Nghiên cứu xử lý bùn đỏ nhà máy alumin Lâm Đồng bằng lọc ép khung bản
Bùn đỏ là chất thải rắn sinh ra trong quá trình
sản xuất alumin từ quặng bauxite, là hỗn hợp
các chất oxit chủ yếu silic, sắt, xút NaOH, ô
xit nhôm và một số ô xit kim loại khác. Bùn đỏ
thường có độ pH từ 11-12, thuộc loại chất thải
có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường nên
cần phải được lưu giữ, bảo quản chặt chẽ và an
toàn. Mỗi tấn alumina sẽ thải ra khoảng 1,05 tấn
bùn đỏ khô và khoảng 1,2 m3 dung dịch chứa xút
loãng. Bùn đỏ thải từ cả 2 nhà máy alumin Lâm
Đồng và Nhân Cơ hiện nay đều được xử lí bằng
phương pháp thải ướt. Theo đó, dung dịch bùn
đỏ được bơm ra hồ lắng, nước xút loãng được
thu hồi bằng thẩm thấu qua lớp lọc dưới đáy
hồ và qua ngưỡng tràn của giếng thu nước mặt
tại giữa lòng hồ. Một phần dung dịch xút loãng
được bơm về nhà máy tái sử dụng, một phần
phải xử lý trung hòa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn
môi trường mới được phép xả thải. Thực tế vận
hành nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ cho
thấy xử lý bùn đỏ bằng phương pháp thải ướt
cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm như đầu tư
xây dựng rất lớn, sử dụng nhiều diện tích đất
đai làm hồ chứa bùn đỏ, lượng xút loãng thu hồi
là rất thấp, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường
nước ngầm và đất xung quanh hồ bùn đỏ, chi
phí hoàn thổ hồ bùn đỏ là rất lớn và thời gian
đóng hồ rất lâu do bùn đỏ lưu lại hồ chứa có độ
ẩm cao, việc khử nước làm giảm độ ẩm rất khó
khăn, phức tạp và chi phí lớn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xử lý bùn đỏ nhà máy alumin Lâm Đồng bằng lọc ép khung bản
THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ KHCNM SỐ 4/2019 * TUYỂN, CHẾ BIẾN THAN-KHOÁNG SẢN34 Tóm tắt: Bài báo giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu xử lí bùn đỏ bằng lọc ép khung bản làm cơ sở cho thử nghiệm đắp chồng cao bùn đỏ alumin theo phương pháp thải khô. 1. Mở đầu Bùn đỏ là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất alumin từ quặng bauxite, là hỗn hợp các chất oxit chủ yếu silic, sắt, xút NaOH, ô xit nhôm và một số ô xit kim loại khác. Bùn đỏ thường có độ pH từ 11-12, thuộc loại chất thải có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường nên cần phải được lưu giữ, bảo quản chặt chẽ và an toàn. Mỗi tấn alumina sẽ thải ra khoảng 1,05 tấn bùn đỏ khô và khoảng 1,2 m3 dung dịch chứa xút loãng. Bùn đỏ thải từ cả 2 nhà máy alumin Lâm Đồng và Nhân Cơ hiện nay đều được xử lí bằng phương pháp thải ướt. Theo đó, dung dịch bùn đỏ được bơm ra hồ lắng, nước xút loãng được thu hồi bằng thẩm thấu qua lớp lọc dưới đáy hồ và qua ngưỡng tràn của giếng thu nước mặt tại giữa lòng hồ. Một phần dung dịch xút loãng được bơm về nhà máy tái sử dụng, một phần phải xử lý trung hòa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn môi trường mới được phép xả thải. Thực tế vận hành nhà máy alumin Tân Rai và Nhân Cơ cho thấy xử lý bùn đỏ bằng phương pháp thải ướt cũng đã bộc lộ nhiều nhược điểm như đầu tư xây dựng rất lớn, sử dụng nhiều diện tích đất đai làm hồ chứa bùn đỏ, lượng xút loãng thu hồi là rất thấp, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường nước ngầm và đất xung quanh hồ bùn đỏ, chi phí hoàn thổ hồ bùn đỏ là rất lớn và thời gian đóng hồ rất lâu do bùn đỏ lưu lại hồ chứa có độ ẩm cao, việc khử nước làm giảm độ ẩm rất khó khăn, phức tạp và chi phí lớn. Để giải quyết các vấn đề nhược điểm trên, cần thiết nghiên cứu áp dụng công nghệ xử lí bùn đỏ bằng thải khô, theo đó bùn đỏ từ nhà máy alumin phải được qua công đoạn lọc ép, thu hồi xút, bã lọc được đưa về bãi chứa phơi đến độ ẩm thích hợp sau đó lu nèn đảm bảo độ đầm chặt theo quy định để có thể đắp chồng cao nhằm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và an toàn môi trường. Trong bài viết này các tác giả giới thiệu tóm tắt kết quả nghiên cứu xử lí bùn đỏ bằng lọc ép khung bản làm cơ sơ cho thử nghiệm đắp chồng cao bùn đỏ alumin theo phương pháp thải khô. 2. Phân tích, đánh giá khả năng lọc ép bùn đỏ bằng lọc ép khung bản Trên thế giới, bùn đỏ đuôi thải từ nhà máy sản xuất alumin được xếp vào chất thải công nghiệp loại II. Kết quả phân tích bùn đỏ nhà máy alumin Lâm Đồng và Nhân Cơ cho thấy bùn đỏ gồm có pha lỏng và pha rắn. Pha lỏng có tính kiềm mạnh, có chứa thành phần nhôm tan trong kiềm. Pha rắn bao gồm các thành phần chính là Fe2O3, Al2O3, SiO2, TiO2 . Thành phần khoáng của bùn đỏ chủ yếu bao gồm Gibssite, Boemite, Hematite, Goethite, Manhetite cùng một số chất hóa học khác nữa như Nitrogen, Potasium, Chromium, Zinc. Bùn đỏ có thành phần độ hạt rất mịn, cấp hạt mịn 0-0,045mm chiếm tới hơn 90%, rất khó lọc. Các phương pháp lọc xử lí bùn bằng công nghệ truyền thống như lọc băng tải, lọc đĩa, lọc chân không, lọc ép cổ truyền đều không có hiệu quả do bã lọc có độ ẩm cao, chi phí lớn. Từ những năm 2000 khi công nghệ xử lí bùn bằng lọc ép khung bản phát triển thì nhiều nhà máy tuyển khoáng, nhà máy hóa chất đã triển khai áp dụng thiết bị lọc ép khung bản để lọc các sản phẩm tinh quặng và sản phẩm đuôi thải trong quá trình sản xuất. Sản phẩm sau lọc gần như được vắt kiệt chất lỏng đi kèm trong chất khoáng cần xử lí, độ ẩm bã lọc đã đạt giá trị tốt nhất nhờ các kết quả nghiên cứu lựa chọn các thông số phù hợp như áp suất, chất liệu vải lọc, cơ cấu tự động xả bã lọc, nồng độ pha rắn cấp liệu Để xử lí bùn đỏ alumin phục vụ cho NGHIÊN CỨU XỬ LÝ BÙN ĐỎ NHÀ MÁY ALUMIN LÂM ĐỒNG BẰNG LỌC ÉP KHUNG BẢN ThS. Hoàng Minh Hùng, KS. Nguyễn Quang Hà ThS. Nguyễn Văn Vinh Viện Khoa học Công nghệ Mỏ- Vinacomin Biên tập: ThS. Phạm Chân Chính THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ 35 KHCNM SỐ 42019 * TUYỂN, CHẾ BIẾN THAN-KHOÁNG SẢN quá trình thử nghiệm thải khô, đề tài đã lựa chọn thiết bị lọc ép khung bản, chủng loại thiết bị đã được sử dụng rộng rãi tại các nhà máy alumin trên thế giới trong công đoạn xử lí bùn đỏ bằng phương pháp thải khô. Máy ép bùn khung bản hoạt động dựa trên nguyên lý dùng áp lực rất cao đến 7at để ép hỗn hợp dung dịch bùn đỏ trong các túi lọc trong khung bản, dung dịch lọc được thẩm thấu qua màng lọc và được dẫn ra bên ngoài, phần bã lọc được giữ lại bên trong các túi lọc. Sau khi ép thu hồi tối đa dung dịch lọc, các khung bản được mở ra, bã lọc được xả xuống phễu chứa và vận chuyển ra ngoài. Sau khi xả bã lọc, các túi lọc khung bản được đóng kín, dung dịch bùn đỏ tiếp tục được bơm cấp liệu vào túi lọc và thực hiện chu trình lọc ép tiếp theo. Thí nghiệm xử lí bùn đỏ alumin bằng máy lọc ép được thực hiện theo sơ đồ hình 1: 3. Kết quả thí nghiệm xử lí bùn đỏ alumin bằng lọc ép khung bản Thuyết minh sơ đồ thí nghiệm: Bùn đỏ từ nhà máy alumin trong quá trình bơm cấp ra hồ bùn đỏ được trích ngang vào thùng chứa cấp liệu phục vụ thử nghiệm. Từ thùng cấp liệu, bùn đỏ được bơm vào máy lọc ép khung bản với áp lực >7at. Dưới áp lực cao, dung dịch thấm qua tấm lọc được thu hồi phục vụ thí nghiệm các tính chất hóa, lý và cấp trở lại nhà máy, bã bùn lọc được chuyển tải ra sân chứa để phục vụ cho thí nghiệm các tính chất cơ lý, hóa, đắp chồng cao. Nhận xét: Chỉ tiêu độ ẩm sản phẩm bã bùn sau lọc là quan trọng để đánh giá hiệu quả làm Bảng 1. Kết quả thử nghiệm lọc bùn đỏ thu hồi xút bằng máy lọc ép khung bản Hàm lượng rắn trong bùn đầu Thể tích bùn đầu Áp lực bơm Thời gian lọc ép Thể tích dịch lọc thu hồi KL bã lọc ẩm tự nhiên KL bã lọc qui về độ ẩm 0% Độ ẩm bã lọc Chiều dày bánh lọcép bùn xả bã g/l m3 at phút phút m3 tấn tấn % cm 350 2,7 5 30 15 1,81 1,55 0,95 38,89 35÷42 3,1 6 40 15 2,20 1,72 1,09 32,62 35÷42 3,3 7 50 15 2,34 1,89 1,16 31,56 35÷42 380 2,4 5 30 15 1,60 1,42 0,91 35,74 35÷42 2,9 6 35 15 1,99 1,62 1,09 32,54 35÷42 3,2 7 40 15 2,25 1,72 1,20 30,17 35÷42 420 2,7 5 30 15 1,84 1,41 1,12 32,37 35÷42 2,7 6 35 15 1,85 1,65 1,14 30,63 35÷42 2,7 7 40 15 1,92 1,61 1,15 28,27 35÷42 Hình 1. Sơ đồ thử nghiệm xử lí bùn đỏ bằng lọc ép khung bản Hình 2. Máy lọc ép khung bản thử nghiệm Hình 3. Sản phẩm bã bùn đỏ sau lọc THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ KHCNM SỐ 4/2019 * TUYỂN, CHẾ BIẾN THAN-KHOÁNG SẢN36 việc của máy lọc. Độ ẩm bánh lọc càng thấp thì hiệu quả làm việc của máy lọc càng cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy độ ẩm sản phẩm bã lọc phụ thuộc vào thời gian lọc, nồng độ pha rắn bùn cấp liệu và áp lực ép. Đến các giá trị tới hạn thì độ ẩm bã lọc sẽ không giảm. Nhận xét: Theo dõi quá trình lọc cho thấy: Từ 45 phút trở ra năng suất mỗi mẻ lọc tăng không đáng kể. Năng suất bùn lọc quy về độ ẩm 0% của thiết bị giảm khi tăng thời gian lọc, đặc biệt khi thời gian lọc lớn hơn 45 phút. Nhận xét: Theo dõi quá trình lọc cho thấy: Lượng dung dịch lọc trong 20 phút đầu tăng nhanh, từ 20-30 phút tăng chậm lại và sau 40 phút lượng dung dịch lọc tăng không đáng kể và kết thúc sau 60 phút. Từ kết quả thử nghiệm lọc ép bùn đỏ cho thấy: - Nồng độ pha rắn trong bùn cấp liệu càng cao thì thời gian lọc càng giảm năng suất máy lọc càng lớn. Nồng độ tối ưu đạt 400-420 g/l; - Để đạt được độ ẩm bã lọc <30% thì thời gian lọc phải >40 phút; - Khi thời gian lọc lớn hơn 50 phút thì lượng dung dịch lọc thu hồi không đáng kể - Áp lực nén tối ưu là 7 at; - Chiều dày bánh lọc 40÷42 mm. 3.1. Kết quả phân tích dung dịch lọc thu hồi Bảng 2. Lượng dung dịch thu hồi theo thời gian lọc Thời gian lọc Phút 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 Thể tích nước lọc lít 622 1013 1285 1462 1551 1593 1619 1640 1649 1653 1655 1,656 Hình 4. Năng suất lọc bùn đỏ phụ thuộc vào thời gian lọc Hình 5. Thử nghiệm kết quả nghiên cứu trên mô hình thực tế thải khô bùn đỏ Hình 6. Lượng dịch lọc phụ thuộc vào thời gian lọc ép Bảng 3 Thống kê kết quả phân tích mẫu nước lọc và thống kê trong sản xuất STT Tên mẫu Na2Ot (g/l) Na2Ok(g/l) Al2O3(g/l) pH LS Thí nghiệm Thực tế sx Thí nghiệm Thực tế sx Thí nghiệm Thực tế sx 1 M1 (20/1/2019) 3,61 3,76 2,60 2,40 1,97 2,46 11,3 3,6g/l 2 M2 (4/3/2019) 4,39 4,82 3,20 3,00 2,64 3,16 11,9 3,2g/l 3 M3(29/3/2019) 6,32 5,10 3,80 3,70 3,49 3,29 12,1 2,80g/l 4 Nước tuần hoàn từ hồ bùn đỏ THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ 37 KHCNM SỐ 42019 * TUYỂN, CHẾ BIẾN THAN-KHOÁNG SẢN Dung dịch sau lọc ép được phân xác định các chỉ tiêu: hàm lượng pha rắn, độ pH, hàm lượng các chất Na2Ot; Na2Ok và Al2O3 Nhận xét: Kết quả phân tích và thống kê cho thấy: - Hàm lượng Na2Ot và Na2Ok trong dung dịch lọc thu hồi gần tương đương so trong pha lỏng của dung dịch bùn đỏ thực tế nhà máy cấp ra hồ bùn dỏ; - Hàm lượng Al2O3 trong dung dịch lọc nhỏ hơn so trong pha lỏng của bùn đỏ cấp ra hồ bùn. - Hàm lượng Al2O3, Na2Ot và Na2Ok trong dung dịch lọc đều lớn hơn trong nước tuần hoàn tràn từ các khoang chứa bùn đỏ thực tế bơm về nhà máy alumin. - Dùng máy lọc ép khung bản thu hồi tốt pha lỏng trong bùn đổ thải từ nhà máy alumin 3.2. Kết quả phân tích thành phần hóa học bã bùn đỏ sau lọc Bùn sau lọc được lấy mẫu xác định thành phần hóa học và tỷ trọng ngay sau khi dỡ tải, các mẫu đơn được thu gom sau 1 ngày thí nghiệm được tạo thành mẫu cơ sở. Các mẫu cơ sở được đưa phân tích thành phần hóa học, kết quả thể hiện trong bảng 5. Để xét nghiệm độ pH bã bùn đỏ sau lọc, đề tài đã tiến hành xét nghiệm tra 10 mẫu bã bùn đỏ sau lọc, kết quả xét nghiệm trong bảng 4. Bảng 4. Kết quả phân tích độ pH bã lọc bùn đỏ Chỉ tiêu B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 B9 B10 QCVN 07:2009 /BTNMT pH 12,2 11,9 12,4 11,9 12,3 11,04 11,12 11,08 11,18 11,16 <2,0pH<12,5 Bảng 5 Kết quả xác định thành phần hóa học bã bùn đỏ sau lọc TT Chỉ tiêu phân tích Mẫu 1 Mẫu 2 QCVN 50:2013/ BTNMT (hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H (ppm) QCVN 50:2013/ BTNMT (Nồng độ ngâm chiết (mg/l) Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H (ppm) Nồng độ ngâm chiết (mg/l) Hàm lượng tuyệt đối cơ sở, H (ppm) Nồng độ ngâm chiết (mg/l) 1 F- 195 - 185 - 3600* 180* 2 Xianua hoạt động 2,65 - 2,32 - 30* - 3 Tổng xianua 21,99 2,65 22,8 2,18 590 - 4 Sb 0,2043 0,003 0,2112 0,001 20* 1* 5 As 9,38 0,0114 7,88 0,0091 40 2 6 Ba 1,265 0,002 1,533 0,004 2000 100 7 Ag 0,011 0,001 0,093 0,002 100 5 8 Be 0,043 0,002 0,052 0,003 2* 0,1* 9 Cd 1,426 <0,0007 1,052 <0,0007 10 0,5 10 Pb 25,79 0,0288 18,39 0,0214 300 15 11 Co 16,41 0,0184 14,45 0,0161 1600 80 12 Zn 18,50 0,003 19,3 0,006 5000 250 13 Mo 4,69 0,0057 2,63 0,0032 7000* 350* 14 Ni 65,65 0,0080 55,17 0,0651 1400 70 15 Se 2,34 0,0028 2,63 0,003 20 1 16 Ta 1,043 0,004 1,165 0,002 140* 7* 17 Hg 0,065 <0,0003 0,0035 <0,0003 4 0,2 18 Cr6+ 48,6 1,5245 52,0 1,194 100 5 19 Va 586 0,717 454 0,559 500* 25* 20 Phenol 29,7 2,86 29,32 2,88 20000 1000 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ KHCNM SỐ 4/2019 * TUYỂN, CHẾ BIẾN THAN-KHOÁNG SẢN38 Nhận xét: Kết quả phân tích thành phần hóa học của bã bùn đỏ sau lọc cho thấy đều dưới ngưỡng chất thải nguy hại theo QCVN 50:2013/ BTNMT, QCVN 07:2009/BTNMT. Tuy nhiên độ pH của các mẫu bã bùn lọc đều cho kết quả pH từ 11-12,3 nên bùn đỏ phải được bảo quản lưu giữ không để gây ô nhiễm môi trường. 3.3. Kết quả thử nghiệm phơi bã bùn đỏ sau lọc Bã bùn sau lọc ép khung bản có độ ẩm đạt 28-30% không thể đưa đi lu nèn ngay do không đạt độ đầm chặt theo qui định nên cần phải phơi tự nhiên trên sân bãi chứa. Để xác định thời gian giảm độ ẩm bằng phơi tự nhiên đề tài đã tiến hành thử nghiệm phơi trên sân bãi trong điều kiện khí hậu vùng Bảo Lộc ít mưa. Kết quả phơi tự nhiên bã bùn sau lọc trên sân được liệt kê trong bảng 6. Kết quả thử nghiệm phơi bùn đỏ sau lọc ép cho thấy độ ẩm của bùn quặng giảm phụ thuộc nhiều vào chiều cao lớp quặng khi phơi, quy trình cày xới đảo trộn và thời tiết. Trong trường hợp không nắng và ít mưa thì độ ẩm có thể giảm từ 1-2 % sau 1 ngày phơi. 3.4. Kết quả thí nghiệm độ đầm chặt phụ thuộc vào độ ẩm bã lọc bùn đỏ Để xác định độ bã bùn đỏ sau lọc có thể đầm chặt và đắp chồng cao, đề tài đã nghiên cứu thử nghiệm độ đầm chặt bã lọc bùn đỏ, kết quả được thể hiện trong bảng 6. Nhân xét: Từ kết quả thí nghiệm độ đầm chặt của bùn đỏ khi đầm nén phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm bùn đỏ. Độ đầm chặt tốt nhất K=1 khi độ ẩm bùn đỏ đạt giá trị khoảng 20-21%. Độ đầm chặt đạt giá trị k=0,9 khi độ ẩm bùn đỏ khoảng 26-27% hoặc 12-13%. Độ đầm chặt đạt giá trị k=0,95 khi độ ẩm bùn đỏ đạt giá trị khoảng 25- 26% hoặc15-16%. Nhận xét: Trên đồ thị sự phụ thuộc độ đầm chặt phụ thuộc vào độ ẩm bùn đỏ thấy để đạt được độ đầm chặt k≥0,9 thì độ ẩm của bùn phải nằm trong khoảng 12,2 dến 27%. Để xác định bùn đỏ sau đầm chặt có thể dùng làm vật liệu đắp chồng cao, đề tài đã tiến hành nghiên cứu thí nghiệm các tính chất cơ học của bùn đỏ, kết quả thể hiện trong bảng 7 Bảng 6. Kết quả thí nghiệm phơi tự nhiên bùn đỏ sau lọc ép Chiều dày lớp bùn sau lọc ép (mm) Độ ẩm bùn sau phơi (%) Thời gian phơi (ngày) 0 1 2 3 4 5 6 200 30,68 28,02 27,12 26,68 25,96 24,62 23,36 400 30,68 28,74 27,87 27,12 26,54 25,52 24,61 600 30,68 29,18 28,58 27,82 27,09 26,32 25,52 800 30,68 29,47 29,00 28,35 27,58 26,77 25,85 1000 30,68 29,69 29,27 28,68 27,81 27,06 26,41 Bảng 7. Kết quả xác định độ đầm chặt phụ thuộc vào độ ẩm bùn đỏ Chỉ tiêu phân tích Kí hiệu mẫu Độ ẩm bùn đỏ W(%) 27,5 25,4 24,2 23,1 21,8 20,2 15,9 12,2 Độ đầm chặt Kp M1 0,865 0,957 0,964 0,975 0,985 0,998 0,951 0,901 M2 0,862 0,954 0,962 0,971 0,983 0,996 0,953 0,902 M3 0,863 0,956 0,963 0,972 0,983 0,995 0,952 0,901 TB 0,86 0,96 0,96 0,97 0,98 1,00 0,95 0,90 Hình 7. Đồ thị biểu thị độ đầm chặt bùn đỏ phụ thuộc và độ ẩm bùn đỏ THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ 39 KHCNM SỐ 42019 * TUYỂN, CHẾ BIẾN THAN-KHOÁNG SẢN Nhận xét: Từ kết quả thí nghiệm xác định sức chịu tải của bùn đỏ khi đầm nén đến độ đầm chặt K=0,85; 0,90; 0,95 cho thấy khi áp dụng tiêu chuẩn vật liệu dùng đắp nền đường ô tô trường hợp không sử dụng mặt đường là cao cấp A1: Khi đầm chặt 0,95 K ≥ 0,9 thì sức chịu tải CBR đều lớn hơn 5 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu làm nền đường ô tô. Khi đầm chặt K≥ 0,95 thì sức chịu tải CBR đều lớn hơn 6 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu làm nền đường ô tô cấp III, cấp IV có sử dụng mặt đường là cao cấp A1. 4. Kết luận Kết quả nghiên cứu xử lý bùn đỏ bùn đỏ nhà máy alumin Lâm Đồng bằng máy lọc khung bản cho thấy: 1. Bùn đỏ nhà máy alumin Lâm Đồng thuộc loại chất thải công nghiệp không vượt ngưỡng chất thải nguy hại, tuy nhiên có độ pH khá cao 10-12 có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cần Bảng 8. Kết quả thí nghiệm một số tính chất cơ lí bã bùn đỏ sau lọc ép Độ đầm chặt Kp Tên mẫu Mẫu bùn đỏ ở trạng thái ẩm tối ưu Mẫu bùn đỏ ở trạng thái ngâm bão hòa Cắt Nén nhanh Nén nở hông Cắt Nén nhanh Nén nở hông Góc ma sát trong j0 Lực dính kết C (kG/cm2) Modul tổng biến dạng E (kG/cm2) qumax (kG/cm2) Góc ma sát trong j0 Lực dính kết C (kG/ cm2) Modul tổng biến dạng E (kG/cm2) qumax (kG/ cm2) 0,85 M1 15039‘ 0,315 31,800 1,249 10054‘ 0,228 15,97 0,597 M2 15028‘ 0,308 29,420 1,089 10037‘ 0,222 15,37 0,537 M3 15047‘ 0,337 31,130 1,279 11009‘ 0,237 16,68 0,621 TB 15038‘ 0,320 30,783 1,206 10053‘ 0,229 16,007 0,585 0,9 M1 16026‘ 0,362 34,530 1,582 11046‘ 0,254 16,59 0,717 M2 16009‘ 0,353 30,180 1,438 11011‘ 0,252 15,80 0,66 M3 16048‘ 0,381 36,060 1,659 12003‘ 0,264 17,30 0,772 TB 16028‘ 0,365 33,590 1,560 11040‘ 0,257 16,563 0,716 0,95 M1 18002‘ 0,410 42,830 2,650 12026‘ 0,275 17,280 0,914 M2 17043‘ 0,398 40,380 2,100 12006‘ 0,267 16,900 0,860 M3 18016‘ 0,428 45,630 2,342 12049‘ 0,280 18,220 0,920 TB 18003‘ 0,412 42,947 2,364 12027‘ 0,274 17,467 0,898 Bảng 9 Kết quả thí nghiệm các thông số sức chịu tải CBR (California Bearing Ratio), trương nở và co ngót của bùn đỏ sau đầm nén TT Sức chịu tải CBR Mẫu thí nghiệm ngâm không bão hoà Mẫu thí nghiệm ngâm bão hoà 96 giờ K=0,85 K=0,9 K=0,95 K=0,85 K=0,9 K=0,95 M1 6,95 8,92 11,23 4,04 5,93 7,68 M2 6,71 8,29 10,20 4,34 5,84 7,36 M3 7,09 8,93 11,24 4,62 6,10 7,85 Trung bình 6,92 8,71 10,89 4,33 5,96 7,63 THÔNG TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ MỎ KHCNM SỐ 4/2019 * TUYỂN, CHẾ BIẾN THAN-KHOÁNG SẢN40 bảo quản lưu giữ an toàn; 2. Thành phần độ hạt của bùn đỏ rất mịn với cấp hạt <0,045 mm lớn hơn 91% thuộc loại rất khó lọc; Để đạt được độ ẩm bánh lọc <30%, chỉ máy lọc ép khung bản là thiết bị phù hợp dùng cho lọc ép xử lí bùn đỏ nhà máy alumin; 3. Máy lọc ép khung bản là thiết bị phù hợp dùng cho lọc xử lí bùn đỏ cho các nhà máy alumin bởi lực nén ép cao, độ ẩm bánh lọc thấp hơn 30%, và chịu được môi trường kiềm pH 11- 12. Dùng lọc ép khung bản xử lí bùn đỏ, các thông số tối ưu có thể đạt khi nồng độ pha rắn trong cấp liệu >400 g/l; áp lực nén ép 7at; thời gian lọc không thấp hơn 40 phút/mẻ; chiều dày bánh lọc 40-42mm. 4. Bã lọc bùn đỏ, sau khi phơi tự nhiên sau thời gian 2-3 ngày có thể đạt độ ẩm nhỏ hơn 27%, có thể dùng làm vật liệu đắp nền, đường với độ đầm nén >90%. Tài liệu tham khảo: 1. Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên cứu xử lí bùn đỏ nhà máy alumin Lâm Đồng bằng phương pháp thải khô” Viện Khoa học Công nghệ Mỏ - Vinacomin 2019 Research of red mud treatment of alumina plant with frame press in Lam Dong Msc. Hoang Minh Hung, Eng. Nguyen Quang Ha Msc. Nguyen Van Vinh Institute of Mining Science and Technology - Vinacomin Summary: The paper briefly summarizes the result results of red mud treatment with frame press as a basis for testing high pile of alumina red mud in accordance with dry disposal method.
File đính kèm:
- nghien_cuu_xu_ly_bun_do_nha_may_alumin_lam_dong_bang_loc_ep.pdf