Nhiệm vụ trọng tâm và định hướng nghiên cứu triển khai của viện năng lượng nguyên tử Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Với vai trò là một tổ chức sự nghiệp khoa

học và công nghệ hạng đặc biệt trực thuộc Bộ

Khoa học và Công nghệ (KH&CN), có chức năng

nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển

khai các hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu

trong lĩnh vực NLNT, Viện Năng lượng nguyên

tử Việt Nam (NLNTVN) đang tập trung chú trọng

thực hiện các nhiệm vụ gồm: Chuẩn bị nguồn lực,

nhân lực để xây dựng Dự án Trung tâm Khoa học

và công nghệ hạt nhân (CNEST); Dự án xây dựng

mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi

trường quốc gia; Thành lập và đưa vào sử dụng

Trung tâm Ứng dụng bức xạ Đà Nẵng; Duy trì và

phát triển năng lực phục vụ cho chương trình điện

hạt nhân của Việt Nam trong tương lai; Thúc đẩy

ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, đồng vị phóng xạ

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như trong các

ngành y tế, nông nghiệp và công nghệ sinh học,

công nghiệp và các ngành kinh tế kỹ thuật khác,

bảo vệ môi trường.

pdf 12 trang kimcuc 15940
Bạn đang xem tài liệu "Nhiệm vụ trọng tâm và định hướng nghiên cứu triển khai của viện năng lượng nguyên tử Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhiệm vụ trọng tâm và định hướng nghiên cứu triển khai của viện năng lượng nguyên tử Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Nhiệm vụ trọng tâm và định hướng nghiên cứu triển khai của viện năng lượng nguyên tử Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế xã hội
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
1Số 57 - Tháng 12/2018
Bài báo này trình bày tổng quan về các định hướng chính, các nhiệm vụ trọng tâm đang được 
thực hiện tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam và một số kết quả trong hoạt động nghiên cứu ứng 
dụng năng lượng nguyên tử (NLNT) phục vụ phát triển kinh tế-xã hội trong những năm gần đây gồm 
ứng dụng NLNT trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp và các nghiên cứu phát triển năng lực hỗ trợ kỹ 
thuật về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
1. MỞ ĐẦU
Ứng dụng NLNT đã được hình thành và 
phát triển trong hơn 40 năm tại Việt Nam và có 
những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế-
xã hội của đất nước. Hiện nay, việc nghiên cứu 
và ứng dụng NLNT vẫn đang được tiếp tục thúc 
đẩy mạnh mẽ. 
Với vai trò là một tổ chức sự nghiệp khoa 
học và công nghệ hạng đặc biệt trực thuộc Bộ 
Khoa học và Công nghệ (KH&CN), có chức năng 
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển 
khai các hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu 
trong lĩnh vực NLNT, Viện Năng lượng nguyên 
tử Việt Nam (NLNTVN) đang tập trung chú trọng 
thực hiện các nhiệm vụ gồm: Chuẩn bị nguồn lực, 
nhân lực để xây dựng Dự án Trung tâm Khoa học 
và công nghệ hạt nhân (CNEST); Dự án xây dựng 
mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi 
trường quốc gia; Thành lập và đưa vào sử dụng 
Trung tâm Ứng dụng bức xạ Đà Nẵng; Duy trì và 
phát triển năng lực phục vụ cho chương trình điện 
hạt nhân của Việt Nam trong tương lai; Thúc đẩy 
ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, đồng vị phóng xạ 
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như trong các 
ngành y tế, nông nghiệp và công nghệ sinh học, 
công nghiệp và các ngành kinh tế kỹ thuật khác, 
bảo vệ môi trường.
I. ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆN NĂNG LƯỢNG 
NGUYÊN TỬ VIỆT NAM
Viện NLNTVN là đơn vị lớn nhất trong 
cả nước về nghiên cứu và triển khai ứng dụng 
NLNT, và có 9 đơn vị thành viên trực thuộc. Định 
hướng phát triển của Viện là duy trì và phát huy 
được thế mạnh của các đơn vị trong từng lĩnh 
vực. Các định hướng chính của Viện bao gồm:
1. Công nghệ và an toàn điện hạt nhân
Tiếp tục duy trì và củng cố năng lực 
nghiên cứu, triển khai về công nghệ, thiết kế và 
phân tích an toàn nhà máy điện hạt nhân nhằm 
hướng tới dịch vụ tư vấn cho các dự án nhà máy 
điện hạt nhân của Việt Nam trong tương lai. Hiện 
nay, điện hạt nhân vẫn tiếp tục được phát triển tại 
nhiều nước trong khu vực gần Việt Nam, đặc biệt 
là tại Trung Quốc với một chương trình điện hạt 
nhân rất lớn. Nhiều nhà máy điện hạt nhân của 
Trung Quốc đã được đưa vào trong các năm gần 
đây, trong đó có 8 tổ máy đang vận hành rất gần 
NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM 
VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI 
CỦA VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM 
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
2 Số 57 - Tháng 12/2018
biên giới Việt Nam. Ngoài các vấn đề an toàn hạt 
nhân, phát tán phóng xạ, ứng phó sự cố, việc 
tập trung nghiên cứu để hiểu rõ các công nghệ, 
thiết kế điện hạt nhân là quan trọng và cần thiết. 
Việt Nam cần có các chiến lược, biện pháp tốt để 
giữ năng lực, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, tránh 
hiện tượng “chảy máu chất xám” có thể xảy ra 
trong 3-5 năm nữa.
Thời gian tới, Viện NLNTVN sẽ tiếp tục 
đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên 
gia nghiên cứu về công nghệ, thiết kế, an toàn 
điện hạt nhân, trước mắt tập trung vào các công 
nghệ lò nước nhẹ tiên tiến (lò Trung Quốc), lò 
nhỏ SMRs và lò hạt nhân nổi, xây dựng năng lực 
phân tích an toàn, tính toán mô phỏng thủy nhiệt, 
phân tích sự cố, đánh giá rủi ro v.v.; tính toán diễn 
biến sự cố giả định có thể xảy ra tại các nhà máy 
điện hạt nhân gần Việt Nam.
2. Nâng cao năng lực thiết kế và khai thác hiệu 
quả lò phản ứng nghiên cứu
Nghiên cứu về công nghệ lò phản ứng 
nghiên cứu nhằm phục vụ nâng cao năng lực thiết 
kế lò phản ứng nghiên cứu mới của Viện. Tăng 
cường các hướng tính toán các đặc trưng nơtron, 
thủy nhiệt và phân tích an toàn lò phản ứng.
Tăng cường năng lực nghiên cứu về Vật 
lý và động học lò phản ứng, điện tử hạt nhân và 
đo lường điều khiển và nghiên cứu khai thác ứng 
dụng lò nghiên cứu.
Nghiên cứu sản xuất đồng vị phóng xạ, 
sản xuất nguồn kín; Chiếu xạ đá quý; Phân tích 
kích hoạt nơtron; Các nghiên cứu cơ bản về vật lý 
hạt nhân; Các nghiên cứu khoa học vật liệu trên 
kênh ngang; Chiếu xạ pha tạp silic đơn tinh thể ...
3. Nghiên cứu cơ bản về hạt nhân
Tiếp tục phát triển các hướng nghiên cứu 
cơ bản định hướng ứng dụng, hình thành các trung 
tâm nghiên cứu mạnh có uy tín trong khu vực về 
lĩnh vực khoa học hạt nhân, vật lý hạt nhân, vật 
lý nơtron, vật lý lò phản ứng, công nghệ lò thế hệ 
mới, vật lý gia tốc, vật lý tia vũ trụ, hóa học và 
sinh học phóng xạ v.v. Tham gia các nghiên cứu 
về cấu trúc hạt nhân và phản ứng hạt nhân trên 
các thiết bị lớn của các trung tâm nghiên cứu hạt 
nhân tiên tiến trên thế giới.
Các đơn vị nghiên cứu triển khai, đặc biệt 
là các đơn vị lớn như Viện Nghiên cứu hạt nhân 
(NCHN), Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân 
(KH&KTHN), Viện công nghệ xạ hiếm (CNXH), 
... cần thúc đẩy ứng dụng kỹ thuật và công nghệ, 
thúc đẩy đăng ký bản quyền trong nước, phấn đấu 
đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc giải pháp hữu ích.
4. Quan trắc phóng xạ, đánh giá tác động môi 
trường và ứng phó sự cố
Xây dựng và phát triển năng lực hỗ trợ kỹ 
thuật về quan trắc phóng xạ, đánh giá tác động 
môi trường, kỹ thuật ứng phó sự cố bức xạ và hạt 
nhân. 
Xây dựng và hoàn thành sớm Mạng quan 
trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, xây dựng 
đội ngũ, năng lực mô phỏng tính toán phát tán 
phóng xạ qua không khí và nước (biển) nhằm hỗ 
trợ cho việc xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố 
phóng xạ, hạt nhân trên toàn quốc.
Nghiên cứu phát triển các phương pháp 
phân tích phóng xạ trong các loại mẫu môi trường, 
các phương pháp đánh giá, các mô hình phát tán 
phóng xạ trong các môi trường khác nhau từ các 
cơ sở bức xạ, hạt nhân.
Nghiên cứu mô phỏng các quá trình vận 
chuyển, lan truyền và cư trú của các nhân phóng 
xạ nguy hiểm đối với sức khỏe con người và môi 
trường.
5. Xử lý và chế biến tài nguyên quặng phóng 
xạ
Xây dựng và phát triển năng lực tiếp thu, 
làm chủ và phát triển công nghệ xử lý và chế 
biến quặng phóng xạ và nguyên tố hiếm: Nghiên 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
3Số 57 - Tháng 12/2018
cứu thiết kế dây chuyền công nghệ xử lý thu hồi 
urani ở quy mô pilot, áp dụng cho việc đánh giá 
khả năng kinh tế - kỹ thuật của việc khai thác và 
sử dụng hiệu quả nguồn quặng urani Việt Nam; 
Nghiên cứu tiếp thu, làm chủ và phát triển công 
nghệ tuyển, xử lý quặng đất hiếm, chiết phân chia 
tinh chế các nguyên tố đất hiếm riêng rẽ, phát 
triển công nghệ ứng dụng các nguyên tố đất hiếm 
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên của 
đất nước, đặc biệt chú ý đến công nghệ thân thiện 
môi trường và nâng cao giá trị kinh tế;Nghiên 
cứu bảo đảm an toàn phóng xạ cho quá trình chế 
biến đất hiếm; 
Phối hợp với doanh nghiệp từng bước đẩy 
mạnh hoạt động nghiên cứu ứng dụng các nguyên 
tố đất hiếm trong công nghiệp, nông nghiệp, nuôi 
trồng thủy sản. 
Phối hợp với doanh nghiệp mở rộng 
nghiên cứu và xử lý một số loại quặng đa kim, 
nghiên cứu thử nghiệm phương pháp trao đổi ion 
sang lĩnh vực làm sạch, thu hồi các kim loại giá 
trị thực tiễn cao. 
6. Nhiên liệu hạt nhân, vật liệu và công nghệ 
vật liệu
Nghiên cứu về nhiên liệu hạt nhân
- Nghiên cứu về công nghệ: Nghiên cứu 
công nghệ chế tạo nhiên liệu hạt nhân cho lò phản 
ứng hạt nhân phát điện theo kỹ thuật khác nhau; 
Nghiên cứu công nghệ chế tạo nhiên liệu phân 
tán dùng cho lò phản ứng nghiên cứu; Nghiên 
cứu ảnh hưởng của bức xạ lên nhiên liệu hạt 
nhân; Nghiên cứu mô hình hóa và thiết kế nhiên 
liệu hạt nhân; Nghiên cứu áp dụng các quy trình 
đánh giá, kiểm định chất lượng và bảo quản các 
loại nhiên liệu. 
- Phục vụ quản lý Nhà nước: Nghiên cứu 
nhằm phục vụ quy hoạch dài hạn, ngắn hạn, các 
chính sách về an ninh cung cấp nhiên liệu cho 
phát triển điện hạt nhân, chính sách về chu trình 
nhiên liệu hạt nhân và quản lý nhiên liệu hạt nhân 
đã qua sử dụng
Nghiên cứu về vật liệu và công nghệ vật 
liệu
Tiếp tục nghiên cứu các đặc tính vật liệu, 
tập trung vào các vật liệu kết cấu và vật liệu phi 
kim loại (bê tông, composit,...) đang sử dụng rộng 
rãi trong các đối tượng quan tâm ở Việt Nam. 
Phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên 
quan phân tích cấu trúc, kiểm tra khuyết tật và ăn 
mòn vật liệu; Đánh giá tuổi thọ của vật liệu kết 
cấu lò phản ứng hạt nhân; Nghiên cứu chế tạo các 
vật liệu phục vụ ngành NLNT, vật liệu mới, vật 
liệu nano bằng công nghệ chiếu xạ.
7. Xử lý, quản lý chất thải độc hại và chất thải 
phóng xạ
Xây dựng và phát triển năng lực tiếp thu, 
làm chủ và phát triển công nghệ quản lý chất thải 
phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng: 
- Nghiên cứu đánh giá công nghệ, an toàn 
của các hệ thống xử lý và quản lý chất thải phóng 
xạ trong nhà máy điện hạt nhân, lò nghiên cứu; 
- Công nghệ xử lý chất thải khí, lỏng, rắn 
từ hoạt động của các cơ sở sản xuất và điều chế 
đồng vị phóng xạ, các cơ sở y học hạt nhân và các 
cơ sở nghiên cứu triển khai về NLNT; 
- Công nghệ xử lý, bảo quản và quản lý 
các loại nguồn phóng xạ đã qua sử dụng; Công 
nghệ xử lý chất phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên 
và từ các hoạt động kinh tế - kỹ thuật khác nhau 
như khai thác chế biến quặng, dầu khí, ; 
- Công nghệ tháo dỡ và tẩy xạ cơ sở sản 
xuất và điều chế đồng vị phóng xạ, lò phản ứng 
nghiên cứu; Công nghệ chôn cất các chất thải 
phóng xạ hoạt độ thấp; Công nghệ chôn nông gần 
mặt đất các chất thải hoạt độ thấp; 
- Nghiên cứu phát triển công nghệ, quy 
trình kỹ thuật lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
4 Số 57 - Tháng 12/2018
sử dụng; 
- Tham gia tư vấn, xây dựng chính sách, 
quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn về công tác quản 
lý chất thải phóng xạ, nhiên liệu hạt nhân đã qua 
sử dụng.
8. Nghiên cứu triển khai ứng dụng kỹ thuật 
hạt nhân và công nghệ bức xạ
8.1. Ứng dụng trong y tế
Đây là hướng nghiên cứu cần tập trung 
đẩy mạnh trong thời gian tới của Viện NLNTVN. 
Các nhiệm vụ nghiên cứu, kế hoạch đào tạo nhân 
lực sẽ tập trung vào hoạt động phòng chuẩn, nâng 
cấp Phòng chuẩn liều bức xạ cấp II thành Phòng 
chuẩn cấp quốc gia; Hoàn thiện và đưa vào vận 
hành phòng chuẩn liều bức xạ nơtron; Thiết lập 
phòng chuẩn liều bức xạ gamma ở mức xạ trị sử 
dụng nguồn Co-60; Hợp tác với IAEA trong đào 
tạo về Vật lý y học cho các cán bộ trong cả nước.
Tiếp tục hỗ trợ cho công tác đo, chuẩn 
liều bức xạ và hoạt độ phóng xạ cũng như kiểm 
tra và đảm bảo chất lượng các thiết bị xạ trị, chẩn 
đoán bằng bức xạ của các Viện, Trung tâm quốc 
gia và các Trung tâm khu vực về y học hạt nhân 
và xạ trị.
Nghiên cứu phát triển phần mềm xử lý 
hình ảnh trong y tế nhằm tăng cường chất lượng 
chẩn đoán bệnh.
Tăng cường sản xuất các loại đồng vị 
và dược chất phóng xạ đáp ứng nhu cầu thực tế 
trong chẩn đoán và điều trị ung thư; tiếp tục xuất 
khẩu sang Campuchia. Cụ thể: Nghiên cứu tổng 
hợp dược chất phóng xạ 89Zr-trasuzumab; Nghiên 
cứu chế tạo Module tổng hợp dược chất phóng 
xạ 18F-FLT, 18F-FMISO và tổng hợp dược chất 
phóng xạ 18F-FLT, 18F-FMISO.
Đảm bảo các dịch vụ kỹ thuật về bảo 
dưỡng và sửa chữa máy gia tốc, các thiết bị điện 
tử hạt nhân phục vụ ngành y tế trong cả nước. 
Nghiên cứu để tiến đến chế tạo trong nước các 
thiết bị ghi đo bức xạ cho y tế. 
8.2. Ứng dụng trong công nghiệp
Nghiên cứu và triển khai ứng dụng hiệu 
quả các kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp dầu 
khí, than, xi măng, khai khoáng, các ngành công 
nghiệp hóa chất và chế tạo máy; Duy trì và phát 
triển các hướng nghiên cứu triển khai truyền 
thống như đánh dấu, soi và chụp cắt lớp bằng tia 
bức xạ; Hoàn thiện và đưa ra thử nghiệm trên hiện 
trường các phương pháp mới bao gồm phương 
pháp đánh dấu bằng chất chỉ thị tự nhiên xác định 
độ bão hòa dầu, phương pháp từ trường cảm ứng 
từ và thiết bị chụp cắt lớp vật thể lớn; Nghiên cứu 
chế tạo một số đầu dò điện từ trường mới tích 
hợp nhằm mở rộng khả năng ứng dụng công nghệ 
ECT kiểm tra ống trao đổi nhiệt đáp ứng nhu cầu 
thực tế trong công nghiệp ở Việt Nam.
8.3. Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong 
nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp
Nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật đột biến 
phóng xạ tạo nguồn gen quý và tạo các giống cây 
trồng có năng suất cao và phẩm chất tốt, có khả 
năng chống chịu được với những biến đổi môi 
trường khắc nghiệt. Kết hợp với các viện nghiên 
cứu chuyên ngành triển khai ứng dụng công nghệ 
bức xạ trong bảo quản, giảm tổn thất sau thu 
hoạch đối với hàng nông sản.
Phát triển các sản phẩm công nghệ mới 
trong lĩnh vực phân bón, thức ăn gia súc, chế 
phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực 
vật, chế phẩm phòng và trị nấm bệnh thực vật, 
polymer trương nước chống hạn cho cây trồng, 
công nghệ tiệt sinh sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, 
quản lý đất bằng kỹ thuật hạt nhân và các công 
nghệ liên quan phục vụ cho các lĩnh vực nông, 
lâm, ngư nghiệp.
Thúc đẩy các nghiên cứu về kiểm dịch 
hàng hóa bằng bức xạ, tạo điều kiện cho việc xuất 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
5Số 57 - Tháng 12/2018
khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường các 
nước phát triển cũng như hạn chế được việc nhập 
khẩu các côn trùng, sâu bệnh gây hại vào nước ta.
8.4. Ứng dụng bức xạ trong chiếu xạ
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng 
dụng có sử dụng máy chiếu xạ nguồn Co-60 và 
máy gia tốc chùm tia điện tử nhằm đạt được nhiều 
hơn nữa các kết quả cả trong khoa học và trong 
phục vụ kinh tế đất nước. Cụ thể:
- Ứng dụng công nghệ chiếu xạ để sản 
xuất maltodextrin kháng tiêu hóa từ tinh bột gạo 
dùng làm chất xơ thực phẩm.
- Nghiên cứu sử dụng chiếu xạ gamma đột 
biến chủng nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps 
militaris cho hàm lượng dược chất cordycepin và 
adenosine cao.
- Nghiên cứu chế tạo vật liệu polymer 
kỹ thuật, vật liệu nano kim loại, nano composite 
dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, mỹ 
phẩm, xử lý môi trường.
- Nghiên cứu áp dụng công nghệ chiếu xạ 
trong xử lý rau quả và nông phẩm phục vụ xuất 
khẩu.
- Nghiên cứu áp dụng công nghệ chiếu xạ 
trong xử lý chất thải dạng khí và dạng lỏng cho 
mục đích bảo vệ môi trường.
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị 
chiếu xạ công nghiệp nguồn Cobalt-60.
8.5. Ứng dụng trong lĩnh vực môi 
trường, bảo vệ môi trường
Nghiên cứu ứng dụng thủy văn đồng vị 
đánh giá tài nguyên nước; ứng dụng kỹ thuật hạt 
nhân và kỹ thuật đồng vị nghiên cứu ảnh hưởng 
của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước ngầm 
và xâm nhập mặn, xói mòn ở các tỉnh ven biển; 
đánh giá an toàn chất lượng công trình trong nông 
nghiệp, công nghiệp, 
Hiện tại Viện NLNTVN đang tích cực 
thúc đẩy hợp tác với các đơn vị nghiên cứu thuộc 
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) về ứng 
dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ trong 
nghiên cứu và phát triển bền vững môi trường 
hướng tới các mục tiêu hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ 
TN&MT trong công tác điều tra, khảo sát, đánh 
giá phóng xạ môi trường, quản lý tài nguyên; 
chống biến đổi khí hậu.
9. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hạt 
nhân
Tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên 
cứu, đặc biệt chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ 
nghiên cứu đầu đàn cho cá ... ;
- Xây dựng và đưa vào hoạt động Trạm 
vùng quan trắc phóng xạ môi trường nhằm tăng 
cường năng lực quan trắc cảnh báo phóng xạ và 
bảo vệ môi trường;
- Xây dựng và đưa vào hoạt động Phòng 
nghiên cứu phóng xạ và sinh thái biển để nghiên 
cứu, đánh giá các quá trình môi trường đất, không 
khí, và nước (đặc biệt là môi trường biển).
Đến nay, dự án đã hoàn thành việc xây 
dựng dây chuyền chiếu xạ sử dụng nguồn Co-60, 
đã tiến hành chạy thử liên động và sẵn sàng đi 
vào hoạt động. Hiện tại Viện NLNTVN đang tích 
cực trong việc xin phép vận hành và đưa vào khai 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
9Số 57 - Tháng 12/2018
thác phục vụ nhu cầu chiếu xạ bảo quản nông sản, 
thủy hải sản, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm 
chiếu xạ cho Đà Nẵng và khu vực miền Trung.
Trong tương lai gần, ngoài việc triển khai 
ứng dụng công nghệ bức xạ thông qua các hoạt 
động nghiên cứu, thực nghiệm của Cơ sở chiếu 
xạ, Viện có nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo nhân 
sự làm công tác nghiên cứu trong lĩnh vực quan 
trắc môi trường biển và phát triển các ứng dụng 
công nghệ bức xạ khác vào các ngành kinh tế địa 
bàn miền Trung. Để chuẩn bị cho các chương 
trình, định hướng nghiên cứu lâu dài đáp ứng tốt 
nhu cầu của địa phương, Viện sẽ kết có những 
chương trình kết nối thông tin giữa các Sở, Ban, 
ngành, Trường Đại học, Viện nghiên cứu thuộc 
thành phố Đà Nẵng và trong khu vực.
III. MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG 
NGUYÊN TỬ TRONG 5 NĂM QUA
Trong thời gian qua, theo định hướng của 
Viện NLNTVN, các hoạt động nghiên cứu, triển 
khai của Viện thông qua việc thực hiện các đề tài 
độc lập cấp Nhà nước, đề tài thuộc Chương trình 
KC-05, đề tài cấp Bộ, cấp cơ sở, nhiệm vụ hợp 
tác quốc tế theo Nghị định thư đã phát triển và đạt 
được một số kết quả nhất định trên các lĩnh vực 
khác nhau, cụ thể:
1. Lĩnh vực Điện hạt nhân
Từ những năm 2011, Viện NLNTVN 
đã thực hiện nghiên cứu các công nghệ VVER 
(AES-91, AES-92, và AES2006) của Nga, nghiên 
cứu tính toán sự cố liên quan đến lò VVER sử 
dụng chương trình tính toán RELAP, hình thành 
đội ngũ cán bộ có thể thực hiện các tính toán phân 
tích diễn biến sự cố. Năm 2013, Viện đã thực hiện 
hoàn thành nhiệm vụ Thiết lập tiêu chí lựa chọn 
công nghệ điện hạt nhân cho EVN, giúp lựa chọn 
công nghệ cho các dự án nhà máy điện hạt nhân 
Ninh Thuận.
Đề tài “Nghiên cứu công nghệ điện hạt 
nhân được đề xuất cho dự án nhà máy điện hạt 
nhân Ninh Thuận 1 và dự án nhà máy điện hạt 
nhân Ninh Thuận 2 nhằm hỗ trợ thẩm định thiết 
kế cơ sở cho hai dự án” được triển khai trong 2 
năm 2014-2015 tại Viện NLNTVN đã tiến hành 
các nghiên cứu chuyên sâu hơn về đánh giá các 
thiết điện hạt nhân được lựa chọn, phân tích an 
toàn và đề xuất các thay đổi cần thiết đôi với thiết 
kế. Sau 2 năm thực hiện, các nhóm nghiên cứu 
về điện hạt nhân đã nâng cao khả năng hiểu biết 
công nghệ, phân tích đánh giá công nghệ điện hạt 
nhân nhằm có năng lực đáp ứng việc triển khai 
thẩm định các báo cáo Nghiên cứu khả thi (FS) 
và báo cáo phân tích an toàn của Ninh Thuận 1 và 
Ninh Thuận 2. Đây là năng lực cần thiết để triển 
khai chương trình điện hạt nhân của Việt Nam. 
Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra được đề 
xuất thay đổi trong thiết kế nhằm đáp ứng yêu 
cầu an toàn hậu Fukushima và yêu cầu đặc thù 
của Việt Nam.
Năm 2016-2017, với sự giúp đỡ của 
IAEA thông qua Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về “Thúc 
đẩy Chương trình phát triển an toàn lò phản ứng” 
Viện NLNTVN đã xây dựng một chương trình 
nghiên cứu an toàn lò phản ứng. Đây là chương 
trình nghiên cứu dài hạn, có tính chiến lược, tính 
kế thừa, nhằm xây dựng một số nhóm nghiên 
cứu liên quan đến an toàn lò hạt nhân trong Viện 
NLNTVN và một số đơn vị nghiên cứu khác, như 
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Đại học Bách 
khoa Hà Nội. Các nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện 
các nhiệm vụ khác nhau liên quan đến an toàn, 
như phân tích tính toán thủy nhiệt, thực nghiệm 
đối lưu tự nhiên, thay đổi đặc tính nhiên vật liệu 
trong lò hạt nhân, diễn biến cơ thủy nhiệt trong 
tòa nhà lò v.v. nhằm duy trì phát triển nguồn nhân 
lực và cơ sở hạ tầng nghiên cứu và đào tạo hướng 
đến hỗ cho chương trình điện hạt nhân của Việt 
Nam trong tương lai.
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
10 Số 57 - Tháng 12/2018
2. Ứng dụng bức xạ trong y tế
Viện NLNTVN đã có nhiều đóng góp tích 
cực trong việc điều chế các đồng vị và dược chất 
phóng xạ phục vụ y tế, sửa chữa và bảo dưỡng 
thiết bị, đào tạo cán bộ và tư vấn kỹ thuật, giúp 
mở rộng mạng lưới các cơ sở y học hạt nhân đã 
được hình thành trong cả nước với hơn 20 cơ sở 
phục vụ hiệu quả cho nhu cầu khám chữa bệnh 
của người dân. Một số công nghệ mới như xạ trị 
áp sát, khử trùng dụng cụ y tế và chế tạo màng 
trị bỏng bằng kỹ thuật bức xạ cũng đã được Viện 
nghiên cứu và chuyển giao cho ngành y tế.
Viện Nghiên cứu hạt nhân thuộc Viện 
NLNTVN đã xây dựng thành công quy trình 
đánh dấu 99mTc với TRODAT-1 phục vụ chẩn 
đoán bệnh Parkinson giai đoạn sớm và phân biệt 
hội chứng Parkinson. Viện đã nghiên cứu thiết 
lập quy trình chế tạo chế phẩm nano từ curcumin 
và chitosan bằng phương pháp chiếu xạ phối hợp 
xử lý hóa học để thăm dò khả năng làm lành vết 
thương và điều trị sẹo. Viện đã điều chế, cung cấp 
các dược chất phóng xạ và kit đánh dấu cho các 
cơ sở, bệnh viện trong nước với tần suất 2 tuần 1 
lần. Tính đến cuối năm 2017, tổng cộng 400 Ci 
đồng vị phóng xạ các loại đã được sản xuất và 
cung cấp cho các khoa Xạ trị, Y học hạt nhân tại 
các bệnh viện trong nước. Đặc biệt trong tháng 
10/2017, Viện đã tiến hành đợt xuất khẩu đồng vị 
phóng xạ đầu tiên sang Campuchia (máy phát Tc-
99m, I-131). Trung tâm Nghiên cứu và triển khai 
CNBX hiện nay đang phối hợp với doanh nghiệp 
triển khai lắp đặt máy gia tốc điều chế dược chất 
phóng xạ cho khu vực phía Nam
Ngoài ra, Viện NLNTVN còn cung cấp 
dịch vụ về định liều bức xạ chiếu ngoài cho nhân 
viên bức xạ góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng 
đồng.
3. Ứng dụng bức xạ trong công nghiệp
Viện NLNTVN đã thực hiện việc chuyển 
giao kỹ thuật NDT vào Việt Nam, đào tạo cán bộ, 
tổ chức triển khai hiệu quả kỹ thuật NDT để kiểm 
tra đánh giá chất lượng công trình giao thông và 
xây lắp; Thực hiện nghiên cứu thiết kế, bảo dưỡng 
kỹ thuật cho nhiều hệ điều khiển tự động bằng kỹ 
thuật hạt nhân (NCS) trong các nhà máy; Nghiên 
cứu và ứng dụng có hiệu quả kỹ thuật đánh dấu 
đồng vị phóng xạ trong khảo sát sa bồi các cảng 
biển, các hồ chứa nước thủy điện, kỹ thuật này 
cũng đã được áp dụng thành công trong ngành 
công nghiệp dầu khí như đánh giá lượng dầu dư 
bão hòa trong các giếng khoan, tối ưu quy trình 
khai thác để nâng cao hiệu suất thu hồi dầu và giải 
quyết một số vấn đề kỹ thuật trong thăm dò, khai 
thác và chế biến dầu khí. Viện cũng đã thắng thầu 
quốc tế trong dịch vụ kỹ thuật đánh dấu cho công 
nghiệp dầu khí của Cô-oét và Các Tiểu Vương 
quốc Ả Rập. Viện đã phát triển hệ thiết bị chụp 
ảnh bức xạ kỹ thuật số và được IAEA đặt hàng để 
cung cấp cho 6 nước trong khu vực phục vụ huấn 
luyện và đào tạo cán bộ.
Trung tâm Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân 
trong công nghiệp (CANTI) và Trung tâm Đánh 
giá không phá hủy (NDE) đã đưa nhiều kết quả 
ứng dụng vào thực tế, như kỹ thuật dòng điện 
xoáy (ECT) kết hợp với các kỹ thuật MFL.RFT, 
IRIS đã được đào tạo và chuyển giao dịch vụ cho 
nhà máy Fomosa Hà Tĩnh, Nhiệt điện Nghi Sơn, 
Nhiệt điện Mông Dương,... mở ra khả năng dịch 
vụ NDT mới. Ngoài ra hai đơn vị này còn xây 
dựng chương trình và tài liệu đào tạo Phương 
pháp kiểm tra trực quan để đào tạo nguồn nhân 
lực cho ngành, triển khai các dự án giám sát, dự 
án NDT, chương trình giảng dạy đào tạo kỹ thuật 
viên cho nhiều đơn vị đăng kiểm, giám sát, triển 
khai NDT như Cục Đăng kiểm Việt Nam, Công 
ty Peb Steel, Công ty Fomosa, Apave,...
4. Ứng dụng bức xạ trong nông nghiệp
Viện NLNTVN đã tiến hành nghiên cứu 
tạo giống bằng kỹ thuật đột biến phóng xạ cho 
một số loại cây trồng như lúa, khoai tây, hoa 
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
11Số 57 - Tháng 12/2018
cúc,... Viện đã nghiên cứu và sản xuất thành 
công chế phẩm kích thích tăng trưởng và bảo vệ 
thực vật bằng công nghệ bức xạ với năng suất 
tăng 20-30% cho nhiều loại cây, thử nghiệm kỹ 
thuật chiếu xạ để khử trùng cơ chất trồng nấm 
thực phẩm, nấm dược phẩm cao cấp phục vụ xuất 
khẩu, chuyển giao quy trình trồng một số loại 
nấm quý như linh chi, bào ngư cho nông dân.
Viện NCHN đã nghiên cứu sản xuất thử 
nghiệm chế phẩm nano bạc/chitosan tan trong 
nước bằng phương pháp chiếu xạ gamma để 
phòng và trị bệnh cho cây trồng.
Từ kết quả nghiên cứu, Trung tâm Chiếu 
xạ Hà Nội thuộc Viện NLNTVN đã ký kết hợp 
đồng cung cấp sản phẩm nghiên cứu khoa học 
(chế phẩm tăng hiệu suất sử dụng phân bón lá) 
với Công ty Cổ phần thương mại sản xuất dịch 
vụ Thái Dương. 
5. Ứng dụng bức xạ trong chiếu xạ
Với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên 
môn cao, làm chủ các quy trình nghiên cứu, 
ứng dụng công nghệ bức xạ, Viện NLNTVN là 
đơn vị đi đầu trong nghiên cứu triển - khai ứng 
dụng công nghệ bức xạ ở Việt Nam và là đơn 
vị tiên phong trong cả nước về việc chuyển giao 
công nghệ trong lĩnh vực này. Những hoạt động 
nghiên cứu thử nghiệm ban đầu của Viện đến nay 
đã góp phần hình thành nhiều cơ sở chiếu xạ quy 
mô công nghiệp để khử trùng dụng cụ y tế và 
thanh trùng, bảo quản nông sản, thủy sản trong 
cả nước, tạo điều kiện để các doanh nghiệp xuất 
khẩu hải sản, nông sản ra nước ngoài, tăng nguồn 
thu ngoại tệ về cho đất nước. 
Trung tâm Nghiên cứu và triển khai 
công nghệ bức xạ (VINAGAMMA) trực thuộc 
Viện NLNTVN đã vận hành và khai thác an toàn 
máy chiếu xạ chùm tia điện tử và máy chiếu xạ 
nguồn Co-60 theo hệ thống quản lý chất lượng 
ISO 9001:2008, phục vụ cho các nghiên cứu 
ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ bức xạ. Năm 
2017, Trung tâm đã thay đổi, bổ sung các quy 
trình, quy định trong vận hành thiết bị, quy định 
về xử lý và bảo quản hàng hóa của khách hàng. 
Doanh số năm 2017 của Trung tâm đã tăng lên 
46 tỷ đồng (so với 37 tỷ đồng năm 2016). Trung 
tâm đã hỗ trợ tích cực cho dự án Chiếu xạ của 
Viện NLNTVN đang xây dựng tại Đà Nẵng, cùng 
với Sở KH&CN Đồng Nai thiết kế xây dựng dây 
chuyền chiếu xạ mới đặt tại Đồng Nai phục vụ 
xuất khẩu. Ngoài ra Trung tâm VINAGAMMA 
đã được tổng cục Thủy sản cấp phép lưu hành chế 
phẩm Oligochitosan dùng chế biến thức ăn gia 
súc đạt hiệu quả cao và kháng bệnh.
Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (trực thuộc 
Viện NLNTVN) đã tích cực, chủ động phối hợp 
với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hỗ 
trợ các doanh nghiệp và người dân trong việc 
chiếu xạ xuất khẩu vải, nhãn sang Úc, góp phần 
mở rộng đầu ra cho sản phẩm, tránh được việc 
mất giá khi xuất sang Trung Quốc. Năm 2017, 
Trung tâm đã hoàn thành việc đo và lập bản đồ 
phân bố liều trong sản phẩm chiếu xạ, xây dựng 
và hoàn thiện các quy trình vận hành chiếu xạ 
chuẩn cho các sản phẩm mới như xoài Sơn La, 
được Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc cấp 
phép chiếu xạ kiểm dịch xuất khẩu sang Úc.
6. Nghiên cứu phát triển năng lực hỗ trợ kỹ 
thuật về đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường
Viện NLNTVN đã thực hiện tốt nhiệm 
vụ theo dõi phóng xạ môi trường của Việt Nam, 
bước đầu hình thành cơ sở dữ liệu phông phóng 
xạ môi trường của Việt Nam trước khi có nhà máy 
điện hạt nhân và thường xuyên theo dõi, cảnh báo 
về hiện trạng phóng xạ môi trường; nghiên cứu, 
đánh giá và đề xuất giải pháp hạn chế, khắc phục 
tình trạng ô nhiễm các nguyên tố kim loại nặng, 
độc hại trong các môi trường nước và trong một 
số loại sinh vật ở một số thành phố lớn; xử lý và 
chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm cho một số 
cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ cũng như nước thải 
của một số nhà máy công nghiệp.
THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN
12 Số 57 - Tháng 12/2018
Viện NLNTVN đã triển khai ứng dụng 
kỹ thuật thủy văn đồng vị trong nghiên cứu đánh 
giá nguồn gốc, tuổi, lượng bổ cấp, vận tốc chảy, 
hướng chảy, lưu lượng, độ phân tán, thời gian 
lưu, nguồn gốc ô nhiễm, tình trạng ô nhiễm và 
khả năng mặn hóa các nguồn nước ngầm của các 
khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một 
số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại phòng 
thí nghiệm Thủy văn đồng vị của Viện là cơ sở 
nghiên cứu mạnh nhất Đông Nam Á. Những kết 
quả nghiên cứu của Viện đã đóng góp tích cực 
cho công tác quản lý tài nguyên nước ngầm của 
Việt Nam.
Viện NLNTVN đang tổ chức nghiên cứu 
đánh giá khả năng phát tán và ảnh hưởng phóng 
xạ từ các nhà máy điện hạt nhân Cảng Phòng 
Thành và Xương Giang đến Việt Nam. Viện đã 
duy trì, cập nhật và bổ sung số liệu quan trắc 
phóng xạ môi trường tại phía Bắc, phía Nam và 
Ninh Thuận.
Năm 2017, Viện NCHN đã được Bộ 
Tài nguyên và Môi trường cấp chứng nhận 
VIMCERTS 204 đủ điều kiện hoạt động 12 dịch 
vụ quan trắc môi trường với 20 thông số quan 
trắc hiện trường và 150 thông số phân tích môi 
trường tại phòng thí nghiệm bao gồm cả chỉ tiêu 
phóng xạ và không phóng xạ trên các đối tượng 
mẫu môi trường như nước mặt, nước dưới đất, 
nước thải, không khí xung quanh và môi trường 
lao động, đất, trầm tích và thực vật theo quy định 
tại Nghị định số 127/2014/NĐ-CP năm 2014 của 
Chính phủ.
Viện KH&KTHN thuộc Viện NLNTVN 
đã xây dựng quy trình xác định tỷ số đồng vị 18O 
và 2H trên hệ phổ kế lazer để phân tích các mẫu 
nước áp dụng xác định nguồn gốc nước ngầm 
khu vực phía Nam Hà Nội. Viện đang nghiên cứu 
sử dụng kỹ thuật đồng vị để đánh giá khả năng 
tích lũy CO
2
 trong đất của một số mô hình canh 
tác nông nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ.
Đối với môi trường biển, Viện NCHN đã 
nghiên cứu phát triển hệ thiết bị tách làm giàu 
và phân tích các đồng vị sống ngắn 223Ra và 
224Ra theo nguyên lý đo anpha trùng phùng chậm 
(RaDeCC). Xây dựng phương pháp mới sử dụng 
các đồng vị radi tự nhiên để xác định thời gian 
lưu, hệ số khuếch tán của nước biển ven bờ về 
quá trình động học của nước biển gần bờ để đưa 
vào mô hình đánh giá sự cân bằng hóa học, sinh 
thái biển. Xây dựng quy trình phân tích các đồng 
vị 239Pu và 240Pu trong mẫu nước biển bằng ICP-
MS.
Trong lĩnh vực xử lý các loại chất thải 
bằng công nghệ chiếu xạ gamma và công nghệ 
chùm điện tử gia tốc, Viện NLNTVN hiện đang 
thực hiện các nghiên cứu ứng dụng công nghệ 
chùm điện tử gia tốc để xử lý các chất thải nguy 
hại dạng khí và lỏng.
IV. KẾT LUẬN
Viện NLNTVN đã đạt được nhiều thành 
tựu trong nghiên cứu, phát triển, triển khai ứng 
dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực 
NLNT, có nhiều đóng góp đáng kể phục vụ phát 
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với đội ngũ 
cán bộ có trình độ chuyên môn cao, làm chủ các 
quy trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bức 
xạ, Viện NLNTVN là đơn vị đi đầu trong nghiên 
cứu triển - khai ứng dụng công nghệ bức xạ ở 
Việt Nam và là đơn vị tiên phong trong cả nước 
về việc chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực 
này. Năm 2018, Viện NLNTVN đã chọn chủ đề 
hướng tới là “Phát triển bền vững dựa vào khoa 
học công nghệ”. Đây là một định hướng quan 
trọng có tính chiến lược nhằm khuyến khích thúc 
đẩy các đơn vị trực thuộc và toàn Viện phát triển 
bền vững, lấy khoa học công nghệ làm nền tảng 
cho phát triển bền vững này. 
Trần Ngọc Toàn
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

File đính kèm:

  • pdfnhiem_vu_trong_tam_va_dinh_huong_nghien_cuu_trien_khai_cua_v.pdf