhu cầu tin của SV trên hệ thống TV điện tử, cần khảo sát các biểu 
hiện cụ thể của nhu cầu cũng như các vấn đề có liên quan nhằm cụ thể hóa thông tin điều 
tra. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở mục 3.2. 
3.2. Đánh giá cụ thể về nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử của sinh viên Trường 
ĐHSP TPHCM 
3.2.1. Nhu cầu về việc sử dụng thông tin trên hệ thống TV điện tử của SV Trường 
ĐHSP TPHCM (xem Bảng 2) 
Bảng 2. Mức mong muốn về việc sử dụng thông tin trên hệ thống TV điện tử 
của SV Trường ĐHSP TPHCM 
Nội dung 
Rất mong 
muốn 
Mong 
muốn 
Khá mong 
muốn 
Ít mong 
muốn 
Không 
mong 
muốn 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
1. Thiết kế dễ tìm 
hiểu, khai thác 
84 60,0 46 32,9 5 3,6 3 2,1 2 1,4 
2. Việc truy cập 
đơn giản 
89 63,6 38 27,1 9 6,4 1 0,7 3 2,1 
3. Không bị quá 
tải, nghẽn 
94 67,1 37 26,4 0 0,0 3 2,1 6 4,3 
4. Có hướng dẫn 
sử dụng cụ thể 
72 51,4 53 37,9 11 7,9 2 1,4 2 1,4 
5. Có người tư 
vấn, giúp đỡ 
51 36,4 60 42,9 25 17,9 2 1,4 2 1,4 
6. Nội dung tin 
khoa học, dễ hiểu 
86 61,4 41 29,3 9 6,4 2 1,4 2 1,4 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Sơn và tgk 
93 
Bảng 2 cho thấy đánh giá chung ở 11 biểu hiện của nhu cầu tin được khảo sát, tất cả 
đều đạt mức mong muốn với tỉ lệ trên 80% nếu tính gộp từ mức “khá mong muốn”; “mong 
muốn” và “rất mong muốn”. Nếu xét riêng mức “mong muốn” và “rất mong muốn”, có 
đến 9/11 biểu hiện đạt tỉ lệ cận 80% đến trên 90%, cao nhất là con số 93,5% ở biểu hiện: 
mạng không bị quá tải, nghẽn mạch. 
Cùng với sự phát triển của nhịp sống hiện đại, con người ngày càng có nhu cầu 
hướng đến sự tiện nghi và nhanh chóng. Việc truy cập thông tin trên hệ thống TV điện tử 
cũng vậy, trong thời đại công nghệ 4.0, SV càng có nhu cầu tìm kiếm thông tin một cách 
nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Các nhu cầu trên là điều dễ hiểu cũng như rất 
chính đáng mà nhà trường cũng như các cơ quan có liên quan cần xem xét để chuẩn bị các 
điều kiện đáp ứng sao cho phù hợp, nhằm thỏa mãn nhu cầu của SV hiện nay từ việc tiếp 
cận hoạt động chủ đạo của tuổi SV (Huỳnh Văn Sơn, 2015). 
Ngoài ra, có hai biểu hiện SV có tỉ lệ lựa chọn chưa mong muốn khá cao - nếu cộng 
dồn ở hai mức cụ thể: ít mong muốn và không mong muốn. Cụ thể như với biểu hiện: tồn 
tại dưới nhiều ngôn ngữ, có 17,9% SV ít và không mong muốn. Ở biểu hiện kế tiếp: Xuất 
xứ cả trong và ngoài nước vẫn còn 10% SV ít và không mong muốn. Rõ ràng, đây là vấn 
đề cần xem xét và tìm hiểu nguyên nhân. Kết quả phỏng vấn các khách thể ở nhóm này 
cho thấy SV e ngại về ngoại ngữ, lo lắng về khả năng đọc tiếng nước ngoài, chưa hiểu về 
yêu cầu bản quyền... SV M cho biết: “Em nghĩ việc đọc tin trên TV điện tử mà bằng nhiều 
ngôn ngữ không cần vì như thế sẽ mất thời gian nếu SV không có khả năng về ngoại ngữ. 
Hơn nữa, SV của chúng em khả năng ngoại ngữ nhìn chung vẫn còn khá nhiều hạn chế và 
lại không đồng đều...”. Hay SV M.T cho biết: “Em nghĩ thay vì mình đọc sách bằng tiếng 
nước ngoài, có thể dịch nhanh để SV sẽ thuận lợi trong việc tham khảo do hạn chế nhất 
định về thời gian và trình độ...”. 
7. Tin logic, rõ 
ràng, đúng quy 
định 
78 55,7 46 32,9 13 9,3 1 0,7 2 1,4 
8. Dễ đọc, dễ 
xem, dễ quản lí 
85 60,7 43 30,7 8 5,7 1 0,7 3 2,1 
9. Đa dạng loại 
hình (bài giảng, 
sách, luận văn, tạp 
chí) 
91 65,0 29 20,7 14 10,0 4 2,9 2 1,4 
10. Tồn tại dưới 
nhiều ngôn ngữ 
30 21,4 54 38,6 31 22,1 13 9,3 12 8,6 
11. Xuất xứ cả 
trong, ngoài nước 
46 32,9 45 32,1 35 25,0 11 7,9 3 2,1 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 90-100 
94 
Kết quả này cho thấy cần xem xét về việc trang bị kĩ năng ngoại ngữ cũng như các 
yêu cầu về đạo đức nghiên cứu, sở hữu trí tuệ cho SV đặc biệt là SV Trường ĐHSP 
TPHCM. Đây vừa là yêu cầu mang tính bắt buộc, vừa là những kĩ năng cần có của một cử 
nhân để sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. 
3.2.2. Nhu cầu về nguồn thông tin trên hệ thống TV điện tử của SV Trường ĐHSP TPHCM 
(xem Bảng 3) 
Bảng 3. Các mức độ cần đáp ứng của nguồn thông tin 
 trên hệ thống TV điện tử của SV Trường ĐHSP TPHCM 
Nội dung 
Rất mong 
muốn Mong muốn 
Khá mong 
muốn 
Ít mong 
muốn 
Không mong 
muốn 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
1. Xếp theo tiến trình 
thời gian 
58 41,4 55 39,3 19 13,6 6 4,3 2 1,4 
2. Số lượng phong 
phú 
69 49,3 48 34,3 16 11,4 3 2,1 4 2,9 
3. Tác giả từ nhiều 
nguồn 
56 40,0 59 42,1 14 10,0 3 2,1 8 5,7 
4. Thông tin mới nhất 78 55,7 44 31,4 13 9,3 3 2,1 2 1,4 
5. Theo nhu cầu 
người học 
87 62,1 33 23,6 15 10,7 3 2,1 2 1,4 
6. Thông tin theo 
trường/nước; lĩnh vực 
56 40,0 60 42,9 16 11,4 6 4,3 2 1,4 
7. Nội dung độc đáo, 
có nét riêng 
68 48,6 51 36,4 15 10,7 4 2,9 2 1,4 
8. Hình thức có điểm 
nhấn, dễ nhận diện 
75 53,6 41 29,3 15 10,7 7 5,0 2 1,4 
9. Dễ nhận ra điểm 
đặc trưng 
78 55,7 38 27,1 18 12,9 4 2,9 2 1,4 
10. Gây ấn tượng, 
kích thích tìm hiểu 
80 57,1 40 28,6 14 10,0 3 2,1 3 2,1 
11. Tin kiểm duyệt 55 39,3 61 43,6 16 11,4 6 4,3 2 1,4 
12. Tin có bản quyền 55 39,3 55 39,3 24 17,1 3 2,1 3 2,1 
13. Tin có đối tượng 
phục vụ rõ ràng 
59 42,1 59 42,1 19 13,6 1 0,7 2 1,4 
14. Tin có định 
hướng nghiên cứu, 
ứng dụng 
71 50,7 41 29,3 23 16,4 3 2,1 2 1,4 
15. Tin bám sát mục 
tiêu đào tạo 
80 57,1 41 29,3 16 11,4 1 0,7 2 1,4 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Sơn và tgk 
95 
16. Tin phục vụ việc 
học tập và nghiên cứu 
84 60,0 47 33,6 6 4,3 1 0,7 2 1,4 
17. Tin đáp ứng khởi 
nghiệp của SV 
83 59,3 43 30,7 11 7,9 1 0,7 2 1,4 
18. Tin hỗ trợ các khó 
khăn của SV 
76 54,3 52 37,1 8 5,7 0 0,0 4 2,9 
19. Tin phù hợp với 
các đối tượng (SV 
khiếm thị, trình độ) 
78 55,7 54 38,6 6 4,3 0 0,0 2 1,4 
Bảng 3 cho thấy các biểu hiện nổi bật nhất về mức độ cần đáp ứng của nguồn thông 
tin trên hệ thống TV điện tử là: cần phải đáp ứng được nhu cầu người học (62,1% ở mức 
rất mong muốn). Bên cạnh đó, nguồn tin phục vụ việc học tập và nghiên cứu đang được 
SV đặc biệt quan tâm (chiếm 60%). 
Ngoài ra, nếu xét ở mức rất mong muốn, các biểu hiện đều đạt tỉ lệ trên 50%, bao 
gồm: Tin đáp ứng khởi nghiệp của SV, 59,3%; Tin bám sát mục tiêu đào tạo, 57,1%; 
Thông tin mới nhất - cập nhật, 55,7%; Dễ nhận ra điểm đặc trưng của tin, 55,7%; Tin gây 
ấn tượng, kích thích tìm hiểu, 55,7%; Tin phù hợp với các đối tượng (SV khiếm thị, trình 
độ), 55,7%; Tin hỗ trợ các khó khăn của SV, 54,3%; Hình thức tin độc đáo, có điểm nhấn, 
53,6%; Tin có định hướng nghiên cứu, ứng dụng, 50,7%. 
Nếu cộng dồn ở hai mức rất mong muốn và mong muốn thì các biểu hiện khảo sát 
cho thấy, trong 19 biểu hiện, gần như tất cả các biểu hiện đều đạt tỉ lệ gần 85% - hơn 3/4 
mẫu dân số. Điều này cho thấy đây có thể là các biểu hiện hay các chỉ báo trong nhu cầu về 
sự đáp ứng thông tin mà hệ thống TV điện tử cần đáp ứng cho SV Trường ĐHSP TPHCM 
để hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử như học tập, nghiên cứu 
khoa học, định hướng nghề nghiệp – lập nghiệp, vui chơi – giải trí. 
Nguồn tin trên hệ thống TV điện tử phải được xây dựng nhằm thỏa mãn nhu cầu lĩnh 
hội tri thức của SV, tạo cho SV những cảm xúc tích cực từ đó thúc đẩy hoạt động sử dụng 
nguồn tin trên hệ thống TV điện tử một cách thường xuyên. Do đó, trước khi tổ chức, xây 
dựng hệ thống TV điện tử dành cho cho SV, cần đảm bảo bám sát các yêu cầu này về 
nguồn thông tin dành cho SV vì chính SV sẽ là chủ thể sử dụng, khai thác tin trên hệ thống 
TV điện tử nhằm đạt được mục tiêu. 
Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là nguồn tham khảo quan trọng cho việc đầu tư phát 
triển hệ thống TV điện tử hiện nay của nhiều trường đại học nhằm đảm bảo tính khách 
quan, hiệu quả và tiết kiệm. Đây cũng chính là trách nhiệm của nhà đầu tư và người sử 
dụng đối với việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin và các điều kiện khác cho hệ 
thống TV điện tử. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 90-100 
96 
3.2.3. Nhu cầu về dạng thông tin trên hệ thống TV điện tử 
Song song với việc khảo sát các yêu cầu về nguồn thông tin, việc khảo sát dạng 
thông tin trong nhu cầu tin của SV rất quan trọng. Kết quả khảo sát được thể hiện ở Bảng 4 
dưới đây: 
Bảng 4. Các dạng thông tin trên hệ thống TV điện tử cần tập trung để đáp ứng 
nhu cầu SV Trường ĐHSP TPHCM 
 Nội dung 
Rất 
 mong muốn Mong muốn 
Khá 
 mong muốn 
Ít 
 mong muốn 
Không 
mong muốn 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% Tần số Tỉ lệ % 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
1. Đề cương bài 
giảng 63 45,0 45 32,1 24 17,1 4 2,9 4 2,9 
2. Bài giảng cụ thể 91 65,0 36 25,7 9 6,4 2 1,4 2 1,4 
3. Tạp chí, bài báo 
khoa học 40 28,6 58 41,4 31 22,1 9 6,4 2 1,4 
4. Luận văn, luận 
án, Đề tài khoa 
học 
53 37,9 43 30,7 33 23,6 9 6,4 2 1,4 
5. Giáo trình 64 45,7 37 26,4 33 23,6 4 2,9 2 1,4 
6. Sách chuyên 
khảo 57 40,7 45 32,1 32 22,9 2 1,4 4 2,9 
7. Tài liệu tham 
khảo, sách hướng 
dẫn 
67 47,9 49 35,0 20 14,3 2 1,4 2 1,4 
8. Đề thi, kiểm tra 60 42,9 52 37,1 22 15,7 4 2,9 2 1,4 
9. Nguồn học liệu 
mở có đường dẫn 59 42,1 52 37,1 24 17,1 3 2,1 2 1,4 
10. Tài liệu nghe, 
nhìn 77 55,0 45 32,1 15 10,7 1 0,7 2 1,4 
11. Khác 43 30,7 33 23,6 37 26,4 14 10,0 13 9,3 
Bảng 4 cho thấy: 
- Trong 10 dạng thông tin chính thức được khảo sát, có thể nhận thấy có đến 10 dạng 
được hơn 2/3 mẫu khảo sát lựa chọn ở mức rất mong muốn và mong muốn. Trong đó, thấp 
nhất là luận văn, luận án, đề tài khoa học với tỉ lệ là 68,6% và cao nhất là bài giảng cụ thể 
của giảng viên với tỉ lệ 90,7%. Điều này cho thấy đây là thông tin cần quan tâm nếu muốn 
khai thác hệ thống TV điện tử nhằm đáp ứng dạng thông tin mà SV cần khai thác, sử dụng. 
Đồng thời, tránh để hệ thống TV điện tử rơi vào cảnh: hoạt động không hiệu quả và kéo 
theo các hệ lụy khác. 
- Dựa trên 5 mức khảo sát mong muốn của SV, chúng tôi tập trung vào mức rất mong 
muốn, số liệu cho thấy có đến 65% khách thể nghiên cứu mong muốn bài giảng phải thật 
cụ thể, lớn hơn rất nhiều so với các dạng thông tin khác như: đề cương bài giảng (45%), 
tạp chí, bài báo khoa học (28.6%), luận văn, luận án, đề tài khoa học (37,9%) Điều này 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Sơn và tgk 
97 
cho thấy SV đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu, đào sâu kiến thức một cách hiệu quả. 
Đứng vị trí thứ 2, SV mong muốn được tiếp cận với dạng thông tin “tài liệu nghe, nhìn” 
với tỉ lệ 55% cũng là con số cần lưu tâm. 
- Có đến 54,3% SV lựa chọn dạng thông tin khác trên hệ thống TV điện tử cần tập 
trung đáp ứng. Kết quả phỏng vấn bổ sung cho thấy các thông tin khác ở đây có thể đề cập 
là: các trò chơi, bài tập, thí nghiệm, quy trình tổ chức các hoạt động... Thực tế cho thấy các 
chi tiết này vẫn giao thoa với các dạng trên đã đề cập cho nên có thể nhận thấy các dạng 
thức thông tin từ 1 đến 10 đã đề cập là những dạng thông tin chính thức có thể khai thác và 
đáp ứng nhu cầu SV. 
Rõ ràng tất cả các phân tích cho thấy các dạng thức thông tin đã nêu cần được đầu tư 
cho hệ thống TV điện tử. Bởi đây chính là thế mạnh của hệ thống TV điện tử bằng cách tác 
động đến nhiều giác quan của người học với nhiều dạng thông tin tương ứng. Ngoài việc 
nhìn bằng thị giác, thông tin trên hệ thống còn có thể được mã hóa dưới dạng audio, giúp 
người học tiếp thu thông tin một cách hiệu quả bằng nhiều giác quan cùng lúc. Đây là hạn 
chế mà nhiều hệ thống TV điện tử đang gặp phải khi quá tập trung trên bình diện hình ảnh 
mà bỏ qua kênh âm thanh. Đây cũng là một biện pháp có thể đáp ứng nhu cầu của SV chưa 
có điều kiện về công nghệ thông tin để xem video clip chất lượng, nhất là SV khiếm thị. 
3.2.4. Nhu cầu về ngôn ngữ thông tin trên hệ thống TV điện tử đáp ứng nhu cầu của SV 
Trường ĐHSP TPHCM (xem Bảng 5) 
Ngôn ngữ thông tin trên hệ thống TV điện tử là một vấn đề rất quan trọng vì nó góp 
phần định hướng phát triển hệ thống TV điện tử đúng hướng nhu cầu người dùng cũng như 
giảm tối đa việc đầu tư lãng phí. Vì thế, có 7 ngôn ngữ chính thức đề tài khảo sát và 1 lựa 
chọn dành cho ngôn ngữ khác. Nếu xem xét vào nhóm mẫu ở 3 khoa đã đề cập trong đề tài 
nghiên cứu này, việc khảo sát khá phù hợp do không có SV chuyên ngữ hay sư phạm 
chuyên ngữ. 
Bảng 5. Mong muốn ngôn ngữ thông tin trên hệ thống TV điện tử 
để đáp ứng nhu cầu của SV Trường ĐHSP TPHCM 
 Nội dung 
Rất mong 
muốn 
Mong muốn Khá mong 
muốn 
Ít mong muốn 
Không 
mong 
muốn 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ % 
Tần 
số 
Tỉ lệ % 
Tần 
số 
Tỉ lệ % 
Tần 
số 
Tỉ 
lệ 
% 
1. Tiếng Việt 124 88,6 16 11,4 0 0,0 0 0,0 0 0,0 
2. Tiếng Anh 49 35,0 46 32,9 31 22,1 2 1,4 12 8,6 
3. Tiếng Pháp 7 5,0 15 10,7 22 15,7 34 24,3 62 44,3 
4. Tiếng Nga 5 3,6 14 10,0 15 10,7 40 28,6 66 47,1 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 90-100 
98 
5. Tiếng Trung 8 5,7 16 11,4 13 9,3 33 23,6 70 50,0 
6. Tiếng Hàn 5 3,6 20 14,3 17 12,1 32 22,9 66 47,1 
7. Tiếng Nhật 11 7,9 16 11,4 15 10,7 33 23,6 65 46,4 
8. Ngôn ngữ khác 5 3,6 9 6,4 16 11,4 37 26,4 73 52,1 
Bảng 5 cho thấy tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ được quan tâm hàng đầu. Tuy 
nhiên, nhu cầu sử dụng tiếng Việt (88,6% ở mức rất mong muốn) cao 2,5 lần so với nhu cầu 
sử dụng tiếng Anh (35% ở mức rất mong muốn) cũng phản ánh nhu cầu khá rõ của SV. 
Bên cạnh đó, có thể đề cập thêm một vài vấn đề cụ thể ở Bảng 5: 
- Có 10% SV chưa mong muốn thông tin trên TV điện tử bằng tiếng Anh; 
- Các ngôn ngữ còn lại có tỉ lệ SV chưa mong muốn khá cao, dao động từ 65% đến 
80%: tiếng Pháp, 68,6%; tiếng Nga, 75,7%; tiếng Trung, 73,6%; tiếng Hàn, 70%; tiếng 
Nhật, 70%; 
- Các ngôn ngữ khác SV mong muốn và rất mong muốn cũng có tỉ lệ cộng dồn là 10% 
có thể kể đến: tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức... 
Như vậy, có thể khẳng định rằng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh là hai ngôn ngữ 
cần đầu tư nhiều nhất trên hệ thống TV điện tử. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng cho thấy 
SV vẫn còn ngại ngần việc sử dụng tiếng Anh trên hệ thống TV điện tử vì những khó khăn 
ở khả năng ngôn ngữ, thói quen sử dụng ngôn ngữ... 
3.2.5. Nhu cầu về việc chia sẻ thông tin trên hệ thống TV điện tử đáp ứng nhu cầu của SV 
Trường ĐHSP TPHCM (xem Bảng 6) 
Bảng 6. Việc chia sẻ thông tin trên hệ thống TV điện tử 
để đáp ứng nhu cầu đáp ứng nhu cầu của SV Trường ĐHSP TPHCM 
Nội dung 
Rất mong 
muốn Mong muốn 
Khá mong 
muốn 
Ít mong 
muốn 
Không 
mong muốn 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số Tỉ lệ % 
Tần 
số Tỉ lệ % 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
Tần 
số 
Tỉ lệ 
% 
1. Tự tải lên không 
cần kiểm duyệt 31 22,1 28 20,0 24 17,1 27 19,3 30 21,4 
2. Có bộ phận 
kiểm duyệt trước 
khi tải lên 
80 57,1 33 23,6 15 10,7 8 5,7 4 2,9 
3. Trả phí khi tải 
tài liệu 11 7,9 6 4,3 9 6,4 33 23,6 81 57,9 
4. Chỉ đọc trực tiếp 
trên mạng 15 10,7 11 7,9 23 16,4 39 27,9 52 37,1 
5. Chỉ sử dụng nội 
bộ 24 17,1 15 10,7 26 18,6 33 23,6 42 30,0 
6. Có đội ngũ tìm 
kiếm hỗ trợ 60 42,9 35 25,0 26 18,6 7 5,0 12 8,6 
7. Chia sẻ hệ thống 60 42,9 31 22,1 32 22,9 12 8,6 5 3,6 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Văn Sơn và tgk 
99 
Kết quả khảo sát về việc chia sẻ thông tin trên hệ thống TV điện tử ở Bảng 6 cho thấy: 
- SV rất mong muốn có bộ phận kiểm duyệt chất lượng trước khi tải lên (57,1% ở mức 
rất mong muốn) nhằm đảo bảo nguồn tin chính xác và có uy tín. Rõ ràng, việc nhiễu thông tin 
và quá nhiều trang mạng hoạt động hiện nay làm cho SV có sự lo lắng cũng như mong đợi 
thông tin cần chính thức. Điều này cũng cho thấy việc quản lí thông tin chính thống và kiểm 
duyệt, định hướng cho SV kĩ năng khai thác thông tin và xử lí thông tin là rất cần thiết. 
- SV lại không mong muốn phải trả phí khi tải tài liệu về (57,9% ở mức rất mong 
muốn). Điều này cho thấy xu hướng dùng miễn phí đã và đang hiện diện trong khá nhiều 
SV được khảo sát – “muốn được nhiều và mất ít nhất”. Tuy nhiên, thực tế này cũng cần 
thay đổi vì tất cả đều là sản phẩm trí tuệ, là sở hữu của các cá nhân hay tổ chức cần được 
bảo hộ, trả bản quyền khi khai thác. Bên cạnh đó, cần cân nhắc việc có tính phí trả tài liệu 
hay không vì phần kinh phí này vừa duy trì hoạt động của hệ thống, vừa làm cho SV có 
trách nhiệm với tài liệu mình đang tiếp cận. 
- Nhu cầu có đội ngũ hỗ trợ đạt mức mong muốn và rất mong muốn lên đến 67,9%. 
Bên cạnh đó, việc được chia sẻ hệ thống có tỉ lệ 65% cũng là con số cần lưu ý để đáp ứng 
nhu cầu của SV về tin trên hệ thống TV điện tử . Đây là thách thức đối với các nhà đầu tư, 
các chuyên viên của bộ phận thông tin - TV, các giảng viên và những nhà quản lí hiện nay. 
4. Kết luận 
Thư viện trường đại học là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo và 
nghiên cứu khoa học của trường đại học, đặc biệt là trong giai đoạn nay, ảnh hưởng của 
TV đến quá trình hình thành và phát triển năng lực của người học ở trường đại học rất 
đáng kể. Tìm kiếm, chia sẻ thông tin trên TV điện tử được xem là một trong những yếu tố 
then chốt, cần thiết cho việc nâng cao chất lượng học tập, nâng cao chất lượng nghiên cứu 
ở bất kì lĩnh vực nào; đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống 
mà người được đào tạo cần có. Nghiên cứu nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử của SV 
Trường ĐHSP TPHCM là rất cần thiết và xác lập những cơ sở quan trọng để định hướng 
phát triển nhà trường hiện nay. Thông qua việc khảo sát nhu cầu tin trên hệ thống TV điện 
tử của SV Trường ĐHSP TPHCM, có thể rút ra một số kết luận sau: 
- Đa phần SV đều mong muốn có nhu cầu tin trên hệ thống TV điện tử. Điều này cho 
phép kết luận rằng SV mong muốn được tiếp cận tin trên hệ thống TV điện tử của trường. 
- Trong thời đại công nghệ 4.0, SV ngày càng có nhu cầu tìm kiếm thông tin một cách 
nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian. 
- Nguồn tin trên hệ thống TV điện tử phải được xây dựng nhằm thỏa mãn nhu cầu lĩnh 
hội tri thức của SV, tạo cho SV những cảm xúc tích cực trên hệ thống TV điện tử một cách 
thường xuyên. 
- SV quan tâm đến việc nghiên cứu, đào sâu kiến thức một cách hiệu quả theo định 
hướng học tập và nghiên cứu. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 4 (2019): 90-100 
100 
- Ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ cần được đầu tư nhiều trên hệ 
thống TV điện tử ưu tiên nhất. 
- Việc quản lí thông tin chính thống và kiểm duyệt cũng như định hướng cho SV kĩ 
năng khai thác thông tin và xử lí thông tin là rất cần thiết. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Hoàng Trần Doãn. (2006). Nghiên cứu nhu cầu điện ảnh của sinh viên. Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Hà Thị Bình Hòa. (2001). Tìm hiểu nhu cầu thông tin của khách thể tuyên truyền. Luận án Tiến sĩ 
Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Nguyễn Sĩ Mạnh. (2005). Nghiên cứu nhu cầu trong nhân cách của người quân nhân. Tạp chí 
Tâm lí học, 3. 
Huỳnh Văn Sơn. (2015). Tâm lí học sư phạm Đại học. NXB Đại học Sư phạm TPHCM. 
Lã Thị Thu Thủy. (2009). Tìm hiểu nhu cầu thành đạt nghề nghiệp của cán bộ trẻ thông qua mong 
muốn cạnh tranh trong công việc. Tạp chí Tâm lí học, 9. 
INFORMATION NEED ON ELIB SYSTEM OF STUDENTS 
OF HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION 
Huynh Van Son*, Do Tat Thien, Nguyen Thanh Huan 
Ho Chi Minh City University of Education 
* Corresponding author: Huynh Van Son – Email: sonhv@hcmue.edu.vn 
Received: 01/10/2019; Revised: 10/10/2019; Accepted: 24/4/2019 
ABSTRACT 
The paper discusses the information need on eLib system of students of Ho Chi Minh City 
University of Education through five basic aspects: need of information usage; information source; 
information types, information languages and information sharing on eLib. The study results show 
that the majority of students demonstrate need for information on eLib with 3 levels from “quite” 
to “very”, accounting for 90,78% of the participants. 
Keywords: need/ demand, information need, eLib system/ eLib, students. 

File đính kèm:

  • pdfnhu_cau_tin_tren_he_thong_thu_vien_dien_tu_cua_sinh_vien_tru.pdf