Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam (1920-1930)

Sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc

địa” (7/1920), Nguyễn Ái Quốc quyết định chọn con đường cách mạng vô sản là hướng đi duy nhất

nhằm giải phóng dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Cũng từ đó, những năm 1920 đến năm 1930, Người

tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau (báo chí,

sách vở, xây dựng một tổ chức cách mạng và đào tạo những cán bộ tuyên truyền tổ chức). Sự ra

đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) đã chứng minh tính đúng đắn của con đường cách

mạng vô sản mà Người đã lựa chọn.

pdf 11 trang kimcuc 16180
Bạn đang xem tài liệu "Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam (1920-1930)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam (1920-1930)

Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam (1920-1930)
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION
JOURNAL OF SCIENCE
ISSN: 
1859-3100 
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
Tập 15, Số 11 (2018): 178-188 
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES
Vol. 15, No. 11 (2018): 178-188
 Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website:  
178 
NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI VIỆC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN 
VÀO VIỆT NAM (1920-1930) 
Nguyễn Thị Hương* 
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 
Ngày nhận bài: 25-10-2018; ngày nhận bài sửa: 14-11-2018; ngày duyệt đăng: 21-11-2018 
TÓM TẮT 
 Sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc 
địa” (7/1920), Nguyễn Ái Quốc quyết định chọn con đường cách mạng vô sản là hướng đi duy nhất 
nhằm giải phóng dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Cũng từ đó, những năm 1920 đến năm 1930, Người 
tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau (báo chí, 
sách vở, xây dựng một tổ chức cách mạng và đào tạo những cán bộ tuyên truyền tổ chức). Sự ra 
đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930) đã chứng minh tính đúng đắn của con đường cách 
mạng vô sản mà Người đã lựa chọn. 
 Từ khóa: Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, cách mạng vô sản, chủ nghĩa Mác – Lênin. 
ABSTRACT 
Nguyen Ai Quoc and the propagation of Marxism-Leninism into Vietnam (1920-1930) 
After reading the draft of Lenin's Theses on Ethnic and Colonial Issues (July 1920), Nguyen 
Ai Quoc decided to choose the proletarian revolutionary road as the only way to liberate the 
Vietnamese nation at the time. From then on, in the 1920s and 1930s, Marxism-Leninism was 
propagated into Vietnam in various forms (newspapers, books, building a revolutionary 
organization and training of cadres transmission organization). The birth of the Communist Party 
of Vietnam (03/02/1930) proved the correctness of the revolutionary proletarian road that he had 
chosen. 
Keywords: Nguyen Ai Quoc, Ho Chi Minh, revolutionary proletarian, Marxism-Leninism. 
1. Đặt vấn đề 
 Năm 1884, sau gần 30 năm thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (năm 1858), 
quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp đã hoàn thành, biến dân tộc Việt Nam từ một nước 
phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhằm giải phóng đất 
nước khỏi nô dịch của chủ nghĩa thực dân, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX nhiều sĩ phu yêu 
nước quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước nhưng đều thất bại. Xuất phát từ lòng yêu nước 
thương dân, năm 1911, Nguyễn Tất Thành sang phương Tây (nước Pháp) tìm con đường 
giải phóng cho dân tộc Việt Nam và chính ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 
1917 đã đưa Người bắt gặp Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa 
* Email: nguyenthihuonghcmue@gmail.com 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 
179 
(7/1920). Từ đó, Người hoàn toàn tin vào Cách mạng Tháng Mười, tin theo Lênin và hăng 
hái hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam. 
2. Giải quyết vấn đề 
2.1. Nguyễn Ái Quốc, quê hương và gia đình 
 Ngày 01/9/1858, thực dân Pháp bắn đại bác vào Đà Nẵng, mở đầu cho quá trình xâm 
lược Việt Nam, sau gần 30 năm tiến hành xâm chiếm đến năm 1884 Pháp đã hoàn thành 
xâm lược Việt Nam. Cùng với đội quân xâm lược Pháp, một lối kinh doanh mới, một 
phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào 
đúng lúc phương thức sản xuất phong kiến cổ truyền đang lâm vào thời kì khủng hoảng 
toàn diện, trầm trọng và bế tắc. Tính chất của một xã hội thay đổi đã kéo theo sự biến đổi 
của mâu thuẫn đối kháng. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nền độc lập dân tộc bị chà 
đạp, quyền lợi sống còn của đại bộ phận nhân dân bị tước đoạt. Vì thế mà mâu thuẫn cơ 
bản trước tiên thời kì này là mâu thuẫn giữa một bên là toàn thể dân tộc Việt Nam và bên 
kia là thực dân Pháp xâm lược. 
 Nghệ An là một trong những cái nôi của phong trào yêu nước chống giặc ngoại xâm, 
nơi đã sản sinh ra biết bao anh hùng từ cổ chí kim. Nơi đây đã xuất hiện nhiều chí sĩ yêu 
nước như Phan Đình Phùng – thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) chống 
lại ách thống trị của thực dân Pháp; Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du đưa người 
sang Nhật xin cầu viện nhằm chống Pháp mặc dù, các cuộc khởi nghĩa và phong trào 
trên đều thất bại nhưng tấm lòng yêu nước của các ông đã khích lệ quần chúng nhân dân 
vùng dậy đấu tranh đòi độc lập tự do cho Tổ quốc. 
 Nguyễn Ái Quốc (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất 
Thành), sinh ngày 19/5/1890 tại quê mẹ ở làng Hoàng Trù, quê cha ở làng Kim Liên (còn 
gọi là Làng Sen), cách quê mẹ 2 km. Hai làng thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện 
Nam Đàn (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn) tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh 
Sắc (1862-1929) – một nhà nho từng đỗ Phó bảng, mẹ là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901), 
làm nghề nông và dệt vải. 
 Năm 1895, ông Nguyễn Sinh Sắc đưa cả gia đình vào Huế, ông vừa đi dạy học vừa 
kèm việc học cho hai con. Thuở niên thiếu, Nguyễn Tất Thành học chữ với nhiều thầy 
giáo, người thầy đầu tiên chính là ông Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người. Tháng 
9/1905, Nguyễn Tất Thành theo học lớp dự bị tại Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba. Ở 
đây, lần đầu tiên người tiếp xúc với khẩu hiệu: Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Tháng 9/1907, 
người vào học lớp trung đẳng tại Trường Quốc học Huế. Năm 1908, phong trào kháng thuế 
nổ ra ở Trung Kì, Nguyễn Tất Thành có tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân 
Thừa Thiên nên bị buộc phải thôi học. Năm 1910, trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, 
Nguyễn Tất Thành vào dạy học ở Trường Dục Thanh (Phan Thiết). Người dạy hai môn là 
chữ Hán và Thể dục. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 11 (2018): 178-188 
180 
 Xuất thân trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên giữa quê hương giàu tình 
thương và tinh thần quật khởi, từ thủa thiếu thời Nguyễn Tất Thành đã được hấp thụ một 
nền giáo dục truyền thống phong phú, hiểu biết sâu sắc về lịch sử và những giá trị văn hóa 
dân tộc, am tường văn hóa phương Đông và văn hóa Trung Quốc. Đặc biệt Người sớm hòa 
mình vào cuộc sống của quần chúng lao khổ và tham gia vào phong trào yêu nước. Quê 
hương, gia đình và sự nhập cuộc của bản thân đã sớm làm nảy nở trong người thanh niên 
Nguyễn Tất Thành tấm lòng yêu nước thương dân thiết tha: “Người thanh niên ấy đã sớm 
hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, Anh đã có chí 
đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào” (Trần Dân Tiên, 1995, tr. 12). Thương dân, 
đồng cảm với dân là nét đặc sắc trong chủ nghĩa yêu nước ở Nguyễn Tất Thành. Kính 
trọng các bậc anh hùng tiền bối, nhưng Người không bằng lòng với đường đi nước bước 
của những người đi trước và không muốn đi theo vết mòn của lịch sử. 
 Với tinh thần yêu nước được nung nấu và ngày càng phát triển trong con người Anh, 
tháng 02/1911, Nguyễn Tất Thành quay trở vào Sài Gòn để đi tìm lí tưởng cứu nước của 
mình. Nhờ một người bạn, Người đã xin vào làm trên tàu Amial Latouche Tresville của 
Hãng Vận tải Hợp nhất, bắt đầu hành trình rời Tổ quốc đi sang nước Pháp và các nước 
phương Tây nhằm tìm con đường cứu giúp đồng bào mình khỏi chế độ thực dân, phong kiến. 
2.2. Bối cảnh lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước 
 Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII và cách mạng công nghiệp Anh thế kỉ 
XVIII đã mở đầu cho thời kì của cách mạng tư sản dân quyền ở châu Âu và Bắc Mĩ, dẫn 
đến những biến đổi to lớn trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa tư bản cũng từ giai đoạn tự do 
cạnh tranh chuyển dần lên giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỉ XIX 
và thực hiện các cuộc xâm lược vũ trang để thiết lập hệ thống thuộc địa tại hầu khắp các 
nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ Latin. Tuy nhiên, các quốc gia phương Đông dường như 
không chú ý đến những sự kiện làm rung chuyển châu Âu và không nhận thức được rằng 
đó là hướng đi theo sự tiến hóa của lịch sử nhân loại. 
 Giữa thế kỉ XIX, khi các pháo hạm và những đội quân xung kích Âu – Mĩ đã tấn 
công vào những pháo đài khép kín phương Đông thì rất ít quốc gia ở khu vực này có sức 
đề kháng. Hầu hết các nước ở phương Đông đã trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa hay 
miếng mồi ngon cho các nước đế quốc xâu xé. Duy nhất có Nhật Bản đã mạnh dạn lật đổ 
chính quyền Mạc Phủ, tiến hành cải cách Minh Trị năm 1868, học tập và tiếp thu văn minh 
phương Tây. Nhật Bản vươn lên phát triển thành nước tư bản và thoát khỏi ách cai trị của 
thực dân phương Tây. 
 Tại Việt Nam, nửa đầu thế kỉ XIX chế độ phong kiến đã bước vào tình trạng khủng 
hoảng. Triều Nguyễn được thành lập năm 1802 sau khi đánh thắng cuộc khởi nghĩa của 
nông dân Tây Sơn, các vua đầu triều Nguyễn đã xây dựng một quốc gia phong kiến thống 
nhất và một nền nông nghiệp khá phát triển đang chứa đựng ít nhiều mầm mống kinh tế tư 
bản chủ nghĩa nhưng chính sách “ức thương” và “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 
181 
không chỉ làm cho nền kinh tế của đất nước không bắt kịp các nước trong khu vực mà còn 
dẫn đến nạn xâm lăng đe dọa trực tiếp tới quốc gia. 
 Sau khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng (1858), nhà Nguyễn không còn 
khả năng tập hợp quần chúng nhân dân đánh thắng quân xâm lược mà trượt dài trên con 
đường nhượng bộ, đầu hàng từng bước trong khi cuộc đấu tranh của nhân dân chống Pháp 
đang dâng cao. Năm 1884 với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa 
phong kiến, chấp nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp. Từ đây, nhân dân Việt Nam lại chịu 
cảnh “một cổ hai tròng”, lúc này cả triều đình và thực dân Pháp trở thành đối tượng của 
cách mạng và là mục tiêu để nhân dân lật đổ giành lại độc lập, tự do. 
 Xuất phát từ truyền thống yêu nước của cha ông, nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam 
liên tiếp đứng lên cầm vũ khí chống giặc ngoại xâm. Các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới sự 
lãnh đạo của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân phát triển mạnh mẽ, 
tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Năm 1885, phong trào Cần Vương bùng 
nổ, kéo theo đó là hàng loạt các cuộc khởi nghĩa ra đời và phát triển mạnh mẽ nhưng cuối 
cùng đều thất bại. Dân tộc Việt Nam lại chìm trong đêm tối dưới chính sách cai trị, bóc lột 
của thực dân Pháp và những chủ trương bảo thủ của triều đình Huế. 
 Bước vào đầu thế kỉ XX, các phong trào Đông Du (1905-1908), hoạt động của những 
nhà yêu nước trong Duy Tân hội (1905), phong trào chống thuế ở Trung Kì (1907), Đông 
Kinh nghĩa thục (1907), Việt Nam Quang Phục hội (1912) chứng tỏ một tư tưởng mới 
đã thay thế tư tưởng phong kiến cũ đó là tư tưởng dân chủ tư sản, một xu hướng tiến bộ lúc 
bấy giờ. Những xu hướng tiến bộ trên vẫn không mang lại thành công cho con đường cứu 
nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX và bộc lộ sự hạn chế của các trào lưu giải phóng dân tộc 
theo xu hướng cải lương tư sản đương thời. Thực tiễn đó đặt ra cho dân tộc Việt Nam là 
cần phải có một phương pháp, con đường cách mạng hoàn toàn mới khác với các vị tiền 
bối trước đó đã đi. 
Nguyễn Ái Quốc sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh hoàn toàn nhạy cảm khi mà 
đất nước đã bị xâm lăng, các phong trào đấu tranh cứu nước đều thất bại, bản thân Người 
cũng gánh chịu nỗi đau mất nước, chứng kiến cảnh dân tộc bị mất tự do, nhân dân rơi vào 
nô lệ. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc Việt 
Nam, bối cảnh đó cùng với những điều kiện quốc tế đã thôi thúc Người xuất dương sang 
trời Tây nhằm tìm ra con đường giải phóng dân tộc. “Một thời đại cần có những con người 
khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ: Khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt 
tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng” 
(Mác và Ăngghen, 1994, tr. 460). 
2.3. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam 
2.3.1. Thời kì khảo sát, tìm tòi và đến với chủ nghĩa Lênin (1911-1920) 
 Với mong ước tìm ra đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, ngày 05/6/1911 tại Bến 
Nhà Rồng, với tên là Văn Ba, Nguyễn Tất Thành đã lên chiếc tàu Amiral Latouche 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 11 (2018): 178-188 
182 
Tréville đi sang phương Tây đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt 
động cách mạng của Người. Hành trang mà Người mang theo khi rời Tổ quốc chính là 
phẩm chất và trí tuệ của một người yêu nước đã được hình thành từ trước đó. 
 Để đến được nước Pháp, Người đã làm phụ bếp trên tàu, làm những công việc khá 
vất vả từ nhặt rau, vác khoai, rửa nồi, dọn ăn đến cạo lò, xúc thanvà phải dùng hết sức 
lực mới hoàn thành công việc. Trên đường tới nước Pháp, tàu đã dừng lại cảng ở một số 
nơi như: Singapore, cảng Colombo (Srilanca), cảng Said của Ai Cập tất cả đều là thuộc địa 
của Anh. Ở những nơi này, lần đầu tiên Người chứng kiến cuộc sống khốn khổ của người 
dân thuộc địa ngoài Đông Dương và đó cũng là cơ sở để Nguyễn Tất Thành có thể hiểu 
hơn về chủ nghĩa đế quốc. 
 Khi đến Pháp năm 1911, Nguyễn Tất Thành sống bằng nghề làm vườn ở thị trấn 
Saint Adresse. Tại đây, Người tiếp xúc với nhiều người Pháp hơn, hiểu hơn phần nào về 
con người Pháp và cuộc sống khốn khổ của nhân dân lao động Pháp. Người hiểu ra rằng 
nhân dân lao động Pháp cũng phải sống khổ cực như nhân dân lao động Việt Nam. Chỉ có 
tư bản Pháp mới là những con người xấu xa, độc ác. Còn nhân dân lao động Pháp là những 
người hiền hậu và là bạn của các dân tộc bị áp bức, trong đó có nhân dân Việt Nam. 
 Sau một thời gian ở Pháp, Người tiếp tục đi sang một số nước khác để tìm hiểu cuộc 
sống của người dân ở nơi đó như thế nào. Người đã sống ở Mĩ những năm 1912-1913, ở 
Anh những năm 1913-1917 và lâu nhất là trở lại Pháp lần thứ hai sống ở thủ đô Pari, một 
trung tâm chính trị – văn hóa của Pháp và châu Âu từ năm 1917 đến năm 1923. Tại Pháp, 
Người rất tích cực tham gia các hoạt động yêu nước như “Hội những người Việt Nam yêu 
nước”, gia nhập vào Đảng Xã hội Pháp. Qua đó Người được tiếp xúc và là bạn bè của 
nhiều nhà hoạt động chính trị, xã hội nổi tiếng của Pháp và châu Âu lúc bấy giờ. 
 Năm 1919, Nguyễn Tất Thành cùng với một số nhà yêu nước Việt Nam thảo ra bản 
yêu sách tám điểm và kí tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây đòi quyền tự do 
dân chủ cho người Việt Nam. Bản yêu sách được viết bằng ba thứ tiếng Pháp, Việt và Hán 
với cùng một nội dung. Tuy bản yêu sách không được Hội nghị xem xét đến nhưng đã gây 
một tiếng vang lớn trong phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng Việt 
Nam. Thông qua sự kiện này, Người thấy rõ bộ mặt và bản chất của chủ nghĩa Uynxơn 
được che đậy bằng những lời lẽ mị dân về “dân chủ” và “quyền dân tộc tự quyết”, và đã đi 
tới kết luận “Các dân tộc muốn giải phóng chỉ có thể dựa vào sức của bản thân mình” 
(Võ Nguyên Giáp, 2016, tr. 25). Từ đó, Nguyễn Ái Quốc có những nhận thức mới về các 
nước thuộc địa và các nước tư bản. 
 Năm 1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn 
đề thuộc địa của Lênin, đăng trên báo L’Humanité của Pháp, số ra ngày 16 và 17/7/1920. 
Trong Luận cương, Lênin phê phán những sai lầm của tư tưởng Sô vanh, dân tộc hẹp hòi, 
nhấn mạnh sự đoàn kết quốc tế giữa những người cộng sản và nhân dân thuộc địa trong 
cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến vì quyền độc lập của các dâ ...  sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình 
trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị 
đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng 
ta” (Hồ Chí Minh, 2000, tập 10, tr. 127). 
 Có thể nói, sau gần 10 năm bôn ba khắp các châu lục để khảo sát, tìm đòi và nghiên 
cứu về con đường cứu nước, đến đây Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho 
dân tộc Việt Nam: Con đường giải phóng dân tộc gắn với cách mạng vô sản, đi theo con 
đường của cách mạng vô sản. Đây cũng chính là bước ngoặt lịch sử, mốc son trong sự 
nghiệp tìm đường cứu nước của Người. 
 Với tinh thần nhiệt huyết cách mạng, năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường 
cứu nước; đến năm 1920, Người đã bắt gặp Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc 
và thuộc địa. Cũng từ đó, cơ duyên đưa Người tìm hiểu về con đường cách mạng vô sản, 
tham gia đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Nguyễn 
Ái Quốc không chỉ là chiến sĩ cộng sản quốc tế đầu tiên của Việt Nam mà là người tìm ra 
con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản. Nhằm 
chứng minh tính đúng đắn của con đường đó, trong những năm 1920 đến 1930, Người hoạt 
động trong phong trào cộng sản công nhân quốc tế, hoạt động ở Quốc tế Cộng sản, nghiên 
cứu chủ nghĩa Mác – Lênin ở Liên Xô, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam và 
sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. 
2.3.2. Nguyễn Ái Quốc hoạt động trên đất Pháp 
 Thời gian Nguyễn Ái Quốc hoạt động trên đất Pháp trong những năm 1921-1923, 
đây là thời kì tìm đường và hoạt động truyền bá tư tưởng cứu nước. Để truyền bá chủ nghĩa 
Mác – Lênin về Việt Nam, những năm tháng ở Pháp, Người đã viết tác phẩm tiêu biểu là 
Đông Dương đăng tên Tạp chí Cộng sản số 14 và số 15 năm 1921 (Được xem là mốc mở 
đầu cho quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam của Người). Trong bài 
viết, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những điều kiện thuận lợi của châu Á nói chung và 
Đông Dương nói riêng cho việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Trên nền tảng đó, 
Nguyễn Ái Quốc tiến hành những cuộc vận động trong đội ngũ những người cộng sản 
Pháp và những nhà yêu nước của các dân tộc thuộc địa sống ở Paris ủng hộ phương hướng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 11 (2018): 178-188 
184 
hoạt động của mình, và đã được mọi người tạo điều kiện cho Người triển khai hoạt động 
theo hướng đó. 
 Trước hết, Người sử dụng các phương tiện sẵn có của các tổ chức chính trị cánh tả 
Pháp và tạo ra những phương tiện, những tổ chức chính trị mới của các dân tộc bị nô dịch. 
Nguyễn Ái Quốc tiếp tục duy trì với các tờ báo cánh tả Pháp, đặc biệt là những tờ báo, 
những tạp chí có lập trường dứt khoát theo đường lối của Quốc tế Cộng sản, Người viết 
báo và lấy những người bị áp bức bóc lột ở các thuộc địa làm đối tượng chủ yếu cho ngòi 
bút của mình. Bên cạnh đó, ngày 26/6/1921, Nguyễn Ái Quốc tổ chức họp bàn việc thành 
lập Hội Liên hiệp Thuộc địa, có tuyên ngôn, điều lệ rõ ràng. Đây là hình thức liên minh 
của các dân tộc bị áp bức lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc 
và là một hình thức có một không hai ra đời tại trung tâm của chính nước đế quốc đang 
thống trị họ. Một trong những hoạt động tiêu biểu nhất của Hội Liên hiệp Thuộc địa là xuất 
bản tờ báo Le paria làm cơ quan ngôn luận của mình. Ngày 01/4/1922 Le paria ra số đầu 
tiên và đến năm 1926 có tất cả được 38 số. 
 Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng các hình thức khác như diễn thuyết, 
viết kịch để truyền bá tư tưởng cách mạng của mình. Có thể nói, với sự xuất hiện của tờ 
báo Le paria, một phương tiện truyền bá chủ yếu thời kì này, tư tưởng cách mạng của 
Nguyễn Ái Quốc theo quan điểm Mácxít đến với nhân dân ta thường xuyên và có hệ thống. 
Thời gian hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp tuy không dài nhưng là thời kì rất quan 
trọng đối với cách mạng Việt Nam. Đó là thời kì Nguyễn Ái Quốc đặt nền móng cho toàn 
bộ sự nghiệp của mình, cũng là toàn bộ tương lai của đất nước. 
2.3.3. Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại Mátxcơva 
 Nếu như thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã dồn toàn bộ sức lực và trí tuệ để khai 
mở con đường đưa tư tưởng cách mạng theo quan điểm Mác – Lênin về nước mà trọng tâm là 
thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân thì những năm tháng ở Mátxcơva là định hướng 
cho cuộc vùng dậy noi gương Cách mạng Tháng Mười Nga, Người tiến hành phác thảo 
những nét lớn về chiến lược cho cách mạng Việt Nam. Ngày 13/10/1923, Nguyễn Ái Quốc 
tham dự Đại hội Quốc tế Nông dân tại Mátxcơva, “Sự kiện này là minh chứng rõ ràng con 
đường đưa chủ nghĩa Mác – Lênin từ Mátxcơva, từ Quốc tế Cộng sản đã được khai thông. 
Người khai mở con đường đó chính là Nguyễn Ái Quốc” (Phạm Xanh, 2009, tr. 70). 
 Trong hoạt động truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin thời kì này, Nguyễn Ái Quốc sử 
dụng nhiều phương tiện thông tin khác nhau như báo chí, truyền đơn, sách báo, diễn đàn, 
đặc biệt Người đã hoàn thành cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp bằng tiếng Pháp và tác 
phẩm được gửi về in tại Pháp năm 1925. Thời gian hoạt động tại Mátxcơva cũng là thời 
gian Nguyễn Ái Quốc tham dự nhiều hội nghị quốc tế lớn như: Đại hội lần thứ nhất Quốc 
tế Nông dân (10/1923), Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (7/1924), Đại hội III Quốc tế 
Công hội đỏ. Tại diễn đàn các đại hội đó, Người đã nói lên tiếng nói của nhân dân thuộc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 
185 
địa, bảo vệ những luận điểm đúng đắn của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, và tuyên 
truyền tư tưởng cách mạng của mình trên lập trường Mácxít. 
 Ở thời kì này, Nguyễn Ái Quốc cũng bắt đầu nêu ra những vấn đề mới mẻ trước 
đó chưa từng có, với chủ đích rõ ràng là hướng cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc 
Việt Nam tới Quốc tế Cộng sản, tới Cách mạng Tháng Mười Nga. Nguyễn Ái Quốc 
cung cấp cho nhân dân ta những hiểu biết, những thông tin về một tổ chức chính trị 
quốc tế kiên quyết bênh vực quyền lợi của các dân tộc thuộc địa, đó là Quốc tế Cộng 
sản, đứng đầu là Lênin. Bên cạnh đó, theo đề nghị của Người, từ năm 1925, Đảng Cộng 
sản Pháp bắt đầu cử những thanh niên yêu nước Việt Nam sang học tại trường quốc tế. 
Từ đó khai thông con đường cho thanh niên yêu nước Việt Nam từ Pháp sang 
Mátxcơva theo học Trường Đại học Phương Đông (trường dành cho những người lao 
động phương Đông). Như vậy, Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản trở 
thành một lò đào tạo những chiến sĩ tuyên truyền, những cổ động viên cho phong trào 
cách mạng theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam. 
 Thời kì ở Mátxcơva những tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc thuộc những 
vấn đề chiến lược quan trọng trong cách mạng giải phóng dân tộc. Những tư tưởng đó chỉ 
có thể có được ở Mátxcơva, nó là kết quả của những năm tháng miệt mài học tập, nghiên 
cứu trong sách báo Mácxít, đối chiếu, so sánh những kiến thức thu nhận được với thực tế 
mà Người đã trải qua, đã thu lượm được từ các thuộc địa. Những tài liệu Mácxít cùng với 
những tác phẩm của Người đã theo đường dây bí mật đến được với nhân dân lao động Việt 
Nam, tạo ra một xung lực mới, một chất men mới kích thích phong trào yêu nước đang 
khởi sắc trên cả nước. 
2.3.4. Thời kì ở Quảng Châu – Đông Bắc Xiêm 
 Sau khi được Quốc tế Cộng sản giao nhiệm vụ tới Quảng Châu công tác nhằm xúc 
tiến mọi điều kiện để xây dựng một tổ chức cộng sản ở Đông Dương và giúp đỡ các đại 
biểu cách mạng ở các nước Đông Nam Á. Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng 
Châu trong một bầu không khí chính trị thuận lợi và sự tồn tại một tổ chức cách mạng của 
thanh niên yêu nước Việt Nam đang sẵn sàng tiếp nhận những gì mới mẻ cho chương trình 
hành động của mình. Hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu là hướng tới 
chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để xây dựng một Đảng Mácxít ở Đông Dương và giúp đỡ 
các nhà cách mạng các nước khác trong vùng. Tại đây Người đã có cuộc gặp gỡ Phan Bội 
Châu và đã cùng nhau bàn công việc cứu nước. 
 Tháng 12/1924, cuộc hội ngộ lịch sử giữa Nguyễn Ái Quốc và một tổ chức của 
những thanh niên yêu nước Việt Nam, cuộc hội ngộ lịch sử đó đã sản sinh ra Hội Việt Nam 
Cách mạng Thanh niên, một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của 
Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là kết quả của sự hội tụ hai luồng tư tưởng lớn: Tư 
tưởng giải phóng đất nước khỏi ách đế quốc thực dân và tư tưởng cần phải “có một Đảng 
Mácxít kiểu mới để lãnh đạo phong trào đó” (Phạm Xanh, 2009, tr. 97). Tháng 6/1925, Hội 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 11 (2018): 178-188 
186 
Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời, có chương trình và điều lệ rõ ràng. Việc thành lập 
một tổ chức cách mạng thích hợp, vừa tầm với điều kiện lịch sử cụ thể nước ta lúc đó là 
một chủ đích, một hướng sáng tạo, khác với những mô hình thành lập Đảng Cộng sản ở 
các nước trong vùng. 
 Thực chất toàn bộ công việc mà Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành là tổ chức lực lượng 
truyền bá tư tưởng cách mạng mới trong một tổ chức cách mạng thích hợp, là sự chuẩn bị 
về mặt tổ chức cho đảng Mácxít trong tương lai. Toàn bộ sự vận động của Hội Việt Nam 
Cách mạng Thanh niên từ tháng 6/1925 đến 5/1929 là tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin về Việt Nam và cũng là minh chứng cho sự đúng đắn về con đường đi của Người. 
 Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin các tầng lớp yêu nước tại Việt Nam đã 
nhanh chóng lĩnh hội và giai cấp công nhân là lực lượng tiêu biểu cho sự tiếp thu những tư 
tưởng tiến bộ trên. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản vào năm cuối năm 1929 là minh chứng 
cho sự tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, đó là tiền đề cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt 
Nam vào năm 1930. 
3. Những đặc trưng cơ bản trong quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin của 
Nguyễn Ái Quốc 
 Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam là một quá trình 
không mệt mỏi từ khi đứng vào đội ngũ những người cộng sản Pháp đến khi Đảng Cộng 
sản Việt Nam ra đời (1920-1930). Quá trình đó có thể chia làm ba chặng, tương ứng với ba 
thời kì kế tiếp nhau: Paris – Mátxcơva – Quảng Châu – Xiêm. Ở mỗi chặng, tùy vào điều 
kiện lịch sử cụ thể, Nguyễn Ái Quốc sử dụng các phương tiện khác nhau, tiến hành những 
nội dung tuyên truyền khác nhau và nhằm đạt những yêu cầu khác nhau (nếu như ở thời 
gian ở Paris Người chủ yếu viết sách báo nhằm trình bày quan điểm lí luận của mình và 
bênh vực những người cùng khổ ở các nước thuộc địa thì những năm tháng ở Matxcơva, 
ngoài các hình thức nêu trên Nguyễn Ái Quốc trình bày trực tiếp ý kiến của mình về cuộc 
sống khổ cực của nhân dân thuộc địa tới Quốc tế Cộng sản). Nhưng xét theo quá trình 
thì chặng trước tạo tiền đề cho chặng sau và chặng sau là kết quả của chặng trước. 
 Để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn những hình thức 
phù hợp với nhận thức của đồng bào Việt Nam. Xuất phát từ chỉ dẫn của Lênin, rằng 
những người cách mạng phương Đông là phải diễn giải, tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản 
bằng ngôn từ dễ hiểu nhất, trong suốt những năm 1921-1929, Nguyễn Ái Quốc đã đưa 
những tư tưởng cách mạng trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin vào quần chúng nhân 
dân lao động ở nước ta bằng những hình thức hiệu quả, phù hợp với các điều kiện lịch sử 
của Việt Nam như: báo chí, sách vở, truyền đơn, đặc biệt là xây dựng một tổ chức cách 
mạng và đào tạo những cán bộ tuyên truyền, thực chất là tạo ra một phương tiện tuyên 
truyền sống. Dung lượng của những vấn đề phức tạp trong hệ thống lí luận cách mạng 
được truyền bá gia tăng theo sự phát triển của phong trào cách mạng trong nước và trình 
độ nhận thức, phát triển của người dân Việt Nam lúc bấy giờ. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Nguyễn Thị Hương 
187 
 Xác định thanh niên trí thức yêu nước là lực lượng chủ yếu trong việc truyền bá chủ 
nghĩa Mác – Lênin, Người đã thu hút họ, huấn luyện họ, biến họ thành những người cổ 
động, tuyên truyền tư tưởng mới và tổ chức ra những tổ chức cách mạng theo khuynh 
hướng vô sản. Nói một cách khác, lực lượng thanh niên trí thức là chỗ dựa chủ yếu, cơ bản 
trong quá trình đưa chủ nghĩa chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam của Nguyễn Ái Quốc. 
 Có thể nói với tính linh hoạt, khả năng thông minh sắc bén trong mọi tình huống, 
Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách và từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam. 
Ngoài việc tuyên truyền bằng báo chí, sách vở, Người còn xây dựng một đội ngũ cán bộ 
tuyên truyền được đào tạo ở những trường đại học của Quốc tế cộng sản, đó là lực lượng 
nòng cốt của cách mạng Việt Nam như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, có 
kỉ luật và tinh thần cao về lòng yêu nước. Những chiến sĩ cộng sản này sau khi về nước 
hoạt động là những người dám xả thân vì cách mạng, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ vì 
sự nghiệp cao cả của đất nước. Họ là những người thực hiện chính sách vô sản hóa, hòa 
mình vào tầng lớp công nhân, nhân dân lao động trong những năm 1928-1929, tuyên 
truyền cho công nhân và nhân dân hiểu về chủ nghĩa Mác – Lênin, về con đường vô sản. 
Chính vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt ra đời (Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam 
Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn) và yêu cầu cần phải hợp nhất các tổ 
chức cộng sản đưa đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930). 
4. Kết luận 
 Ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười Nga, Luận cương của Lênin về các vấn đề 
dân tộc và thuộc địa đã đưa Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước chân chính đến với 
chủ nghĩa cộng sản; và chính Người đã tìm ra con đường cứu nước cho cách mạng Việt 
Nam là con đường cách mạng vô sản. Để khẳng định cách mạng vô sản là con đường duy 
nhất đưa cách mạng Việt Nam thắng lợi, trong những năm 1921-1929, Người đã làm việc 
không mệt mỏi, từng bước xây dựng những tiền đề cho cách mạng nước ta và truyền bá 
chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 
02/1930 đã chứng minh con đường mà Người vạch ra là đúng đắn, dưới sự lãnh đạo của 
Người, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; và ngày 02/9/1945 
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là minh chứng cho tính đúng đắn của cách mạng 
vô sản. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 11 (2018): 178-188 
188 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Trường Chinh. (1973). Hồ Chủ tịch, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và nhân dân Việt 
Nam. Hà Nội: NXB Sự thật. 
Võ Nguyên Giáp. (2016). Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam. Hà Nội: 
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 
Hồ Chí Minh. (2000). Toàn tập, tập 1. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 
Hồ Chí Minh. (2000). Toàn tập, tập 2. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 
Hồ Chí Minh. (2000). Toàn tập, tập10. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 
Phạm Xanh. (2009). Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam 
(1921-19300). Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 
Trần Dân Tiên. (1994). Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch. Hà Nội: NXB 
Chính trị Quốc gia và NXB Thanh niên. 
C. Mác và Ph. Ăngghen. (1994). Toàn tập, tập 20. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia. 
V.I. Lênin. (1977). Toàn tập, tập 1. Mátxcơva: NXB Tiến bộ. 
V.I. Lênin. (1977). Toàn tập, tập 34. Mátxcơva: NXB Tiến bộ. 

File đính kèm:

  • pdfnguyen_ai_quoc_voi_viec_truyen_ba_chu_nghia_mac_lenin_vao_vi.pdf