Nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non tư thục tại khu công nghiệp và vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh
Bài báo trình bày nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non tư thục tại khu công nghiệp và vùng
phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy các nguyên nhân chủ quan là do giáo viên dễ
bị căng thẳng, thiếu kĩ năng xử lí các tình huống, cũng như chưa chấp nhận sự khác biệt của trẻ.
Về khách quan, do họ chịu các áp lực từ phụ huynh về thể trạng trẻ, từ sự đánh giá của xã hội và
sự quá tải trong công việc.
Bạn đang xem tài liệu "Nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non tư thục tại khu công nghiệp và vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non tư thục tại khu công nghiệp và vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION JOURNAL OF SCIENCE ISSN: 1859-3100 KHOA HỌC GIÁO DỤC Tập 16, Số 1 (2019): 141-149 EDUCATION SCIENCE Vol. 16, No. 1 (2019): 141-149 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: 141 NGUYÊN NHÂN BẠO HÀNH TRẺ MẦM NON TƯ THỤC TẠI KHU CÔNG NGHIỆP VÀ VÙNG PHỤ CẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Phú Quý, Bùi Thế Bảo Viện Nghiên cứu Giáo dục – Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên hệ: Email: quyntp@hcmue.edu.vn Ngày nhận bài: 21-3-2018; ngày nhận bài sửa: 27-4-2018; ngày duyệt đăng: 17-01-2019 TÓM TẮT Bài báo trình bày nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non tư thục tại khu công nghiệp và vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy các nguyên nhân chủ quan là do giáo viên dễ bị căng thẳng, thiếu kĩ năng xử lí các tình huống, cũng như chưa chấp nhận sự khác biệt của trẻ. Về khách quan, do họ chịu các áp lực từ phụ huynh về thể trạng trẻ, từ sự đánh giá của xã hội và sự quá tải trong công việc. Từ khóa: bạo hành, bạo hành trẻ mầm non, nguyên nhân bạo hành. 1. Đặt vấn đề Bạo hành trẻ em được hiểu là những hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất hay tinh thần trẻ. Các nghiên cứu cho thấy việc bạo hành trẻ có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lí của chúng. Những trẻ thường xuyên bị đánh đòn có ít chất xám hơn ở một số vùng cụ thể trên vỏ não trước, điều này có liên quan đến chứng trầm cảm, nghiện ngập, và các rối loạn tâm thần khác. Hơn nữa, việc não bộ của trẻ bị ảnh hưởng có thể khiến chúng suy giảm khả năng nhận thức (dẫn theo Trần Hùng John, 2016). Chưa hết, việc bạo hành luôn đi kèm với cảm xúc tiêu cực bên trong trẻ, làm cho trẻ dễ có hành động bộc phát, mất cân bằng, chuyển hóa năng lượng kém, ăn không ngon, ngủ không sâu, chán nản, không muốn hoạt động (Trần Hoàng Thị Thu Thủy, 2014). Trên thế giới, cứ hai đứa trẻ thì có một em từng bị bạo hành (tổ chức End violence against children, 2018). Tại Việt Nam, 68,4% trẻ em độ tuổi 1-14 đã từng bị cha mẹ hoặc người chăm sóc bạo hành ở nhà. Có đến 20% trẻ 8 tuổi bị bạo hành ở trường (UNICEF, 2018). Một điều tra ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 26,3% học sinh bị thầy cô bạo hành. Kèm theo 48,0% học sinh có cảm giác sợ chính giáo viên của mình (Lê Thị Ngọc Dung, 2009). Tuy nhiên, cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề bạo hành trẻ mầm non nói chung và về trẻ mầm non ở các nhóm trẻ, trường mầm non tư thục tại các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận nói riêng. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non ở các khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm tình trạng trên là một nhu cầu cấp thiết hiện nay. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 141-149 142 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Tổ chức nghiên cứu Đây là nghiên cứu cắt ngang, khách thể nghiên cứu được khảo sát và thu thập dữ liệu tại một thời điểm. Đối tượng được khảo sát bao gồm 186 giáo viên và cô bảo mẫu (được gọi chung là người chăm sóc trẻ) và 138 phụ huynh đến từ các nhóm trẻ, trường mầm non tư thục tại các khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Bình Chánh, quận Thủ Đức) và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (khu công nghiệp ở huyện Tân Thành). Với phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu hỗ trợ là phương pháp phỏng vấn và phương pháp thống kê. Bảng khảo sát được thiết kế để thu thập ý kiến của người chăm sóc trẻ về 3 nội dung chính: các hành vi của trẻ dễ gây căng thẳng cho người chăm sóc; các nguyên nhân thuộc nhóm chủ quan và các nguyên nhân thuộc nhóm khách quan; và một số thông tin liên quan khác. Dữ liệu thu về được xử lí bằng phần mềm thống kê SPSS, phiên bản 11.5. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Hành vi của trẻ ảnh hưởng đến sự căng thẳng của người chăm sóc Bảng 1. Mức độ ảnh hưởng của các hành vi của trẻ đến sự căng thẳng của người chăm sóc STT Các hành vi của trẻ Tỉ lệ % mức độ ảnh hưởng Thứ hạng Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Phân vân Khá ảnh hưởng Rất ảnh hưởng 1 Không ăn, ngậm thức ăn, hay nôn ói 5,4 30,8 22,7 27,0 14,1 1 2 Không tập trung khi cô giáo hướng dẫn 8,3 23,2 21,5 32,6 14,4 2 3 Không hợp tác với cô 10,3 18,5 23,9 34,8 12,5 3 4 Hiếu động 10,9 21,7 15,2 26,6 25,5 4 5 Tranh giành đồ chơi, xô đẩy nhau 14,2 29,5 20,2 24,0 12,0 5 6 Không chịu ngủ 15,8 28,8 19,0 23,9 12,5 6 7 Tiếp thu bài chậm 15,8 31,5 22,8 17,9 12,0 7 8 Khóc dai dẳng, mè nheo 17,8 33,0 14,1 20,5 14,6 8 Trong 8 hành vi của trẻ được đưa ra để khảo sát, nếu cộng dồn các mức độ có ảnh hưởng (ít ảnh hưởng, phân vân, khá ảnh hưởng, rất ảnh hưởng) thì tất cả các hành vi đều có thể làm cho người chăm sóc dễ bị căng thẳng (chiếm tỉ lệ trên 80%). Trong đó có 3 hành vi có tỉ lệ giáo viên và cô bảo mẫu lựa chọn có ảnh hưởng với thứ hạng cao lần lượt là: không ăn, ngậm thức ăn, hay nôn ói với tỉ lệ 94,6%; không tập trung khi cô giáo hướng dẫn với tỉ lệ 91,7% và không hợp tác với cô với tỉ lệ 89,7%. Hành vi trẻ không ăn, ngậm thức ăn, hay nôn ói làm cho đa số cô dễ bị căng thẳng cho thấy các cô giáo chịu nhiều áp lực liên quan đến việc ăn uống nói riêng và cân nặng của trẻ nói chung. Áp lực này có thể đến từ phụ TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Phú Quý và tgk 143 huynh và ban giám hiệu. Bên cạnh đó, các hành vi không tập trung khi cô giáo hướng dẫn và không hợp tác với cô liên quan đến đặc điểm tâm lí của trẻ. Nếu người chăm sóc được củng cố kiến thức về các hoạt động chủ đạo của trẻ theo giai đoạn lứa tuổi và các dạng trí thông minh của trẻ thì sẽ hiểu trẻ hơn, từ đó dễ thông cảm với trẻ và chủ động điều chỉnh các cách tương tác để phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ. Hành vi khóc dai dẳng, mè nheo được dự đoán sẽ được lựa chọn ảnh hưởng cao, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy hành vi này lại có tỉ lệ lựa chọn có ảnh hưởng thấp nhất. Có thể do sau nhiều năm làm việc, các cô giáo có thâm niên lâu năm đã quen với việc nghe tiếng khóc của trẻ. Điều này có thể được khẳng định qua Bảng 2 bên dưới: Bảng 2. Hành vi khóc dai dẳng mè nheo của trẻ ảnh hưởng đến sự căng thẳng của người chăm sóc xét theo thâm niên Thâm niên Tỉ lệ % Không ảnh hưởng Có ảnh hưởng Dưới 1 năm 14,8 85,2 Từ 1-5 năm 16,8 83,2 Từ 6 -10 năm 17,9 82,1 Trên 10 năm 27,3 72,7 Giáo viên mới vào nghề dưới một năm thì đến 85,2% bị hành vi khóc dai dẳng mè nheo của trẻ làm cho căng thẳng. Trong khi với giáo viên thâm niên trên 10 năm thì con số này giảm còn 72,7%. Quay lại Bảng 1, tìm hiểu chi tiết hơn về mức độ ảnh hưởng của các hành vi dễ làm cho người chăm sóc căng thẳng chúng ta thấy hành vi trẻ hiếu động tuy không có tỉ lệ lựa chọn ảnh hưởng cao (xếp hạng tư) nhưng có tỉ lệ rất ảnh hưởng cao nhất với 25,5%. Như vậy, việc trẻ chạy nhảy, nghịch ngợm trong lớp làm cho các cô giáo và bảo mẫu rất dễ bị căng thẳng, mất bình tĩnh. Các hành vi tiếp theo cũng có tỉ lệ lựa chọn rất căng thẳng cao lần lượt là khóc dai dẳng, mè nheo với 14,6% và không tập trung khi cô giáo hướng dẫn với 14,4%. Hành vi khóc dai dẳng của trẻ tuy được ít giáo viên chọn có ảnh hưởng, tuy nhiên trong số các giáo viên bị ảnh hưởng thì tỉ lệ chọn rất ảnh hưởng cao thứ hai so với các hành vi khác. Như vậy, trong các biện pháp đưa ra nhằm hạn chế hành vi bạo hành trẻ mầm non, nhóm nghiên cứu cần chú ý đến các biện pháp giúp giảm áp lực cho các cô giáo về cân nặng của trẻ. Đồng thời củng cố cho giáo viên kiến thức về đặc điểm tâm lí của trẻ, đặc biệt là các hoạt động chủ đạo và các loại trí thông minh của trẻ. 2.2.2. Các nguyên nhân tác động đến hành vi bạo hành trẻ của người chăm sóc 2.2.2.1. Các nguyên nhân khách quan TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 141-149 144 Bảng 3. Nguyên nhân khách quan tác động đến hành vi bạo hành trẻ STT Các nguyên nhân Tỉ lệ % Thứ hạng Không tác động Có tác động 1 Áp lực từ phía cha mẹ, người quản lí về thể trạng của trẻ (trẻ phải tăng cân, cơ thể lành lặn...) 3,8 96,2 1 2 Áp lực từ xã hội (những đánh giá của xã hội về người chăm sóc trẻ khi phát hiện các vụ tai nạn của trẻ ở trường mầm non) 3,8 96,2 1 3 Khối lượng công việc quá nhiều 3,9 96,1 2 4 Công việc đòi hỏi trách nhiệm cao (không cho phép xảy ra tai nạn với trẻ) 6,1 93,9 3 5 Thu nhập chưa tương xứng với khối lượng công việc 13,5 86,5 4 6 Số lượng trẻ trong lớp quá đông 14,1 85,9 5 7 Thiếu sự kiểm tra, quản lí chặt chẽ của các cấp quản lí 22,4 85,9 5 8 Thiếu trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ 15,8 84,2 6 9 Cha mẹ của trẻ không quan tâm đến người chăm sóc như cha mẹ của trẻ khác 18,0 82,0 7 10 Đặc điểm công việc với các hành động lặp đi lặp lại dễ gây nhàm chán 18,8 81,2 8 11 Người chăm sóc trẻ chưa được quan tâm về đời sống tinh thần (khen thưởng, nghỉ mát) 19,9 80,1 9 12 Người quản lí không trực tiếp đưa ra quy định cấm người chăm sóc dùng hình phạt đối với trẻ 21,8 78,2 10 Nhóm nghiên cứu đưa ra 12 yếu tố khách quan để tìm hiểu xem yếu tố nào được các cô chăm sóc trẻ cho là có tác động đến các hành vi bạo hành. Bảng 3 cho thấy, hầu hết các yếu tố đều tác động đến sự bạo hành với tỉ lệ lựa chọn trên 80% (trừ yếu tố thứ 12). Đặc biệt 3 yếu tố được lựa chọn nhiều với tỉ lệ gần xấp xỉ nhau (trên 96%) là áp lực từ phía cha mẹ, người quản lí về thể trạng của trẻ; áp lực từ xã hội (những đánh giá của xã hội về người chăm sóc trẻ khi phát hiện các vụ tai nạn của trẻ ở trường mầm non) và khối lượng công việc quá nhiều. Kết quả lựa chọn tỉ lệ áp lực về thể trạng của trẻ cao một lần nữa khẳng định đây chính là nguyên nhân làm cho các cô dễ bị căng thẳng khi các con ngậm thức ăn, không chịu ăn hết phần ăn của mình. Phụ huynh luôn muốn con mình được tăng cân một cách đều đặn và các cô giáo cho biết câu hỏi đầu tiên và thường xuyên của họ khi đón con là “Hôm nay bé có ăn được nhiều không?”. Và để làm hài lòng phụ huynh, ban giám hiệu cũng xem tiêu chí tăng cân là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công việc của các cô. Mặt khác, nhóm nghiên cứu đưa ra năm tiêu chí để tìm hiểu mong muốn của phụ huynh khi gửi trẻ đến trường mầm non, số liệu ở Bảng 4 dưới đây cho thấy tiêu chí con được tăng cân có số lượng lựa chọn đứng hàng thứ hai, chỉ sau tiêu chí con được an toàn. Điều này khẳng định một lần nữa, áp lực về việc trẻ cần tăng cân đến người chăm sóc là một áp lực có thật và rất lớn. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Phú Quý và tgk 145 Bảng 4. Các mong muốn của phụ huynh khi gửi con STT Các mong muốn của phụ huynh Tỉ lệ % Thứ hạng 1 Con được an toàn 80,4 1 2 Con được tăng cân 41,6 2 3 Con nhận được sự khích lệ của các cô khi làm điều tốt 41,3 3 4 Con được vui vẻ 34,8 4 5 Con nhận được lời khuyên, chỉ bảo của các cô khi làm điều sai 26,8 5 Kết quả ở Bảng 3 chúng ta thấy đi cùng áp lực từ phụ huynh và ban giám hiệu thì áp lực từ xã hội cũng có tác động đến các cô giáo với tỉ lệ lựa chọn cao ngang nhau. Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi báo chí đưa tin các trường hợp trẻ bị bạo hành trên các phương tiện truyền thông. Phản ứng của dư luận cho thấy xã hội rất quan tâm đến trẻ em, điều này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các đơn vị có trách nhiệm tìm ra giải pháp hạn chế thực trạng trên. Tuy nhiên, những ý kiến đánh giá chủ quan, định kiến chỉ tập trung vào những mặt hạn chế làm cho những người làm nhiệm vụ chăm sóc trẻ chịu nhiều áp lực. Các chủ trường cho rằng xã hội chỉ quan tâm đến những bất cập của một vài trường hợp đơn lẻ mà không công nhận những đóng góp của họ trong việc góp phần giảm tải áp lực thiếu trường lớp của hệ thống giáo dục công lập, họ đã góp phần không nhỏ nhằm tạo điều kiện cho công nhân tại các khu công nghiệp yên tâm làm việc. Và họ mở trường không chỉ vì lợi nhuận, vì nhu cầu của phụ huynh mà còn vì lòng yêu trẻ, yêu nghề và mong muốn được đóng góp cho xã hội. Một chủ trường chia sẻ: “Nếu chỉ vì lợi nhuận tôi sẽ đi làm kinh doanh chứ không mở trường mầm non vì công việc này tốn quá nhiều công sức và đòi hỏi tinh thần trách nhiệm rất cao”. Một ý kiến khác cho rằng họ phải lấy kinh phí từ các hoạt động kinh doanh khác để duy trì sự hoạt động của trường với mức học phí phù hợp với thu nhập của công nhân tại khu công nghiệp. Bên cạnh đó, hầu hết các vụ bạo hành để lại hậu quả nghiêm trọng đều được phát hiện ở các nhóm trẻ, trường mầm non tư thục. Điều này làm cho các cô giáo làm việc trong những môi trường này cảm thấy mình luôn chịu sự nhòm ngó, phán xét từ phụ huynh và xã hội. Chỉ một xây xát nhỏ trên người của trẻ cũng làm cho phụ huynh nghi ngờ, dò hỏi. Áp lực của xã hội, sự quan tâm của phụ huynh đối với quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ là một điều cần thiết, giúp cô giáo mầm non luôn ở trong tâm thế hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao. Tuy nhiên, nếu chỉ chịu áp lực từ bên ngoài mà các cô không được hướng dẫn, giúp đỡ các cách cụ thể để xử lí khi phát sinh các vấn đề (đối diện với các hành vi không mong đợi từ trẻ) thì vô hình chung những áp lực trên chỉ làm cho các cô dễ bị căng thẳng, mất bình tĩnh hơn và hành vi bạo hành trẻ sẽ được che đậy bằng mọi cách. Tuy nhận được mong đợi, kì vọng cao với trọng trách “trồng người” trong giai đoạn nền tảng đầu tiên nhưng cô giáo mầm non chưa được tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 141-149 146 vụ cao cả đó vì họ phải hoàn tất một khối lượng công việc quá nhiều trong ngày. Đặc biệt là các nhóm trẻ, mầm non tư thục ở các khu công nghiệp. Cô giáo không chỉ có nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ mà còn phải đảm nhiệm luôn việc dọn dẹp, lau chùi phòng học, nhà vệ sinh. Trong khi đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non là thích được làm theo ý mình, trẻ muốn được tự do chơi đùa và thường xuyên có sự va chạm, “xung đột” cần được cô giáo luôn “để mắt” và can thiệp. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được tham gia các hoạt động đa dạng, hấp dẫn để được rèn luyện, phát triển các kĩ năng, hình thành các thói quen tốt. Quan sát một ngày làm việc của các cô giáo ở trường mầm non chúng tôi thấy các cô luôn tất bật di chuyển từ việc này sang việc khác với nhiều vai trò, nhiệm vụ khác nhau. Trong 12 yếu tố khách quan được đưa ra thì yếu tố người quản lí không trực tiếp đưa ra quy định cấm người chăm sóc dùng hình phạt đối với trẻ có tỉ lệ lựa chọn có tác động thấp nhất với 78,2%. Qua tìm hiểu thực tế, giáo viên cho rằng việc chủ trường hoặc ban giám hiệu đưa ra quy định cấm dùng hình phạt với trẻ mầm non là không cần thiết vì điều này đã có trong các quy định của ngành, giáo viên nào cũng biết. Mặt khác, việc sử dụng hình phạt đối với trẻ trong một giới hạn nào đó được cả người quản lí và giáo viên chấp nhận vì đây là cách để họ nhanh chóng giải quyết các vấn đề phát sinh và dễ dàng đưa lớp học vào nề nếp. Điều này cho thấy, giáo viên và những người làm quản lí trường mầm non cần được cung cấp thông tin để biết được những tác hại của việc sử dụng hình phạt đối với sự phát triển ở hiện tại và trong tương lai của trẻ. Từ đó, yêu cầu cấm sử dụng hình phạt đối với trẻ không chỉ nằm ở đâu đó trong quy định mà nên trở thành nguyên tắc chính được nhắc đi nhắc lại của trường, “thuộc nằm lòng” và hiện diện trong tất cả các hoạt động tương tác hằng ngày giữa giáo viên với trẻ. Đồng thời, họ cũng cần được trang bị các phương pháp để hình thành các thói quen tốt, tính kỉ luật cho trẻ mà không cần sử dụng những hình phạt. Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm tải được khối lượng các công việc cho cô giáo mầm non, đặc biệt là các công việc chân tay để các cô có thể dành toàn thời gian để chăm sóc, yêu thương và dạy dỗ trẻ. Bên cạnh đó, ban giám hiệu và phụ huynh cần được cung cấp nhiều thông tin hơn để biết việc tăng cân và thể chất là yếu tố cần nhưng chưa đủ và không phải là yếu tố then chốt trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính yếu tố tâm lí, cảm giác được tôn trọng, khen ngợi, yêu thương mới là thức ăn quan trọng để nuôi dưỡng một đứa trẻ khỏe mạnh, hạnh phúc và thành công trong tương lai (Makoto Shichida, 2015). Khi hiểu được điều đó, ban giám hiệu và phụ huynh sẽ có sự đồng thuận nhằm giảm đi gánh nặng trên vai của giáo viên. Ngoài ra, xã hội cần được cung cấp thông tin để có cái nhìn khách quan, công bằng và ghi nhận những đóng góp của những người làm công tác quản lí và chăm sóc trẻ mầm non. 2.2.2.2. Các nguyên nhân chủ quan TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Phú Quý và tgk 147 Bảng 5. Nguyên nhân chủ quan tác động đến hành vi bạo hành trẻ STT Các nguyên nhân Tỉ lệ % Thứ hạng Không tác động Có tác động 1 Dễ bị căng thẳng trong môi trường ồn ào 13,9 86,1 1 2 Chưa biết cách xử lí khi gặp phải các tình huống như: trẻ gây mất trật tự, không tập trung, bướng bỉnh... 18,1 81,9 2 3 Chưa chấp nhận trẻ là một cá thể khác biệt (với các trẻ khác và với người lớn) 21,3 78,7 3 4 Chưa có đủ kiến thức về nhu cầu tâm lí của trẻ (điều gì là quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ, trẻ cần được cư xử như thế nào...) 22,5 77,5 4 5 Chưa có đủ kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng (ăn uống) của trẻ 24,6 75,4 5 6 Chưa biết được tác hại nghiêm trọng của việc gây tổn thương trẻ đối với sự phát triển trong tương lai của trẻ 25,7 74,3 6 7 Nghĩ rằng mình nên dùng hình phạt để giáo dục trẻ 26,6 73,4 7 8 Không đủ kiên nhẫn 26,0 74,0 8 9 Nghĩ rằng mình có quyền dùng hình phạt (bằng lời nói hoặc hành động) để giáo dục trẻ 27,9 72,1 9 10 Tính chất công việc không liên quan đến chuyên ngành được học 30,9 69,1 10 11 Không thích trẻ em 37,4 62,6 11 Quan sát Bảng 5 một cách tổng thể chúng ta thấy so với các yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan được giáo viên lựa chọn có tác động thấp hơn (tỉ lệ % dao động từ 62,6% đến 86,1%). Điều này cho thấy theo ý kiến của người chăm sóc trẻ thì hành vi bạo hành xảy ra do các nguyên nhân khách quan nhiều hơn là các nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân họ. Và vấn đề đặt ra là khi một sự việc xảy ra nếu chúng ta nghĩ là do hoàn cảnh bên ngoài tác động thì sẽ khó có thể tìm ra cách giải quyết và vấn đề cũng sẽ không thể được giải quyết một cách “tận gốc”. Trong các yếu tố chủ quan được đưa ra thì có ba yếu tố được người chăm sóc trẻ cho rằng có tác động đến hành vi bạo hành trẻ em với tỉ lệ lựa chọn cao lần lượt là dễ bị căng thẳng trong môi trường ồn ào với 86,1%, chưa biết cách xử lí khi gặp phải các tình huống như: trẻ gây mất trật tự, không tập trung, bướng bỉnh... với 81,9% và chưa chấp nhận trẻ là một cá thể khác biệt với 78,7%. Như vậy, các cô nhận ra rằng những người dễ bị căng thẳng sẽ dễ bạo hành trẻ em vì họ khó kiểm soát được hành vi khi mất bình tĩnh. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng đồng nghiệp có hành vi bạo hành vì chưa biết cách xử lí khi gặp những tình huống không mong đợi từ trẻ. Có nghĩa là, bản thân họ không muốn làm cho trẻ bị tổn thương, không muốn sử dụng hình phạt nhưng vì không biết cách nào khác thay thế để giải quyết vấn đề. Cũng như họ chỉ cư xử theo những gì họ đã được đối xử trong quá khứ. Điều này cho thấy, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, các cô giáo mầm non không chỉ cần trang bị kiến thức chuyên môn, lòng yêu nghề, yêu trẻ mà còn cần thêm các phương pháp giúp các cô có thể làm chủ cảm xúc của mình, nhằm duy trì trạng thái bình tĩnh, kiên nhẫn để hiểu, thông cảm cho trẻ và các phương pháp giúp cô giáo có thể chủ TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 16, Số 1 (2019): 141-149 148 động ứng xử khi gặp các tình huống không mong đợi, thiết lập nội quy lớp học, hình thành thói quen tốt cho trẻ. Và một nguyên nhân nữa được nhiều giáo viên lựa chọn có tác động đến hành vi bạo hành là do cô giáo chưa chấp nhận trẻ là một cá thể khác biệt. Khi hiểu và chấp nhận trẻ là cá thể riêng biệt người chăm sóc sẽ dễ dàng thông cảm cho các cư xử cử của trẻ, bao dung trong các nhận xét, đánh giá và linh hoạt trong cách thiết lập các mong đợi kì vọng từ trẻ. Ngược lại, các giáo viên sẽ không thể chấp nhận khi thấy đứa trẻ này ngoan ngoãn, trật tự, dễ dàng làm theo hướng dẫn trong khi trẻ khác cứ lăng xăng, mất tập trung, “phá phách”. Bên cạnh đó, quan sát giáo viên khi họ thực hành ứng xử tình huống trong một lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, nhóm nghiên cứu nhận thấy đa số giáo viên điều áp đặt và mong muốn trẻ thực hiện những điều họ cho là tốt đối với trẻ chứ không chú ý đến cảm xúc, mong muốn và sự quan tâm của trẻ. Ngoài ra, có 2 yếu tố chủ quan được ít giáo viên lựa chọn có tác động đến hành vi bạo hành là không thích trẻ em với 62,6% và không liên quan đến chuyên ngành được học với 69,1%. Kết quả này cho thấy, hơn một nửa giáo viên được khảo sát cho rằng không thích trẻ em không phải là nguyên nhân có tác động đến hành vi làm tổn thương đứa trẻ. Có nghĩa là bạo hành xảy ra là do giáo viên không biết cách xử lí tình huống, không có đủ thông tin chứ không phải là do họ chủ ý mong muốn như vậy. Bên cạnh đó, việc không có kiến thức chuyên môn, làm việc không đúng ngành học cũng không nhận được nhiều lựa chọn có tác động làm cho người chăm sóc trẻ có những ứng xử không mong đợi trong môi trường giáo dục. Vì thực tế, nếu là người yêu trẻ, yêu thích công việc đang làm thì họ có thể tìm mọi cách để cập nhật, bổ sung kiến thức cho mình. Như vậy, kết quả khảo sát tìm hiểu về nguyên nhân bạo hành trẻ mầm non ở khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận cho thấy: - Về hành vi của trẻ dễ gây căng thẳng cho giáo viên: có 3 hành vi có tỉ lệ người chăm sóc lựa chọn cao là lần lượt là: không ăn, ngậm thức ăn, hay nôn ói; không tập trung khi cô giáo hướng dẫn và không hợp tác với cô. - Về các nguyên nhân khách quan tác động đến hành vi bạo hành: đa số người chăm sóc trẻ đều chịu tác động bởi 12 nguyên nhân được nhóm nghiên cứu đưa ra. Đặc biệt có ba nguyên nhân được lựa chọn tác động với tỉ lệ trên 90%, đó là áp lực từ phía cha mẹ, người quản lí về thể trạng của trẻ; áp lực từ xã hội (những đánh giá của xã hội về người chăm sóc trẻ khi phát hiện các vụ tai nạn của trẻ ở trường mầm non) và khối lượng công việc quá nhiều. - Về các nguyên nhân xuất phát từ bản thân người chăm sóc trẻ: trong 11 nguyên nhân được đưa ra thì các nguyên nhân được giáo viên và cô bảo mẫu lựa chọn tác động với tỉ lệ cao lần lượt là dễ bị căng thẳng trong môi trường ồn ào, chưa biết cách xử lí khi gặp phải các tình huống như: trẻ gây mất trật tự, không tập trung, bướng bỉnh và chưa chấp nhận trẻ là một cá thể khác biệt. TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Phú Quý và tgk 149 3. Kết luận Từ kết quả khảo sát trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy để hạn chế tình trạng bạo hành trẻ mầm non ở các khu công nghiệp nói riêng và trên cả nước nói chung, chúng ta cần quan tâm đế những biện pháp sau: - Thứ nhất là cần sử dụng các biện pháp nhằm tạo môi trường làm việc thuận lợi, giảm các áp lực từ phía phụ huynh, ban giám hiệu và xã hội. - Thứ hai là hỗ trợ trực tiếp đến người chăm sóc trẻ. Đầu tiên, tác động đến giáo viên về mặt nhận thức giúp giáo viên nhận ra trách nhiệm của bản thân từ đó chủ động có những điều chỉnh, thay đổi về hành vi của mình. Kế đến, củng cố các kiến thức về đặc điểm tâm lí của trẻ cũng như nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để giáo viên có thể hiểu và chấp nhận trẻ. Sau cùng, hướng dẫn cho giáo viên các phương pháp kiểm soát cảm xúc và các kĩ thuật giúp giáo viên quản lí hành vi của trẻ. Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thị Ngọc Dung. (2009). Bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường. Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Makato Shichida. (2015). Ba chìa khóa vàng – Nuôi dạy con theo phương pháp Shichida. NXB Thế giới. Trần Hùng John. (2016). Cây to bắt đầu từ mầm nhỏ. NXB Phụ nữ. Trần Hoàng Thị Thu Thủy. (2014). Biểu hiện tình cảm của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. End Violence Against Children. (2018). Retrieved from Unicef. (2018). Kỉ luật bạo lực, xâm hại tình dục và giết người xảy ra với hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới. Retrieved from https://www.unicef.org/vietnam/vi/media_27111.html. AN INVESTIGATION OF CHILD ABUSE AT PRIVATE NURSERY SCHOOLS IN INDUSTRIAL ZONES AND THE OUTSKIRTS OF HO CHI MINH CITY Nguyen Thi Phu Quy, Bui The Bao Institute for Education Research – Ho Chi Minh City University of Education Corresponding author: Email: quyntp@hcmue.edu.vn Received: 21/3/2018; Revised: 27/4/2018; Accepted: 17/01/2019 ABSTRACT This article presents causes of child abuse at private nurseries in industrial zones and the outskirts of Ho Chi Minh City. Findings show that causes include teachers getting stressed easily, lack of training and lack of tolerance for individual differences. Other causes are pressure of parents on teachers about children’s well-being, social judgments and work overload. Keywords: abuse, child abuse at private kindergartens, causes of child abuse.
File đính kèm:
- nguyen_nhan_bao_hanh_tre_mam_non_tu_thuc_tai_khu_cong_nghiep.pdf