Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến khám tại bệnh viện trường Đại học y khoa Thái Nguyên

Mục tiêu: Mô tả thực trạng viêm nhiễm sinh dục dƣới ở bệnh nhân khám phụ

khoa tại bệnh viện Trƣờng đại học Y khoa Thái Nguyên. Đối tƣợng: 630 bệnh

nhân đƣợc khám và chẩn đoán viêm nhiễm sinh dục dƣới bằng lâm sàng và

xét nghiệm dịch âm đạo tại BV Trƣờng Đại học Y khoa Thái Nguyên.

Phƣơng pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ Nhiễm trùng

sinh dục dƣới: 20,8%. Đối tƣợng ở độ tuổi trung bình 33,2 ± 8,6 tuổi, tuổi ≤ 24

chiếm 25,9%; chƣa có chồng 20,5%; chƣa sinh con 23,2%; tỉ lệ nhiễm trùng

đƣờng sinh dục dƣới có ít nhất một hình thái tổn thƣơng trên lâm sàng là 87,2%:

nhiễm trùng âm đạo: 75,4%, nhiễm trùng cổ tử cung: 57,5%. Tác nhân gây bệnh:

nấm Candida 23,5%; Chlamydia trachomatis 5,1%, Trichomonas vaginalis 9,7%.

pdf 8 trang kimcuc 2260
Bạn đang xem tài liệu "Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến khám tại bệnh viện trường Đại học y khoa Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến khám tại bệnh viện trường Đại học y khoa Thái Nguyên

Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm nhiễm đường sinh dục dưới đến khám tại bệnh viện trường Đại học y khoa Thái Nguyên
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 126 
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN 
VIÊM NHIỄM ĐƢỜNG SINH DỤC DƢỚI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN 
Phạm Mỹ Hoài, Hoàng Quốc Huy, Hoàng Thị Hường 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Mô tả thực trạng viêm nhiễm sinh dục dƣới ở bệnh nhân khám phụ 
khoa tại bệnh viện Trƣờng đại học Y khoa Thái Nguyên. Đối tƣợng: 630 bệnh 
nhân đƣợc khám và chẩn đoán viêm nhiễm sinh dục dƣới bằng lâm sàng và 
xét nghiệm dịch âm đạo tại BV Trƣờng Đại học Y khoa Thái Nguyên. 
Phƣơng pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ Nhiễm trùng 
sinh dục dƣới: 20,8%. Đối tƣợng ở độ tuổi trung bình 33,2 ± 8,6 tuổi, tuổi ≤ 24 
chiếm 25,9%; chƣa có chồng 20,5%; chƣa sinh con 23,2%; tỉ lệ nhiễm trùng 
đƣờng sinh dục dƣới có ít nhất một hình thái tổn thƣơng trên lâm sàng là 87,2%: 
nhiễm trùng âm đạo: 75,4%, nhiễm trùng cổ tử cung: 57,5%. Tác nhân gây bệnh: 
nấm Candida 23,5%; Chlamydia trachomatis 5,1%, Trichomonas vaginalis 9,7%. 
Từ khóa: nhiễm trùng dƣờng sinh dục dƣới 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiễm trùng đƣờng sinh dục dƣới là một trong những bệnh phụ khoa thƣờng gặp 
nhất ở phụ nữ chiếm tỉ lệ 78,4% trong số phụ nữ đã có chồng trong độ tuổi sinh đẻ. 
Những nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 20% tổng số phụ nữ đến khám tại các cơ 
sở y tế là do nhiễm trùng đƣờng sinh dục dƣới [6] 
Nhiễm trùng đƣờng sinh dục dƣới là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn ảnh hƣởng đến 
sức khỏe, đời sống, khả năng lao động và đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Nếu không đƣợc phát 
hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nặng nề nhƣ: viêm tiểu khung, 
chửa ngoài tử cung, vô sinh về lâu dài các tổn thƣơng cổ tử cung nếu không đƣợc điều trị 
sẽ trở thành ung thƣ cổ tử cung 
Trong những năm gần đây, công tác phòng và điều trị bệnh nhiễm khuẩn đƣờng sinh 
dục là một trong mƣời nội dung chính của công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản của nƣớc 
ta [6]. Đây là một vấn đề thuộc y tế công cộng ở những nƣớc đã và đang phát triển, bệnh 
rất phổ biến, rất khó ƣớc lƣợng về tỉ lệ mắc giữa các vùng, sự khác nhau này phụ thuộc 
vào đặc điểm của các cá thể trong quần thể nghiên cứu, tập quán sinh hoạt, vệ sinh cá 
nhân, tính chất gây bệnh của vi sinh vật. Tại địa bàn nghiên cứu của chúng tôi là một 
phƣờng thuộc thành phố Thái Nguyên, nơi có nhiều trƣờng Đại học và cao đẳng, nơi đầu 
mối của các phƣơng tiện giao thông, ngƣời dân sống đa ngành nghề, nhận thức về các 
bệnh nhiễm trùng đƣờng sinh dục chƣa cao, phần lớn phụ nữ thiếu hiểu biết về bệnh, thái 
độ và hành vi chƣa đúng trong việc phòng và điều trị bệnh, vì vậy chúng tôi tiến hành đề 
tài này nhằm mục tiêu: 
Mô tả thực trạng viêm nhiễm sinh dục dưới ở bệnh nhân khám phụ khoa tại bệnh 
viện Trường đại học khoa Thái Nguyên 
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 
Những bệnh nhân đƣợc chẩn đoán là viêm nhiễm sinh dục dƣới khi đến khám 
phụ khoa tại BV Trƣờng Đại học Y khoa Thái Nguyên 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 127 
* Tiêu chuẩn lự chọn 
- Bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng của viêm nhiễm sinh dục dƣới 
- Kết quả xét nghiệm có tác nhân gây bệnh: nấm, Trichomonas vaginalis, Chlamydia 
và một số vi khuẩn thƣờng gặp khác. 
- Đã có quan hệ tình dục. 
* Tiêu chuẩn loại trừ 
- Ngƣời bệnh đang có kinh nguyệt. 
- Ngƣời bệnh bị tâm thần. 
- Những ngƣời đặt thuốc âm đạo 3 ngày trƣớc khi đến khám. 
Địa điểm nghiên cứu: Khoa Sản Bệnh viện Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên 
Thời gi n nghiên cứu: từ 1/1/2015 đến 30/9/2015. 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 
Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy mẫu thuận tiện, tất cả các bệnh nhân đến khám và đƣợc 
chẩn đoán viêm sinh dục dƣới bằng lâm sàng và xét nghiệm trong thời gian nghiên cứu 
Các biến số nghiên cứu 
* Tuổi, nghề nghiệp, đị dư. 
* Tiền sử sản phụ kho :sinh đẻ, nạo hút th i, mắc bệnh viêm sinh dục 
* Các biện pháp tránh th i đ ng sử dụng 
* Tính chất khí hư 
* Vị trí tổn thương 
* Hình thái lâm sàng 
* Tác nhân gây bệnh 
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 
Các số liệu thu thập sẽ đƣợc xử lý trên máy vi tính theo phần mềm SPSS 16.0 của Tổ 
chức Y tế Thế giới. 
Các thuật toán đƣợc sử dụng: tính tỷ lệ %, kiểm định so sánh bằng test 2 để xác định 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai tỷ lệ (p < 0,05) với độ tin cậy 95%. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Qua nghiên cứu 630 bệnh nhân chẩn đoán là viêm nhiễm sinh dục dƣới tại Bệnh viện 
trƣờng ĐHYKTN từ tháng 1/2015 đến tháng 9/2015 chúng tôi có kết quả sau: 
3.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu 
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi đối tượng nghiên cứu 
Nhóm tuổi Số lƣợng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ cộng dồn (%) 
< 20 34 5,4 5,4 
20 – 24 129 20,5 25,9 
25 – 29 151 24,0 49,9 
30 – 34 141 22,4 72,3 
35 – 39 82 13,0 85,3 
40 – 44 57 9,0 94,3 
≥ 45 36 5,7 100 
Tổng số 630 100,0 
*Nhận xét: tuổi thấp nhất: 16, cao nhất: 62 tuổi. Độ tuổi trung bình là 30,4 ± 6,7. Phụ 
nữ đến khám chiếm tỉ lệ cao nhất ở 2 nhóm tuổi 25 - 34 là 46,4%, nhóm tuổi ≤ 24 chiếm 
tỷ lệ đáng kể: 25,9% 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 128 
Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp 
Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Học sinh, sinh viên 115 18,2 
Cán bộ viên chức, công nhân 242 38,4 
Nông dân 158 25,2 
Khác (buôn bán, nội trợ) 115 18,2 
Tổng số 630 100,0 
*Nhận xét: Nghề nghiệp của đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là cán bộ, công nhân, viên 
chức chiếm 38,4%; nông dân chiếm 25,2% 
Bảng 3.3. Đặc điểm về đị dư 
Địa dƣ Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Thành thị 431 68,4 
Nông thôn 199 31,6 
Tổng số 630 100 
*Nhận xét: Số phụ nữ ở nông thôn chiếm tỉ lệ: 31,6%, số phụ nữ ở thành thị: 68,4%. 
Bảng 3.4. Đặc điểm về tình trạng hôn nhân 
Đặc điểm về hôn nhân Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Chƣa có chồng 129 20,5 
Đã có chồng 467 74,1 
Li dị, góa chồng 34 5,4 
Tổng số 630 100,0 
*Nhận xét: có 74,1% phụ nữ đã có gia đình và đang ở cùng chồng, 20,5% số phụ nữ 
chƣa lấy chồng 
Bảng 3.5. Tiền sử sinh con 
Tiền sử sinh con Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Chƣa sinh con 146 23,2 
Đã sinh con 484 76,8 
Tổng số 630 100,0 
*Nhận xét: số phụ nữ đã từng sinh con là (76,8%) và 23,2% phụ nữ chƣa sinh con lần nào. 
Bảng 3.6. Tiền sử nạo, hút thai 
Tiền sử nạo, hút thai Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Chƣa 243 38,6 
Đã từng 387 61,4 
Tổng số 630 100,0 
*Nhận xét: số phụ nữ có tiền sử đã nạo, hút thai chiếm tỉ lệ 61,4%; 38,6% số phụ nữ 
tiền sử chƣa nạo, hút thai. 
Bảng 3.7. Tiền sử mắc nhiễm trùng đường sinh dục dưới 
Tiền sử mắc NTĐSDD Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Có 396 62,8 
Không 234 37,2 
Tổng số 140 100,0 
*Nhận xét: Số phụ nữ có tiền sử mắc NTĐSDD là 396 ngƣời, chiếm tỉ lệ 62,8%, cao 
hơn số phụ nữ chƣa mắc bệnh này (37,2%). 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 129 
Bảng 3.8. Biện pháp tránh th i đ ng áp dụng 
Biện pháp tránh thai Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Không dùng 131 20,8 
Dụng cụ tử cung 188 29,8 
Thuốc tránh thai 141 22,4 
Bao cao su 117 18,6 
Khác 53 8,4 
Tổng số 630 100,0 
*Nhận xét: nhóm phụ nữ có biện pháp tránh thai là đặt dụng cụ tử cung có tỉ lệ cao 
nhất là 29,8%. 
3.2. Tỷ lệ và một số tác nhân gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới 
Tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh dục dưới: 
Trong thời gian nghiên cứu có 630 bệnh nhân chẩn đoán viêm nhiễm đƣờng sinh dục 
dƣới trên tổng số 3016 bệnh nhân đến khám phụ khoa chiếm tỷ lệ 20.8% 
3.2.1. Kết quả khám lâm sàng nhiễm trùng đường sinh dục dưới 
Bảng 3.9. Tính chất khí hư 
Tính chất khí hƣ Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Trong thuần nhất 54 8,6 
Trắng xám đồng nhất 89 14,1 
Nhƣ bột, vón cục vào AĐ 134 21,3 
Vàng xanh, có bọt 68 10,8 
Lẫn dịch nhầy 119 18,9 
Nhƣ mủ 156 24,7 
Lẫn máu 10 1,6 
Tổng số 630 100,0 
*Nhận xét: khí hƣ giống nhƣ mủ chiếm tỉ lệ cao nhất: 24,7%. 
Bảng 3.10. Các hình thái lâm sàng của nhiễm trùng đường sinh dục dưới 
Hình thái lâm sàng Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Nhiễm trùng âm hộ đơn thuần 2 0,3 
Nhiễm trùng âm đạo đơn thuần 154 24,4 
Viêm cổ tử cung đơn thuần 99 15,7 
Nhiễm trùng âm hộ + nhiễm trùng âm đạo 58 9,2 
Nhiễm trùng âm đạo+ Viêm CTC 242 38,4 
Nhiễm trùng âm hộ+nhiễm trùng âm đạo+ viêm CTC 21 3,3 
Không có tổn thƣơng nhiễm trùng trên lâm sàng 54 8,6 
Tổng số 630 100,0 
*Nhận xét: có 91,4% số phụ nữ có biểu hiện NTĐSDD trên lâm sàng, trong các hình 
thái viêm đơn thuần thì viêm âm đạo chiếm tỷ lệ cao nhất (24,4%), trong hình thái viêm 
nhiễn kết hợp nhóm phụ nữ có biểu hiện viêm âm đạo + Viêm CTC chiếm tỉ lệ cao nhất 
38,4%; có 8,6% phụ nữ không có biểu hiện viêm trên lâm sàng. 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 130 
Bảng 3.11. Tỷ lệ viêm đường sinh dục dưới theo vị trí tổn thương 
Vị trí tổn thƣơng Số lƣợng Tỉ lệ (%) 
Nhiễm trùng âm hộ 65 10,3 
Nhiễm trùng âm đạo 475 75,4 
Viêm cổ tử cung 362 57,5 
*Nhận xét: Viêm âm đạo chiếm tỉ lệ cao nhất là 75,4%, viêm cổ tử cung chiếm 
57,5%, viêm âm hộ chiếm 10,3%. 
3.2.2. Tác nhân gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới 
Bảng 3.12. Tác nhân gây nhiễm trùng đường sinh dục dưới 
Tác nhân Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Nấm Candida 148 23,5 
Trichomonas vaginalis 61 9,7 
Chlamydia trachomatis 32 5,1 
Cầu khuẩn Gram (+) 202 32,1 
Trực khuẩn Gram (-) 364 57,8 
*Nhận xét: Tác nhân gây nhiễm khuẩn do trực khuẩn Gram (-) chiếm tỉ lệ cao nhất là 
57,8%, tiếp theo cầu khuẩn Gram (+) chiếm 32,1%, nhiễm nấm Candida (23,5%), thấp 
nhất là nhiễm Chlamydia (5,1%) 
Bảng 3.13. Tỷ lệ nhiễm phối hợp các tác nhân 
Số tác nhân gây bệnh Số lƣợng Tỷ lệ (%) 
Một 190 30,2 
Hai 287 45,6 
Ba 153 24,2 
Tổng 630 100 
*Nhận xét: Nhóm phụ nữ mắc NTĐSDD do nhiễm hai loại tác nhân chiếm tỉ lệ cao 
nhất 45,6% 
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa viêm âm đạo và nhiễm nấm Candida 
 Viêm AĐ 
Candida 
Số điều 
tra 
Có viêm 
(n = 529) 
Không viêm 
(n = 101) p 
SL % SL % 
Dƣơng tính 148 138 93,2 10 6,8 
<0,05 Âm tính 482 389 80,7 135 28,0 
Tổng số 630 529 83,9 145 23,0 
*Nhận xét: Nhóm phụ nữ viêm âm đạo có nguy cơ nhiễm nấm Candida tăng cao so 
với nhóm phụ nữ không viêm âm đạo, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa viêm cổ tử cung và nhiễm Chlamydia 
 Viêm CTC 
Chlamydia 
Tổng 
Có viêm 
(n=268) 
Không viêm 
(n=84) P 
SL % SL % 
Dƣơng tính 32 21 67,8 11 32,2 
<0,05 Âm tính 598 247 41,3 351 58,7 
Tổng số 630 268 42,6 362 57,4 
*Nhận xét: Nhóm phụ nữ viêm cổ tử cung trên lâm sàng có nguy cơ nhiễm 
Chlamydia cao hơn so với nhóm không viêm cổ tử cung, sự khác biệt này có ý nghĩa 
thống kê với p < 0,05. 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 131 
4. BÀN LUẬN 
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 
*Tuổi 
Tuổi là đặc trƣng quan trọng nhất, nhìn chung các lứa tuổi khác nhau có những nguy 
cơ về mặt sinh học, xã hội khác nhau. 
Qua bảng 3.1 trình bày kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đối tƣợng nghiên 
cứu trong nhóm tuổi từ 25 - 34 chiếm tỉ lệ cao nhất là 46,4%, tỷ lệ này thấp hơn so với 
nghiên cứu của Hoàng thị Thúy Vinh [7] là 51,4%, nhƣng nhóm tuổi dƣới 24 của chúng 
tôi chiếm tỷ lệ 25,9% cao hơn so với tác giả là 13,6%, có thể do địa điểm nghiên cứu của 
chúng tôi gần các trƣờng cao đẳng, đại học, các khu công nghiệp có nhiều nhà máy, xí 
nghiệp; hơn nữa một lý do tỷ lệ mắc ở tuổi này cao do các đối tƣợng chƣa có kiến thức 
để tự bảo vệ tránh các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dụcNhóm tuổi ≥ 45, tuy chiếm 
tỷ lệ thấp nhất 5,7%, ngoài nguyên nhân viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới do nhiễm tác 
nhân gây bệnh còn do yếu tố nội tiết suy giảm ở thời kỳ tiền mạn kinh, vì vậy ngoài việc 
điều trị bằng các thuốc kháng sinh đặc hiệu còn phải dùng thuốc nội tiết mới có hiệu quả 
trong điều trị viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới ở lứa tuổi này. 
*Nghề nghiệp 
Chiếm tỷ lệ cao nhất là đối tƣợng cán bộ viên chức, công nhân (38,4%). Chiếm tỉ 
lệ không nhỏ 18,2% là học sinh, sinh viên (tuổi thấp nhất 16), đối tƣợng này cần đƣợc 
quan tâm để tuyên truyền, giáo dục vì bệnh lý viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới có thể 
gấy ảnh hƣởng đến chức năng sinh đẻ sau này. 
*Đị dư 
Theo các nghiên cứu khác, tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm đƣờng sinh dục dƣới 
thƣờng ở nông thôn cao hơn so với thành thị do tình trạng dân trí thấp hơn, thiếu nƣớc 
sạch, thiếu dịch vụ y tế, tỉ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch hố xí hợp vệ sinh còn thấp, 
ảnh hƣởng rõ rệt đến nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đƣờng sinh dục dƣới. Kết quả 
nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ đối tƣợng ở thành thị (67,4%) cao hơn so với ở nông thôn 
(32,6%), do màng lƣới y tế cơ sở phát triển, địa bàn nghiên cứu của chúng tôi nằm ở 
trung tâm thành phố. 
*T nh trạng h n nhân 
Về tình trạng hôn nhân của phụ nữ trong nghiên cứu cho thấy 20,5% số phụ nữ chƣa có 
chồng, tỷ lệ này tƣơng đối cao cho thấy nguy cơ có thể ảnh hƣởng đến khả năng sinh đẻ của 
nhóm đối tƣợng này vì một trong những hậu quả của NTĐSDD là gây vô sinh. 
*Tiền sử sản kho 
Phụ nữ có tiền sử đã từng sinh con ít nhất một lần trong nghiên cứu này chiếm tỉ lệ 
76,8% tƣơng đƣơng với nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy Vinh (78,2%). 
Nghiên cứu này cho thấy phụ nữ có tiền sử đã từng nạo, hút thai chiếm tỉ lệ 61,4%, 
kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy Vinh (47,9%) 
tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Tiên Dung tại Thái Bình (68,2%) 
*Tiền sử phụ kho 
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy có 37,2% số phụ nữ chƣa từng mắc các bệnh viêm 
đƣờng sinh dục dƣới, có 62,8% số phụ nữ có tiền sử đã từng mắc và điều trị bệnh viêm 
đƣờng sinh dục dƣới, thấp hơn nghiên cứu của Đỗ Thị Tiên Dung (70,2%), tƣơng đƣơng 
với nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy Vinh (64,3%) số phụ nữ có tiền sử đã từng mắc và 
điều trị bệnh viêm đƣờng sinh dục dƣới [19]. 
*Các biện pháp tránh th i đ ng dùng 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 132 
Biểu đồ 3.2 cho thấy phụ nữ không áp dụng biện pháp tránh thai chiếm tỉ lệ 19,8%, số 
phụ nữ đang dùng biện pháp tránh thai (BPTT) chiếm tỉ lệ 80,2%, trong đó số phụ nữ 
đang sử dụng biện pháp đặt dụng cụ tử cung (DCTC) tránh thai chiếm 20,8%, sử dụng 
bao cao su chiếm 18,6%, có 22,4% số phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai và 18,4% sử dụng 
BPTT tự nhiên khác; 
Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai trong nghiên cứu của chúng tôi so với các 
nghiên cứu khác, cho thấy tỷ lệ sử dụng DCTC thấp hơn, dùng BSC thấp hơn, tỷ lệ uống 
thuốc tránh thai và áp dụng các biện pháp khác cao hơn 
5. KẾT LUẬN 
Thực trạng nhiễm trùng đƣờng sinh dục dƣới của bệnh nhân đến khám phụ khoa tại 
Bệnh viện Trƣờng ĐH y khoa TN 
- Tỷ lệ Nhiễm trùng sinh dục dƣới / tổng số khám phụ khoa: 20,8% 
- Đối tƣợng bệnh nhân nhiễm trùng đƣờng sinh dục dƣới ở độ tuổi trung bình 33,2 ± 
8,6 tuổi trong đó ≤ 24 tuổi chiếm 25,9%; chƣa có chồng chiếm 20,5%; chƣa sinh con 
chiếm 23,2% 
- Tỉ lệ nhiễm trùng đƣờng sinh dục dƣới có ít nhất một hình thái tổn thƣơng trên lâm 
sàng là 87,2%: 
+ Nhiễm trùng âm đạo: 75,4%. 
+ Nhiễm trùng cổ tử cung: 57,5%. 
+ Nhiễm trùng âm đạo kết hợp với cổ tử cung: 38,4%. 
- Các tác nhân gây bệnh: 
+ Nấm Candida chiếm tỉ lệ 23,5%. 
+ Chlamydia trachomatis chiếm tỉ lệ 5,1%. 
+ Trichomonas vaginalis chiếm tỉ lệ là 9,7%. 
+ Cầu khuẩn Gram (+): 32,1% 
+ Trực khuẩn Gram (-): 57,8% 
- Mối liên quan giữa viêm âm đạo, cổ tử cung với tác nhân gây bệnh : 
+ Nhóm phụ nữ viêm cổ tử cung trên lâm sàng có nguy cơ nhiễm Chlamydia cao hơn 
so với nhóm không viêm cổ tử cung 
+ Nhóm phụ nữ viêm âm đạo có nguy cơ nhiễm nấm Candida tăng cao so với nhóm 
phụ nữ không viêm âm đạo 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng việt 
1. Nguyễn Duy Ánh, (2010) Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ củ viêm nhiễm đường 
sinh dục dưới ở phụ nữ Hà Nội từ 18-49 tuổi đã có chồng, Luận án Tiến sĩ y học,Trƣờng 
Đại học YHà Nội. 
2. Lê Hoài Chƣơng (2013), “Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường 
sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ kho tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Tạp chí 
Y học thực hành số 5,tr66-69. 
3. Đỗ Thị Tiến Dung (2011), Nghiên cứu thực trạng nhiễm trùng đường sinh dục 
dưới ở phụ nữ có chồng đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Thái b nh năm 2011, Luận 
văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, trƣờng Đại học Y Thái Bình. 
4. Nguyễn Văn Học (2011), “Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dướitại 
quận Hồng bàng thành phố Hải Phòng năm 2010”,Tạp chí Y học Việt nam, Tập 379 (số 
2), Tháng 3-2011, tr 62-65. 
5. Phạm Thị Khanh (2010), Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đƣờng sinh dục dƣới 
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 
 133 
và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18-45, tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá, Luận 
văn tốt nghiệp Bác sỹ chuyên khoa cấp II, Trƣờng Đại học Y Hà Nội. 
6. Phạm Bá Nha (2010). “Viêm nhiễm đường sinh dục”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 
tr54-60,67 – 96. 
7. Hoàng Thị Thúy Vinh (2014), “Thực trạng và kết quả điều trị nhiễm trùng đƣờng 
sinh dục dƣới tại bệnh viện Sản nhi Bắc Giang”, Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp II, 
Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên. 
Tài liệu tiếng Anh 
8. Arechavala AI, Bianchi MH, Robles Am, et (2007), “Identification and 
susceptibility against fluconnazole and albaconnazole of 100 yeasts‟ strains isolated from 
vaginal discharge”, Rev Iberoam Micol.31;24(4); pp 305-308. 
9. Diana Curran, MD,FACOG (2010), “Bacterial Vaginosis”, Assistant Professor, 
Residency Programe Director, Department of obstetric and Gynecology, University of 
Michigan health Systems Sep 22,2010. 
10. Graver MA, Wade JJ(2011), “The role of acidification in the inhibition of 
Neisseria gonorrhoeae by vaginal lactobacilli during anaerobic growth”, Ann Clin 
Microbiol Antimicrob. 17;10, pp8-8. 
11. Zimba TF, Apalata T,Sturm WA, Moodley P(2011),” Aetiology of sexually 
transmitted infections in Maputo, Mozambique”, J Infect Dev Ctries.1;5(1), pp41-47. 
STUDY ON SUBCLINICAL AND CLINICAL CHARACTERISTICS IN WOMEN 
WITH LOWER GENITAL INFECTION AT HOSPITAL OF THAI NGUYEN 
UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY 
By Pham My Hoai, Hoang Quoc Huy, Hoang Thi Huong 
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy 
SUMMARY 
Objective: To describe the status of lower genital infection in patients examined 
and treated at hospital of Thai Nguyên University of Medicine and Pharmacy. 
Subjects: 630 patients were examined and diagnosed with lower genital infection 
through clinical examination and lab test of vaginal discharge at hospital of Thai 
Nguyên University of Medicine and Pharmacy. Method: cross-sectional 
descriptive study used in the study. Results: The prevalence rate of lower 
genital tract infections was 20.8%. Subjects with a mean age: 33.2 ± 8.6 years, 
and ≤ 24 years accounted for 25,9%; unmarried was 20,5%; no birth was 23.2%; 
the proportion of lower genital tract infections had at least one lesion type on 
clinical sign was 87. 2%: vaginal infectionwas 75.4%, cervical infection was 
57.5%. Pathogens included Candida 23.5%; Chlamydia trachomatis 5.1%, 9.7% 
Trichomonas vaginalis. 
Keywords: Lower genital tract infections 

File đính kèm:

  • pdfnhan_xet_dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_benh_nhan_vie.pdf