Nhân một trường hợp ung thư đường mật trong gan điều trị bằng phác đồ gemcitabine/cisplatin tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương Thái Nguyên

Tính chung, ung thư đường mật trong gan (UTĐMTG) chiếm khoảng 5-20% các trường hợp ung

thư gan nguyên phát. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ chính xác của UTĐMTG chưa được biết rõ

ràng do việc chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn và thường được tính chung trong các trường hợp

ung thư gan và đường mật trong gan. Tại Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Thái

Nguyên, từ trước đến nay rất ít gặp các trường hợp UTĐMTG được chẩn đoán và điều trị. Nhân

một trường hợp bệnh trên lâm sàng, chúng tôi xin báo cáo để cung cấp thêm một số thông tin về

chẩn đoán cũng như đánh giá kết quả điều trị bệnh bước đầu. Bệnh nhân nam 36 tuổi được chẩn

đoán UTĐMTG. Bệnh nhân được chụp CT Scanner phát hiện khối u lớn ở thùy gan trái, mô bệnh

học là ung thư biểu mô đường mật. Chẩn đoán giai đoạn T3N0M0. Bệnh nhân được chỉ định hóa

trị liệu phác đồ Gemcitabine/Cisplatin x 8 chu kỳ. Kết quả đạt đáp ứng bán phần với độc tính hạ

bạch cầu độ 1, hạ bạch cầu đa nhân trung tính độ 1, hạ huyết sắc tố độ 1, nôn độ 1, không gặp độc

tính trên gan, thận và các cơ quan khác.

pdf 6 trang kimcuc 7100
Bạn đang xem tài liệu "Nhân một trường hợp ung thư đường mật trong gan điều trị bằng phác đồ gemcitabine/cisplatin tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân một trường hợp ung thư đường mật trong gan điều trị bằng phác đồ gemcitabine/cisplatin tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương Thái Nguyên

Nhân một trường hợp ung thư đường mật trong gan điều trị bằng phác đồ gemcitabine/cisplatin tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương Thái Nguyên
ISSN: 1859-2171 TNU Journal of Science and Technology 197(04): 171 - 176 
 Email: jst@tnu.edu.vn 171 
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN ĐIỀU 
TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ GEMCITABINE/CISPLATIN TẠI TRUNG TÂM 
UNG BƯỚU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 
Trần Thị Kim Phượng* 
Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên 
TÓM TẮT 
Tính chung, ung thư đường mật trong gan (UTĐMTG) chiếm khoảng 5-20% các trường hợp ung 
thư gan nguyên phát. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỷ lệ chính xác của UTĐMTG chưa được biết rõ 
ràng do việc chẩn đoán còn gặp nhiều khó khăn và thường được tính chung trong các trường hợp 
ung thư gan và đường mật trong gan. Tại Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Trung ương Thái 
Nguyên, từ trước đến nay rất ít gặp các trường hợp UTĐMTG được chẩn đoán và điều trị. Nhân 
một trường hợp bệnh trên lâm sàng, chúng tôi xin báo cáo để cung cấp thêm một số thông tin về 
chẩn đoán cũng như đánh giá kết quả điều trị bệnh bước đầu. Bệnh nhân nam 36 tuổi được chẩn 
đoán UTĐMTG. Bệnh nhân được chụp CT Scanner phát hiện khối u lớn ở thùy gan trái, mô bệnh 
học là ung thư biểu mô đường mật. Chẩn đoán giai đoạn T3N0M0. Bệnh nhân được chỉ định hóa 
trị liệu phác đồ Gemcitabine/Cisplatin x 8 chu kỳ. Kết quả đạt đáp ứng bán phần với độc tính hạ 
bạch cầu độ 1, hạ bạch cầu đa nhân trung tính độ 1, hạ huyết sắc tố độ 1, nôn độ 1, không gặp độc 
tính trên gan, thận và các cơ quan khác. 
Từ khóa: Ung thư; Ung thư đường mật; ung thư đường mật trong gan; hóa trị liệu; phác đồ 
Gemcitabine/Cisplatin. 
Ngày nhận bài: 27/3/2019; Ngày hoàn thiện: 12/4/2019;Ngày duyệt đăng: 22/4/2019 
A CASE REPORT OF INTRAHEPATIC CHOLANGIOCARCINOMA 
TREATED WITH GEMCITABINE/CIPLATIN AT ONCOLOGY CENTER 
OF THAI NGUYEN CENTRAL HOSPITAL 
Tran Thi Kim Phuong
* 
University of Medicine and Pharmacy - TNU 
ABSTRACT 
In general, intrahepatic cholangiocarcinoma (IHCC) accounts for 5-20% of all primary liver cancer 
cases. However, in Vietnam, the exact incidence of IHCC is not known because it is not easy to 
be diagnosed and often is in combine with other type of liver cancer. At Oncology Center of Thai 
nguyen Center Hospital, there are a few cases of IHCC diagnosed. With the aim of providing 
information for diagnosis and treatment, we report a case of 36 year-old man with IHCC in our 
Center. Abdominal CT scanner examination revealed the large tumour of the left liver lobe. 
Histopathology of the tumour was cholangiocarcinoma. The patient was diagnosed T3N0M0 
IHCC and was treated with Gemcitabine/Cisplatin regiment for 8 cycles. Partial response was 
achieved with the good tolerance (leucopenia grade 1, neutropenia grade 1, anemia grade 1, 
vomiting grade 1, and there were no renal and liver toxicities). Preliminarily, IHCC is fairly 
sensitive with chemotherapy and Gemcitabine/Cisplatin regiment is probably suitable in the field 
of response and tolerance for the IHCC patients. 
Keywords: Oncology; Cholangiocarcinoma; intrahepatic cholangiocarcinoma; chemotherapy; 
Gemcitabine/Cisplatin regiment. 
Received: 27/3/2019; Revised: 12/4/2019;Approved: 22/4/2019 
* Corresponding author: Tel: 0912 867711; Email: phuonghong433tn@gmail.com 
Trần Thị Kim Phượng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 171 - 176 
 Email: jst@tnu.edu.vn 172 
1. Đặt vấn đề 
Ung thư đường mật là một bệnh lý ác tính 
phát triển từ biểu mô đường mật. Bệnh hiếm 
gặp ở các nước Tây Âu, gặp nhiều hơn ở các 
nước Mỹ la tinh, và Đông Á. Tỷ lệ mắc của 
ung thư đường mật ở Mỹ là khoảng 1-2 
ca/100.000 dân, trong khi đó tỷ lệ này có thể 
lên tới 85/100.000 dân ở Đông Bắc Thái Lan. 
Theo vị trí giải phẫu, bệnh được chia ra làm 
ba nhóm là ung thư đường mật trong gan 
(UTĐMTG), ngoài gan và ung thư đường mật 
vùng rốn gan, trong đó, UTĐMTG chiếm 
khoảng 5-20% tất cả các trường hợp ung thư 
gan. Mặc dù ung thư đường mật giai đoạn 
sớm thường được điều trị triệt căn bằng phẫu 
thuật nhưng tiên lượng chung của bệnh xấu 
do thường được chẩn đoán muộn [1]. Hóa trị 
liệu là một lựa chọn chính khi bệnh ở giai 
đoạn tiến triển, di căn, nó giúp cải thiện chất 
lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trong đó 
phác đồ Gemcitabine/Cisplatin được coi là 
phác đồ bước đầu cho bệnh nhân UTĐMTG 
giai đoạn tiến triển, cho kết quả sống thêm 
không tiến triển là 8 tháng và sống thêm toàn 
bộ là 11,7 tháng [2]. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc 
chính xác của UTĐMTG chưa được biết rõ 
ràng do việc chẩn đoán còn gặp nhiều khó 
khăn và thường được tính chung cho nhóm 
ung thư gan và đường mật trong gan. Tại 
trung tâm ung bướu Bệnh viện TW Thái 
Nguyên từ trước đến nay rất ít gặp các trường 
hợp UTĐMTG được chẩn đoán và điều trị. 
Nay nhân một trường hợp bệnh trên lâm sàng, 
chúng tôi xin báo cáo để cung cấp thêm một 
số thông tin về chẩn đoán cũng như đánh giá 
kết quả điều trị bệnh bước đầu. 
2. Thông tin ca bệnh 
Bệnh nhân nam, 36 tuổi, vào viện ngày 
13/8/2018 với lý do đau hạ sườn phải. Diễn 
biến bệnh ban đầu từ khoảng tháng 8 năm 
2017 (1 năm trước) với triệu chứng đau tức hạ 
sườn phải, gầy sút cân khoảng 5 kg, ăn uống 
kém, sau đó tự sờ thấy có khối cứng chắc 
vùng hạ sườn phải. Bệnh nhân có tiền sử khỏe 
mạnh, không có bệnh lý gì khác, tiền sử gia 
đình không có gì đặc biệt. Tháng 6/2018, 
bệnh nhân đã khám tại Bệnh viện K được 
chẩn đoán là UTĐMTG nhưng về nhà điều trị 
thuốc nam, bệnh không đỡ, đau tăng, đến 
tháng 8/2018 bệnh nhân đến bệnh viện TW 
Thái Nguyên khám và điều trị. 
Các triệu chứng lâm sàng gồm: Bệnh nhân 
tỉnh, không sốt, chỉ số Performance status 
(PS)=1, không có vàng mắt, vàng da, không 
có ngứa ngoài da, không xuất huyết dưới da. 
Bệnh nhân có đau hạ sườn phải, chậm tiêu, ăn 
ngủ kém. Dấu hiệu sinh tồn: Mạch 75 l/p, 
nhiệt độ 37 oC, huyết áp 110/70 mmHg. 
Khám thấy gan to dưới bờ sườn khoảng 10 
cm, cứng chắc, ấn đau. Hạch ngoại biên 
không to. Các cơ quan khác không phát hiện 
gì bất thường. 
Các kết quả cận lâm sàng chính: Số lượng 
bạch cầu: 8,7 G/L; bạch cầu đa nhân trung 
tính: 7,6 G/L; bạch cầu lympho: 0,9 G/L; số 
lượng hồng cầu: 6,03 T/L; huyết sắc tố: 119 
g/L; số lượng tiểu cầu: 202 G/L; HCT: 
38,7%. Chức năng đông máu: ALT: 17,8 U/L; 
AST: 24,3 U/L; Bilirubin toàn phần: 9,2 
Mmol/L; Bilirubin trực tiếp: 1,3 Mmol/L; 
Protein toàn phần: 77,3 g/L; Albumin: 42,3 
g/L; Ure: 4,4 mmol/L; Creatinin: 60,4 
Mmol/L; Glucose máu: 4,8 mmol/L. HBsAg, 
anti HCV: Âm tính. Huyết tủy đồ: Bình 
thường. X quang tim phổi bình thường. CT 
scanner ổ bụng có hình ảnh gan to, nhu mô 
gan không đồng nhất, gan trái có vùng giảm 
đậm lan tỏa trên diện rộng khoảng 10x15 cm 
với ngoại vi là các ổ giảm đậm nhỏ. Tổn 
thương ngấm thuốc cản quang kém ở vùng 
ngoại vi ở thì tĩnh mạch cửa. Đường mật 
trong gan giãn đặc biệt ở gan trái. Túi mật 
thành mỏng, căng, không thấy hình ảnh tổn 
thương khối, giường túi mật không thấy bất 
thường. Lách, tụy, thận không thấy hình ảnh 
bất thường, không thấy hình ảnh hạch to trong 
ổ bụng. Ổ bụng có lớp dịch mỏng túi cùng 
Douglas. Kết luận: Hình ảnh phù hợp với 
UTĐMTG. Mô bệnh học nhuộm HE: Ung thư 
biểu mô đường mật. 
Trần Thị Kim Phượng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 171 - 176 
 Email: jst@tnu.edu.vn 173 
Hình 1. Kết quả chụp CT Scanner trước điều trị 
Bệnh nhân được chẩn đoán UTĐMTG 
T3N0M0-giai đoạn IIIA. Bệnh nhân được chỉ 
định điều trị hóa trị phác đồ 
Gemcitabine/Cisplatin. Với liều lượng 
Gemcitabine 1000 mg/m
2
, N1 + 8, Cisplatin 
25 mg/m
2
, N1+8, chu kỳ 21 ngày x 8 chu kỳ 
với liều Gemcitabine và Cisplatin đạt >95%. 
Bên cạnh đó được chỉ định dùng thuốc giảm 
đau bậc 2 (Paracetamol + codein Paracetamol 
+ Tramadol). Đánh giá kết quả điều trị: Bệnh 
nhân sau điều trị đợt 1 giảm đau hạ sườn phải, 
ăn uống khá hơn, PS=0. Sau 2 đợt, bệnh nhân 
hết đau hạ sườn phải, không phải dùng thuốc 
giảm đau. Sau 3 đợt đánh giá lại tổn thương 
trên siêu âm: Kích thước gan thu về bình 
thường tổn thương thu nhỏ với kích thước 
46x51 mm. Sau 8 đợt, CT Scanner cho hình 
ảnh gan không to, nhu mô gan trái có hình ảnh 
khối giảm tỷ trọng không đều ngấm thuốc cản 
quang kém, có hình ảnh giãn đường mật trong 
gan, túi mật không to, tĩnh mạch cửa không 
giãn, không có hạch ổ bụng, không có dịch tự 
do ổ bụng. Đánh giá đáp ứng bán phần. 
Tác dụng phụ sau điều trị. Trên huyết học gặp 
hạ bạch cầu độ 1, hạ bạch cầu đa nhân trung 
tính độ 1, hạ huyết sắc tố độ 1. Ngoài huyết 
học: Nôn độ 1, không gặp độc tính trên gan, 
thận và các cơ quan khác. 
Trần Thị Kim Phượng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 171 - 176 
 Email: jst@tnu.edu.vn 174 
Hình 2. Kết quả chụp CT Scannner sau điều trị 
3. Bàn luận 
Ung thư biểu mô đường mật trong gan là loại 
ung thư đứng hàng thứ hai của ung thư gan 
nguyên phát, sau ung biểu mô tế bào gan. Một 
số báo cáo cho thấy tỷ lệ UTĐMTG gia tăng 
trên phạm vi toàn cầu trong những thập niên 
gần đây [3], [4]. UTĐMTG có các yếu tố 
nguy cơ gần như tương tự ung thư biểu mô tế 
bào gan, đó là xơ gan, viêm gan virus mạn 
tính, xơ gan do rượu, tiểu đường type I và béo 
phì [5], [6]. Chẩn đoán UTĐMTG dựa vào 
lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh (chụp cắt lớp vi 
tính, chụp cộng hưởng từ) và mô bệnh học. 
Các maker như CEA, CA19.9 có giá trị theo 
dõi, đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng. 
Các phương pháp chẩn đoán này đều đã được 
triển khai và là những kỹ thuật thường quy 
trong chẩn đoán bệnh lý ung bướu nói chung 
tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Bệnh 
nhân đã được làm các xét nghiệm để chẩn 
đoán theo quy trình. Về điều trị, bệnh có thể 
điều trị triệt căn bằng phẫu thuật tuy nhiên 
thường khó được áp dụng vì bệnh nhân 
thường đến muộn, khi giai đoạn đã lan tràn 
hoặc di căn. Trên bệnh nhân này, mặc dù đã 
có triệu chứng từ khoảng một năm trước 
nhưng sau gần 1 năm mới được chẩn đoán và 
không điều trị ngay nên khi bắt đầu điều trị 
thì bệnh đã vào giai đoạn lan rộng. 
Phương pháp điều trị chính ung thư đường 
mật trong gan ở giai đoạn sớm là phẫu thuật 
triệt căn. Với giai đoạn lan tràn, khi phẫu 
thuật không còn chỉ định thì hóa trị toàn thân 
là một lựa chọn phù hợp. Hóa trị với mục 
đích tạm thời sử dụng các tác nhân như 
Fluorouracil, Leucovorin, Etoposide cho kết 
quả kiểm soát triệu chứng tốt được báo cáo 
lần đầu tiên trong nghiên cứu pha III của 
Glimelius trên bệnh nhân ung thư tụy và ung 
thư đường mật, trong đó có 37 bệnh nhân ung 
thư đường mật giai đoạn tiến triển [7]. Trong 
một nghiên cứu của tác giả Sharma, phác đồ 
GEMOX (Gemcitabin, Oxaliplatin) đã cải 
thiện có ý nghĩa tỷ lệ sống thêm không tiến 
triển và sống thêm toàn bộ so với phác đồ có 
Fluorouracil [8]. Kết quả của một số thử 
nghiệm pha II sau đó cũng đã khẳng định vai 
trò của hóa trị trong ung thư đường mật giai 
Trần Thị Kim Phượng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 171 - 176 
 Email: jst@tnu.edu.vn 175 
đoạn tiến triển [9], [10]. Các nghiên cứu cho 
thấy hiệu quả vượt trội của phác đồ kết hợp 
Gemcitabin/Cisplatin và hiện nay nó được coi 
là phác đồ chuẩn cho điều trị bước một 
UTĐMTG. Kết quả của thử nghiệm pha III 
ABC-02 so sánh giữa Gemcitabine đơn thuần 
và Gemcitabine/Cisplatin cho thấy hiệu quả 
vượt trội của Gemcitabine/Cisplatin với HR 
cho sống thêm toàn bộ là 0,64, 95% CI 0,52-
0,80; với tỷ lệ đáp ứng toàn bộ đạt 81,4% ở 
nhóm Gemcitabine/Cisplatin so với 71,8% ở 
nhóm Gemcitabine, thời gian sống thêm trung 
bình của Gemcitabine đơn thuần so với 
Gemcitabine/Cisplatin là 8,1 so với 11,7 
tháng (p<0,001) [2]. Thử nghiệm pha II của 
một tác giả Nhật Bản (BT22) cho thấy sống 
thêm 1 năm tốt hơn ở nhóm bệnh nhân điều 
trị với Gemcitabine/Cisplatin (31,0% ở nhóm 
Gemcitabine và 39% ở nhóm 
Gemcitabine/Cisplatin) [11]. Các tác nhân 
khác được chỉ định điều trị như là S-1, một 
dạng fluoropyrimidine đường uống cũng 
được coi là một trong những tác nhân có 
nhiều hứa hẹn. Tỷ lệ đáp ứng là 35,5%; thời 
gian sống thêm trung bình 9,4 tháng, thời gian 
sống thêm không tiến triển trung bình 3,7 
tháng [12]. Các nghiên cứu khác về kết hợp 
Gemcitabine/S-1 cho tỷ lệ đáp ứng 34%, sống 
thêm trung bình 11,6 tháng, thời gian sống 
thêm không tiến triển trung bình 5,9 tháng 
[13]. Hay tỷ lệ sống thêm 1 năm của 
Gemcitabine/S-1 là 52,9%, ưu thế hơn S-1 là 
40% [13], [14], [15]. Tuy nhiên, hiện tại, ở 
Việt Nam phác đồ thường quy bước một cho 
UTĐMTG về cơ bản là phác đồ 
Gemcitabine/Cispaltin và hiện tại chúng tôi 
cũng chưa có số liệu về tỷ lệ đáp ứng hay 
sống thêm của phác đồ này tại Việt Nam. Đối 
với ca bệnh của chúng tôi cho kết quả bước 
đầu khá tốt. Triệu chứng cơ năng được cải 
thiện nhanh và kết quả đáp ứng sau điều trị 
đạt đáp ứng bán phần. 
Tác dụng phụ sau điều trị trên bệnh nhân của 
chúng tôi là hạ bạch cầu độ 1, hạ bạch cầu đa 
nhân trung tính độ 1, hạ huyết sắc tố độ 1, 
nôn độ 1, không gặp độc tính trên gan, thận 
và các cơ quan khác. Sơ bộ đánh giá bệnh 
nhân có mức độ dung nạp tốt với phác đồ. 
Tham khảo nghiên cứu của tác giả Valle và 
cộng sự, chúng tôi thấy mức độ dung nạp của 
phác đồ là chấp nhận được với độc tính độ 3,4 
trên bạch cầu là 15,7%, hạ bạch cầu hạt 
25,3%, hạ huyết sắc tố 7,6%, hạ tiểu cầu 
8,6%, nôn gặp 5,1%, độc tính trên gan là 
16,7%, độc tính trên thận gặp 1,5% [2]. 
4. Kết luận 
Ung thư đường mật trong gan thường được 
chẩn đoán ở giai đoạn muộn nên điều trị triệt 
căn bằng phẫu thuật còn được chỉ định hạn 
chế vì vậy tiên lượng chung của bệnh thường 
xấu. Với các trường hợp bệnh giai đoạn tiến 
triển và di căn, hóa trị được chỉ định với mục 
đích điều trị tạm thời. Phác đồ chuẩn bước 
đầu được khuyến cáo là Gemcitabine 
/Cisplatin. Qua ca bệnh UTĐMTG đầu tiên 
được hóa trị liệu phác đồ Gemcitabine 
/Cisplatin, chúng tôi thấy bệnh tương đối 
nhạy cảm với hóa trị và phác đồ Gemcitabine 
/Cisplatin cho đáp ứng tốt với khả năng dung 
nạp tốt. Hiện tại bệnh nhân mới kết thúc điều 
trị được hai tháng vì vậy chúng tôi cần theo 
dõi tiếp để có kết quả sống thêm lâu dài. Tuy 
vậy, kết quả điều trị bước đầu trên bệnh nhân 
này cũng là tiền đề để chúng tôi triển khai tiếp 
phác đồ trên lâm sàng ở phạm vi lớn hơn, góp 
phần kết luận đầy đủ về hiệu quả cũng như 
độc tính của phác đồ trên bệnh nhân ung thư 
đường mật trong gan. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. V. P. K. Babu, V. Talwar, S. Raina, et al., 
"Gemcitabine with carboplatin for advanced 
intrahepatic cholangiocarcinoma: A study from 
North India Cancer Centre", Indian J. Cancer, 
55(3), pp. 222-225, 2018. 
[2]. J. Valle, H. Wasan, D. H. Palmer, D. 
Cunningham et al., "Cisplatin plus gemcitabine 
versus gemcitabine for biliary tract cancer", N. 
Engl. J. Med., 362(14), pp. 1273-1281, 2010. 
[3]. H. Malhi, G. J. Gores, "Cholangiocarcinoma: 
modern advances in understanding a deadly old 
disease", J. Hepatol, 45(6), pp. 856-867, 2006. 
Trần Thị Kim Phượng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 197(04): 171 - 176 
 Email: jst@tnu.edu.vn 176 
[4]. Y. Nakanuma, Y. Kakuda, "Pathologic 
classification of cholangiocarcinoma: New 
concepts", Best Pract. Res. Clin. Gastroenterol, 
29(2), pp. 277-293, 2015. 
[5]. B. Doherty, V. E. Nambudiri, W. C. Palmer, 
"Update on the Diagnosis and Treatment of 
Cholangiocarcinoma", Curr. Gastroenterol Rep., 
19(1), pp. 2, 2017. 
[6]. K. Nagata, T. Einama, A. Kimura et al., "A 
case of intrahepatic cholangiocarcinoma that was 
difficult to diagnose prior to surgery: A case 
report", Oncol. Lett, 17(1), pp. 823-830, 2019. 
[7]. B. Glimelius, K. Hoffman, P. O. Sjoden et al., 
"Chemotherapy improves survival and quality of 
life in advanced pancreatic and biliary cancer", 
Ann. Oncol., 7(6), pp. 593-600, 1996. 
[8]. A. Sharma, A. D. Dwary, B. K. Mohanti et al., 
"Best supportive care compared with 
chemotherapy for unresectable gall bladder 
cancer: a randomized controlled study", J. Clin. 
Oncol., 28(30), pp. 4581-4586, 2010. 
[9]. A. F. Hezel, A. X. Zhu, "Systemic therapy for 
biliary tract cancers", Oncologist, 13(4), pp. 415-
423, 2008. 
[10]. B. Glimelius, K. Hoffman, P. O. Sjoden et 
al., "Chemotherapy improves survival and quality 
of life in advanced pancreatic and biliary cancer", 
Ann. Oncol., 7(6), pp. 593-600, 1996. 
[11]. T. Okusaka, K. Nakachi, A. Fukutomi, et al., 
"Gemcitabine alone or in combination with 
cisplatin in patients with biliary tract cancer: a 
comparative multicentre study in Japan", Br. J. 
Cancer, 103(4), pp. 469-474, 2010. 
[12]. J. Furuse, T. Okusaka, N. Boku et al., "S-1 
monotherapy as first-line treatment in patients 
with advanced biliary tract cancer: a multicenter 
phase II study", Cancer Chemother Pharmacol, 
62(5), pp. 849-855, 2008. 
[13]. T. Sasaki, H. Isayama, Y. Nakai et al., 
"Multicenter phase II study of S-1 monotherapy as 
second-line chemotherapy for advanced biliary 
tract cancer refractory to gemcitabine", Invest New 
Drugs, 30(2), pp. 708-713, 2012. 
[14]. C. Morizane, T. Okusaka, J. Mizusawa et al., 
"Randomized phase II study of gemcitabine plus 
S-1 versus S-1 in advanced biliary tract cancer: a 
Japan Clinical Oncology Group trial (JCOG 
0805)", Cancer Sci., 104(9), pp. 1211-1216, 2013. 
[15]. C. Morizane, M. Ueno, M. Ikeda et al., "New 
developments in systemic therapy for advanced 
biliary tract cancer", Jpn. J. Clin. Oncol., 48(8), 
pp. 703-711, 2018. 

File đính kèm:

  • pdfnhan_mot_truong_hop_ung_thu_duong_mat_trong_gan_dieu_tri_ban.pdf