Nguồn nhân lực với cơ cấu lại nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là điều

kiện để thực hiện thắng lợi quá trình cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng

ở Việt Nam hiện nay. Nguồn nhân lực ở nước ta còn thấp ảnh hưởng không

nhỏ đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế cần có

sự nghiên cứu, đánh giá xác thực. Bài viết phân tích làm rõ vai trò, thực

trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền

kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

pdf 8 trang kimcuc 18040
Bạn đang xem tài liệu "Nguồn nhân lực với cơ cấu lại nền kinh tế ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nguồn nhân lực với cơ cấu lại nền kinh tế ở nước ta hiện nay

Nguồn nhân lực với cơ cấu lại nền kinh tế ở nước ta hiện nay
 Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế 
ISSN 1859-1612, Số 02(46)/2018: tr. 88-95 
Ngày nhận bài: 30/5/2018; Hoàn thành phản biện: 21/6/2018; Ngày nhận đăng: 30/6/2018 
NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ 
Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 
NGUYỄN VĂN HÒA 
Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
Email: nvhoa55@yahoo.com 
Tóm tắt: Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là điều 
kiện để thực hiện thắng lợi quá trình cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng 
ở Việt Nam hiện nay. Nguồn nhân lực ở nước ta còn thấp ảnh hưởng không 
nhỏ đến quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế cần có 
sự nghiên cứu, đánh giá xác thực. Bài viết phân tích làm rõ vai trò, thực 
trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nền 
kinh tế ở Việt Nam hiện nay. 
Từ khoá: nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ cấu lại nền 
kinh tế 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Cơ 
cấu lại nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ với phát triển nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại 
hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã vạch rõ: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá 
chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới 
căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân 
lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và 
đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng” [3, tr.218]. Cơ cấu lại nền 
kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý để thúc đẩy nền sản xuất của xã hội phát 
triển một cách hiệu quả. Phát triển nguồn nhân lực, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi 
mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta 
hiện nay. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phải dựa trên các nguồn lực của nó, một 
trong những nguồn lực đó chính là nguồn nhân lực. Vì thế, phát triển nguồn nhân lực là 
yêu cầu cấp bách để cơ cấu lại nền kinh tế. 
2. NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CƠ CẤU LẠI NỀN 
KINH TẾ 
Nguồn nhân lực là yếu tố hàng đầu và cốt lõi trong việc cơ cấu lại nền kinh tế. Cho đến 
nay, khái niệm nguồn nhân lực được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng tựu 
chung lại khi nói về khái niệm nguồn nhân lực, đều hàm chứa những nội dung như sau: 
nguồn nhân lực là tổng hợp trí lực, năng lực, thể lực và kỹ năng của con người; nguồn 
nhân lực bao gồm cả dạng tiềm năng và dạng hiện thực (dạng tiềm năng đó chính là khả 
năng huy động, còn dạng hiện thực đó chính là khai thác, sử dụng). 
Nguồn nhân lực là một bộ phận của nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất của xã 
NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 89 
hội; tuỳ theo cơ sở phân chia, người ta chia nguồn lực thành các loại khác nhau. Căn cứ 
vào chức năng nguồn lực tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, người ta chia 
nguồn lực thành nguồn lực lao động, nguồn lực vốn, nguồn lực khoa học và công nghệ, 
nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực phi kinh tế. Căn cứ vào tính chất 
nguồn lực, người ta chia nguồn lực thành nguồn lực mang tính chất vật chất và nguồn 
lực phi vật chất; theo cách phân chia này thì nguồn nhân lực là một bộ phận của nguồn 
lực mang tính vật chất. Căn cứ vào xuất xứ nguồn lực, người ta chia nguồn lực thành 
nguồn lực trong nước và nguồn lực nước ngoài. Như vậy, nguồn lực tham gia vào quá 
trình sản xuất của xã hội là tổng thể các nguồn lực, chứ không phải chỉ là một nguồn 
lực. Điều này giúp cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ giữa các nguồn lực trong quá trình 
cơ cấu lại nền kinh tế. Việc phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực là yêu 
cầu tất yếu khách quan của cơ cấu lại nền kinh tế. Mỗi nguồn lực có vai trò và ý nghĩa 
khác nhau, trong đó nguồn nhân lực có vai trò và ý nghĩa quan trọng nhất trong quá 
trình cơ cấu lại nền kinh tế. 
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học và công nghệ đã thực sự trở thành lực lượng sản 
xuất trực tiếp, kinh tế tri thức ngày càng chiếm ưu thế trong sự phát triển kinh tế của 
mỗi quốc gia thì chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao có 
ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia. Cùng với sự 
phát triển của nền kinh tế tri thức thì cạnh tranh về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày 
càng gay gắt; giá trị do “chất xám” tạo ra trong các sản phẩm ngày càng chiếm tỷ lệ cao; 
nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng khẳng định vai trò quyết định nó đối với sự 
phát triển kinh tế đối với mỗi quốc gia. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với việc phát 
triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho quá trình cơ cấu lại nền kinh tế theo 
hướng chú trọng phát triển theo chiều sâu. 
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã trở thành một trong những đột phá của 
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2020. Nguồn 
nhân lực chất lượng cao là một bộ phận lao động xã hội có trình độ lành nghề, có tri 
thức, có kỹ năng lao động giỏi; có sức khỏe và phẩm chất tốt, có năng lực hoạt động tốt 
và đem lại năng suất, hiệu quả cao trong quá trình lao động. Nguồn nhân lực chất lượng 
cao được coi là nhân tài, là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của mọi nền kinh tế, 
của mọi doanh nghiệp; là lực lượng có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi 
nhanh chóng của công nghệ sản xuất. Do đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai 
trò quan trọng trong việc đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó kết hợp có hiệu quả 
phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu. 
3. CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHÁT 
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 
Cơ cấu kinh tế là những mối quan hệ về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận cấu thành 
tổng thể nền kinh tế. Nền kinh tế là một thực thể phức tạp bao gồm nhiều bộ phận có mối quan 
hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế chúng ta có thể hiểu rằng: “Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các 
bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số 
và chất lượng giữa các bộ phận với nhau” [ 4, tr.23]. Thông thường, người ta chia cơ cấu kinh tế 
90 NGUYỄN VĂN HÒA 
thành các loại sau: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế. 
Cơ cấu ngành kinh tế là mối quan hệ giữa các ngành kinh tế trong tổng thể nền kinh tế. 
Người ta chia nền kinh tế ra làm ba nhóm ngành chính: nông - lâm - ngư nghiệp; công 
nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Cơ cấu ngành kinh tế có sự thay đổi qua từng giai đoạn 
phát triển của mỗi nước và giữa các nước với nhau. Ở những nước nghèo, kinh tế kém 
phát triển thì có tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ thấp hơn so 
với nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp. Trái lại, những nước giàu, kinh tế phát triển 
thì có tỷ trọng các nhóm ngành công nghiệp và xây dựng, dịch vụ cao hơn so với nhóm 
ngành nông - lâm - ngư nghiệp. 
Cơ cấu vùng kinh tế là tương quan giữa các vùng kinh tế trong tổng thể nền kinh tế. Cơ 
cấu vùng kinh tế có thể được chia theo vùng địa lý. Ví dụ, nền kinh tế nước ta được chia 
các vùng kinh tế như: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ hoặc vùng thành thị và nông thôn. 
Các vùng kinh tế khác nhau thì có quy mô, tỷ trọng và vị trí khác nhau trong tổng thể 
nền kinh tế. Sự khác nhau đó thể hiện đặc trưng kinh tế, lợi thế, sức cạnh tranh, điểm 
mạnh, điểm yếu của các vùng kinh tế khác nhau. 
Cơ cấu thành phần kinh tế là tương quan kinh tế giữa các thành phần kinh tế trong tổng thể 
nền kinh tế. Theo Nghị quyết XI của Đảng, trong tổng thể nền kinh tế của nước ta có bốn 
thành phần: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước 
ngoài. “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và 
phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững 
chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh 
tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.” [ 2 tr.74]. 
Cơ cấu kinh tế là xương sống của một đất nước, nó không phải là một hệ thống tĩnh bất 
biến mà luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ 
cho phép khai thác tối đa các nguồn lực của đất nước một cách hiệu quả, bảo đảm nền 
kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững. Do đó, khi một cơ cấu kinh tế đã trở nên bất 
hợp lý, cản trở sự phát triển của nền kinh tế thì đòi hỏi phải tiến hành cơ cấu lại. Một 
trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế phát triển thiếu bền vững; chất lượng tăng 
trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp là vì tăng trưởng 
kinh tế của Việt Nam chủ yếu theo chiều rộng dựa vào tăng đầu tư, khai thác tài nguyên, 
tiêu hao nhiều sức lao động với một cơ cấu kinh tế lạc hậu. “Cơ cấu ngành kinh tế còn 
mang dáng dấp của cơ cấu kinh tế lạc hậu, tỷ trọng nông nghiệp cao, công nghiệp phát 
triển chậm, manh mún, dịch vụ mang mang tính truyền thống, sơ khai. Trình độ chung 
của các ngành kinh tế còn lạc hậu. Trong khi đó, cơ cấu thành phần kinh tế còn chịu ảnh 
hưởng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp... Nếu không tái cơ cấu 
mạnh mẽ, nền kinh tế nước ta khó có thể tăng trưởng nhanh và bền vững trong những 
năm tới, và nguy cơ Việt Nam mắc kẹt trong “bẩy thu nhập trung bình” là hoàn toàn 
hiện hữu” [ 5, tr.10]. Trước tình hình đó, Đại hội XI của Đảng đã quyết định: “Đổi mới 
mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển 
kinh tế nhanh, bền vững. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo 
chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô 
NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 91 
vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại nền 
kinh tế.” [2, tr.191]. Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế là một đòi 
hỏi tất yếu khách quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền 
kinh tế ở nước ta. Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế có quan hệ 
chặt chẽ với nhau. Bởi để đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế thì phải cơ cấu lại nền 
kinh tế; còn cơ cấu lại nền kinh tế đúng hướng và đạt hiệu quả cao thì phải gắn liền với 
đổi mới mô hình tăng trưởng. 
Cơ cấu lại nền kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý để thúc đẩy nền sản xuất 
của xã hội phát triển một cách hiệu quả. Sự phát triển của nền kinh tế là biểu hiện sinh 
động của sự phát triển lực lượng sản xuất. Do đó, cơ cấu lại nền kinh tế là quá trình 
phân bố lại nguồn lực xã hội theo yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Chỉ có 
thông qua yêu cầu nâng cao năng suất lao động, nguồn lực xã hội mới được phân bố 
hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Sự thay đổi về phân bố nguồn lực theo chiều hướng phát 
triển của lực lượng sản xuất sẽ từng bước làm thay đổi cách thức tăng trưởng từ chiều 
rộng sang chiều sâu và dần nâng cấp trình độ phát triển của nền kinh tế. Nói cách khác, 
bản chất của cơ cấu lại nền kinh tế là thay đổi cơ cấu kinh tế cũ bằng cơ cấu kinh tế mới 
nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất. Trong lực lượng sản xuất thì người 
lao động là yếu tố đóng vai trò quyết định. Vì vậy, điều có nghĩa quyết định trong cơ 
cấu lại nền kinh tế là phát triển nguồn nhân lực. Cơ cấu lại nền kinh tế có quan hệ chặt 
chẽ, tác động qua lại với phát triển nguồn nhân lực, trong đó phát triển nguồn nhân lực 
đóng vai trò là điều kiện của cơ cấu lại nền kinh tế; còn cơ cấu lại nền kinh tế sẽ tạo cơ 
sở cho phát triển nguồn nhân lực. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu nguồn nhân lực cho sản xuất 
bao giờ cũng có mối quan hệ tương ứng với nhau. 
Cơ cấu lại nền kinh tế đi cùng với nó là thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hội 
nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; phát triển 
kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng khoa học và công nghệ, 
đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Cơ cấu lại nền kinh tế theo 
hướng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu thông qua việc tham gia ngày càng sâu rộng 
vào chuỗi giá trị toàn cầu của các ngành, cũng như các mạng lưới sản xuất khu vực và 
quốc tế; thông qua giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa thị trường trong nước và thị 
trường quốc tế. Điều này cũng có nghĩa là cơ cấu lại nền kinh tế đặt ra yêu cầu phải 
nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường lao động 
trong nước và quốc tế. 
Trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì lợi thế so sánh 
của phát triển kinh tế đang chuyển từ yếu tố giàu tài nguyên, nhiều tiền vốn, giá nhân 
công rẻ sang lợi thế về chất lượng nguồn nhân lực. Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, 
một mặt, đã tạo ra những tiền đề, điều kiện, địa bàn và cách thức hoạt động mới cho sự 
phát triển kinh tế của các nước; mặt khác, làm cho sự cạnh tranh giữa các quốc gia, giữa 
các nền kinh tế ngày càng gay gắt, càng làm nổi bật hơn giá trị và vị trí hàng đầu của 
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Hàm lượng chất xám có trong 
mỗi sản phẩm ngày càng gia tăng và chiếm vị trí chủ đạo. Hoạt động sản xuất trong bối 
92 NGUYỄN VĂN HÒA 
cảnh mà tri thức khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ ngày càng nhanh, thông tin 
bùng nổ và lan truyền từng phút, từng giây và cập nhật liên tục. Trong điều kiện đó, 
muốn đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao 
năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh thì phải không ngừng phát triển nguồn nhân lực, 
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. 
Thực chất của cơ cấu lại nền kinh tế hiện nay là dựa vào tri thức mới; dựa vào khoa học, 
công nghệ mới và dựa vào nguồn nhân lực mới. Phát triển nguồn nhân lực luôn là yêu 
cầu cơ bản để: đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học, 
công nghệ, có tỷ trọng giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, đặc 
biệt phát triển những ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và giá trị gia tăng 
cao; đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ 
cao, hàng hoá lớn; Điều này cũng nói lên rằng, hiện nay, ở nước ta cơ cấu lại nền kinh 
tế không thể tách rời phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng 
của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực ngành nghề. 
Cơ cấu lại nền kinh tế đặt ra yêu cầu đối với sự phát triển nguồn nhân lực, và ngược lại, 
phát triển nguồn nhân lực là điều kiện để cơ cấu lại nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội Đại hội 
lần thứ XII của Đảng đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình 
tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh... Kết hợp hiệu quả phát triển 
chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa 
học, công nghệ, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước, không 
ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh ” [3, tr.280]. Đổi mới mô 
hình tăng trưởng nhằm phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường và 
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, 
nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là điều kiện để thực hiện 
thắng lợi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. 
4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ VỚI PHÁT 
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 
Trong những năm qua, với việc cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện các đột phá chiến 
lược, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã 
hội. “Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP 
tăng từ 79,9% năm 2011 lên 82,6% năm 2015; tỉ trọng nông nghiệp giảm từ 20,1% 
xuống còn 17,4%. Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm, 
còn 44,3%” [3, tr.231]. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, 
hiện đại hoá. “Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ 
đồng; GDP bình quân đầu người đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 
USD so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực: khu vực nông, 
lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng 15,34%; khu vực công nghiệp và xây dựng 
chiếm 33,34%; khu vực dịch vụ chiếm 41,32%; thuế sản phẩm trừ nợ cấp sản phẩm 
chiếm 10%. Do kinh tế tăng trưởng cao nên thu, chi ngân sách nhà nước chuyển biến 
tích cực, tài chính lành mạnh, ngân hàng phát triển và tăng trưởng khá. Năm 2017, thu 
ngân sách vượt dự toán 5%” [1, tr.68]. 
NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 93 
Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta đang đối mặt với những khó khăn và 
thách thức trong quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Một trong những khó khăn và thách 
thức đó là nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi 
thế về dân số, đang trong thời kỳ “dân số vàng”, thời kỳ mà dân số trong độ tuổi lao 
động cao nhất. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6 năm 2017, dân số 
Việt Nam có trên 93 triệu người; trong đó dân số từ 15 tuổi trở lên ở nước ta có 71,85 
triệu người, trong đó nam là 35,04 triệu người, nữ là 36,8 triệu người; lực lượng lao 
động từ 15 tuổi trở lên có 54,52 triệu người, trong đó lao động nam là 28,33 triệu người, 
lao động nữ là 26,20 triệu người, lao động ở thành thị là 17,53 triệu người, lao động ở 
nông thôn là 37 triệu người. Xét về số lượng nguồn nhân lực nước ta rất dồi dào đứng 
thứ 13 thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. 
Thế nhưng, trước những yêu cầu cơ cấu lại nền kinh tế thì nguồn nhân lực đó đang bộc 
lộ những hạn chế nhất định như: chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; trình độ lao động 
cơ khí, máy móc hiện đại, tự động hoá còn giản đơn; trình độ ứng dụng khoa học kỹ 
thuật còn thấp; kỹ thuật lao động chưa cao; cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề 
chưa hợp lý; nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực 
chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ thấp; nguồn nhân lực chủ yếu tập trung vào khu vực nông 
nghiệp, nông thôn; trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật, mặt bằng nguồn lực lao 
động nước ta còn thấp so với các quốc gia trong khu vực. 
Theo số liệu điều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê, năm 2017, tỷ lệ lao 
động có trình độ đại học trở lên trong tổng số lao động là 9,09%; cao đẳng là 3,17%; trung 
cấp là 5,43% và sơ cấp nghề là 3,53%. “Trong tổng số 54,52 triệu người từ 15 tuổi trở lên 
thuộc lực lượng lao động của cả nước có 49,2 triệu người lao động (chiếm 78,8% lực lượng 
lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó” [6, tr.11]. 
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có tay 
nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,79 điểm 
(trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát ở châu Á. 
Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91điểm; Ấn Độ đạt 5,76 điểm; Malaixia đạt 5,59 điểm; Thái 
Lan đạt 4,94. Chỉ số kinh tế tri thức (KEI) của nước ta còn thấp, chỉ đạt 0,32 điểm, xếp 
thứ 102/133 quốc gia được phân loại; lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo 
nghề, năng suất lao động thấp. 
Phần lớn lao động Việt Nam chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, tuỳ 
tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng 
làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến 
và chia sẻ kinh nghiệm làm việc; hạn chế về tin học và ngoại ngữ. Tất cả những hạn chế 
trên tất yếu sẽ dẫn đến năng suất lao động thấp. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ 
bằng khoảng 60% của Ấn Độ, 34% của Trung Quốc, 9% của Malaixia. 
Nghị quyết XII của Đảng đã thẳng thắn chỉ rõ thực trạng này: “Nền kinh tế vẫn chủ yếu 
phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về vốn, 
tài nguyên, lao động trình độ thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và công nghệ, 
94 NGUYỄN VĂN HÒA 
lao động có kỹ năng. Năng suất lao động chậm được cải tiến, thấp hơn nhiều so với một 
số nước trong khu vực” [3, tr.84]. 
Những hạn chế đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tái cơ cấu kinh tế ở nước ta 
hiện nay. Để khắc phục những hạn chế trên và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế 
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh, 
trong giai đoạn tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 
Thứ nhất, thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực 
gắn với phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Nâng 
cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở nâng cao năng 
suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tạo ra sự tương thích giữa cơ cấu 
kinh tế với cơ cấu nguồn nhân lực. Tạo lập cơ chế thị trường lao động, bảo đảm sự lưu 
thông nguồn nhân lực theo tín hiệu của thị trường. Thực hiện sự liên kết chặt chẽ giữa 
các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển 
nguồn nhân lực. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được học tập 
suốt đời. Gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển khoa học và công 
nghệ để nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. 
Thứ hai, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với lộ trình và bước đi phù 
hợp của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển 
nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; với tiến bộ khoa học và công 
nghệ. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Huy động mọi nguồn lực xã 
hội tham gia đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Phối hợp hình thức liên kết đào tạo 
trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngoài để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. 
Thứ ba, phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo việc làm và thu nhập cho người lao 
động; giải quyết lao động dôi dư do sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất. Nền kinh tế 
phát triển theo chiều rộng thì sẽ dẫn đến hình thành cơ cấu kinh tế thiên về tận dụng số 
lượng lao động. Cơ cấu lại nền kinh tế ở nước ta hiện nay là quá trình chuyển đổi cách 
thức tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo hướng kết hợp có hiệu quả phát 
triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu. Do đó, phải chú trọng 
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải 
chú ý cả năng lực và phẩm chất, không được tuyệt đối hoá bất cứ một mặt nào. 
Thứ tư, tăng cường công tác dự báo phát triển nguồn nhân lực trong từng khu vực kinh 
tế và từng ngành kinh tế phù hợp với cơ cấu lại nền kinh tế trong từng giai đoạn. Trên 
cơ sở nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, điều chỉnh cơ cấu đào tạo trong các cơ sở giáo 
dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh việc phân cấp, thực hiện quyền tự chủ 
của các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy nhanh phát 
triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở vật chất trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; 
khuyến khích du học. Coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi; đội ngũ 
chuyên gia, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. 
Thứ năm, kết hợp hài hoà giữa cơ cấu lại nền kinh tế với đảm bảo các điều kiện, môi 
trường cho sự phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là nguồn lực đặc biệt nên nó 
NGUỒN NHÂN LỰC VỚI CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 95 
khả năng tự phát triển. Khả năng tự phát triển này, một mặt phụ thuộc vào chính bản 
thân con người; mặt khác, phụ thuộc vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, tổ 
chức sử dụng. Điều này, đặt ra cho sự phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình 
cơ cấu lại nền kinh tế, không những hướng đến phát huy tính năng động, sáng tạo của 
con người; mà còn phải chú ý đến mục đích, cách thức và môi trường cho sự phát triển 
nguồn nhân lực. 
5. KẾT LUẬN 
Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội. 
Cơ cấu lại nền kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý để thúc đẩy nền sản xuất 
của xã hội phát triển một cách hiệu quả. Cơ cấu lại nền kinh tế đòi hỏi phải cơ cấu lại 
các nguồn lực, trong đó trước hết là nguồn nhân lực. Phát triển và nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực phải được xem là một đột phá chiến lược để thúc đẩy việc ứng dụng 
khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, đưa nền kinh tế của đất nước phát triển 
nhanh, hiệu quả và bền vững. Phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi và 
động lực cho cơ cấu lại nền kinh tế ở nước ta. Thế nhưng, hiện nay, nguồn nhân lực ở 
nước ta còn tồn tại những bất cập nhất định làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cơ 
cấu lại nền kinh tế. Để khắc phục những bất cập đó, đòi hỏi chúng ta phải thực hiện 
đồng bộ các giải pháp nêu trên. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Sinh Cúc (2018). Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2017, Tạp chí 
Cộng sản số 904 (2-2018), tr.74-82. 
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, 
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 
[4] Phạm Thị Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung (2011). Giáo trình kinh tế phát triển, 
NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 
[5] Nguyễn Ngọc Toàn - Bùi Văn Huyền (2013). Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam nhìn từ 
cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 
[6] Tổng cục Thống kê (2017). Báo cáo điều tra Lao động và Việc làm 6 tháng đầu năm 
2017, Hà Nội. 
Title: THE RELATIONSHIP BETWEEN HUMAN RESOURCE AND RESTRUCTURING 
OUR COUNTRY’S ECONOMY TODAY 
Abstract: Human resource, especially, high quality human resource plays an important role in 
restructuring and renovating of the economic growth model in Vietnam. The process of restructuring 
our country’s economy is dramatically affected by low-qualified human resource in Vietnam. In 
order to enhance the quality of human resource to meet the requirements of restructuring and 
renovating our country’s economy, in-depth research and evaluation should be done. In this paper, 
thorough analysis of the role, current situation and solutions for human resource’s development to 
meet the requirements of economic restructuring in Vietnam will be presented. 
Keywords: human resource, high quality human resource, economy restructure. 

File đính kèm:

  • pdfnguon_nhan_luc_voi_co_cau_lai_nen_kinh_te_o_nuoc_ta_hien_nay.pdf