Nhận thức của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về cộng đồng kinh tế Asean

Nghiên cứu nhằm xác định sự nhận thức, mức sẵn sàng của các doanh nghiệp TP.HCM khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành vào năm 2015 tới đây. Kết quả cho thấy hiểu biết của doanh nghiệp

về AEC còn hạn chế, công tác thông tin tuyền truyền chủ yếu được tiếp nhận qua

truyền hình phát thanh và sách báo, mặc dù phần lớn các doanh nghiệp cho rằng

quan tâm về AEC, đặc biệt là doanh nghiệp lĩnh vực thương mại dịch vụ. Đánh

giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong hội nhập ASEAN chỉ ở mức trung

bình nhưng đang thay đổi theo hướng tích cực. Về cơ hội khi AEC hình thành, các

doanh nghiệp đặc biệt đánh giá cao sự mở rộng thị trường xuất khẩu và hợp tác

kinh doanh; về thách thức thì doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề cạnh

tranh với các doanh nghiệp các nước trong khối. Từ đó, bài viết đề xuất những lưu

ý đến các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tham

gia quá trình hội nhập hiệu quả hơn

pdf 6 trang kimcuc 8420
Bạn đang xem tài liệu "Nhận thức của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về cộng đồng kinh tế Asean", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhận thức của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về cộng đồng kinh tế Asean

Nhận thức của các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh về cộng đồng kinh tế Asean
Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 11
 Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
1. Đặt vấn đề
Năm 2015, với sự hình thành 
Cộng đồng Kinh tế ASEAN 
(ASEAN Economic Community, 
AEC), khối ASEAN sẽ trở thành 
một tổ chức hợp tác liên chính 
phủ có mức độ ràng buộc pháp 
lý và liên kết sâu rộng hơn, đó là 
một thực thể chính trị - kinh tế 
gắn kết hướng đến một cộng đồng 
“thống nhất trong đa dạng”, một 
tổ chức hợp tác khu vực mở và có 
vai trò quan trọng ở châu Á - Thái 
Bình Dương. Cộng đồng Kinh tế 
ASEAN là một khối kinh tế khu 
vực của các quốc gia thành viên 
ASEAN theo kế hoạch triển khai 
sẽ hình thành vào 31/12/2015. AEC 
là một trong ba trụ cột quan trọng 
của Cộng đồng ASEAN nhằm 
thực hiện các mục tiêu đề ra trong 
Tầm nhìn ASEAN 2020, đồng thời 
khẳng định ASEAN sẽ đẩy mạnh 
hợp tác và mở rộng quan hệ nhiều 
hơn với các đối tác bên ngoài, vì 
mục tiêu hòa bình, ổn định và phát 
triển cùng có lợi.
AEC được thành lập với mục 
đích là: (1) Tăng cường khả năng 
cạnh tranh của ASEAN, cải thiện 
môi trường đầu tư ở ASEAN; và 
(2) Thu hẹp khoảng cách phát triển 
giữa các nước thành viên và đạt 
được sự hội nhập kinh tế sâu hơn 
trong khu vực. Theo đó, bốn mục 
tiêu trụ cột của AEC được tuyên bố 
bao gồm: (1) Thị trường và cơ sở 
sản xuất thống nhất; (2) Một khu 
vực kinh tế cạnh tranh; (3) Một khu 
vực phát triển đồng đều; và (4) Hội 
nhập với nền kinh tế toàn cầu. 
Tất cả những điều này đặt các 
doanh nghiệp cả nước nói chung 
và TP.HCM nói riêng trước những 
cơ hội và thách thức phải vượt qua. 
Xét về cơ hội, sự hội nhập ASEAN 
sâu rộng hơn nữa sẽ giúp doanh 
nghiệp VN có nhiều cơ hội về mở 
rộng thị trường hơn. Doanh nghiệp 
VN sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường 
hơn 600 triệu dân với sự lưu chuyển 
tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, 
vốn và lao động có tay nghề. Mặt 
khác, chi phí lưu chuyển các loại 
hàng hóa, cả ở dạng nguyên liệu, 
chi phí trung gian cho tới thành 
phẩm đều có những thuận lợi nhất 
định. Tuy nhiên, cơ hội cũng đồng 
thời có thể là thách thức đối với 
VN. Nhờ việc giao lưu hàng hóa 
trở nên thuận thuận tiện hơn và với 
chi phí thấp hơn giữa các nước, các 
nhà đầu tư có thể cân nhắc đầu tư 
Nhận thức của các doanh nghiệp 
TP. Hồ Chí Minh về Cộng đồng Kinh tế ASEAN
TS. Vương ĐứC Hoàng Quân
Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM (HIDS)
Nghiên cứu nhằm xác định sự nhận thức, mức sẵn sàng của các doanh nghiệp TP.HCM khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành vào năm 2015 tới đây. Kết quả cho thấy hiểu biết của doanh nghiệp 
về AEC còn hạn chế, công tác thông tin tuyền truyền chủ yếu được tiếp nhận qua 
truyền hình phát thanh và sách báo, mặc dù phần lớn các doanh nghiệp cho rằng 
quan tâm về AEC, đặc biệt là doanh nghiệp lĩnh vực thương mại dịch vụ. Đánh 
giá mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong hội nhập ASEAN chỉ ở mức trung 
bình nhưng đang thay đổi theo hướng tích cực. Về cơ hội khi AEC hình thành, các 
doanh nghiệp đặc biệt đánh giá cao sự mở rộng thị trường xuất khẩu và hợp tác 
kinh doanh; về thách thức thì doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề cạnh 
tranh với các doanh nghiệp các nước trong khối. Từ đó, bài viết đề xuất những lưu 
ý đến các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tham 
gia quá trình hội nhập hiệu quả hơn.
Từ khóa: Nhận thức doanh nghiệp, TP.HCM, Cộng đồng Kinh tế ASEAN 
AEC
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015
Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
12
phát triển sản xuất một cách tập 
trung tại những địa điểm thuận lợi 
nhất về môi trường kinh doanh, 
tính nhất quán của chính sách, kinh 
tế vĩ mô ổn định, dồi dào nguồn 
vốn con người và nguồn nguyên 
liệu, sau đó vận chuyển sản phẩm 
đến những vùng khác nhau trong 
ASEAN. Trước bối cảnh đó, VN 
chưa hẳn đã là một lựa chọn hấp 
dẫn đối với các nhà đầu tư nếu các 
khía cạnh nêu trên của VN không 
bộc lộ được chất lượng vượt trội, 
thì sau năm 2015, VN có nguy cơ 
trở thành địa bàn để tiêu thụ hàng 
hóa thay vì là nơi đầu tư phát triển 
sản xuất. 
TP.HCM không chỉ là trung 
tâm kinh tế, đầu mối giao lưu và 
hội nhập quốc tế, có vị trí chiến 
lược quan trọng, mà còn là đầu 
tàu, động lực, có sức thu hút và sức 
lan tỏa lớn, đóng góp quan trọng 
cho cả nước về vật chất lẫn kinh 
nghiệm phát triển. Với độ tập trung 
của nhiều doanh nghiệp rất cao, 
do vậy, việc tìm hiểu về nhận thức 
của các doanh nghiệp trên địa bàn 
TP.HCM về AEC trước cột mốc 
quan trọng là thành lập AEC là 
việc cần thiết và cấp thiết giúp đưa 
ra những lưu ý cho doanh nghiệp 
và các cơ quan hữu trách trong quá 
trình hội nhập.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương 
pháp tổng hợp thống kê những 
thông tin sơ cấp để nhìn nhận sơ bộ 
về nhận thức của doanh nghiệp ở 
TP.HCM về cơ hội và thách thức, 
sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng 
khi VN tham gia vào AEC, thông 
qua điều tra phỏng vấn các doanh 
nghiệp. Thời gian thực hiện khảo 
sát là 2 tháng (tháng 6 và tháng 7 
năm 2014), chọn mẫu thuận tiện.
Các chủ điểm nghiên cứu bao 
gồm nhận thức của các doanh 
nghiệp về:
- Công tác thông tin tuyên truyền 
đối với việc hình thành AEC,
- Mức độ quan tâm của doanh 
nghiệp trong việc hình thành AEC,
- Nhận định của doanh nghiệp 
về cơ hội và thách thức,
- Sự chuyển biến của các rào 
cản thương mại,
Sau khi tiến hành khảo sát, dữ 
liệu đưa vào phân tích thống kê 
là 152 doanh nghiệp, các doanh 
nghiệp tham gia khảo sát được 
phân thành 3 nhóm với tỷ lệ doanh 
nghiệp mỗi nhóm như sau:
(i) Nông lâm ngư nghiệp: 
39.1%
(ii) Công nghiệp, xây dựng: 
16.5%
(iii) Thương mại, dịch vụ: 
44.4%
Trong đó, doanh nghiệp nhỏ 
và vừa chiếm 62.8% (phân loại 
doanh nghiệp nhỏ và vừa được 
xác định căn cứ theo quy định tại 
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP 
ngày 30/06/2009 của Chính phủ, 
với căn cứ ưu tiên là tổng nguồn 
vốn của doanh nghiệp. Đây hầu 
hết là các doanh nghiệp đã hoạt 
động trên 2 năm và có sự phát triển 
đáng kể trong hoạt động sản xuất 
kinh doanh của mình. Thị trường 
xuất khẩu chính của các doanh 
nghiệp trong khối ASEAN gồm 
có: Campuchia, Lào, Myanmar, 
Indonesia, Malaysia, Thái Lan, 
Singapore, Philippines. Tỉ lệ xuất 
khẩu của các doanh nghiệp vào thị 
trường ASEAN trên tổng doanh thu 
trong năm 2012 và 2013 tính bình 
quân là 26,8%, trong khi, tỉ lệ này 
với các thị trường ngoài ASEAN 
của các doanh nghiệp chiếm 55,6%. 
Có thể thấy các doanh nghiệp 
chưa tập trung nhiều vào việc tìm 
kiếm cơ hội từ các quốc gia trong 
ASEAN cho dù AEC đang cố gắng 
tăng cường thực hiện mở rộng hợp 
tác giữa các doanh nghiệp trong 
khu vực.
3. Kết quả nghiên cứu
Liên quan đến hiểu biết của 
doanh nghiệp về AEC, phân tích 
kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 
46,9% doanh nghiệp biết chính 
xác thời điểm AEC hình thành, 
có 38,4% doanh nghiệp nhận định 
đúng mô hình AEC không giống 
như mô hình của EU. Chỉ số ít 
doanh nghiệp được hỏi hiểu đầy 
đủ về các trụ cột hình thành AEC 
và các yếu tố mà AEC cho phép 
di chuyển khi AEC hình thành, có 
11,8 % doanh nghiệp có thông tin 
chính xác về việc VN hiện đang 
là điều phối viên của dịch vụ hậu 
cần (giao nhận và lưu kho) trong 
ASEAN. 
Về công tác thông tin tuyền 
truyền, khoảng 62,4% doanh 
nghiệp thu nhận các nguồn thông 
tin về AEC thông qua truyền hình 
và đài phát thanh; 67,6% thông qua 
các phương tiện sách, báo; 18,2% 
doanh nghiệp nhận được thông tin 
qua tham dự các lớp học và khóa 
tập huấn; 22,4% nhận được thông 
tin từ người quen và bạn bè; ngoài 
ra, doanh nghiệp còn nhận được 
thông tin từ các hội và các trang 
thông tin điện tử trên Internet.
Nhìn chung, thông tin của các 
doanh nghiệp về AEC hiện nay 
còn khá hạn chế, do vậy, mức độ 
đầu tư và mở rộng hợp tác kinh 
doanh sang các quốc gia ASEAN 
của doanh nghiệp vẫn chưa tương 
xứng với những mong đợi của các 
nhà nước.
Về mức độ quan tâm của doanh 
nghiệp trong việc hình thành AEC, 
có 92,1% doanh nghiệp được hỏi 
có quan tâm ít nhiều về việc hình 
thành AEC, trong đó, 59,6% doanh 
nghiệp quan tâm nhiều các thông 
Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
13
cơ hội liên quan việc giảm thuế 
quan, các rào cản phi thuế quan, 
chi phí đầu vào, tiếp cận công nghệ 
mới từ các nước ASEAN, thu hút 
nguồn vốn đầu tư, môi trường kinh 
doanh thuận lợi hơn lại không 
được các doanh nghiệp mong đợi 
nhiều khi AEC hình thành. Riêng 
về các thách thức mà doanh nghiệp 
quan tâm là những thách thức liên 
quan việc hàng hóa và dịch vụ nhập 
khẩu từ các nước ASEAN vào thị 
trường trong nước sẽ khiến các 
doanh nghiệp bị thu hẹp thị phần 
trên thị trường nội địa, cũng như 
các yêu cầu về sở hữu trí tuệ và các 
tiêu chuẩn kỹ thuật như TBT và 
SPS ngày càng được các quốc gia 
sử dụng phổ biến để hạn chế hàng 
hóa nhập khẩu vào thị trường trong 
nước khi các rào cản liên quan đến 
thuế quan được dỡ bỏ gần như 
hoàn toàn giữa các nước. 
Về sự chuyển biến của các rào 
cản thương mại sau khi VN thực 
hiện các cam kết AEC, như giảm 
các rào cản thương mại, thực hiện 
cải cảnh thủ tục hải quan, minh 
bạch hóa các thông tin thị trường, 
hài hòa hóa các quy định và các 
tiêu chuẩn hàng hóa để tạo thuận 
lợi hơn trong thương mại nội khối, 
theo ý kiến của hầu hết các doanh 
nghiệp những rào cản doanh nghiệp 
phải vượt qua trong thương mại và 
đầu tư trong thời gian qua vẫn chưa 
có nhiều cải thiện. Hiện tại, chỉ 
những rào cản về thuế quan được 
cho là đang thực hiện theo đúng 
lộ trình, về các thủ tục về hải quan 
theo nhận xét của các doanh nghiệp 
chỉ có 38,2% ý kiến là có cải thiện, 
32,4% doanh nghiệp cho rằng thủ 
tục xin giấy chứng nhận C/O ngày 
càng dễ dàng hơn, 57,6% doanh 
nghiệp nhận định tiếp cận dễ dàng 
hơn các thông tin về thị trường các 
nước ASEAN. Việc di chuyển lao 
Hình 1. Mức độ quan tâm của doanh nghiệp về AEC
Hình 2. Đánh giá hiệu quả sự tham gia của doanh nghiệp trong hội nhập ASEAN
tin về ảnh hưởng của AEC với 
hoạt động sản xuất kinh doanh 
của mình. Trong đó, doanh nghiệp 
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 
có sự quan tâm nhiều về thông tin 
của AEC hơn so với những doanh 
nghiệp trong các lĩnh vực khác.
Về đánh giá mức độ hiệu quả 
của doanh nghiệp trong việc tham 
gia các hoạt động hội nhập ASEAN, 
nhìn chung, mức độ tham gia hiện 
nay của doanh nghiệp chỉ ở mức 
trung bình. Có 81% doanh nghiệp 
mong muốn tham gia trực tiếp vào 
quá trình chuẩn bị đàm phán, 61% 
cho rằng Chính phủ cần hỏi ý kiến 
doanh nghiệp trước khi đàm phán 
và 38,2% mong muốn Nhà nước 
hỏi ý kiến doanh nghiệp trong quá 
trình triển khai thực hiện. Kết quả 
này đã phản ánh được một thực 
tế tích cực hơn, đó là các doanh 
nghiệp ngày càng quan tâm việc 
tham gia vào quá trình chuẩn bị 
và đàm phán các hiệp định thương 
mại tự do trong quá trình hội nhập 
của VN.
Về nhận định của doanh nghiệp 
đối với cơ hội và thách thức khi 
AEC được hình thành, có 71,6% 
doanh nghiệp đánh giá cao các cơ 
hội mở rộng thị trường xuất khẩu 
khi AEC hình thành, 63,5% doanh 
nghiệp cho rằng sẽ có nhiều hơn 
các cơ hội hợp tác kinh doanh hơn 
giữa các doanh nghiệp đến từ các 
quốc gia trong ASEAN, 50% doanh 
nghiệp kỳ vọng nhận được sự hỗ 
trợ nhiều hơn của Chính phủ thông 
qua các chương trình hỗ trợ doanh 
nghiệp nhỏ và vừa mà AEC đang 
triển khai thực hiện. Tuy nhiên, các 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015
Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
14
động của doanh nghiệp VN sang 
các nước ASEAN khác hay thành 
lập các hiện diện thương mại ở các 
nước ASEAN chỉ có khoảng 27% 
doanh nghiệp nhận thấy có nhiều 
chuyển biến tích cực.
4. Thảo luận kết quả nghiên 
cứu
Việc hình thành AEC mở ra nhiều 
triển vọng hấp dẫn cho các doanh 
nghiệp nếu như doanh nghiệp hiểu 
và nhận thức đầy đủ về các cơ hội 
và thách thức với mình. Tuy nhiên, 
những kết quả của nghiên cứu nhìn 
chung là khá thống nhất với những 
kết luận trong báo cáo của Tổ chức 
Lao động Quốc tế (International 
Labour Organization, ILO) “Con 
đường đến Cộng đồng Kinh tế 
ASEAN 2015 và những thách thức 
và cơ hội đối với các doanh nghiệp 
vừa được công bố. Những kết luận 
chính của báo cáo bao gồm:
(i) Các doanh nghiệp nhìn chung 
chưa nhận thức đầy đủ về những 
thách thức của AEC cũng như chưa 
sẵn sàng để tận dụng những cơ hội 
của nó. Doanh nghiệp khá lạc quan 
rằng sự dịch chuyển ngày càng 
tăng của lao động, rào cản thương 
mại giảm và dòng vốn đầu tư tự 
do hơn sẽ tăng cường khả năng 
cạnh tranh – đặc biệt khi kết hợp 
đầu tư trong giáo dục và đào tạo. 
Tuy nhiên, thực tế là doanh nghiệp 
chưa chuẩn bị để cạnh tranh trong 
thị trường lao động đang ngày càng 
hội nhập của khu vực. Chỉ 46% 
doanh nghiệp được hỏi cho thấy họ 
hiểu một cách đầy đủ về những tác 
động của AEC đối với công việc 
kinh doanh của họ.
(ii) Kỹ năng không đáp ứng 
được yêu cầu công việc đang là 
mối lo ngại lớn trong toàn khu 
vực. Gần 50% chủ sử dụng lao 
động trong khối ASEAN trong 
cuộc khảo sát đã cho biết người lao 
động tốt nghiệp phổ thông không 
có được kỹ năng họ cần. Trong khi 
đó, hơn 50% nói rằng cử nhân tốt 
nghiệp đại học có được những kỹ 
năng có ích nhưng tỷ lệ tuyển sinh 
giáo dục đại học vẫn còn thấp. Các 
kỹ năng cần nhất là kỹ năng quản 
lý và lãnh đạo, tiếp đó là kỹ năng 
chuyên môn và tay nghề, và dịch 
vụ khách hàng.
(iii) Sau năm 2015, Thỏa thuận 
thừa nhận lẫn nhau (MRAs) sẽ là 
phương tiện chính để công nhận 
những kỹ năng tương đương trong 
khối ASEAN. Tuy nhiên, báo cáo 
đã chỉ ra việc thiếu nhận thức về 
những thỏa thuận này có thể tạo ra 
rào cản, và các doanh nghiệp cần 
tham gia nhiều hơn vào quá trình 
này.
(iv) Có 54% doanh nghiệp 
được hỏi tin rằng nếu không tính 
đến trình độ kỹ năng, sự gia tăng 
dịch chuyển của lao động có thể 
mang lại một ảnh hưởng tích cực 
hoặc rất tích cực đối với doanh 
nghiệp của họ (mặc dù mức độ ảnh 
hưởng có thể khác nhau phụ thuộc 
vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh 
của doanh nghiệp), trong khi chỉ 
14% dự báo về một ảnh hưởng 
tiêu cực hoặc rất tiêu cực. Nhưng 
doanh nghiệp trong những quốc 
gia có lao động di cư đang lo ngại 
về dòng chảy của lao động có kỹ 
năng. Mối bận tâm này có lẽ lớn 
nhất tại Philippines – có thể là do 
trình độ tiếng Anh tốt của người lao 
động.
(v) Cung và cầu lao động chưa 
tương xứng và ảnh hưởng không 
rõ ràng của thị trường lao động phi 
chính thức cũng là những vấn đề 
đang được quan tâm.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên 
cứu cũng cho thấy đã có những sự 
cải thiện nhất định trong nhận thức 
của các doanh nghiệp TP.HCM 
trong thời gian vừa qua. Đây có 
thể là kết quả của việc công tác 
tuyên truyền được các cơ quan 
chức năng, hiệp hội ngành nghề tập 
trung hơn và bản thân các doanh 
nghiệp cũng đã quan tâm nhiều 
hơn khi thời điểm hình thành AEC 
đến gần hơn. So sánh với nhận 
định bởi một nghiên cứu của Viện 
nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) 
của Singapore được công bố cuối 
Hình 3. Nhận định của doanh nghiệp về cơ hội và thách thức
Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP 
 Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
15
năm 2013 về nhận thức và sự quan 
tâm của doanh nghiệp tại các nước 
ASEAN đối với AEC để thấy rõ sự 
cải thiện này. Kết quả nghiên cứu 
của ISEAS cho thấy các doanh 
nghiệp tại VN có hiểu biết và nhận 
thức rất hạn chế về AEC, cụ thể có 
đến 76% doanh nghiệp không hiểu 
biết về AEC, 94% doanh nghiệp 
không biết về Biểu đánh giá thực 
hiện AEC (AEC Scorecard), 63% 
doanh nghiệp cho rằng AEC có 
ảnh hưởng rất ít tới việc kinh doanh 
của họ, và đa phần không hiểu về 
những cơ hội và thách thức khi VN 
tham gia AEC vào năm 2015 (tỷ 
lệ lớn nhất trong số các quốc gia 
ASEAN).
5. Kiến nghị giải pháp
Từ những thông tin qua ý kiến 
của doanh nghiệp, tác giả đề xuất 
các giải pháp sau nhằm giúp nền 
kinh tế VN nói chung và TP.HCM 
nói riêng hội nhập AEC hiệu quả 
hơn:
Một là, tăng cường công tác 
tuyên truyền và nâng cao nhận 
thức doanh nghiệp về AEC. Do số 
lượng các doanh nghiệp hiểu rõ về 
AEC còn nhiều hạn chế, các thông 
tin mà doanh nghiệp tiếp cận được 
về AEC chỉ ở mức độ tổng quan. 
Những nhận thức còn hạn chế như 
vậy sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó 
khăn trong việc tận dụng được các 
ưu đãi và cơ hội đến từ AEC (như 
ưu đãi về thuế quan, về thủ tục hải 
quan, sự công nhận lẫn nhau đối 
với một số ngành, các ngành được 
ưu tiên trong ASEAN...). Do vậy, 
các cơ quan hữu trách cần xây dựng 
một cơ chế hiệu quả nhằm nâng 
cao nhận thức của doanh nghiệp 
về AEC, về những lợi ích dài hạn 
mà AEC mang lại, cụ thể là các cơ 
quan làm công tác hỗ trợ doanh 
nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương 
mại, các hội ngành nghề cũng như 
thương vụ VN cần phải chủ động 
nâng cao vai trò của mình hơn nữa, 
cần có nhiều hình thức khác nhau 
để cung cấp và hỗ trợ thông tin 
hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.
Hai là, nâng cao năng lực cạnh 
tranh của các doanh nghiệp. Đây 
là một trong những nội dung quan 
trọng với các doanh nghiệp đang 
hoạt động trong 12 lĩnh vực ưu tiên 
của tiến trình AEC. Theo đó, các 
doanh nghiệp cần chủ động thực 
hiện tập trung cơ cấu lại bộ máy tổ 
chức, nâng cao trình độ quản trị sản 
xuất kinh doanh, tăng cường hợp 
tác với các doanh nghiệp trong nội 
khối ASEAN để tận dụng những 
thế mạnh của nhau khi tham gia 
vào chuỗi giá trị khu vực và chuỗi 
giá trị toàn cầu. Ngoài ra, doanh 
nghiệp nên quan tâm và tìm hiểu 
các tiêu chuẩn, quy định về mẫu mã, 
bao bì hàng hóa và tập quán kinh 
doanh của các quốc gia ASEAN, 
cần có những nhân sự chuyên trách 
xây dựng và phát triển thị trường. 
TP.HCM là địa phương lớn của cả 
nước với số lượng doanh nghiệp 
trong lĩnh vực thương mại và dịch 
vụ tập trung cao, do vậy, thành phố 
cần có chính sách phù hợp tập trung 
nguồn lực vào phát triển trong các 
lĩnh vực này.
Ba là, hỗ trợ doanh nghiệp nâng 
cao năng lực cạnh tranh vượt qua 
các rào cản thương mại. Cùng với 
sự phát triển của hoạt động thương 
mại và xu hướng ngày càng có 
nhiều các rào cản kỹ thuật hơn, 
thường là các rào cản liên quan 
các tiêu chuẩn về kỹ thuật, môi 
trường, lao động Nhà nước và 
doanh nghiệp cần đầu tư nguồn lực 
và thời gian để nghiên cứu và hiểu 
rõ những rào cản này, xây dựng 
và hoạch định chính sách phù hợp 
thích ứng với các hàng rào mới, 
có biện pháp đối phó với các rào 
cản không công bằng và vận dụng 
những rào cản hợp pháp để phục 
vụ có hiệu quả cho chiến lược sản 
xuất, kinh doanh của mình.
Bốn là, đẩy mạnh cải cách thủ 
tục hành chính. Các thủ tục hành 
chính trong các lĩnh vực liên quan 
thương mại, dịch vụ và đầu tư 
tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp 
trong nước và các doanh nghiệp 
trong ASEAN trong quá trình hợp 
tác đầu tư và mở rộng thị trường 
cần đẩy mạnh cải cách. Hơn nữa, 
các chính sách cần từng bước minh 
bạch hóa giúp doanh nghiệp dễ 
dàng trong việc xây dựng và triển 
khai chiến lược kinh doanh hiệu 
quả và lâu dài.
Năm là, tăng cường đầu tư 
nâng cao hiệu quả các chương trình 
đào tạo dạy nghề. Các cơ quan hữu 
trách và doanh nghiệp cần phối 
hợp trong việc đào tạo và nâng cao 
tay nghề trình độ kỹ năng và ngoại 
ngữ cho người lao động phù hợp 
với yêu cầu hội nhập, hướng đến 
mục tiêu là có đủ lượng lao động 
đáp ứng đủ “chất” để có thể di 
chuyển và làm việc trong quốc gia 
của ASEAN.
Mục tiêu của AEC không chỉ 
là tiếp cận thị trường riêng lẻ, sự 
kết nối thành một “thị trường và cơ 
sở sản xuất thống nhất” mới chính 
là mục tiêu chính của AEC, các 
doanh nghiệp trong ASEAN cần 
nhắm đến lợi ích dài hạn này. Do 
vậy, các doanh nghiệp cần phải chủ 
động hơn nữa để tận dụng những cơ 
hội và vượt qua những thách thức 
trong quá trình AEC hình thành. 
6. Kết luận và hướng nghiên 
cứu tiếp theo
Với phương pháp phân tích 
thống kê, bài viết đề xuất rằng hiểu 
biết của doanh nghiệp về AEC còn 
khá hạn chế, chẳng hạn 46,9% biết 
thời điểm AEC hình thành, 38,4% 
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 20 (30) - Tháng 01-02/2015
Doanh Nghiệp VN Với Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN
16
biết mô hình AEC không giống EU, 
11,8 % biết VN là điều phối viên 
dịch vụ hậu cần trong ASEAN... 
Doanh nghiệp tiếp nhận thông tin 
về AEC qua truyền hình phát thanh 
và sách báo là chủ yếu. Nhìn chung, 
dù đang thay đổi theo hướng tích 
cực, mức độ hiệu quả của doanh 
nghiệp trong hội nhập ASEAN 
được các doanh nghiệp nhìn chung 
vẫn chỉ ở mức trung bình. Về cơ 
hội khi AEC hình thành, các doanh 
nghiệp đặc biệt đánh giá cao sự 
mở rộng thị trường xuất khẩu và 
hợp tác kinh doanh; về thách thức 
thì doanh nghiệp đặc biệt quan 
tâm đến vấn đề cạnh tranh với các 
doanh nghiệp các nước trong khối. 
Ngoài ra, theo ý kiến đa số là những 
rào cản doanh nghiệp phải vượt 
qua trong thương mại đầu tư trong 
thời gian qua vẫn chưa có nhiều cải 
thiện do xuất hiện nhiều rào cản kỹ 
thuật hơn trước thay vì thuế quan 
và hạn ngạch. Từ các kết luận tiêu 
biểu nêu trên, tác giả đề xuất ra 5 
nhóm giải pháp nhằm nâng cao 
hiệu quả hội nhập AEC gồm: Tăng 
cường công tác tuyên truyền và 
nâng cao nhận thức doanh nghiệp 
về AEC; nâng cao năng lực cạnh 
tranh của các doanh nghiệp; hỗ trợ 
doanh nghiệp vượt qua các rào cản 
thương mại; đẩy mạnh cải cách thủ 
tục hành chính; tăng cường đầu tư 
nâng cao hiệu quả các chương trình 
đào tạo dạy nghề.
Với mục tiêu mang tính khai 
phá, bài nghiên cứu vẫn còn những 
hạn chế nhất định như số lượng 
mẫu còn khá hạn chế, phân tích 
chủ yếu dựa vào thống kê mô tả, 
những nghiên cứu tiếp theo có thể 
tiến hành nhằm cụ thể hóa tìm hiểu 
nhận thức của doanh nghiệp hoạt 
động trong những ngành nghề cụ 
thể khác nhau, hoặc giữa các doanh 
nghiệp khác nhau về quy mô đối 
với cơ hội và thách thức của các 
doanh nghiệp VN trước thềm hình 
thành AECl 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ban Thư ký ASEAN (2011), “Sổ tay 
Kinh doanh trong Cộng đồng Kinh tế 
ASEAN”, Public Outreach and Civil 
Society Devision, Indonesia.
Hà Văn Hội (2013), “Tham gia Cộng đồng 
Kinh tế ASEAN và những tác động đến 
thương mại quốc tế của VN”, Tạp chí 
Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh 
doanh, Tập 29, Số 4, trang 44-53. 
Hoàng Thị Thanh Nhàn, Võ Xuân Vinh 
(2013), “Hiện thực hóa cộng đồng 
ASEAN 2015: Thuận lợi và trở ngại”, 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và 
Kinh doanh, Tập 29, Số 4, trang 12-23. 
Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Anh Thu, 
Nguyễn Tiến Dũng, Hà Văn Nội (2014), 
“Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: 
Đằng sau sự kỳ vọng của VN”, Hội thảo 
công bố Báo cáo thường niên kinh tế VN 
2014 “Những ràng buộc đối với tăng 
trưởng”, tr.153-192.
Nguyễn Hồng Sơn và các tác giả (2013), 
Cộng đồng Kinh tế ASEANtrong bối 
cảnh mới của thế giới và sự tham gia 
của VN.
Tổ chức Lao động Quốc tế (2014), Con 
đường đến Cộng đồng Kinh tế ASEAN 
2015: Những thách thức và cơ hội đối 
với các doanh nghiệp.

File đính kèm:

  • pdfnhan_thuc_cua_cac_doanh_nghiep_thanh_pho_ho_chi_minh_ve_cong.pdf