Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, việc xây dựng

bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang là

nhu cầu cần thiết trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên

cơ sở đã xác định được 8 chỉ tiêu phân cấp là: loại đất, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, thành phần

cơ giới đất, PHkcl, mùn, lân tổng số đối với các loại đất sản xuất trong vùng nghiên cứu; kỹ thuật

GIS được ứng dụng trong xây dựng các bản đồ đơn tính; bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng theo

phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng công nghệ GIS đã thu được kết quả sau: Đất của

huyện Đồng Hỷ gồm 561 khoanh được chia thành 47 đơn vị đất đai (LMU) với tổng diện tích

37919,68 ha, trung bình mỗi khoanh có diện tích 67,59 ha, trong đó LMU số 37 lớn nhất có 68

khoanh diện tích 121039,26 ha, LMU số 29 có diện tích nhỏ nhất (1 khoanh với diện tích 3,22 ha).

Việc ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất là rất cần

thiết, có tính khả thi cao, phục vụ công tác đánh giá đất, phát triển sản xuất nông nghiệp huyện

Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

pdf 6 trang kimcuc 4980
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Trần Thị Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 57 - 62 
57 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ 
CHO ĐÁNH GIÁ ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 
HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN 
 Trần Thị Thu Hiền1*, Đàm Xuân Vận2, 
1 Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên 
2 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 
TÓM TẮT 
Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm ở phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, việc xây dựng 
bản đồ đơn vị đất đai phục vụ cho đánh giá đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đang là 
nhu cầu cần thiết trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai dựa trên 
cơ sở đã xác định được 8 chỉ tiêu phân cấp là: loại đất, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, thành phần 
cơ giới đất, PHkcl, mùn, lân tổng số đối với các loại đất sản xuất trong vùng nghiên cứu; kỹ thuật 
GIS được ứng dụng trong xây dựng các bản đồ đơn tính; bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng theo 
phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng công nghệ GIS đã thu được kết quả sau: Đất của 
huyện Đồng Hỷ gồm 561 khoanh được chia thành 47 đơn vị đất đai (LMU) với tổng diện tích 
37919,68 ha, trung bình mỗi khoanh có diện tích 67,59 ha, trong đó LMU số 37 lớn nhất có 68 
khoanh diện tích 121039,26 ha, LMU số 29 có diện tích nhỏ nhất (1 khoanh với diện tích 3,22 ha). 
Việc ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất là rất cần 
thiết, có tính khả thi cao, phục vụ công tác đánh giá đất, phát triển sản xuất nông nghiệp huyện 
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. 
Từ khóa: Bản đồ, đơn vị đất đai, đánh giá đất, Đồng Hỷ. 
ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Việc áp dụng công nghệ thông tin và hệ thống 
thông tin địa lý (GIS) đã trở thành nhu cầu 
thiết yếu trong công tác nghiên cứu khoa học, 
đào tạo và quản lý, bao gồm quản lý nhà 
nước, quản lý kinh doanh và hầu hết các lĩnh 
vực quản lý các hệ thống tài nguyên thiên 
nhiên, trong đó quản lý đất đai, môi trường là 
những lĩnh vực đang được ưu tiên hàng đầu. 
Đồng Hỷ là một huyện trung du miền núi nằm 
ở phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, việc ứng 
dụng công nghệ GIS vào lĩnh vực đánh giá 
tiềm năng đất đai làm cơ sở cho sử dụng đất 
một cách hiệu quả và lâu bền, xây dựng một 
ngành nông nghiệp đa canh đang là nhu cầu 
bức thiết trong phát triển nông nghiệp nông 
thôn ở huyện Đồng Hỷ. 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
Nội dụng nghiên cứu của đề tài 
(i) Thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên, 
kinh tế và xã hội của vùng nghiên cứu. 
*
 Tel: 01689307327; Email:Thuhiencdkt@yahoo.com 
(ii) Xác định và lựa chọn các yếu tố đất đai có 
liên quan đến việc xây dựng bản đồ đơn vị đất 
đai phục vụ cho mục đích sản xuất nông 
nghiệp của huyện Đồng Hỷ. 
(iii) Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai của 
huyện Đồng Hỷ bằng công nghệ GIS. 
Phương pháp nghiên cứu 
(i) Phương pháp điều tra cơ bản 
(ii) Phương pháp xây dựng các bản đồ đơn 
tính bằng công nghệ GIS: Ứng dụng phần 
mềm Microstation số hoá bản đồ nền, sau đó 
chuyển sang phần mềm Mapinfo để biên tập 
các bản đồ đơn tính (bản đồ loại đất, dộ dốc, 
địa hình tương đối, thành phần cơ giới, chế độ 
tưới và chế độ tiêu) theo các mức chỉ tiêu đã 
phân cấp. 
(iii) Phương pháp chồng xếp bản đồ bằng 
công nghệ GIS: Ứng dụng phần mềm 
Arcview để chồng xếp các bản đồ đơn tính 
theo phương pháp cặp đôi nhằm tạo ra bản đồ 
đơn vị đất đai. 
Trần Thị Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 57 - 62 
58 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Vị trí địa lý 
Đồng Hỷ là huyện miền núi nằm ở phía Đông 
Bắc tỉnh Thái Nguyên với 15 xã và 3 thị trấn, 
có toạ độ địa lý từ 21032’ - 21051’ vĩ độ Bắc; 
105046’ - 106004’ kinh độ Đông với vị trí 
tiếp giáp như sau: phía Bắc: giáp huyện Võ 
Nhai, phía Nam: giáp huyện Phú Bình, và 
thành phố Thái Nguyên, phía Tây: giáp sông 
Cầu và huyện Phú Lương. 
Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với thành 
phố Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh 
tế văn hoá, đồng thời gần với các khu công 
nghiệp lớn của tỉnh Thái Nguyên.[2] 
Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 
Thực trạng phát triển kinh tế 
Trong năm 2011, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ 
Đảng, chính quyền địa phương các cấp, với 
sự phấn đấu nỗ lực của các doanh nghiệp, 
doanh nhân và nhân dân các dân tộc trong 
huyện, Đồng Hỷ đã vượt qua nhiều khó khăn, 
thách thức và đạt được nhiều thành tựu có ý 
nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các 
mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 
năm 2011. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và 
vượt kế hoạch đề ra, cụ thể: Tốc độ tăng 
trưởng kinh tế trên địa bàn ước đạt 21,87%, 
bằng 168,23% kế hoạch (KH). Giá trị sản 
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây 
dựng cơ bản trên địa bàn (theo giá cố định 
1994) đạt 1.450 tỷ đồng (tăng trên 300 tỷ so 
với năm 2010). Giá trị kim ngạch xuất khẩu 
đạt 2,5 triệu USD, bằng 100% kế hoạch, tăng 
19% so với cùng kỳ (trong đó chủ yếu là sản 
phẩm chè búp khô). Giá trị sản xuất ngành 
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá cố 
định 1994) đạt 307 tỷ đồng, bằng 97,7% kế 
hoạch, tăng 8,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh 
tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tích 
cực; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, 
dịch vụ; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp 
giảm trong GDP. Năm 2011 cơ cấu kinh tế 
đạt được như sau: công nghiệp - xây dựng 
48,74%; dịch vụ 30,69%; nông lâm nghiệp, 
thuỷ sản 20,57%.[3] 
Dân số lao động và việc làm 
Theo số liệu thống kê toàn huyện năm 2011, 
Huyện có khoảng 59.230 lao động, chiếm 
45,95% dân số. Trong đó, lao động phi nông 
nghiệp chiếm gần 15% tổng số lao động; lao 
động nông nghiệp vẫn là chủ yếu chiếm trên 
85% tổng số lao động. Qua điều tra hàng năm 
lao động huyện mới chỉ sử dụng hết 78% quỹ 
thời gian lao động do thiếu việc làm. Hiện 
nay, Huyện có khoảng 3,6% lao động thường 
xuyên không có việc làm và khoảng 30% lao 
động nông nghiệp nhàn rỗi. Số lao động chưa 
qua đào tạo chiếm tỷ lệ gần 85% tổng số lao 
động. Có thể nói nguồn lao động của huyện 
khá dồi dào song trình độ còn hạn chế.[3] 
Hiện trạng sử dụng đất 
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2011, tổng 
diện tích tự nhiên toàn huyện tính đến hết 
12/2010 là 45.524,44 ha được phân bố theo 
15 đơn vị hành chính xã và 03 thị trấn, trong 
đó: Đất nông nghiệp: 37.919,7 ha, chiếm 
83,28% diện tích tự nhiên; đất phi nông 
nghiệp: 4.574,72 ha, chiếm 10,05% diện tích 
tự nhiên; đất chưa sử dụng: 3.030,02 ha, 
chiếm 6,67% diện tích tự nhiên. 
Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 40,46% đất 
nông nghiệp và 33,57% diện tích tự nhiên. 
Các xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp 
lớn là xã Văn Hán (2.471,29ha), xã Khe Mo 
(1.561,88ha) (đất trồng cây hàng năm có 
8.815,39ha. chiếm 57,66%, đất trồng cây lâu 
năm có 6.471,08 ha, chiếm 42,33%). 
Như vậy, hiện tại quỹ đất đai của huyện đã 
được đưa vào sử dụng các mục đích phát triển 
kinh tế - xã hội khá triệt để chiếm 93,33%.[1] 
Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng 
công nghệ GIS 
Bản đồ đơn vị đất đai là kết quả của việc 
chồng xếp các bản đồ đơn tính: loại đất, độ 
dốc, độ cao, độ dày tầng đất, thành phần cơ 
giới đất, PHkcl, mùn, lân tổng số. 
Xác định chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ 
đơn vị đất đai 
Đối với điều kiện cụ thể của huyện Đồng 
Hỷ một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái 
Nguyên, chúng tôi chọn 8 chỉ tiêu phân cấp 
Trần Thị Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 57 - 62 
59 
là: loại đất, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, 
thành phần cơ giới đất, PHkcl, mùn, lân tổng 
số. Sở dĩ chúng tôi chọn các chỉ tiêu trên 
cho vùng nghiên cứu là xuất phát từ những 
lý do sau đây: 
+ Loại đất theo phương pháp phân loại của 
FAO – UNESCO có ảnh hưởng rất lớn đến 
khả năng sinh trưởng và phát triển của cây 
trồng. Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với 
một số loại đất nhất định. 
+ Độ dốc và độ cao tuyệt đối là những yếu tố 
địa hình quan trọng cần được nghiên cứu vì 
chúng có ảnh hưởng lớn tới khả năng trồng 
các loại cây, tới hiệu quả kinh tế và vấn đề 
bảo vệ đất chống xói mòn. 
+ Độ dầy đất, thành phần cơ giới, là những 
tính chất vật lý quan trọng có ảnh hưởng lớn 
tới khả năng sinh trưởng và phát triển của cây 
và điều kiện canh tác, hiệu quả kinh tế. 
Các chỉ tiêu và mức độ phân cấp được thể 
hiện trong bảng 1. 
Bảng 1. Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 
Chỉ tiêu Phân cấp chỉ tiêu Ký hiệu 
1. Nhóm đất 
1.1 Đất phù sa điển hình chua và đất phù sa điển hình không chua G1 
1.2 Đất glây giầu chất hữu cơ chua G2 
1.3 Đất glây thành phần cơ giới nhẹ chua G3 
1.4 Đất xám feralit có đá lẫn sâu, có TPCG nặng G4 
1.5 Đất xám feralit có kết von, có TPCG nhẹ G5 
1.6 Đất xám mùn có TPCG nhẹ có đá lẫn G6 
2. Độ dốc 
Dưới 150 SL1 
Từ 150 - 250 SL2 
Trên 250 SL3 
3. Độ cao 
Dưới 100m H1 
Từ 100 – 300m H2 
Từ 300 – 700m H3 
Trên 700m H4 
4. Tầng dầy 
Dưới 50cm D3 
50cm – 100cm D2 
Trên 100cm D1 
5. Thành phần 
cơ giới 
Nhẹ (cát, cát pha) T1 
Trung bình (đất thịt nhẹ, thịt trung bình) T2 
Nặng (thịt nặng và sét) T3 
6. pHKCL 
Rất chua A1 
Chua A2 
Ít chua A3 
Không chua A4 
7. Mùn 
Giầu mùn C1 
Mùn trung bình C2 
Nghèo mùn C3 
Rất nghèo C4 
8. Lân tổng số 
(%) 
Giầu lân P1 
Lân khá P2 
Lân trung bình P3 
Nghèo lân P4 
Trần Thị Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 57 - 62 
60 
Bảng 2: Tổng hợp đặc tính và diện tích các đơn vị đất đai 
Đơn vị đất 
Đặc tính của đơn vị đất đai Diện tích 
(ha) 
Số 
khoanh 
Diện tích TB 
1 khoanh (ha) G S H T A C P2O5 
1 1 1 3 1 3 2 2 55,73 4 13,93 
2 1 2 3 1 3 2 2 1717,86 21 81,80 
3 1 2 3 1 3 2 2 82,20 3 27,40 
4 1 3 1 1 3 2 2 76,31 5 15,26 
5 1 3 1 1 3 2 2 1196,00 18 66,44 
6 1 3 1 1 3 2 2 2242,59 17 131,92 
7 1 3 1 1 3 2 2 2234,67 12 186,22 
8 1 3 1 1 3 2 2 1320,71 10 132,07 
9 1 3 1 1 3 2 2 320,87 6 53,48 
10 1 3 1 1 3 2 2 660,78 8 82,60 
11 1 3 1 1 3 2 2 170,67 7 24,38 
12 2 1 3 2 2 2 3 78,88 1 78,88 
13 2 2 3 2 2 2 3 706,72 17 41,57 
14 2 2 3 3 2 2 3 47,81 3 15,94 
15 2 2 3 2 2 2 3 66,28 4 16,57 
16 2 3 3 2 2 2 3 166,89 5 33,38 
17 2 3 3 3 2 2 3 5,24 1 5,24 
18 2 3 3 2 2 2 3 123,15 12 10,26 
19 3 1 3 3 2 3 3 1219,62 2 609,81 
20 3 2 2 2 2 3 3 15,28 2 7,64 
21 3 2 3 3 2 3 3 1633,16 2 816,58 
22 3 3 3 2 2 3 3 1216,32 42 28,96 
23 3 3 3 2 2 3 3 12,12 3 4,04 
24 3 3 3 3 2 3 3 13,48 1 13,48 
25 4 1 1 1 2 3 3 8,72 2 4,36 
26 4 1 1 1 2 3 3 4,83 1 4,83 
27 4 1 2 1 2 3 3 121,87 8 15,23 
28 4 1 3 2 2 3 3 62,18 6 10,36 
29 5 1 2 1 2 3 3 3,22 1 3,22 
30 5 2 2 1 2 3 3 164,36 27 6,09 
31 5 3 2 2 2 3 3 1213,18 38 31,93 
32 5 3 2 3 2 3 3 1614,26 26 62,09 
33 5 3 3 3 2 3 3 216,72 7 30,96 
34 5 3 3 1 2 3 3 218,28 9 24,25 
Trần Thị Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 57 - 62 
61 
35 5 3 4 1 2 3 3 411,28 12 34,27 
36 5 3 4 3 2 3 3 515,48 6 85,91 
37 6 1 1 2 3 2 3 12109,26 68 178,08 
38 6 1 2 3 3 2 3 442,78 8 55,35 
39 6 1 2 1 3 2 2 246,56 6 41,09 
40 6 1 2 3 3 2 2 625,17 9 69,46 
41 6 1 4 3 3 2 2 187,24 17 11,01 
42 6 1 4 3 3 2 2 1134,45 22 51,57 
43 6 2 1 3 3 2 2 128,26 4 32,07 
44 6 2 1 3 3 2 2 325,46 21 15,50 
45 6 3 1 3 3 2 2 1626,36 36 45,18 
46 6 3 2 2 3 2 2 1142,16 27 42,30 
47 6 3 2 3 3 2 2 14,28 2 7,14 
Toàn huyện 37919,70 
Ghi chú: TB là trung bình 
Tổng hợp các đơn vị đất đai 
Trên cơ sở bản đồ đơn tính thể hiện 8 chỉ tiêu 
trên, bằng phương pháp chồng ghép bản đồ, 
chúng tôi xây dựng được bản đồ đơn vị đất 
đai cho huyện Đồng Hỷ. Kết quả tổng hợp 
được thể hiện trong bảng tổng hợp các đặc 
tính và diện tích các đơn vị đất đai. 
Đất của huyện Đồng Hỷ gồm 561 khoanh 
được chia thành 47 LMU với tổng diện tích 
37919,68 ha, trung bình mỗi khoanh có diện 
tích 67,59 ha, trong đó LMU số 37 lớn nhất 
có 68 khoanh diện tích 121039,26 ha, LMU 
số 29 có diện tích nhỏ nhất (1 khoanh với 
diện tích 3,22 ha). 
KẾT LUẬN 
1. Việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục 
vụ cho đánh giá đất trên địa bàn huyện dựa 
trên cơ sở đã xác định được 8 chỉ tiêu phân 
cấp là: loại đất, độ dốc, độ cao, độ dày tầng 
đất, thành phần cơ giới đất, PHkcl, mùn, lân 
tổng số đối với các loại đất canh tác trong 
vùng nghiên cứu rất có ý nghĩa trong sản xuất 
nông nghiệp. 
2. Kỹ thuật GIS đã được ứng dụng trong xây 
dựng các bản đồ đơn tính về loại đất, độ dốc, 
độ cao, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới 
đất, PHkcl, mùn, lân tổng số đảm bảo được 
yêu cầu cơ bản của các loại hình sử dụng đất 
và công tác đánh giá đất của huyện. 
3. Bản đồ đơn vị đất đai đã được xây dựng 
theo phương pháp chồng xếp các bản đồ đơn 
tính bằng công nghệ GIS đã thu được kết quả 
sau: Đất của huyện Đồng Hỷ gồm 561 khoanh 
được chia thành 47 LMU với tổng diện tích 
37919,68 ha, trung bình mỗi khoanh có diện 
tích 67,59 ha, trong đó LMU số 37 lớn nhất 
có 68 khoanh diện tích 121039,26 ha, LMU 
số 29 có diện tích nhỏ nhất (1 khoanh với 
diện tích 3,22 ha). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đồng 
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Báo cáo thống kê đất đai 
năm 2011 
[2]. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái 
Nguyên, Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - 
xã hội huyện Đồng Hỷ đến năm 2020. 
 [3]. UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, 
Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã 
hội năm 2011, phương hướng nhiệm vụ phát triển 
kinh tế xã hội năm 2012 
[4]. Đàm Xuân Vận (2010), Bài giảng Hệ thống 
thông tin địa lý (GIS), Trường Đại học Nông Lâm 
Thái Nguyên. 
Trần Thị Thu Hiền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 57 - 62 
62 
SUMMARY 
STUDY ON LAND MAPPING UNIT FOR LAND ASSESSMENT FOR 
AGRICULTURAL PRODUCTION IN DONG HY DISTRICT, 
THAI NGUYEN PROVINCE 
 Tran Thi Thu Hien1*, Dam Xuan Van2, 
1 College of Economics and Technology - TNU 
2College of Agriculture and Forestry - TNU 
Dong Hy is a midland and mountainous district in the north of Thai Nguyen province, so the 
building of land units for evaluating the land for agricultural production in the area of the district is 
an urgent demand of agricultural and rural development. The establishment of the land unit 
mapping (LMU) bases on defining 8 scales standards, which are: land type, sloping degree, 
elevation, land thickness, mechanical elements of land, PHkcl, land humus, total phosphorus in the 
investigated land for agricultural cultivation of the area. GIS technology was applied in the 
construction of thematic maps. The land unit map was set up by map overlay the thematic maps in 
GIS technology which resulted in: the land of Dong Hy district consisting of 561 plots divided in 
to 47 LMU with a total area of 37919.68 hectares with 67.59 hectares per each plot, in which the 
LMU number 37 is the biggest with 68 plots of 121,039.26 hectares, the LMU number 29 is the 
smallest (one plot is 3.22 hectares). The application of GIS technology in LMU forming for in land 
assessment is extremely necessary and highly feasible, for the agricultural production in the Dong 
Hy district, Thai Nguyen province. 
Key words: Map, LMU, Land assessment, Dong Hy. 
Ngày nhận bài:31/7/2012, ngày phản biện: 7/8/2012, ngày duyệt đăng:10/10/2012 
*
 Tel: 01689307327; Email:Thuhiencdkt@yahoo.com 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xay_dung_ban_do_don_vi_dat_dai_phuc_vu_cho_danh_g.pdf