Nhóm lợi ích gây tác động xấu đến nền kinh tế và giải pháp điều chỉnh

Nhóm lợi ích lớn nằm bên trong quyền lực gây tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam ngày

càng phát triển cản trở tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế, dựa vào phương pháp nghiên cứu định

tính (qualitative approach) sử dụng quy trình quy nạp bắt đầu từ quan sát các hiện tượng phát sinh

trong thực tiễn, tổng quát hoá và bổ sung lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory). Kết quả nghiên cứu

đã tìm ra bốn nguyên nhân cơ bản dẫn đến hình thành nhóm lợi ích xấu và đưa ra 2 hai giả thuyết

làm giải pháp cơ bản nhất giúp giảm thiểu tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam.

pdf 10 trang kimcuc 14760
Bạn đang xem tài liệu "Nhóm lợi ích gây tác động xấu đến nền kinh tế và giải pháp điều chỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhóm lợi ích gây tác động xấu đến nền kinh tế và giải pháp điều chỉnh

Nhóm lợi ích gây tác động xấu đến nền kinh tế và giải pháp điều chỉnh
110
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
NHÓM LỢI ÍCH GÂY TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN NỀN KINH TẾ 
VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH
 Võ Thu Phụng*
TÓM TẮT
Nhóm lợi ích lớn nằm bên trong quyền lực gây tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam ngày 
càng phát triển cản trở tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế, dựa vào phương pháp nghiên cứu định 
tính (qualitative approach) sử dụng quy trình quy nạp bắt đầu từ quan sát các hiện tượng phát sinh 
trong thực tiễn, tổng quát hoá và bổ sung lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory). Kết quả nghiên cứu 
đã tìm ra bốn nguyên nhân cơ bản dẫn đến hình thành nhóm lợi ích xấu và đưa ra 2 hai giả thuyết 
làm giải pháp cơ bản nhất giúp giảm thiểu tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam.
Từ khoá: Nhóm lợi ích xấu, tập đoàn kinh tế nhà nước, cơ chế kiểm soát, tái cấu trúc 
nền kinh tế.
INTEREST GROUPS AND ITS NEGATIVE EFFECTING ON THE 
ECONOMY AND CORRECTIVE SOLUTIONS
ABSTRACT
Interest groups inside the government’s power which caused adverse effects in Vietnam 
economy more grows and hampers restructuring economy. Based on qualitative research methods 
(Qualitative Approach), using inductive procedure which begins with observing phenomena arising 
in real world, then generalized and modified agency theory. The results of research found four basic 
reasons leading to the formation of interest groups and proposed two hypothesis as basic solutions 
to decrease adverse impacts in Vietnam economy.
Keywords: Adverse interest groups, state – owned groups, control mechanism, 
restructuring the economy.
* Tổng công ty Điện lực miền Nam. Email: phungpc2@gmail.com, ĐT: 0919247789
111
1. GIỚI THIỆU
Kể từ những nghiên cứu đột phá vào thập 
niên 1950, các nghiên cứu về nhóm lợi ích 
đã đem lại hiểu biết sâu sắc về nhà nước, trở 
thành xương sống của phân tích chính sách 
hiện đại. Lý thuyết Keynes được vận dụng 
triệt để, nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để 
tránh những thất bại của thị trường. Mặt khác, 
người ta còn có thể hiểu rằng các chính sách 
còn chịu ảnh hưởng bởi sự tranh giành và thỏa 
hiệp giữa các nhóm lợi ích - quyền lực.
Theo Jeffrey Berry (1977) định nghĩa 
“Nhóm lợi ích là một cơ cấu có tổ chức của 
công dân, những người có chung mục tiêu và 
muốn gây ảnh hưởng tới chính sách công.” 
Nghiên cứu của R.Allen Hays (2001) cho 
rằng nhóm lợi ích là một cơ cấu có tổ chức, 
được hình thành trên cơ sở lợi ích về kinh 
tế, sắc tộc, tôn giáo, giới tính và hoạt động 
trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thương 
mại, nghiệp đoàn, tiêu dùng, nhân quyền, 
bảo vệ môi trườngÔng cũng cho rằng, 
nhóm lợi ích là một cơ chế quan trọng qua 
đó dân chúng kỳ vọng vào người được bầu 
biết đến những ý tưởng, nhu cầu và quan 
điểm của mình. Không phải tất cả các quan 
chức các nhóm này đều hoạt động chính trị 
nhưng nhiều nhóm trong số đó cố gắng gây 
ảnh hưởng đến chính sách công. 
Đầu tiên phải kể đến là nhóm lợi ích về 
kinh doanh, các công ty đa quốc gia lớn với 
tư cách là những chủ thể quan trọng trong nền 
kinh tế sử dụng nguồn lực to lớn của mình để 
đạt được các mục tiêu chính trị và các quan 
chức trúng cử vận hành nền kinh tế đất nước 
phải có những chính sách thuận chiều với các 
nhóm lợi ích kinh doanh nhằm tránh sự xung 
đột gây tổn hại cho sự vận hành đó. Kế đến là 
nhóm lợi ích Công đoàn, tổ chức bảo vệ quyền 
thương thuyết tập thể, các tổ chức công đoàn 
có ảnh hưởng đáng kể khi tập trung năng lực 
vào một vấn đề cụ thể. Nhóm lợi ích Hiệp hội 
nghề nghiệp, các nhóm Hiệp hội y tế, Hội luật 
gia tập trung vào các lợi ích tập thể, các giá 
trị và vị trí nghề nghiệp của họ, ít ảnh hưởng 
nhưng được tổ chức chặt chẽ là các ngành 
nghề trong khu vực công cộng. Các nhóm lợi 
ích liên chính phủ, là nhóm lợi ích đại diện 
cho các đơn vị của chính phủ liên bang và địa 
phương vận động cho những lợi ích của họ ở 
cấp quốc gia, họ bày tỏ quan điểm thông qua 
các thành viên của quốc hội, chính quyền và 
dùng lý lẽ ủng hộ quan điểm của họ trên các 
phương tiện truyền thông. Các nhóm lợi ích 
công, là nhóm ủng hộ những lợi ích không 
phải là những lợi ích vật chất trực tiếp đối với 
thành viên của họ mà là bày tỏ những giá trị 
gắn với xã hội với tư cách là một chỉnh thể, 
ví dụ như nhóm lợi ích bảo vệ quyền dân sự, 
quyền phụ nữ, bảo vệ môi trường, bảo vệ trẻ 
em, bảo vệ người tàn tật Cũng theo nghiên 
cứu này, tính hiệu quả của các nhóm lợi ích 
phụ thuộc vào số lượng và sự gắn kết của các 
thành viên, quỹ hoạt động và thông tin. 
Từ những phân tích trên, ta có thể chia 
nhóm lợi ích thành hai loại: nhóm lợi ích 
công, vận động cho lợi ích của số đông hoặc 
toàn xã hội như bảo vệ môi trường, các công 
đoàn, hội nông dân và nhóm lợi ích tư, chỉ vận 
động cho lợi ích cục bộ của một số rất nhỏ 
các thành viên, chính những nhóm lợi ích tư 
ít thành viên nhưng có triển vọng thu lợi lớn 
từ việc bóp méo chính sách lại thường có khả 
năng cấu kết rất chặt. 
Trong khuôn khổ bài viết này đề cập chủ 
yếu đến nhóm lợi ích của Việt Nam phần lớn 
nằm bên trong quyền lực và gây tác động xấu 
lên nền kinh tế Việt Nam, dựa vào lý thuyết 
ủy nhiệm để lý giải bốn nguyên nhân cơ bản 
dẫn đến sự hình thành các nhóm lợi ích gây 
Nhóm lợi ích . . .
112
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
tác động xấu đến nền kinh tế Việt Nam, đồng 
thời đưa ra hai giải pháp nhằm giảm thiểu tác 
động xấu của các nhóm lợi ích này.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU
 2.1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) được 
khởi xướng bởi Michael C.Jensen và William 
H.Meckling vào năm 1976. Lý thuyết này 
tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa bên 
ủy nhiệm (principal) và bên được ủy nhiệm 
(agent) thông qua việc ủy nhiệm. Việc ủy 
nhiệm xuất hiện khi bên ủy nhiệm (principals) 
thuê bên được ủy nhiệm (agents) thực hiện 
một số công việc đại diện cho họ và do đó, 
đã chuyển quyền quyết định cho bên được ủy 
nhiệm. Trong một doanh nghiệp, mối quan 
hệ này biểu hiện thông qua quan hệ giữa cổ 
đông (bên ủy nhiệm) và người quản lý (bên 
được ủy nhiệm). Trong các công ty cổ phần 
đại chúng, vấn đề này thể hiện rất rõ vì người 
quản lý thường không sở hữu nhiều cổ phiếu, 
nhưng họ lại đại diện cho cổ đông để ra các 
quyết định liên quan lợi ích các cổ đông. Vấn 
đề đại diện đã làm phát sinh chi phí đại diện. 
Chi phí đại diện là chi phí mà tổ chức phải 
gánh chịu do sự ủy nhiệm như chi phí liên 
quan đến việc sử dụng bên được ủy nhiệm, 
chi phí bổng lộc, những chi phí tiềm ẩn khác 
gây thiệt hại cho tổ chức, chẳng hạn nhà quản 
lý bỏ qua các cơ hội có thể mang lại lợi nhuận, 
đưa ra những quyết định không hợp lý nhằm 
tối đa hóa lợi ích của cá nhân thay vì lợi ích 
của tổ chức, hoặc có thể chia cổ tức thấp hơn 
mong muốn của nhà đầu tư vì họ muốn giữ 
tiền lại để thanh toán tiền lương thưởng cho 
bản thân và mở rộng quy mô công ty nhằm 
nâng cao giá trị bản thân... Lý thuyết ủy 
nhiệm chủ yếu tập trung vào trách nhiệm giải 
trình trong công ty dựa trên yêu cầu của cổ 
đông (đầu tư nguồn lực) đối với nhà quản lý 
báo cáo về việc sử dụng nguồn lực. Trong khi 
đó mô hình hoạt động của các Tập đoàn nhà 
nước nguồn lực đầu tư phần lớn là của Nhà 
nước, nhà quản lý là người được ủy nhiệm để 
thay mặt cho Nhà nước điều hành công ty vì 
lợi ích của Quốc gia. Các vấn đề liên quan đến 
trách nhiệm quản lý:
- Vấn đề né tránh rủi ro;
- Vấn đề tầm nhìn ngắn hạn, dài hạn.
Hơn nữa, các công trình nghiên cứu về 
gian lận của Donald R.Cressey, D.W.Steve 
Albrecht, Richard C. Hollinger Phần lớn 
tập trung vào nghiên cứu gian lận của cá nhân. 
Trong khi đó hiện nay các gian lận hiện hữu 
tại các Tập đoàn nhà nước thường tập trung 
vào các nhóm lợi ích và được hình thành theo 
mô hình chân rết nên vấn đề kiểm soát nội bộ 
tại các công ty có đủ sức mạnh pháp lý cũng 
như quyền hạn để phát hiện, kiểm soát hay 
không? 
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào phương pháp nghiên cứu định 
tính (qualitative approach) sử dụng quy trình 
quy nạp bắt đầu từ quan sát các hiện tượng 
phát sinh trong thực tiễn các nhóm lợi ích 
có tác động đến chính sách của quốc gia gây 
thiệt hại cho nền kinh tế, rào cản lớn nhất cho 
tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. 
Tổng quát hoá và bổ sung lý thuyết ủy nhiệm 
(Agency theory), trong trường hợp Việt Nam.
Tham khảo các nhóm lợi ích gây tác động 
xấu tại các quốc gia ta thấy rằng:
● Tại Hoa Kỳ:
Dù được xem là một quốc gia dân chủ 
và minh bạch là điều kiện chống lại sự lũng 
đoạn của các nhóm lợi ích, nhưng không có 
giải pháp từ trên xuống nào là nhanh chóng 
và vĩnh viễn. Mỗi chính quyền phải chủ động 
phát triển cơ chế đề kháng thông qua các quá 
113
trình tự cải tổ lâu dài. Trong hệ thống Mỹ, có 
một đặc điểm làm gia tăng ảnh hưởng cho các 
nhóm lợi ích chính là sự yếu kém tương đối 
của các đảng phái chính trị Mỹ, sự yếu kém 
này một phần xuất phát từ sự phân chia quyền 
lực giữa ngành lập pháp và hành pháp và sự 
phi tập trung hoá quyền lực chính trị đối với 
các bang và địa phương đã khuyến khích sự 
phát triển của các nhóm lợi ích. Ví như việc 
họ luật hoá các nhóm lợi ích như các luật về 
các ủy ban hành động chính trị PACs, về các 
công ty vận động hành lang (PAC _ Political 
action committee, là các nhóm tư nhân được 
thành lập để ủng hộ hay đánh bại các ứng cử 
viên vào bộ máy nhà nước nhằm ảnh hưởng 
đến chính sách. Luật Mỹ quy định chặt chẽ 
mức ủng hộ tài chính mà PACs có thể đóng 
góp cho các ứng cử viên). Chính sự tự do 
trong việc lobby chính sách đã tạo ra rất nhiều 
nhóm lợi ích cạnh tranh và đối trọng lẫn nhau. 
● Tại Philippines:
Trong thời kỳ dân chủ (1946-1972), nền 
chính trị của Philippines, dù có các thiết chế 
dân chủ tương tự như Mỹ nhưng vẫn bị lũng 
đoạn bởi sự cấu kết giữa các nhóm lợi ích tư. 
Các nhóm lợi ích được hình thành từ một bên 
là khoảng 100 gia đình tài phiệt muốn giành 
đặc quyền đặc lợi với một bên là các chính trị 
gia cần tiền để mua phiếu bầu. Bị lũng đoạn 
nên dân chủ của Philippines sụp đổ nhường 
bước cho nền độc tài Marcos. Toàn bộ nhà 
nước trở thành một nhóm lợi ích khổng lồ tập 
trung xung quanh Marcos. Philippines chỉ hồi 
sinh nhờ sự phát triển của các nhóm lợi ích 
công được ủng hộ to lớn từ dân chúng.
● Tại Nga:
Trường hợp nước Nga cho ta một cái nhìn 
gần gũi hơn, dưới thời Tổng thống Yelsin, các 
nhóm lợi ích (trong và ngoài nước) cấu kết với 
các quan chức để chiếm lấy số tài sản khổng 
lồ được cổ phần hoá với giá rẻ như cho, sau 
khi trở thành các tập đoàn tài phiệt, họ quay 
trở lại thâu tóm nền chính trị để tiếp tục giành 
lấy những đặc quyền kinh tế cho mình. Các 
nhà tài phiệt Nga nắm đến 72% doanh thu dầu 
thô, 92% kim loại màu và 71% ô tô ở quốc 
gia công nghiệp giàu tài nguyên. Nước Nga 
phải trả giá bằng những bất ổn chính trị. Tổng 
thống Putin đã phải cố gắng khống chế ảnh 
hưởng của các nhà tài phiệt lên nhà nước từ 
khi lên nắm quyền cho đến nhiệm kỳ tái cử
● Tác động của nhóm lợi ích đến chính 
sách quốc gia tại Việt Nam
Cũng như ở các quốc gia khác, các nhóm 
lợi ích của Việt Nam chủ yếu hoạt động trong 
lĩnh vực kinh tế. Ta có thể kể đến một loạt các 
nhóm lợi ích tiêu biểu ở Việt Nam trên lĩnh 
vực kinh tế như Hiệp hội Chế biến và Xuất 
khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội 
Thép Việt Nam (VSA), Hiệp hội Cao su Việt 
Nam (VRA), Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt 
Nam (VICOFA), Hiệp hội các nhà Sản xuất 
Ô-tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội các nhà 
Đầu tư Tài chính Việt nam (VAFI), Hiệp hội 
Bất động sản TP.HCM (HOREA) Bên cạnh 
các hiệp hội, nhóm lợi ích có tổ chức và đăng 
ký hoạt động chính thức như trên, ở Việt Nam 
hiện nay còn tồn tại rất nhiều các nhóm lợi 
ích khác, đôi khi chỉ liên quan tới một số công 
ty, cá nhân, tập hợp lại như một liên minh tự 
nhiên khi họ có lợi ích chung bị ảnh hưởng. 
Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy là trong đa 
số các trường hợp lợi ích của các nhóm lợi ích 
sẽ mâu thuẫn với lợi ích cộng đồng, thậm chí 
là lợi ích quốc gia. 
Một điều dễ nhận thấy là trong đa số các 
trường hợp, lợi ích của các nhóm lợi ích sẽ 
mâu thuẩn với cộng đồng và lợi ích quốc gia. 
Như dự án khai thác tài nguyên ở Tây Nguyên 
_ mâu thuẩn giữa trách nhiệm bảo tồn môi 
Nhóm lợi ích . . .
114
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
trường sinh thái với lợi ích kinh tế của các nhà 
khai thác khoáng sản. Dự án xây dựng đường 
sắt cao tốc Bắc –Nam sử dụng vốn ODA từ 
Nhật Bản nếu triển khai thì phải giành ưu tiên 
cho các công ty Nhật Bản tham gia dự án.
Những năm qua, các vấn đề về DNNN 
được đề cập rất nhiều trên tất cả các phương 
tiện truyền thông với nhiều nghiên cứu khác 
nhau như: Nghiên cứu của Vũ Thành Tự Anh 
(2012) so sánh các chỉ số giữa hai khu vực 
trong giai đoạn 2006 -2010 cho thấy khu vực 
nhà nước ở Việt Nam hiện chiếm hữu rất 
nhiều nguồn lực nhưng đóng góp lại rất hạn 
chế (Bảng 1). Câu hỏi đặt ra DNNN chiếm 
phần lớn nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội 
nhưng mang lại hiệu quả rất khiêm tốn, vậy 
có hay không sự câu kết của các nhóm lợi ích? 
(DNNN chiếm đến 44,7% nguồn lực quốc 
gia so với 27,5% của khu vực dân doanh, 
về phương diện tín dụng DNNN nhận được 
nhiều tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển 30,9%, 
chưa kể các đặc quyền khác như cấp đất kinh 
doanh hoặc được cho thuê với giá thấp so 
với giá thị trường, sau đó được sử dụng đất 
thuê để thế chấp vay vốn ngân hàng. Nhưng 
sử dụng chúng một cách kém hiệu quả, đóng 
góp rất khiêm tốn cho ngân sách 27,8% so với 
46,1% GDP của khu doanh nghiệp dân doanh, 
tăng trưởng GDP DNNN sụt giảm từ 32,9% 
xuống còn 19% trong khi DN dân doanh tăng 
từ 44,6% lên 54,2%. Khu DN doanh dân góp 
phần tạo ra 1,5 triệu việc làm mới hàng năm 
trong khi DNNN cắt giảm lao động tương ứng 
từ -4% xuống -13%. Tỷ trọng giá trị sản xuất 
công nghiệp của DNNN chỉ có 25% trong khi 
DN dân doanh 43%). 
Bảng 1: DNNN tuy sử dụng nhiều nguồn lực nhưng đóng góp lại hạn chế
Chỉ tiêu
DNNN DN dân doanh FDI
2001-
2005
2006-
2010
2001-
2005
2006-
2010
2001-
2005
2006-
2010
1. Sử dụng nguồn lực 
1.1 Vốn đầu tư (%) 56,6 44,7 26,4 27,5 17,0 27,8
1.2 Tín dụng (%) 36,6 30,9 - - - -
2. Tỷ trọng vốn đầu tư 56.60% 44.70% 26.40% 27.50% 17.00% 27.80%
3. Đóng góp cho nền kinh tế 
3.1 Đóng góp cho GDP(%) 30.00% 27.80% 46.70% 46.10% 14.60% 17.90%
3.2 Đóng góp cho tăng trưởng 
GDP (%) 32.90% 19.00% 44.60% 54.20% 14.50% 17.40%
3.3 Đóng góp cho ngân sách 
(ngoài dầu thô, %) 19.60% 17.00% 6.70% 10.30% 6.60% 10.50%
3.4 Tỷ trọng lao động (%) 43.50% 23.10% 40.10% 54.80% 16.30% 22.00%
3.5 Tỷ lệ việc làm mới (%) -4.10% -13.10% 74.10% 84.80% 30.00% 28.30%
3.6 Giá trị sản xuất công 
nghiệp 28.90% 25.50% 28.30% 34.30% 42.70% 40.10%
3.7 Tăng trưởng GTSXCN 28.50% 11.60% 34.00% 42.90% 37.40% 45.50%
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính, Quỹ Tiền tệ Quốc tế
115
Nghiên cứu nguyên nhân xuống dốc của 
DNNN, Nguyễn Quang A (2011) cho rằng 
nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của DNNN 
là kinh doanh hiệu quả, hoạt động kém hiệu 
quả có nghĩa là DNNN không hoàn thành 
nhiệm vụ chính trị, không còn là công cụ của 
nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế; Nghiên 
cứu của Ngô Ngọc Trai cho rằng hoạt động 
kém hiệu quả của DNNN phải chăng có hay 
không sự câu kết của lợi ích nhóm. 
Tại Việt Nam, tác động xấu của nhóm lợi 
ích, theo P ... ần xem xét những mối quan hệ 
dẫn đến sự hình thành lợi ích nhóm tác động 
xấu đến nền kinh tế Việt Nam và những giải 
pháp có thể kiểm soát và ngăn chặn tác động 
xấu của nhóm lợi ích.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
 3.1. Kết quả nghiên cứu: Những mối 
quan hệ dẫn đến sự hình thành lợi ích 
nhóm theo mô hình chân rết:
3.1.1. Mô hình gia đình trong các cơ 
quan công quyền:
Nhìn lại quá trình phát triển của các Tập 
đoàn kinh tế nhà nước lớn tại Việt Nam ta thấy 
rõ những chính sách ưu đãi đối với con em của 
cán bộ viên chức trong ngành như chính sách 
đào tạo và tuyển dụng. Các học viện Hàng 
không, Bưu chính Viễn thông, Điện lực  ưu 
tiên đào tạo và tuyển dụng cho con em cán bộ 
viên chức trong ngành. Chính sách này cũng 
có thuận lợi là mang tính truyền thống gia 
đình. Tuy nhiên nó bộc lộ nhiều nhược điểm, 
thay vì người có tài có năng lực sẽ được tuyển 
dụng và làm việc hiệu quả thì việc tuyển chọn 
lại chỉ dựa chủ yếu vào vị thế của các phụ 
huynh và tạo thêm vây cánh củng cố địa vị 
cho một số người. 
Sai phạm tại Vinashin là một điển hình về 
tuyển dụng và bổ nhiệm nhân sự chỉ dựa vào 
mối quan hệ gia đình. Là một tập đoàn lớn 
thứ hai trong tám tập đoàn thí điểm đầu tiên 
nhưng cách tổ chức, cơ chế hoạt động của hội 
đồng quản trị, ban tổng giám đốc Vinashin 
lại quá “đặc thù”, cơ chế này là nguyên nhân 
chính khiến Vinashin sa lầy, rơi vào khó khăn, 
khủng hoảng. Sự sụp đổ của Vinashin chính 
là do quản lý công ty với quy mô lớn đến hơn 
200 công ty con mà chỉ dựa trên mối quan hệ 
thân thuộc.
Việc tuyển dụng và bổ nhiệm tạo mối 
quan hệ lợi ích hiện nay còn tinh vi hơn, sự 
gởi gắm, quen biết giữa các ngành với nhau 
được tận dụng tối đa.
3.1.2. Cơ chế kiểm soát chưa hữu hiệu 
Vấn đề khủng hoảng kinh tế hiện nay phần 
lớn là do khủng hoảng có tính hệ thống về 
quản trị doanh nghiệp có vấn đề. Các DNNN 
không hoàn thành nhiệm vụ chính trị là kinh 
doanh hiệu quả, là công cụ điều tiết vĩ mô 
của nhà nước. Theo Trần Ngọc Thơ (2012) 
thì việc quản trị doanh nghiệp liên quan đến 
bốn vấn đề là: (1) cấu trúc và trách nhiệm của 
HĐQT, (2) các khoản lương, thưởng, (3) sở 
hữu tập trung của các cổ đông lớn đến mức 
Nhóm lợi ích . . .
116
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
nào là vừa và (4) minh bạch báo cáo tài chính.
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh 
tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ 
hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ 
chức dưới hình thức công ty nhà nước, công 
ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. 
DNNN đều rất lớn, có vốn và tài sản riêng 
được nhà nước giao từ hàng chục đến hàng 
ngàn tỷ đồng. Đặc điểm đầu tiên và cơ bản 
của các DNNN là quyền sở hữu tài sản của 
tập đoàn, tổng công ty nhà nước được giao từ 
tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Những cá nhân 
được giao quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn 
dân này bằng cơ chế văn bản giao việc, dẫn 
đến cơ hội trục lợi nhóm và cá nhân có khả 
năng lũng đoạn thị trường rất lớn, vì các tập 
đoàn này nắm hết mọi thứ: Quy mô, vốn, chủ 
trương, chiến lược. Hơn nữa, các DNNN lại 
thường kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền 
do đó không có khả năng cạnh tranh bình đẳng 
và kinh doanh sáng tạo như các doanh nghiệp 
không phải DNNN trong và ngoài nước. Lý 
thuyết ‘Bàn tay vô hình’ kỳ diệu của Adam 
Smith hoàn toàn bị triệt tiêu trong thành phần 
kinh tế nhà nước!
3.1.3. Chạy chức:
Trong nền chính trị không minh bạch, 
tại một doanh nghiệp nhà nước hay trong cơ 
chế công quyền, công chức hay đương chức 
muốn thăng tiến nhưng phấn đấu mãi không 
được hay không phấn đấu nhưng vẫn chạy 
đua thăng tiến thì ‘chạy chức’. Người ‘chạy 
chức’ thành công và người nhận ‘chạy chức’ 
đều cùng hội cùng thuyền có cùng lợi ích tư 
bởi người chạy chức bỏ tiền ra chạy xem đó 
như một khoản đầu tư và phải khai thác nó 
để mang lợi nhuận. Người có năng lực đương 
nhiên bị đào thải! Chính những nhóm lợi ích 
có kết cấu rất chặt này có triển vọng thu lợi 
lớn nhất từ việc bóp méo chính sách.
3.1.4. Chạy dự án:
Từ huyện đến tỉnh nơi nào cũng có khu 
công nghiệp, cụm kinh tế. Toàn quốc hiện nay 
có khoảng 28 khu kinh tế cửa khẩu nhưng hoạt 
động không hiệu quả. Hàng trăm ngàn hecta đất 
của người dân bị trưng thu rồi bỏ hoang, hàng 
ngàn tỷ đồng bỏ ra xây dựng để rồi dãi dầu mưa 
nắng. Gần đây chính phủ chấp thuận dự án xây 
dựng sân bay An Giang cách sân bay Trà Nóc 
Cần Thơ chưa đầy 60Km, trong khi sân bay Cần 
Thơ hoạt động chưa đến 20% công suất và trong 
tình trạng èo uột thì việc xây dựng sân bay An 
Giang chính là sự lãng phí lớn. Sự hình thành 
các Tập đoàn kinh tế bằng một quyết định hành 
chính của Chính phủ thay cho việc hình thành 
các tập đoàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện hợp 
tác về tài chính và công nghệ, đã dẫn đến các tập 
đoàn kinh tế nhà nước đầu tư ngoài ngành thiếu 
hẳn kinh nghiệm tổ chức kinh doanh và công 
nghệ tiên tiến, đã dẫn đến những tổn thất hàng 
ngàn tỷ đồng. Mà lẽ ra số tổn thất này được đầu 
tư hiệu quả vào lĩnh vực kinh doanh chính của 
các tập đoàn nhà nước. Bài học về việc phát triển 
tràn lan theo phong trào tỉnh thành nào cũng xây 
dựng nhà máy đường, nhà máy ximăng  mà 
không gắn với vùng nguyên liệu, không tính đến 
đầu ra tiêu thụ như thế nào? Dẫn đến việc phá 
sản và tổn thất nguồn lực một cách vô ích.
Trong bốn nguyên nhân trên, mối quan hệ 
gia đình, cơ chế kiểm soát không hữu hiệu, chạy 
chức, chạy dự án thì người được ủy nhiệm đã 
không đảm bảo được lợi ích tối đa cho bên ủy 
nhiệm, tất cả các quyết định đều hướng đến 
quyền lợi của nhóm lợi ích thể hiện tầm nhìn 
ngắn hạn và né tránh rủi ro. Nhưng nguy hiểm 
hơn cả có thể nói là cơ chế kiểm soát không hữu 
hiệu vì nó gây ra tác động vô cùng to lớn đối với 
lợi ích của quốc gia trong các lĩnh vực then chốt 
quyết định đến điều tiết các chính sách vĩ mô 
của nhà nước.
117
4. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG 
NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TÁC ĐỘNG 
XẤU CỦA NHÓM LỢI ÍCH LÊN NỀN 
KINH TẾ VIỆT NAM
 4.1. Giải pháp dài hạn
Trong gia đình, nếu cha mẹ nêu tấm gương 
tốt và giáo dục con cái tốt sẽ cho xã hội một 
công dân tốt. Một doanh nghiệp đặt nền tảng 
sự học hỏi và phát triển của nhân viên rồi hoàn 
thiện kinh doanh nội bộ, am hiểu khách hàng và 
cuối cùng mới đến mục tiêu tài chính thì doanh 
nghiệp sẽ phát triển bền vững, Kaplan (1992). 
Nhiều doanh nghiệp phát triển bền vững thì nền 
kinh tế phát triển mạnh, vững vàng. Lãnh đạo 
quốc gia đặt nền giáo dục làm quốc sách. Đầu tư 
cho giáo dục từ cấp mẫu giáo cho đến bậc cuối 
cùng là các trường Đại học các Viện nghiên cứu, 
lấy chất lượng đầu ra làm chuẩn so sánh với các 
quốc gia tiên tiến. Một nền giáo dục bài bản kiến 
tạo và xây dựng con người có đủ tài, đức là nền 
tảng nhân lực cho quốc gia, đó là đội ngũ kế thừa 
xứng đáng đủ tầm, đủ lực ngăn ngừa bốn căn 
bệnh gây tác động xấu của nhóm lợi ích.
Bài học về nước Nhật sau Thế chiến thứ hai 
chỉ còn lại một đất nước điêu tàn nền kinh tế 
kiệt quệ đã chấn hưng nền kinh tế thông qua con 
đường giáo dục là quốc sách.
Nhìn lại lịch sử phong kiến Việt Nam, những 
triều đại hưng thịnh đều có chế độ khoa cử 
nghiêm túc để chọn người tài giúp nước, những 
người đỗ đạt tại các triều đại này (Thời nhà Trần, 
nhà Lý, triều đại Lê Thánh Tôn) đều được bổ 
nhiệm làm quan, với tài, trí và sự liêm chính của 
mình, họ đã cống hiến hết lòng vì sự hưng thịnh 
của tổ quốc.
 4.2. Giải pháp ngắn hạn
Nhìn đến lợi ích Quốc gia, tái cấu trúc kinh 
tế là vấn đề sống còn của nền kinh tế Việt Nam, 
trong đó các ngành kinh tế mũi nhọn do của nhà 
nước cần tập trung tối đa nguồn lực để phát triển 
lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của mình. Để 
đạt được mục tiêu này cần loại bỏ hay không tạo 
cơ hội cho những nguyên nhân gây tác động xấu 
của nhóm lợi ích.
Thứ nhất, khi cá nhân đã khống chế hoạt 
động của cả một tập thể và dành cho mình nhiều 
đặc quyền, đặc lợi. Khi đó, tập thể bị vô hiệu 
hóa và nảy sinh hàng loạt biểu hiện tiêu cực: dĩ 
hòa vi quý, mặc cả lợi ích, tâm lý sợ người lãnh 
đạo, câu kết với nhau để cùng hưởng lợi... Và khi 
những thứ tâm lý này phát triển tối đa ở mô hình 
gia đình trong các cơ quan nhà nước, người ta 
có thể ngang nhiên làm trái với các quy định của 
pháp luật, làm trái quy định tổ chức mà không 
hề e ngại. 
Thứ hai, các thiết chế để kiểm soát trong nội 
bộ tổ chức của chúng ta đang có vấn đề nên khả 
năng tự đề kháng rất thấp. Yếu tố quan trọng 
nhất mà thế giới hiện đại, văn minh ngày nay 
người ta đề cao đó là sự kiểm soát của các tổ 
chức xã hội đối với hoạt động của bộ máy. Khi 
hệ thống kiểm soát nội bộ bị vô hiệu thì cần có 
một cơ quan độc lập của Quốc hội như kiểm toán 
nhà nước thường xuyên kiểm soát. Đơn cử cho 
trường hợp này là quá trình cổ phần hóa hàng 
loạt các doanh nghiệp nhà nước với mức sở hữu 
nhà nước là từ 51% trở lên vào cuối năm 2005. 
Khi đó nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soát, con 
thuyền các doanh nghiệp nhà nước ngày càng 
xuống dốc hơn với bao nhiêu là sai lầm mà thực 
tế đã minh chứng (Bảng 1). Vì thế, giải quyết 
triệt để vấn đề sở hữu tại các doanh nghiệp nhà 
nước là vấn đề then chốt. Mô hình cổ phần hóa 
doanh nghiệp vẫn là một trong những tiến trình 
của tái cấu trúc nền kinh tế nhưng khi ấy nhà 
nước đồng sở hữu với các nhà sở hữu còn lại 
(các cổ đông chiến lược hơn là các cổ đông đại 
trà) cần được xem xét vì bất kỳ một quyết định 
liên quan đến doanh nghiệp đều được xem xét 
công bằng và minh bạch giữa các cổ đông then 
Nhóm lợi ích . . .
118
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät
chốt, và sau cổ phần hoá các doanh nghiệp này 
phải được niêm yết. Nó còn mở đường cho các 
doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh công bằng 
giữa các thành phần kinh tế và doanh nghiệp 
trong cùng một nghề với nhau tạo nên thế đối 
trọng và kiểm soát lẫn nhau là nền tảng để xây 
dựng cơ chế kiểm soát hữu hiệu.
Thứ ba, để tái cấu trúc nền kinh tế thành công 
đòi hỏi những người xây dựng dự án và người 
đứng đầu chính phủ có quyền quyết định phải 
phối hợp chặt chẽ với nhau cùng vì lợi ích quốc 
gia thay vì nhóm lợi ích. Nhà nước cần xem xét 
lại người được nhà nước ủy nhiệm để quản lý 
nguồn lực quốc gia có thể thuê những chuyên gia 
tầm cỡ người nước ngoài hay là người ở ngoài 
Đảng? Việc bổ nhiệm người đứng đầu dự án cần 
xem xét đạo đức và năng lực đáp ứng của ứng cử 
viên vào vị trí đó, hơn là một vị trí cho các ứng 
viên chạy chức. 
Cuối cùng, cần một cái nhìn tổng thể, ta thấy 
rằng sức mạnh của nền kinh tế nằm ngay ở nội 
lực của các vùng, các ngành kinh tế của một 
quốc gia. Do đó vấn đề liên kết vùng kinh tế và 
liên kết ngành kinh tế là một trong những chiến 
lược cần nghiên cứu vận hành triệt để. Lấy việc 
phát triển đồng bộ và đặt lợi ích quốc gia làm nền 
tảng, từ đó loại bỏ những dự án mang tính cục bộ 
địa phương tiền đề vấn nạn chạy dự án. 
Mỗi ngành chiến lược (dầu khí, điện lực, bưu 
chính viễn thông, công nghiệp quốc phòng) 
phải tập trung sản xuất và phân phối, hoạt động 
tập trung nguồn lực phát triển ngành, hạn chế tối 
đa hoạt động ngoài ngành. Các ngành phối hợp 
với nhau cùng vận hành hiệu quả với sự điều tiết 
bằng các chính sách vĩ mô của nhà nước.
Các vùng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai 
thác nguồn lực, tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi 
thế so sánh của vùng ví dụ vùng kinh tế trọng 
điểm miền Trung Tây nguyên, vùng kinh tế Tây 
nam bộ 
5. KẾT LUẬN
Hạn chế tối đa tác động xấu của nhóm lợi ích 
đòi hỏi phải xây dựng một chiến lược dài hạn lấy 
giáo dục làm quốc sách. Phải có luật pháp minh 
bạch không tạo cơ hội cho các cá nhân hay các 
nhóm lợi ích trục lợi, lấy sự liêm chính và các 
giá trị đạo đức làm nền tảng cho việc chọn nhân 
lực, ủy nhiệm người có đức có tài vào những vị 
trí then chốt. Tạo thế đối trọng giữa các nhóm là 
nền tảng để xây dựng cơ chế kiểm soát hữu hiệu, 
lấy việc phát triển đồng bộ và đặt lợi ích quốc gia 
lên trên hết. Hạn chế tác động xấu của nhóm lợi 
ích là tiền đề để tái cấu trúc nền kinh tế bền vững 
dựa vào các học thuyết kinh tế cơ bản nhất. Trao 
lại quyền cho người dân và doanh nghiệp, trả 
lại quyền định giá cho thị trường. Nghĩa là làm 
cho thị trường hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn, 
trong phân bố nguồn lực và thúc đẩy sự sáng tạo 
của người dân trong việc tổ chức sản xuất. Đồng 
thời, kết nối thị trường chúng ta với thị trường 
bên ngoài. Như vậy ở đây bài học vẫn là đổi mới 
đưa cơ chế thị trường vận hành tốt hơn, hiệu quả 
hơn và hội nhập sâu hơn vào thị trường thế giới. 
Đồng thời với đó, cải cách nhiều thị trường hơn 
không có nghĩa là nhà nước bé đi và nhà nước 
yếu mà đồng thời với đó nhà nước cũng mạnh. 
Nhà nước mạnh ở chỗ kiểm soát được các nhóm 
lợi ích, làm cho thị trường hoạt động có hiệu 
quả và thúc đẩy tạo ra cơ hội cho các bên có liên 
quan để thúc đấy sản xuất.
Thực tiễn hiệu quả hoạt động của các 
DNNN đòi hỏi một phương cách quản lý mới 
mang tính đột phá, theo đó Quốc hội cần thu 
hồi và nắm giữ thẩm quyền đối với DNNN. 
Các ủy ban như: Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài 
chính Ngân sách của Quốc hội hoàn toàn có 
khả năng quản lý các tập đoan thông qua thẩm 
định, phê duyệt mục tiêu kế hoạch sản xuất 
kinh doanh hàng năm và quyết định bổ nhiệm 
nhân sự chủ chốt của DNNN.
119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách và giáo trình tham khảo
[1]. Jeffrey Berry, Vận động cho dân chúng: cách hoạt động chính trị của các nhóm lợi ích [Lobbying for the 
People: The Political Behavior of Public Interest Groups] (Princeton University Press, 1977)
[2]. R. Allen Hays, Ai nói lên tiếng nói của dân nghèo? Các nhóm lợi ích toàn quốc và Chính sách Xã hội [ Who 
Speaks for the Poor? National Interest Groups and Social Policy] (Garland Press [forthcoming, 2001])
[3]. Trần Thị Giang Tân. (2012), Kiểm soát nội bộ, xuất bản lần 2, 25 Lê Văn Quới, Q. Bình Tân, Tp. 
Hồ Chí Minh: Phương Đông;
[4]. Vũ Thành Tự Anh (2012), Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Chương trình giảng dạy 
kinh tế Fullbright;
[5]. Vũ Hữu Đức. (2009), Nghiên cứu thực chứng về sự lựa chọn chính sách kế toán, bài giảng chương 
trình cao học Đại học Kinh tế tp. Hồ Chí Minh;
Bài báo, tạp chí tham khảo
[6]. Michael C. Jensen (1976), William H. Meckling (1976). Theory of the Firm: Managerial Behavior, 
Agency Costs and Ownership Struture, xuất bản tại Đại học Harvad.
[7]. Nguyễn An Nguyên (2006), Nhóm lợi ích và tương lai đổi mới, nghiên cứu sinh Kinh tế - Rice 
University, Hoa Kỳ;
[8]. R. Allen Hays (2006) , The Role of Interest Groups, Democracy papers;
Robert S.Kaplan (1992), The Balanced Scorecard, Harvard Business Review;
Tài liệu tham khảo trên Internet
[9]. Nguyễn Quang A, 2011, Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp nhà nước?, [online]
[cập nhật 24/04/2012]
[10]. Trần Ngọc Thơ, 2012, Pháp Luật tp. Hồ Chí Minh, Đòn quyết định của EVN, [online]
[11]. [cập nhật 
24/12/2012]
[12]. Trần Ngọc Trai, 2013, Lợi ích nhóm và doanh nghiệp nhà nước, [online], [cập nhật ngày 11/09/2013]
[13]. Vũ Thành Tự Anh, 2012, VnEconomy, Doanh nghiệp nhà nước đang ‘chủ đạo’ như thế nào? 
[online]
[14]. [cập 
nhật 24/04/2012]
[15]. Diễn đàn kinh tế Việt Nam, Kiểm soát nhóm lợi ích, Nhà nước sẽ mạnh. [online]
[16]. www.gso.gov.vn (webside Tổng cục thống kê)
[17]. www.mof.gov.vn (webside Bộ Tài chính)
[18]. www.imf.org (webside Quỹ tiền tệ quốc tế _IMF)
Nhóm lợi ích . . .

File đính kèm:

  • pdfnhom_loi_ich_gay_tac_dong_xau_den_nen_kinh_te_va_giai_phap_d.pdf