Nhân lực khoa học và công nghệ: Từ khái niệm của các tổ chức quốc tế đến khả năng vận dụng cho Việt Nam

Khái niệm “Nhân lực khoa học và công

nghệ” là một phạm trù, từ lâu, đã được

nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia quan

tâm. Mỗi một quốc gia đều có một quan

điểm, có khi là khác nhau, về nhân lực và

nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn

ở một mức độ nhất định trở lên. Từ đầu

những năm 80 của thế kỷ XX, Tổ chức

Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên

hiệp quốc (UNESCO) đã đề xuất sử dụng

khái niệm chung về nhân lực khoa học và

kỹ thuật (KH&KT) [UNESCO 1980, 1984].

Năm 1995, Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Kinh tế (Organization for Economic

Cooperation and Development, viết tắt

là OECD), trên cơ sở phát triển và hữu

dụng khái niệm “nhân lực KH&KT” của

UNESCO, đã đề xuất khái niệm về nguồn

nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN)

nhằm sử dụng chung trong các nước thuộc

OECD phục vụ cho việc đánh giá và so sánh

về nhân lực có trình độ chuyên môn từ cao

đẳng trở lên [OECD 1995]. Việt Nam tuy

chưa có ban hành định nghĩa chính thức

về nhân lực KH&CN, nhưng trong nhiều

tài liệu cũng đã có đề cập đến khái niệm

“nhân lực KH&CN”, như Sách KH&CN

Việt Nam [Bộ KH&CN, 2014], các báo

cáo của quốc gia, các công trình nghiên

cứu có liên quan đến tiềm lực KH&CN,

pdf 12 trang kimcuc 3580
Bạn đang xem tài liệu "Nhân lực khoa học và công nghệ: Từ khái niệm của các tổ chức quốc tế đến khả năng vận dụng cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nhân lực khoa học và công nghệ: Từ khái niệm của các tổ chức quốc tế đến khả năng vận dụng cho Việt Nam

Nhân lực khoa học và công nghệ: Từ khái niệm của các tổ chức quốc tế đến khả năng vận dụng cho Việt Nam
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017 | 15
Tóm tắt: Trình bày một số khái niệm về “nhân lực khoa học và công nghệ” hiện nay. So 
sánh khái niệm nhân lực hoạt động KH&CN của Việt Nam, UNESCO và OECD. Tổng 
quan và đề xuất quan điểm tiếp cận để dần đến thống nhất sử dụng khái niệm về nhân 
lực KH&CN phù hợp điều kiện của Việt Nam và có khả năng tương thích quốc tế.
Từ khóa: Nhân lực khoa học và công nghệ; thống kê khoa học và công nghệ; 
Việt Nam.
Human resources in Science and Technology: defi nitions of international 
organizations and their applicability in Vietnam
Abstract: Th e article introduces and compares the current defi nitions of “human 
resources in science and technology” of Vietnam, UNESO and OECD. It proposes the 
approach to gradually unify these defi nitions into one that is not only suitable to apply in 
Vietnam but also internationally compatible.
Keywords: Human resources in science and technology; Science and Technology 
statistics; Vietnam.
NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ: 
TỪ KHÁI NIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ 
ĐẾN KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM
TS Hồ Ngọc Luật
Cục Th ông tin KH&CN quốc gia
Khái niệm “Nhân lực khoa học và công 
nghệ” là một phạm trù, từ lâu, đã được 
nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia quan 
tâm. Mỗi một quốc gia đều có một quan 
điểm, có khi là khác nhau, về nhân lực và 
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn 
ở một mức độ nhất định trở lên. Từ đầu 
những năm 80 của thế kỷ XX, Tổ chức 
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên 
hiệp quốc (UNESCO) đã đề xuất sử dụng 
khái niệm chung về nhân lực khoa học và 
kỹ thuật (KH&KT) [UNESCO 1980, 1984]. 
Năm 1995, Tổ chức Hợp tác và Phát triển 
Kinh tế (Organization for Economic 
Cooperation and Development, viết tắt 
là OECD), trên cơ sở phát triển và hữu 
dụng khái niệm “nhân lực KH&KT” của 
UNESCO, đã đề xuất khái niệm về nguồn 
nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) 
nhằm sử dụng chung trong các nước thuộc 
OECD phục vụ cho việc đánh giá và so sánh 
về nhân lực có trình độ chuyên môn từ cao 
đẳng trở lên [OECD 1995]. Việt Nam tuy 
chưa có ban hành định nghĩa chính thức 
về nhân lực KH&CN, nhưng trong nhiều 
tài liệu cũng đã có đề cập đến khái niệm 
“nhân lực KH&CN”, như Sách KH&CN 
Việt Nam [Bộ KH&CN, 2014], các báo 
cáo của quốc gia, các công trình nghiên 
cứu có liên quan đến tiềm lực KH&CN, 
Các nhà nghiên cứu, hoạch định chính 
sách của Việt Nam đang trong quá trình 
nỗ lực nghiên cứu đề xuất các bước khả thi 
để thống nhất áp dụng phương pháp luận 
16 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
thống kê KH&CN của quốc tế, trong đó có 
liên quan đến chuẩn hóa các khái niệm về 
nguồn nhân lực, nhân lực KH&CN, nhân 
lực nghiên cứu và phát triển (NC&PT) đối 
với thực tế của Việt Nam [Lê Xuân Định 
và cộng sự, 2010]. Bài báo này xin được 
nêu một cái nhìn tổng quan và đề xuất 
quan điểm tiếp cận để dần đến thống nhất 
sử dụng khái niệm về nhân lực KH&CN 
phù hợp điều kiện của Việt Nam và có khả 
năng tương thích quốc tế.
1. Một số khái niệm về “nhân lực khoa 
học và công nghệ” hiện nay
1.1. Khái niệm nhân lực khoa học và 
công nghệ theo UNESCO
Để phục vụ cho thống kê KH&CN 
quốc tế, từ 1980, UNESCO đã đề xuất 
sử dụng định nghĩa “nhân lực KH&KT” 
[UNESCO, 1980], theo đó nhân lực 
KH&KT của một đơn vị thống kê là tổng 
số những người trực tiếp tham gia hoạt 
động KH&CN của đơn vị và được trả tiền 
công cho sự tham gia đó. Những người này 
bao gồm các “nhà khoa học và kỹ sư”, “kỹ 
thuật viên” và “nhân viên hỗ trợ”. Cụ thể: 
(1) Nhà khoa học và kỹ sư là người có 
năng lực phù hợp tham gia trực tiếp vào 
hoạt động KH&CN của đơn vị thống kê 
nhằm tạo ra những tri thức, sản phẩm và 
quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ 
thống mới. Người có “năng lực phù hợp” 
là người có thể đạt được một trong 3 tiêu 
chí sau:
- Có trình độ đại học trở lên (tương ứng 
với trình độ từ bậc 6 trở lên theo Phân loại 
quốc tế về giáo dục và đào tạo (Bảng 1)); 
- Có trình độ cao đẳng (tương ứng với 
trình độ bậc 5 (Bảng 1)), nhưng được công 
nhận về mặt chuyên môn như một nhà 
chuyên môn bậc cao;
- Có trình độ học vấn hoặc đạt được 
trình độ chuyên môn mà được công nhận 
tương đương một trong hai tiêu chí ở trên.
(2) Kỹ thuật viên là người tham gia hoạt 
động KH&CN và có trình độ trung cấp 
chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề hoặc 
trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Kỹ thuật 
viên là người thỏa mãn một trong 3 tiêu 
chí sau:
- Tốt nghiệp trung học phổ thông (bậc 3 
(Bảng 1)) và sau đó được đào tạo 1-2 năm 
chuyên về kỹ thuật;
- Tốt nghiệp trung học cơ sở (bậc 2 
(Bảng 1)) và được đào tạo về kỹ thuật 
hoặc nghề ít nhất 03 năm;
- Được đào tạo tại chức hoặc tự có được 
trình độ chuyên môn được công nhận 
tương đương với một trong hai tiêu chí nêu 
ở trên.
(3) Nhân viên hỗ trợ là người làm công 
việc văn phòng, thư ký, quản trị nhân sự, 
tài chính, có trình độ chuyên môn hoặc 
không có trình độ chuyên môn, tham gia 
phục vụ trực tiếp hoạt động KH&CN của 
đơn vị thống kê. 
Liên quan đến chuẩn quốc tế về thống 
kê KH&CN, UNESCO đề xuất khái niệm 
“Tổng nhân lực có trình độ chuyên môn” 
(The total stock of qualified manpower) 
và “Nhân lực có trình độ chuyên môn 
đang làm việc” (Number of economically 
active qualified manpower) như sau 
[UNESCO 1980, 1984]:
 • Tổng nhân lực có trình độ chuyên môn 
của một quốc gia/vùng lãnh thổ bao gồm 
những người có đủ trình độ chuyên môn 
như đối với các “nhà khoa học và kỹ sư” và 
“kỹ thuật viên” , không phân biệt lĩnh vực 
hoạt động, tuổi, giới tính, dân tộc, có 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017 | 17
mặt tại quốc gia/vùng lãnh thổ trong một 
thời điểm nhất định.
 • Nhân lực có trình độ đang làm việc 
bao gồm những người có đủ trình độ như 
đối với các “nhà khoa học và kỹ sư” hoặc 
“kỹ thuật viên” đang làm việc hoặc đang 
Bậc ISCED 2011 (UNESCO) Cấp học tương ứng của Việt Nam
0.1
0.2
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Giáo dục mầm non
1 Giáo dục tiểu học (Primary) (4-7 năm, 
thường là 6 năm)
Giáo dục tiểu học (5 năm)
2 Giáo dục trung học bậc thấp (Lower 
secondary) (2-5 năm, thường là 3 năm)
Giáo dục trung học cơ sở (4 năm)
3 Giáo dục trung học bậc cao (Upper 
secondary) (2-5 năm, thường là 3 năm)
Trung học phổ thông (3 năm)
Trung cấp chuyên nghiệp (2-3 năm)
Trung cấp nghề (2 năm)
4 Giáo dục sau trung học (Non-University, 
Non-teriary Education) (Tùy thuộc, không ít 
hơn 6 tháng)
5 Đại học ngắn hạn (2-3 năm) Cao đẳng kỹ thuật-nghiệp vụ (3 năm)
Cao đẳng nghề (2 năm)
6 Đại học (cử nhân) (3-4 năm) Đại học (cử nhân) (4-6 năm)
7 Cao học (1-3 năm) Cao học (thạc sĩ) (1-2 năm)
8 Tiến sỹ (3 năm hoặc trên 3 năm) Tiến sĩ (3-5 năm)
Bảng 1. Phân loại bậc, trình độ giáo dục của ISCED 2011 và 
cấp học tương ứng của Việt Nam [12]
Hình 1. Tổng nhân lực có trình độ chuyên môn theo UNESCO
tìm việc làm, tại một thời điểm nhất định.
Mối quan hệ giữa “Tổng nhân lực có 
trình độ chuyên môn”, “Nhân lực có trình 
độ chuyên môn đang làm việc”, “Nhân 
lực KH&KT có trình độ chuyên môn” và 
“Nhân lực NC&PT có trình độ chuyên 
18 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
môn” được biểu hiện qua Hình 1. 
Phần ô trắng là những người, mặc dù có 
trình độ chuyên môn, bằng cấp cần thiết, 
nhưng nằm ngoài thị trường lao động (ví 
dụ như nội trợ, hưu trí); phần ô gạch chéo 
đánh dấu số nhân lực có trình độ chuyên 
môn đang làm việc (hoặc tìm việc làm) 
trong các ngành kinh tế-xã hội (trừ ra 
những người đang hoạt động KH&CN); 
phần ô gạch thẳng đứng là tổng nhân lực có 
trình độ chuyên môn hoạt động KH&CN; 
phần ô gạch ô vuông là nhân lực có trình 
độ chuyên môn hoạt động NC&PT.
UNESCO còn gọi “tổng nhân lực có trình 
độ chuyên môn” là “nhân lực KH&KT tiềm 
năng” (Scientifi c and technical manpower 
potential).
1.2. Khái niệm nhân lực khoa học và 
công nghệ theo OECD
Năm 1995, OECD đề xuất phương pháp 
luận đánh giá nhân lực KH&CN tại Sổ tay 
Canberra (OECD, 1995) [OECD 1995], 
theo đó, "Nguồn nhân lực KH&CN” (Human 
resources in science and technology, viết 
tắt là HRST) của một quốc gia/vùng lãnh 
thổ bao gồm toàn bộ những người hoàn 
thành bậc giáo dục đại học (tertiary level of 
education) (tương ứng bậc 5-8 của Bảng 1) 
hoặc những người tuy chưa được đào tạo 
chính quy như trên, nhưng làm một nghề 
thuộc chuyên ngành KH&CN đòi hỏi trình 
độ tương đương bậc 5-8 (Bảng 1). Định 
nghĩa này đề cập tập trung chủ yếu đến trình 
độ của nhân lực, cho dù trình độ có được 
thông qua đào tạo chính quy, hay qua công 
việc (nghề thuộc chuyên ngành KH&CN), 
cụ thể là:
- Người hoàn thành bậc giáo dục đại học 
(tương ứng với bậc 5-8 (Bảng 1)); 
- Người làm một nghề thuộc chuyên 
ngành KH&CN (là các nhóm nghề tương 
đương với nhóm 2 (Professionals=các nhà 
chuyên môn bậc cao), nhóm 3 (Technicians 
and asociate professionals=các nhà chuyên 
môn bậc trung) và nhóm nghề 122, 123 và 
131 theo Danh mục phân loại nghề quốc tế 
(viết tắt là ISCO) 1988 (Th e International 
Standard Classifi cation of Occupations – 
ISCO-88)) đòi hỏi trình độ tương đương 
cao đẳng trở lên [ILO 1990].
Như vậy, “Nguồn nhân lực KH&CN” 
(viết tắt là HRST) bao gồm nhân lực: 
(1) hoặc có trình độ cao đẳng trở lên (gọi 
tắt là “trình độ bậc 5-8” (Bảng 1));
(2) hoặc làm một nghề thuộc chuyên 
ngành KH&CN đòi hỏi trình độ tương 
đương cao đẳng trở lên (gọi tắt là “nghề 
thuộc HRST”). 
Th eo OECD, một người có trình độ bậc 
5-8 thì đương nhiên thuộc HRST mà không 
cần biết người đó làm nghề gì. Ở khía cạnh 
khác, một người làm nghề thuộc HRST 
thì người đó thuộc HRST cho dù chưa có 
trình độ bậc 5-8; và, trong trường hợp này, 
nếu khi người đó không làm nghề đó nữa, 
hoặc nghỉ hưu hay trở thành thất nghiệp, 
thì người đó cũng không thuộc HRST nữa.
Nguồn nhân lực KH&CN, theo OECD, 
có thể phân tách thành hai nhóm: HRST 
mức đại học và HRST mức kỹ thuật viên. Sự 
phân tách thành hai nhóm dựa trên mức kỹ 
năng của nhân lực và dựa vào trình độ đào 
tạo. Th ông thường, đào tạo ở bậc giáo dục 
đại học (tertiary level of education) bắt đầu 
ở độ tuổi khoảng 17-18. Hoàn thành đào 
tạo bậc 6 trở lên và tương đương là tiêu chí 
chính đối với HRST mức đại học; còn nếu 
như văn bằng được cấp thấp hơn văn bằng 
đại học, tức hoàn thành đào tạo bậc 5 thì 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017 | 19
thuộc vào tiêu chí của HRST mức kỹ thuật 
viên. Đối với nhân lực không có văn bằng 
chính quy, có thể phân loại vào một trong 
hai nhóm này theo nghề họ thực hiện. Sự 
phân tách HRST được định nghĩa như sau:
Sự phân tách hai nhóm như trên theo 
tiêu chí trình độ học vấn và trình độ chuyên 
môn (nghề nghiệp) dẫn đến có nhân lực sẽ 
thuộc về cả hai nhóm HRST mức đại học 
và HRST mức kỹ thuật viên:
- Nhân lực có trình độ thuộc HRST mức 
kỹ thuật viên và làm nghề nghiệp thuộc về 
HRST mức đại học;
- Nhân lực có trình độ thuộc HRST mức 
đại học và làm nghề nghiệp thuộc HRST 
mức kỹ thuật viên.
Th eo định nghĩa tại Hộp 1 thì cả hai 
nhân lực này đều có thể tính vào HRST 
mức đại học.
Mối liên quan giữa HRST với trình độ 
đào tạo (Bảng 1) được trình bày trong bảng 
2 sau đây.
Hộp 1. Khái niệm HRST mức đại học và kỹ thuật viên
Bảng 2. Phân loại nguồn nhân lực KH&CN theo trình độ đào tạo ISCED
HRST mức đại học bao gồm những người thỏa mãn một trong các điều kiện dưới đây:
a. Có trình độ đại học (bậc 6, Bảng 1) hoặc tương đương thuộc một chuyên ngành KH&CN;
b. Không có trình độ như trên nhưng làm một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN đòi hỏi 
trình độ như trên.
HRST mức kỹ thuật viên bao gồm những người thỏa mãn một trong các điều kiện dưới 
đây:
a. Có trình độ cao đẳng (bậc 5, Bảng 1) hoặc tương đương thuộc một chuyên ngành KH&CN;
b. Không có trình độ như trên nhưng làm một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN đòi hỏi 
trình độ như trên.
Phân loại nhân lực KH&CN Mức giáo dục theo ISCED
Giáo dục ở bậc 8 (tiến sỹ hoặc tương đương)
Trình độ đại học Giáo dục ở bậc 7 (thạc sỹ hoặc tương đương)
Giáo dục ở bậc 6 (đại học hoặc tương đương)
Trình độ kỹ thuật viên Giáo dục ở bậc mức 5 (cao đẳng, cao đẳng nghề, không 
tương đương bằng đại học)
Trình độ khác Giáo dục ở bậc 4, 3, 2 (trung cấp nghề, chứng chỉ nghề, 
trung cấp chuyên nghiệp)
1.3. So sánh các khái niệm nhân lực 
KH&CN của OECD và UNESCO 
a. So sánh khái niệm “Tổng nhân lực có 
trình độ chuyên môn” của UNESCO với 
HRST của OECD
Phạm vi khái niệm “Tổng nhân lực có 
trình độ chuyên môn” (hay còn gọi là “nhân 
lực KH&KT tiềm năng”) của UNESCO 
có phạm vi rộng hơn khái niệm “Nguồn 
nhân lực KH&CN”của OECD: “Nhân lực 
KH&KT tiềm năng” bao gồm tất cả những 
người có đủ trình độ như đối với các “nhà 
20 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
khoa học và kỹ sư” và “kỹ thuật viên”, tức 
là, bao gồm những người có trình độ từ 
trung cấp và tương đương trở lên, trong khi 
“Nguồn nhân lực KH&CN” theo OECD 
chỉ bao gồm những người có trình độ từ 
cao đẳng và tương đương trở lên. 
b. So sánh khái niệm “Nhân lực KH&KT” 
của UNESCO với HRST của OECD
Phạm vi khái niệm “Nhân lực KH&KT” 
của UNESCO có phần hẹp hơn và cũng có 
phần rộng phạm vi hơn khái niệm HRST 
của OECD:
- Phạm vi khái niệm “nhân lực KH&KT” 
của UNESCO rộng hơn ở chỗ: Định nghĩa 
của UNESCO dựa trên hoạt động KH&CN 
thay vì dựa vào trình độ học vấn. Nhân 
lực KH&KT của UNESCO bao gồm tất cả 
những người tham gia hoạt động KH&CN, 
cho dù có đạt được trình độ học vấn từ cao 
đẳng trở lên hay không. Cụ thể, ví dụ như, 
Nhân lực KH&KT theo UNESCO bao 
gồm cả kỹ thuật viên có trình độ trung cấp, 
nhân viên hỗ trợ, những người mà, theo 
OECD, không được tính vào HRST (trừ 
những nhân viên hỗ trợ có trình độ từ cao 
đẳng trở lên). 
- Phạm vi khái niệm “nhân lực KH&KT” 
của UNESCO hẹp hơn ở chỗ: “Nhân lực 
KH&KT” của UNESCO không bao gồm 
những người có trình độ cao đẳng trở lên 
nhưng không tham gia hoạt động KH&CN, 
những người này lại thuộc về HRST theo 
định nghĩa của OECD.
2. Sử dụng khái niệm về nhân lực khoa 
học và công nghệ ở Việt Nam
Trong hoạch định chính sách và chiến 
lược phát triển KH&CN của quốc gia, bên 
cạnh những dữ liệu ban đầu cần thiết, như: 
hiện trạng các ngành kinh tế, trình độ công 
nghệ trong các ngành, lĩnh vực, tài nguyên 
thiên nhiên, quy mô, khả năng của cơ sở 
hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, thì nhu cầu 
về thông tin, về tổng số nhân lực có trình 
độ chuyên môn kỹ thuật, trữ lượng nhân 
lực KH&CN tại một thời điểm nhất định 
của quốc gia, trong đó nhân lực đang hoạt 
động KH&CN, nhân lực đang hoạt động 
NC&PT (gọi chung là nhân lực KH&CN) 
là không thể thiếu được. Mục 1.1 và 1.2 đã 
giới thiệu các khái niệm “Tổng nhân lực 
có trình độ chuyên môn” (còn được gọi 
là “nhân lực KH&KT tiềm năng”), “Nhân 
lực KH&KT” của UNESCO (năm 1984), 
khái niệm “Nguồn nhân lực KH&CN” của 
OECD năm 1995 [OECD 1995], “Nhân 
lực NC&PT” của OECD năm 2002 và 2015 
[OECD 2002, 2015]. 
Việt Nam tuy chưa có các định nghĩa 
chính thức về nhân lực KH&CN, nhưng 
trong nhiều tài liệu như sách KH&CN 
2013 của Việt Nam cũng đã đề cập đến các 
khái niệm này [Bộ KH&CN, 2013](2). Dựa 
vào các tài liệu này, có thể nêu định nghĩa 
về “Nguồn nhân lực KH&CN” và “Nhân 
lực hoạt động KH&CN”. 
2.1. Nguồn nhân lực khoa học và công 
n ...  có trình 
độ từ cao đẳng trở lên là những người có 
trình độ từ cao đẳng trở lên đang tham gia 
hoạt động NC&PT.
2.2. Nhân lực hoạt động KH&CN
Nhân lực hoạt động KH&CN của một đơn 
vị thống kê KH&CN bao gồm những người 
trực tiếp tham gia hoạt động KH&CN (cho 
dù họ là người thuộc đơn vị thống kê hay 
người ngoài cộng tác, cung cấp các dịch vụ 
trực tiếp cho hoạt động KH&CN) của đơn 
vị thống kê. 
Khái niệm “người trực tiếp tham gia 
hoạt động KH&CN” trong định nghĩa này 
được hiểu là người được trả tiền công/tiền 
lương cho sự tham gia đó. Như vậy, nhìn 
một cách tổng quát, nhân lực hoạt động 
KH&CN của quốc gia bao gồm:
- Những lao động thuộc các tổ chức 
KH&CN được quy định tại Điều 9 Luật 
KH&CN 2013 (cụ thể là: Tổ chức nghiên 
cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học 
và phát triển công nghệ được tổ chức dưới 
hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, 
phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm 
quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức 
khác; các cơ sở giáo dục đại học bao gồm: 
đại học, trường đại học, học viện, trường 
cao đẳng; tổ chức dịch vụ KH&CN).
- Những lao động thuộc các cơ quan 
hành chính, đơn vị sự nghiệp khác, tổ chức 
ngoài nhà nước, doanh nghiệp có tham gia 
hoạt động KH&CN của cơ quan/tổ chức và 
được trả tiền lương cho các hoạt động đó.
- Những lao động khác có tham gia hoạt 
động KH&CN của các cơ quan/đơn vị nêu 
trên và được trả tiền công/tiền lương cho 
các hoạt động đó.
2.3. So sánh nguồn nhân lực KH&CN 
và nhân lực hoạt động KH&CN của 
Việt Nam 
Phạm vi khái niệm “Nhân lực hoạt động 
KH&CN” có phần hẹp hơn và cũng có 
phần rộng hơn khái niệm “Nguồn nhân lực 
KH&CN”:
22 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- Phạm vi khái niệm “nhân lực hoạt động 
KH&CN” rộng hơn ở chỗ: Định nghĩa về 
“nhân lực hoạt động KH&CN” dựa trên 
hoạt động KH&CN thay vì dựa vào trình 
độ chuyên môn. Nhân lực hoạt động 
KH&CN bao gồm tất cả những người tham 
gia hoạt động KH&CN, cho dù có đạt được 
trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên 
hay không. Cụ thể, ví dụ như, “nhân lực 
hoạt động KH&CN” bao gồm cả: kỹ thuật 
viên có trình độ trung cấp, nhân viên hỗ 
trợ, những người mà, theo định nghĩa về 
“nguồn nhân lực KH&CN” không được 
tính vào nguồn nhân lực KH&CN (trừ 
những kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ có 
trình độ từ cao đẳng trở lên). 
- Phạm vi khái niệm “nhân lực hoạt động 
KH&CN” hẹp hơn ở chỗ: Định nghĩa về 
“nhân lực hoạt động KH&CN” không bao 
gồm những người có trình độ cao đẳng 
trở lên nhưng không tham gia hoạt động 
KH&CN, những người này lại thuộc về 
nguồn nhân lực KH&CN theo định nghĩa 
của “nguồn nhân lực KH&CN”.
3. So sánh khái niệm nhân lực hoạt 
động KH&CN của Việt Nam, UNESCO 
và OECD
3.1. So sánh khái niệm “Nhân lực hoạt 
động KH&CN” của Việt Nam với “Nhân 
lực KH&KT” của UNESCO
Phạm vi khái niệm “Nhân lực hoạt 
động KH&CN” của Việt Nam và “Nhân 
lực KH&KT” của UNESCO là như nhau, 
đều tính đến những người trực tiếp tham 
gia hoạt động KH&CN của đơn vị thống 
kê mà không căn cứ vào trình độ học vấn 
của họ.
3.2. So sánh khái niệm “Nguồn nhân 
lực KH&CN Việt Nam” với “Nhân lực 
KH&KT tiềm năng” của UNESCO
Phạm vi khái niệm “Nguồn nhân lực 
KH&CN” của Việt Nam hẹp hơn phạm 
vi “Nhân lực KH&KT tiềm năng” của 
UNESCO. “Nguồn nhân lực KH&CN” của 
Việt Nam bao gồm những người có trình 
độ từ cao đẳng trở lên, mà không bao gồm 
(i) những người có trình độ học vấn tương 
đương cao đẳng trở lên, cũng như không 
bao gồm (ii) những người có trình độ từ 
trung cấp đến dưới cao đẳng và tương 
đương. Trong khi đó “Nhân lực KH&KT 
tiềm năng” của UNESCO, ngoài số nhân 
lực như “Nguồn nhân lực KH&CN” của 
Việt Nam, còn bao gồm cả những người 
thuộc (i) và (ii). 
3.3. So sánh khái niệm “nguồn nhân lực 
KH&CN Việt Nam” và HRST của OECD
Phạm vi “nguồn nhân lực KH&CN” 
của Việt Nam hẹp hơn phạm vi HRST của 
OECD. “Nguồn nhân lực KH&CN” của 
Việt Nam không bao gồm những người có 
trình độ dưới cao đẳng (trung cấp) và tương 
đương, nhưng lại làm nghề thuộc chuyên 
ngành KH&CN (như là các nhóm nghề 
tương đương với nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 
nghề 122, 123 và 131 theo Danh mục phân 
loại nghề quốc tế 1988 (Th e International 
Standard Classifi cation of Occupations - 
ISCO-88)) đòi hỏi trình độ tương đương 
cao đẳng trở lên; và không bao gồm những 
người có trình độ tương đương đại học 
trở lên. Bởi vì, Việt Nam chưa có quy định 
công nhận trình độ chuyên môn thông qua 
nghề thuộc chuyên ngành KH&CN tương 
đương với trình độ học vấn.
Các so sánh tại các tiểu mục 3.1, 3.2. 
và 3.3 trên đây có thể tổng hợp lại cách 
đo lường nguồn nhân lực KH&CN của 
UNESCO, OECD và của Việt Nam trong 
Bảng 3.
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017 | 23
Bảng 3. Tổng hợp các cách đo lường nguồn nhân lực KH&CN
Nguồn nhân 
lực KH&CN 
theo
Trình độ (theo ISCED 2011) Nghề nghiệp (theo ISCO-88): 
nhóm nghề 122-123-131 và 
nhóm 2 và nhóm 3
Bậc 
6+7+8 Bậc 5
Bậc <5
(Trung cấp)
UNESCO* X X X X
OECD X X - X
Việt Nam X X - -
 (*) UNESCO gọi là “Nhân lực KH&KT tiềm năng”
4. Khả năng áp dụng việc công nhận 
trình độ chuyên môn thông qua nghề 
thuộc chuyên ngành khoa học và công 
nghệ tương đương trình độ học vấn
Như đã đề cập ở trên, trong định nghĩa 
“Nguồn nhân lực KH&CN” của OECD, 
“nghề thuộc một chuyên ngành KH&CN” 
là các nhóm nghề tương đương với 
nhóm 2 (Professionals=các nhà chuyên 
môn bậc cao), nhóm 3 (Technicians and 
asociate professionals=các nhà chuyên 
môn bậc trung) và nhóm nghề 122, 123 
và 131 theo Danh mục phân loại nghề 
quốc tế 1988 (Th e International Standard 
Classifi cation of Occupations – ISCO-88). 
Những nghề thuộc chuyên ngành KH&CN 
này tương đương với những nghề thuộc các 
nhóm 2, nhóm 3 và nhóm nghề 182, 183 và 
184 của Danh mục nghề Việt Nam (Quyết 
định số 1019/QĐ-TCTK, ngày 12/11/2008 
về việc ban hành danh mục dân tộc, danh 
mục tôn giáo và danh mục nghề nghiệp 
áp dụng cho tổng điều tra dân số và nhà ở 
năm 2009- gọi tắt là NVN-1019) (Hộp 2) 
[Tổng cục Th ống kê, 2008].
Th eo OECD, dựa vào bảng phân loại 
này, người làm nghề thuộc nhóm 2 (các 
nhà chuyên môn bậc cao) đều được coi là 
HRST và phần lớn đều thuộc nhóm HRST 
mức đại học. Những người làm nghề thuộc 
nhóm 2 của NVN-1019 mà không có trình 
độ đại học là những người thỏa mãn điều 
kiện “không có trình độ đại học nhưng làm 
một nghề thuộc chuyên ngành KH&CN đòi 
hỏi trình độ đại học” (là điều kiện b. của 
HRST mức đại học (Hộp 1)), tức là thuộc 
HRST mức đại học (theo Hộp 1). Nhưng 
ngược lại thì không đúng, tức là, không phải 
mọi nhân lực thuộc HRST mức đại học đều 
làm nghề thuộc nhóm 2 của NVN-1019. Có 
thể họ làm nghề khác, bao hàm cả nhóm 0 
(lực lượng quân đội) và nhóm 1 (lãnh đạo, 
quản lý), thất nghiệp hoặc không thuộc lực 
lượng lao động.
Dựa vào bảng phân loại này, người làm 
nghề thuộc nhóm 3 (Nhà chuyên môn bậc 
trung) đều được coi là HRST. Bởi vì, những 
người làm nghề thuộc nhóm 3 này có thể 
được chia thành 3 loại: 
(a) là những người có trình độ đại học 
trở lên, như vậy, họ thuộc HRST mức đại 
học (Hộp 1);
(b) là những người có trình độ dưới đại 
học, tức là cao đẳng hoặc tương đương, 
như vậy, họ thuộc HRST mức kỹ thuật viên 
(Hộp 1); 
(c) là những người không có trình 
độ cao đẳng, nhưng nghề của họ thuộc 
nhóm 3, cho nên họ thuộc HRST mức kỹ 
thuật viên (Hộp 1).
24 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hộp 2. Danh mục nhóm trình độ tay nghề của Việt Nam (NVN-1019) (Trích)
1- Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp và các đơn vị 
 18- Lãnh đạo các cơ quan Tập đoàn, Tổng công ty và tương đương
 182- Giám đốc, Phó Giám đốc của các đơn vị sản xuất và triển khai thuộc cơ 
quan Tập đoàn, Tổng công ty, trường đại học lớn và tương đương
 183- Giám đốc, Phó Giám đốc các đơn vị quản lý thuộc cơ quan Liên hiệp, Tổng 
công ty, trường đại học lớn và tương đương
 184- Giám đốc, Phó Giám đốc công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp; Hiệu trưởng, 
Phó Hiệu trưởng trường nhỏ
2- Nhà chuyên môn bậc cao
    21- Nhà chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật
    22- Nhà chuyên môn về sức khỏe
    23- Nhà chuyên môn về giáo dục
    24- Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý
    25- Nhà chuyên môn trong lĩnh vực CNTT và truyền thông
    26- Nhà chuyên môn về luật pháp, văn hóa, xã hội
3- Nhà chuyên môn bậc trung
 31- Kỹ thuật viên khoa học và kỹ thuật
 32- Kỹ thuật viên sức khỏe 
 33- Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý
 34- Nhà chuyên môn luật pháp, văn hóa, xã hội
 35- Kỹ thuật viên thông tin và truyền thông
 36- Giáo viên bậc trung
4- Nhân viên trợ lý văn phòng
5- Nhân viên dịch vụ và bán hàng
6- Lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
7- Lao động thủ công và các nghề nghiệp có liên quan khác 
8- Th ợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị
9- Lao động giản đơn
0- Lực lượng quân đội
Bên cạnh nhóm 2 và 3 của NVN-1019 
(Hộp 2), một số nghề thuộc nhóm 1 của 
NVN-1019 có thể tính vào thuộc HRST. 
Có 3 nhóm nghề sau đây có thể tính vào 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017 | 25
HRST, đó là: 
- Nhóm nghề 182: Giám đốc, Phó Giám 
đốc của các đơn vị sản xuất và triển khai 
thuộc cơ quan Tập đoàn, Tổng công ty, 
trường đại học lớn và tương đương;
- Nhóm nghề 183: Giám đốc, Phó Giám 
đốc các đơn vị quản lý thuộc cơ quan Liên 
hiệp, Tổng công ty, trường đại học lớn và 
tương đương;
- Nhóm nghề 184: Giám đốc, Phó Giám 
đốc công ty, doanh nghiệp, xí nghiệp; Hiệu 
trưởng, Phó Hiệu trưởng trường nhỏ.
Như vậy, theo Danh mục NVN-1019 và 
Danh mục phân loại nghề quốc tế 1988, các 
nghề được liệt kê cụ thể trong Hộp 2 (từ 10 
nhóm nghề của Danh mục NVN-1019), 
bao gồm các nhóm nghề 182, 183 và 184, 
các nghề thuộc nhóm 2 và nhóm 3, đều là 
“nghề thuộc chuyên ngành KH&CN”. Như 
vậy, người làm các nghề này đều thuộc 
HRST của OECD. 
Khái niệm “Nguồn nhân lực KH&CN”, 
của OECD đề xuất, được nhiều tổ chức 
quốc tế và quốc gia sử dụng. Việt Nam 
cũng có thể bổ sung nhóm nhân lực làm 
các nghề này (nhóm nghề 182, 183 và 184; 
các nghề thuộc nhóm 2 và nhóm 3 thuộc 
Danh mục NVN-1019) vào “Nguồn nhân 
lực KH&CN Việt Nam”.
Những người làm nghề thuộc nhóm 2 
hoặc nhóm nghề 182, 183 hoặc 184 của 
NVN-1019 thì được coi là thuộc Nguồn 
nhân lực KH&CN mức đại học cho dù họ 
có trình độ đại học hay không.
Những người làm nghề thuộc nhóm 3 của 
NVN-1019 thì được coi là thuộc Nguồn nhân 
lực KH&CN mức kỹ thuật viên trừ khi họ có 
trình độ đại học trở lên (tức là thỏa mãn điều 
kiện thuộc Nguồn nhân lực KH&CN mức 
đại học).
Trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập 
quốc tế ngày càng sâu rộng là một định 
hướng đang được Việt Nam hết sức quan 
tâm và ngày càng đẩy mạnh. Trong đó, 
hội nhập quốc tế về KH&CN được triển 
khai theo tinh thần “Chủ động, tích cực 
hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức 
KH&CN tiên tiến của thế giới, thu hút 
nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam 
định cư ở nước ngoài và người nước 
ngoài tham gia các dự án KH&CN của 
Việt Nam” (Nghị quyết 20-NQ/TW ngày 
01/11/2012). Chính vì vậy, việc chuẩn hóa 
các khái niệm, thuật ngữ trong quản lý 
KH&CN nói chung, trong quản lý nhân 
lực KH&CN nói riêng, phù hợp và tương 
thích quốc tế là việc làm cấp thiết.
Trong thời gian qua, khái niệm “Nguồn 
nhân lực KH&CN” theo OECD đang được 
nghiên cứu, tiếp thu và từng bước vận 
dụng vào các hoạt động điều tra thống kê 
KH&CN của Việt Nam. Đã đến lúc Nhà 
nước xem xét và ban hành chính thức các 
định nghĩa về “Nguồn nhân lực KH&CN”, 
“Nhân lực hoạt động KH&CN”, “Nhân lực 
hoạt động NC&PT”,
Để xác định nội hàm đầy đủ của định 
nghĩa về nhân lực KH&CN, Nhà nước cần 
có chủ trương công nhận sự tương đương 
cho những nhân lực “chưa được cấp bằng 
cao đẳng chính quy nhưng làm một nghề 
thuộc chuyên ngành KH&CN đòi hỏi trình 
độ tương đương cao đẳng trở lên”. Tức là, 
Nhà nước chấp nhận tính bổ sung vào 
nguồn nhân lực KH&CN dựa theo nghề 
nghiệp. Nội dung này được thể hiện trong 
Hộp 3 dưới đây.
Như vậy, đề xuất định nghĩa về “Nguồn 
nhân lực KH&CN” của Việt Nam một cách 
26 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 1/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
Hộp 3. Đề xuất tính Nguồn nhân lực KH&CN theo nghề nghiệp
Những người làm nghề, theo Danh mục nghề NVN-1019, thuộc nhóm 2 hoặc 3 hoặc 
thuộc nhóm nghề 182, 183 hoặc 184 thì được coi như làm nghề thuộc một chuyên 
ngành KH&CN và như vậy là thuộc Nguồn nhân lực KH&CN cho dù họ chưa hoàn 
thành bậc giáo dục đại học (tertiary level of education) (tương ứng bậc 5-8 của Bảng 1).
đầy đủ, phù hợp với các tiêu chuẩn của 
OECD, là: Nguồn nhân lực KH&CN của 
Việt Nam bao gồm những người có trình 
độ từ cao đẳng trở lên và những người tuy 
chưa được cấp bằng cao đẳng chính quy 
nhưng làm một nghề thuộc chuyên ngành 
KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương cao 
đẳng trở lên. Nguồn nhân lực KH&CN này 
bao gồm nhân lực: (i) hoặc có trình độ cao 
đẳng trở lên; (ii) hoặc làm một nghề thuộc 
chuyên ngành KH&CN đòi hỏi trình độ 
tương đương cao đẳng trở lên, đó là các 
nghề thuộc nhóm 2 hoặc 3 hoặc thuộc 
nhóm nghề 182, 183 hoặc 184 thuộc Danh 
mục nghề NVN-1019.
------------------------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ (2014). Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam 2013. Hà Nội : 
NXB KH&KT.
2. ILO (1990). International standard 
classifi cation of occupation: ISCO-88, 
International Labour Offi ce, Geneva.
3. Lê Xuân Định và những người khác 
(2010). Báo cáo đề tài: Nghiên cứu chuẩn 
hóa các chỉ tiêu thống kê Khoa học và công 
nghệ chủ yếu của Việt Nam. Cục Th ông tin 
KHCNQG, Bộ KH&CN, 157 tr.
4. OECD (1995). Canberra Manual: Th e 
measurement of scientifi c and technological 
activities-Manual on the measurement of 
human resource devoted to S&T, OCDE/
GD(95)77, Paris.
5. OECD (2002). Frascati Manual: Proposed 
standard practice for surveys on research and 
experimental development, Paris.
6. OECD (2015). Frascati Manual 2015: 
Guidelines for Collecting and Reporting Data 
on Research and Experimental Development. 
Th e Measurement of Scientifi c, Technological 
and Innovation Activities. Paris : OECD 
Publishing.
7. Tổng cục Th ống kê (2008). Danh mục 
nghề nghiệp (ban hành theo Quyết định số 
1019/QĐ-TCTK ngày 12/11/2008 của Tổng 
cục Th ống kê). Hà Nội. 
8. Trần Khánh Đức (2013). Giáo trình Giáo 
dục đại học Việt Nam và Th ế giới (Dùng 
cho các khóa bồi dưỡng giáo viên cáo đẳng/
đại học về nghiệp vụ Sư phạm đại học theo 
chương trình của Bộ GD&ĐT), NXB Giáo 
dục, Hà Nội; tr. 45-46.
9. UNESCO (1980). Manual for Statistics 
on Scientifi c and Technological Activities 
(Provisional), ST-80/WS/8, Paris.
10. UNESCO (1984). Manual for Statistics 
on Scientifi c and Technological Activities, ST-
84/WS/12, Paris.
11. UNESCO Institute for Statistics (UIS) 
(2012). International Standard Classifi cation of 
Education : ISCED 2011. Montreal : UIS, 2012.
12. Trần Đức Khánh (2013). Giáo trình 
Giáo dục đại học Việt Nam và Th ế giới (Dùng 
cho các khóa bồi dưỡng giáo viên cao đẳng/
đại học về nghiệp vụ Sư phạm đại học theo 
chương trình của Bộ GD&ĐT), NXB Giáo 
dục, Hà Nội; tr. 45-46.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 5-10-2016; 
Ngày phản biện đánh giá: 4-12-2016; Ngày 
chấp nhận đăng: 03-01-2017).

File đính kèm:

  • pdfnhan_luc_khoa_hoc_va_cong_nghe_tu_khai_niem_cua_cac_to_chuc.pdf