Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam
Ở mọi quốc gia, đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên của cải đặc biệt quan trọng.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đất hẹp người đông thì đất đai, ruộng đất càng là tài sản quí hiếm,
có giá trị đặc biệt thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong đất đai, việc xác
lập quyền sở hữu chiếm hữu có liên quan chặt chẽ và đóng vai trò chi phối, đôi khi có ý nghĩa
quyết định đối với việc khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai ruộng đất quốc gia.
Bằng cái nhìn toàn diện và hệ thống, bài viết trình bày khái quát quá trình xác lập và thực hiện
quyền sở hữu đất đai của các nhà nước qua các giai đoạn lịch sử dân tộc. Đặc biệt, bài viết đi sâu
phân tích và làm sáng tỏ quá trình nhận thức, xây dựng chủ trương chính sách và thực hiện quyền
sở hữu, sử dụng đất đai cũng như những vấn đề nảy sinh trong việc thực thi quyền sở hữu đất đai ở
nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng kể từ khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1954) đến nay;
trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm khắc phục và giải quyết những bất cập hiện
nay, tạo điều kiện ổn định tình hình xã hội và tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn
và kinh tế - xã hội đất nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013) 1-16 1 NGHIÊN CỨU Về quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam Nguyễn Văn Khánh* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 1 năm 2013 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 2 năm 2013; chấp nhận đăng ngày 22 tháng 3 năm 2013 Tóm tắt: Ở mọi quốc gia, đất đai luôn được coi là nguồn tài nguyên của cải đặc biệt quan trọng. Đối với Việt Nam, một quốc gia đất hẹp người đông thì đất đai, ruộng đất càng là tài sản quí hiếm, có giá trị đặc biệt thiết yếu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Trong đất đai, việc xác lập quyền sở hữu chiếm hữu có liên quan chặt chẽ và đóng vai trò chi phối, đôi khi có ý nghĩa quyết định đối với việc khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả đất đai ruộng đất quốc gia. Bằng cái nhìn toàn diện và hệ thống, bài viết trình bày khái quát quá trình xác lập và thực hiện quyền sở hữu đất đai của các nhà nước qua các giai đoạn lịch sử dân tộc. Đặc biệt, bài viết đi sâu phân tích và làm sáng tỏ quá trình nhận thức, xây dựng chủ trương chính sách và thực hiện quyền sở hữu, sử dụng đất đai cũng như những vấn đề nảy sinh trong việc thực thi quyền sở hữu đất đai ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng kể từ khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc (1954) đến nay; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm khắc phục và giải quyết những bất cập hiện nay, tạo điều kiện ổn định tình hình xã hội và tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và kinh tế - xã hội đất nước. Muốn nói đến quyền sở hữu ruộng đất hay đất đai nói chung trước hết cần phải làm rõ và hiểu đúng nội hàm của khái niệm này. Trong kinh tế - chính trị học quyền sở hữu là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải/tài sản. Nó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải, được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu.* _______ * ĐT: 84- 4-38584334 E-mail: khanhnv@vnu.edu.vn Quyền sở hữu bao gồm 3 quyền cơ bản: Chiếm giữ (quyền nắm giữ tài sản và tiêu sản trong tay), sử dụng (quyền sử dụng tài sản và tiêu sản theo ý muốn), định đoạt (quyền quyết định cho mượn, cho thuê, bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy). Cụ thể là khi cho người (tổ chức) khác mượn hoặc thuê tài sản (tiêu sản) thì chủ sở hữu đã trao cho người mượn 2 quyền: Chiếm hữu và sử dụng. Người (tổ chức) khác đó sẽ vi phạm pháp luật nếu sử dụng quyền định đoạn (bán, cầm cố, thế chấp, phá hủy) đối với tài sản của chủ sở hữu. Bởi thế, quyền định N.V. Khánh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013) 1-16 2 đoạt chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở của quyền sở hữu. Đối với đất đai, quyền sở hữu thể hiện ở chỗ chủ sở hữu có toàn quyền phép sử dụng, mua bán, cho thuê, làm quà tặng, dùng để ký quỹ, để di chúc lại cho người được thừa hưởng hoặc để yên đất đai của mình. Khái niệm sở hữu đất đai nhỏ hơn khái niệm sở hữu bất động sản bởi bất động sản không chỉ có đất đai mà còn bao gồm những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó. 1. Quyền sở hữu đất đai ở Việt Nam từ khởi đầu đến hết thời kỳ thuộc địa (1945) 1.1. Trong thời kỳ dựng nước Nông nghiệp trồng lúa nước, sức kéo của trâu bò đã xuất hiện khá sớm trên lãnh thổ nước ta. Cuộc sống định cư trên các vùng đồng bằng ven sông đã tạo ra những cộng đồng nông nghiệp, những “làng” hay “chạ” của những cư dân có cùng nguồn gốc, tiếng nói. Đất đai do các thành viên cộng đồng hợp tác, khai phá, do đó, theo truyền thống thời nguyên thủy phải thuộc về sở hữu của cả cộng đồng. Mọi thành viên cộng đồng đều có trách nhiệm bảo vệ ruộng chung, không cho phép các làng, chạ, láng giềng lấn chiếm. Trách nhiệm đó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các thành viên nên đồng thời họ cũng tự nguyện cày cấy, trồng trọt và thu hoạch vào ngày mùa. Không ai có quyền chiếm giữ lâu dài một bộ phận ruộng đất nào đó làm của riêng. Tuy nhiên, sự phát triển của công cụ sản xuất và kinh nghiệm trồng trọt cho phép người đứng đầu làng (bồ chính) cùng các “già làng” tiến hành phân chia ruộng đất cho các thành viên của làng để cày cấy và hưởng thụ. Ngược lại, thành viên khi được chia ruộng phải có nghĩa vụ với làng: Làm thủy lợi, chống ngập lụt, cứu giúp nhau khi có thiên tai, mất mùa, đóng góp phục vụ các việc chung Đến khi Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc tồn tại thì cũng bước đầu hình thành một quan niệm nhất định về lãnh thổ, quốc gia do Nhà nước quản lý chung, về những công việc do Nhà nước điều hành. Đó là cơ sở của cái gọi là sở hữu tối cao về ruộng đất của Nhà nước, đứng đầu là vua Hùng hay vua Thục. Mặc dù vậy, quan niệm này đương thời chưa được xác định rõ ràng bởi tính chất sơ khai của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc. Ruộng đất thực chất thuộc quyền sở hữu chung của cả công xã và công xã chỉ phải nộp thuế cho các Lạc Hầu, Lạc Tướng theo “thể chế cống nạp”1 1.2. Thời kỳ Bắc thuộc Hơn 1000 năm Bắc thuộc đã để lại dấu ấn sâu sắc trong chế độ sở hữu ruộng đất của người Việt. Làng xã với quyền sở hữu tập thể về ruộng đất được duy trì nhưng ở bên trên là một bộ máy chính quyền thành thục, có nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề ruộng đất. Quyền sở hữu của các làng, chạ chịu sự khống chế của chính quyền đô hộ. Nhiều viên quan đô hộ (Sĩ Nhiếp, Chu Phù, Đào Khản, Tuệ Độ) đã cướp đất của người Việt, xây dựng các trang trại, bắt nô tỳ cày cấy. Các triều đại phong kiến phương Bắc cũng du nhập chế độ ban cấp ruộng đất của Trung Quốc vào nước ta, từ đó hình thành nên những điền trang lớn của các viên quan đô hộ. Đồng thời, hàng vạn người Hán di cư sang cũng họp nhau khai phá đất hoang, xây dựng xóm làng theo và phân phối ruộng đất theo quan niệm riêng của mình. Tình hình nói trên đã ảnh hưởng đến chế độ ruộng đất tại các vùng gần trung tâm của chính quyền đô hộ. Một số quan lang trở thành người _______ 1 Nguyễn Đức Khả, Lịch sử quản lý đất đai, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, HN, tr. 146. N.V. Khánh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013) 1-16 3 giàu có, nhiều thóc lúa, ruộng đất, có thế lực trong vùng được gọi là tầng lớp hào trưởng địa phương như Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ Sử cũ cũng cho biết sau khi củng cố được chính quyền tự chủ đầu thế kỷ X, Tiết độ sứ Khúc Hạo đã thi hành chính sách tiến bộ về tài chính nhằm “tha bỏ lực dịch và quân bình thuế ruộng”. Như vậy, vào thời Bắc thuộc ở nước ta đã xuất hiện một số hình thức sở hữu ruộng đất mới là sở hữu tối cao của Nhà nước và sở hữu tư nhân, song chưa phổ biến. Sở hữu tập thể của làng xã vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối bởi nhu cầu cố kết cộng đồng để phản ứng lại các thế lực xâm lược, biến làng xã thành những "pháo đài xanh" và nơi duy trì những giá trị truyền thống của dân tộc. 1.3. Thời kỳ phong kiến độc lập Từ thế kỷ X, nước ta khôi phục nền độc lập dân tộc, bước vào kỷ nguyên xây dựng các vương triều phong kiến. Chế độ sở hữu phong kiến về ruộng đất trong từng thời kỳ có những đặc trưng riêng, nhưng nói chung có 2 hình thái chính: Sở hữu của Nhà nước với chế độ công điền công thổ và sở hữu tư nhân, trong đó, chế độ sở hữu của Nhà nước luôn chiếm ưu thế. Nhà nước phong kiến mà đại diện là nhà vua với tư cách là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, đã chi phối đến hầu hết các bộ phận ruộng đất khác nhau, tuy nhiên quyền chi phối đó tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, mà mức độ chi phối không giống nhau.2 Có thể thấy rất rõ từ đầu thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XIV, chế độ sở hữu Nhà nước về ruộng đất luôn giữ địa vị thống trị. Đây là cơ sở kinh tế chủ yếu của Nhà nước, là nền tảng để Nhà nước ban hành hàng loạt các chính sách về _______ 2 Phan Huy Lê:"Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ" Nxb Văn Sử Địa, HN 1959, tr 10 ruộng đất. Đặc điểm chung của các triều đại Lý - Trần - Hồ (1010 - 1407) là áp đặt quyền sở hữu tối cao của Nhà nước bao trùm lên tất cả các loại ruộng đất công của làng xã và các loại hình tư hữu, coi đó là cơ sở quan trọng nhất của chế độ Trung ương tập quyền. Hệ thống pháp luật với các bộ luật Hình Thư (nhà Lý), Hình Luật (nhà Trần) đã bao quát nhiều quan hệ phức tạp về đất đai với đặc trung cơ bản là khuyến khích sở hữu tư nhân, hạn chế quỹ công làng xã. Trong những năm cuối của thế kỷ XIV, sự phát triển nhanh chóng của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất với sự mở rộng của các điền trang quý tộc lớn đã dần trỏ thành mối nguy hại đối với mô hình Nhà nước phong kiến tập quyền. Và chính sách “hạn điền” của Hồ Quý Ly như là một tất yếu vừa xóa bỏ sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất vừa khẳng định vai trò, sức mạnh và quyền sở hữu tối cao của Nhà nước có thể can thiệp vào bất kỳ loại hình sở hữu ruộng đất nào. Thế kỷ XV là thời kỳ thịnh trị của Nhà nước phong kiến tập quyền với “mô hình Lê Sơ” và đỉnh cao là triều vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Luật Hồng Đức ban hành năm 1483 có 59 điều nói về ruộng đất, trong đó tập trung vào việc bảo vệ chế độ sở hữu tối cao của Nhà nước thông qua thu tô thuế và quản lý ruộng đất; bảo vệ nghiêm ngặt chế độ ruộng đất công; bảo vệ chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất và tài sản, đặc biệt là sở hữu lớn của quý tộc, địa chủ. Dưới triều Lê, sở hữu nhà nước về ruộng đất giữ địa vị bao trùm, thống trị. Sách Đại Việt sử ký toàn thư NXB, KHXH, HN 1993, t. II, tr.298. còn ghi lại việc triều đình “ ra chỉ thị cho các Phủ, Huyện, Châu, Lô khám xét các chằm bãi, ruộng đất, mỏ vàng, bạccùng ruộng đất của các thế gia, những người tuyệt tự và ruộng đất của bọn đào ngũ Khi làm sổ ruộng đất và sổ hộ tịch thì khai cả N.V. Khánh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013) 1-16 4 từng hạng ngụy quan”3. Trên cơ sở tịch thu và thống kê các nguồn đất đai, Nhà nước đã xác lập quyền sở hữu và thực thi chính sách Lộc điền để ban cấp ruộng đất cho tầng lớp quan lại cao cấp và hoàng thân quốc thích của triều đình. Nhà Lê đã thực thi chính sách phong cấp ruộng đất cho công thần và quan lại nhưng cũng cấm họ lập điền trang hay trang trại tư, chế độ tư hữu về ruộng đất chững lại do áp lực mạnh mẽ của thiết chế trung ương tập quyền mạnh. Bên cạnh chính sách ban cấp ruộng đất cho quan lại, Nhà nước Lê sơ còn thực hiện chính sách Quân điền để phân chia ruộng đất cho dân các làng xã. Điều này thể hiện xu hướng quốc hữu hóa ruộng đất, qua đó khẳng định quyền sở hữu tối cao về đất đai của Nhà nước. Bước sang thế kỷ XVI, sự suy yếu của Nhà nước phong kiến trung ương và sự phát triển mạnh mẽ của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất đã làm tổ hại đến chính sách quân điền. Mặc dù vậy, trong những thế kỷ tiếp theo, chính sách này vẫn được duy trì và vẫn là chỗ dựa kinh tế chủ yếu của Nhà nước phong kiến trung ương. Trong khi đó, chế độ tư hữu ruộng đất ngày àng phát triển nhanh chóng và đến đầu thế kỷ XIX đã chiếm tới trên 80% diện tích ruộng đất của cả nước. Tuy nhiên, vai trò sở hữu tối cao của Nhà nước phong kiến không bị mất đi bởi ruộng tư vẫn bị Nhà nước thu tô và triều đình có thể ra lệnh xóa bỏ sở hữu lớn trang trại về ruộng đất. Đến thế kỷ XIX, với bản chất của một nhà nước phong kiến tập quyền cao độ, triều đình nhà Nguyễn đã ra sức khôi phục và củng cố quyền sở hữu ruộng đất của mình. Điều đó thể hiện qua một loạt chính sách như lập địa bạ, ban hành phép quân điền Gia Long Pháp luật đất đai của triều Nguyễn trong luật Gia Long _______ 3 Dẫn theo Nguyễn Huy Anh, Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về sở hữu ở Việt Nam, NXB. CTQG, HN 1998, tr.30 bảo vệ ruộng công đồng thời cũng bảo vệ ruộng tư. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà Nguyễn đã giải quyết vấn đề sở hữu ruộng đất theo hướng quốc hữu hóa gắn chặt với hạn chế tư hữu. Cải cách ruộng đất thí điểm của Minh Mạng năm 1840 tại Bình Định là một ví dụ tiêu biểu. Trong suốt triều Nguyễn, quá trình phân hóa và xu hướng tư hữu hóa tự nhiên về ruộng đất diễn ra rất chậm chạp. Đáng chú ý là ở Nam bộ, với chính sách hiến tư điền thành công điền và chuyển đồn điền thành công đến và nhất là với sự thành công của dự án “ đồn điền lập ấp” của Nguyễn Tri Phương từ sau năm 1853 thì ruộng đất công tăng nhanh. Tuy nhiên, khác với Bắc bộ và Trung bộ, xu hướng tư nhân hóa ruộng đất ở Nam bộ phát triển rất mạnh mẽ; đến giữa thế kỷ XIX có những nơi tỷ lệ ruộng đất tư đã chiếm 86, 5%, thậm chí đạt 97,4%4. Song song với quá trình duy trì và tăng cường quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, Nhà nước còn tìm cách can thiệp ngày càng sâu vào ruộng đất công làng xã, hay nói cách khác, ruộng đất công làng xã bị phong kiến hoá ngày càng mạnh mẽ, mặc dù ở mỗi thời kỳ được gọi tên một cách khác nhau. Theo Trương Hữu Quýnh, ở thời Lý - Trần “ruộng đất công làng xã tuy thuộc sở hữu Nhà nước nhưng vẫn do làng xã quản lý. Đó là lý do khiến nó mang tên "quan điền", "quan điền bản xã"5 Cách gọi quan điền đã thể hiện quyền sở hữu của Nhà nước đối với bộ phận ruộng đất công làng xã song từ thời nhà Lê, bộ phận ruộng đất này còn mang tên "xã dân công điền". Ruộng đất công làng xã ngoài tính chất thuộc quyền sở hữu nhà nước còn là ruộng đất của "từng xã thôn, chia _______ 4 Xem Trần Thị Thu Lương, Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam bộ nửa đầu thế kỷ XIX, NXB. TpHCM, 1994, tr.206. 5 Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, T. I, NXB. Khoa học kỹ thuật, HN 1983, tr.15. N.V. Khánh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013) 1-16 5 cho dân trong xã cày cấy, nép tô và chính vì vậy mà nó còn có tên gọi như trên". Đến thời Lê, bộ phận ruộng đất này vẫn chiếm ưu thế, tồn tại trên phạm vi khá rộng so với ruộng đất tư. Có thế đây là một trong những lý do để nhà Lê chỉ đánh thuế vào ruộng đất tư. Sự phát triển mạnh mẽ của chế độ sở hữu và chiếm hữu tư nhân về ruộng đất đã tác động mạnh mẽ vào các hình thức sở hữu công hữu đương thời mà trước hết là ruộng đất công làng xã, thu hẹp thêm một buớc bộ phận ruộng đất này. Đến thế kỷ XIX, nhìn chung tỷ lệ ruộng đất công bị thu hẹp đến mức "loại hình sở hữu này không còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế đất nước nữa". Như vậy, trong suốt quá trình lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, xu hướng chung đối với ruộng đất công làng xã là ngày càng thu hẹp để nhường chỗ cho chế độ ruộng đất tư hữu ngày càng phát triển. Nhưng sự tồn tại của bộ phận ruộng đất công làng xã không chỉ đảm bảo nguồn thu nhập chính của các xã dân mà còn là cơ sở kinh tế, chính của Nhà nước xét trên góc độ sở hữu đất đai. Về nguyên tắc, bộ phận ruộng đất công làng xã cũng thuộc quyền sở hữu tối cao của Nhà nước. Bởi vậy, chính sách của hầu hết các triều đại phong kiến là duy trì, bảo vệ và mở rộng ruộng đất công làng xã. Đến thế kỷ XIX, chính sách này không những vẫn còn tồn tại mà còn có xu hướng được đề cao hơn. Sau này, nhà Nguyễn ban hành chính sách quân điền (năm 1804 dưới thời Gia Long và năm 1839 dưới thời Minh Mệnh) cũng chính là ... chí sai sót nhất là ở cấp cơ sở. Nhiều nguồn tài liệu khẳng định vấn đề khiếu kiện đất đai luôn là một trong những vấn đề nóng ở khu vực nông thôn và ven các đô thị. Các hành vi khiếu kiện của người dân chiếm tới 70 % tổng số các vụ khiếu kiện ở nông thôn, trong đó có nhiều vụ trở thành điểm nóng kéo dài. Thứ hai, hiện nay hệ thống pháp luật của Nhà nước hiện vẫn chưa có một sự phân định rạch ròi giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu trong hệ thống pháp luật của Nhà nước về đất đai và quan trọng hơn, luật pháp của Nhà nước chưa công nhận một cách đúng mức quyền sở hữu tư nhân của các chủ thể nắm giữ quyền sử dụng đất. Từ thực tế này, có thể đề xuất một số quan điểm và giải pháp cần được áp dụng trong quá trình sửa đổi luật pháp về đất đai và thực hiện chính sách đất đai: Vấn đề quan trọng đầu tiên là cần phân biệt rạch ròi ranh giới giữa 3 loại quyền về đất đai N.V. Khánh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013) 1-16 13 hiện nay trong hệ thống luật pháp, nhất là trong Luật Đất đai, trên cơ sở đó, xem xét công nhận quyền tài sản cá nhân của các thực thể xã hội, đặc biệt là quyền tư hữu (sở hữu cá nhân) đối với một số loại đất (trước hết là đất ở) cho phù hợp với thực tiễn xã hội đang vận động trong bối cảnh Việt Nam xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Về điểm này, một số nhà khoa học cũng đưa ra nhận định tương tự, chẳng hạn chính sách đất đai đương hạn chưa phân biệt được “quyền sở hữu” và “quyền sử dụng” trong thực tế12 hay chưa giải quyết được mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng cả về lý luận và thực tiễn13. 1. Chúng tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề thứ hai, vì nhìn chung Luật đất đai của Việt Nam từ khi đổi mới đã coi quyền sử dụng đất đai là một loại tài sản được Nhà nước giao cho các cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức chính trị - xã hội với những điều kiện nhất định. Chính vì thế, chính sách và luật pháp của Nhà nước về đất đai nên công nhận quyền sử dụng như một thứ hàng hóa và quan trọng hơn là một loại tài sản cá nhân ở mức độ mạnh mẽ hơn. Để làm được điều này, hệ thống pháp luật về đất đai phải làm rõ được ranh giới giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng, phải xác định ranh giới của quyền sở hữu chấm dứt ở đâu và quyền sử dụng bắt đầu từ chỗ nào. Thực tế thì cấu trúc đất đai đang có những hình thức sở hữu đa dạng về quyền sử dụng và đây chính là sự tiếp nối của yếu tố truyền thống trong chính sách đất đai đương đại. Theo chúng tôi, nếu xét về cấu trúc và quan hệ đất đai trong xã hội Việt Nam truyền thống và hiện đại thì vấn đề tài sản cá nhân trong đất nông nghiệp là rất quan trọng, vì _______ 12 Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Hữu Đạt, Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, HN, 2004, tr 202 - 203. 13 Trần Thị Minh Châu (chủ biên), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, HN, 2007, tr 221. đất đai từ lâu đã là một loại tư liệu sản xuất và một thứ hàng hóa đặc biệt. 2. Đối với đất nông nghiệp đã đến lúc Đảng và Nhà nước ta cần xóa bỏ hạn điền về mặt thời gian và mở rộng hạn điền về mặt không gian. Bên cạnh việc quyết định không thu hồi và chia lại đất nông nghiệp vào năm 2013 khi hết thời hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai năm 2003, nếu người dân vẫn có nhu cầu sử dụng, Nhà nước nên quyết định giao lâu dài quyền sử dụng đất cho người sản xuất nông nghiệp và không nên hạn chế quy mô nắm giữ quyền sử dụng đất trong khuôn khổ cũ như đã và đang thực hiện theo quy định14. Việc giao lâu dài quyền sử dụng đất nông nghiệp giống như đã thực hiện đối với đất thổ cư không chỉ đảm bảo quyền tài sản cá nhân của chủ thể nắm giữ quyền sử dụng mà còn tạo điều kiện để nông dân yên tâm đầu tư, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và sản xuất hàng hóa. 3. Trong quá trình thực hiện chính sách thu hồi quyền sử dụng đất, nhất là quyền sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nước cần phải đảm bảo quyền tài sản cá nhân trong quyền sử dụng đất bằng cách hạn chế hình thức thu hồi bắt buộc và gia tăng hình thức thu hồi tự nguyện. Trước Luật Đất đai năm 2003, Việt Nam chỉ áp dụng một hình thức thu hồi duy nhất (thu hồi bắt buộc) đối với tất cả các trường hợp thu hồi đất, sau khi đã được chính quyền Nhà nước phê duyệt. Tuy nhiên, do quá nhiều mâu thuẫn nảy sinh, cộng với đối tượng sử dụng thu hồi đất ngày càng đa dạng, bao gồm các thành phần trong khu vực Nhà nước, tư nhân, liên doanh, nước ngoàinên Luật Đất đai năm 2003 quy định 2 hình thức thu hồi (bắt buộc và tự _______ 14Xem thêm bài “Nên giao đất vĩnh viễn cho nông dân”, Báo Tiền Phong, số 65 ngày 5/3/2012. N.V. Khánh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013) 1-16 14 nguyện). Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng hình thức thu hồi bắt buộc đối với các trường hợp thu hồi quyền sử dụng đất để phục vụ các dự án có ý nghĩa kinh tế - chính trị, hoặc an ninh - quốc phòng đặc biệt quan trọng; còn với các mục đích kinh tế và thương mại thì cần phải áp dụng các hình thức thu hồi tự nguyện trên cơ sở thỏa thuận và thực hiện đền bù một cách minh bạch và công bằng. Chính quyền Nhà nước cần hỗ trợ quá trình này và ra quyết định thu hồi sau khi 2 bên đã đạt được sự thống nhất về thu hồi đất. Thực tế những năm gần đây cho thấy nên hạn chế thực hiện thu hồi đất bắt buộc, mà tăng cường áp dụng hình thức thu hồi tự nguyện và kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn, áp dụng phương thức thu hồi bắt buộc hay tự nguyện cho mỗi trường hợp thu hồi quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch, nghiêm minh trên cơ sở đó, đảm bảo quyền tài sản cá nhân của người nắm giữ quyền sử dụng đất, ngăn chặn tham nhũng, đặc biệt sự câu kết tập thể giữa một số cán bộ có quyền thu hồi với những cá nhân hay tổ chức có nguyện vọng sử dụng quyền sử dụng đất thu hồi. 4. Công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất của Nhà nước và của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp vĩ mô và vi mô cần phải được chấn chỉnh một cách nghiêm túc để đạt hiệu quả kinh tế và tính bền vững cao hơn. Cho đến nay, hàng loạt các khu kinh tế, khu công nghiệp, sân gol, khu du lịchđược quy hoạch và thu hồi, trong đó có một diện tích rất lớn là đất nông nghiệp có giá trị sản xuất rất cao, ở khu vực đồng bằng mà đa số dân cư đang làm nghề nông. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, khu đô thị và sân gol còn hạn chế, thậm chí nhiều dự án còn bị bỏ hoang sau thu hồi hoặc sử dụng sai mục đích đầu tư. Bởi vậy, Nhà nước cần có hành động kiên quyết và mạnh mẽ hơn, cụ thể là cần tiến hành rà soát, đánh giá và phân loại các dự án đã thu hồi, đặc biệt các dự án thu hồi với quy mô lớn nếu không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả thì phải “thu hồi lại” quyền sử dụng đất để “giao cho” hoặc “giao lại” cho các hộ nông dân có nguyện vọng và khả năng sử dụng đất nông nghiệp. Đối với ồng thời trong tất cả các trường hợp thu hồi đất mới, cần hạn chế đến mức tối đa các dự án thu hồi đất nông nghiệp ở khu vực đồng bằng là nơi có tiềm năng lớn nhất và tập trung đông dân cư tham gia sản xuất nông nghiệp. 5. Nhà nước cần phải ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cần phân định rõ vai trò của các cơ quan Nhà nước trong tư cách thực hiện quyền của người đại diện chủ sở hữu và vai trò của các tổ chức, đơn vị nhà nước với tư cách là người sử dụng đất để đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực thi quan hệ đất đai; cần phân định rõ các quyền của chủ sở hữu và các chủ thể được giao sử dụng đất trên thực tế; quy định rõ quyền và tạo cơ chế thuận lợi để cá nhân, tổ chức được giao đất, cho thuê đất thực hiện các quyền chiếm hữu (giữ và làm chủ), sử dụng và hưởng lợi tùy theo loại đất... 6. Cần hoàn thiện các quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Quy hoạch đất đô thị cần được đặc biệt quan tâm khi Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đã có hiệu lực. Nhà nước cần triển khai các công cụ tài chính có hiệu quả cũng như triển khai xây dựng Luật Đô thị trong thời gian tới, các văn bản về sử dụng không gian ngầm và nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị. Khi giá nhà đất tăng cao, việc sử dụng quỹ đất công để phục vụ cho dịch vụ công ngày càng lớn thì cần điều chỉnh vấn đề thuế và giá cả đền bù đất thu hồi cho phù hợp với giá thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sửa đổi các quy định về giao đất, cho thuê đất N.V. Khánh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013) 1-16 15 và nhà ở cho người thu nhập thấp, thuê mua nhà ở xã hội... 7. Để triển khai chính sách đất đai có hiệu quả, cần tiếp tục và nhanh chóng xây dựng một đội ngũ cán bộ địa phương có năng lực và trách nhiệm cao. Thực tế cho thấy sai phạm trong quản lý đất đai trên phạm vi cả nước có mối liên hệ mật thiết với đội ngũ cán bộ địa phương. Hàng loạt các sai phạm trong quản lý đất đai dưới nhiều hình thức khác nhau đã dẫn tới phản ứng của xã hội mà nguyên nhân quan trọng là từ các sai phạm của đội ngũ cán bộ địa phương. Vì vậy, việc xây dựng một đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có năng lực và phẩm chất cao là một yêu cầu cấp bách và đặc biệt quan trọng đối với việc thực thi hiệu quả chính sách đất đai của Nhà nước15. * * * Cũng như ở các quốc gia khác, đất đai ở Việt Nam là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của nông nghiệp, lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, không gian xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta tốn bao công sức và xương máu mới khai thác, bồi bổ, cải tạo và bảo vệ được vốn đất như ngày nay. Vì vậy, xác lập quyền sở hữu đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống của người dân. Quá trình xây dựng và hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai nói riêng và đổi mới chính sách, pháp luật và đất đai nói chung ở Việt Nam đã được khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ _______ 15 Xem Nguyễn Văn Sửu, Một số sai phạm trong quản lý đất đai, trong Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb CTQG, HN, 2010, tr 108 -140. XX và kéo dài cho đến hôm nay và chắc vẫn chưa thể kết thúc. Đã đến lúc cần nhìn thẳng vào thực chất quan hệ đất đai ở Việt Nam. Cần chấp nhận sở hữu tư nhân đối với một số loại đất đai, trước hết là đất ở, bên cạnh sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Đây là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp thiết bởi vì việc đa dạng hóa hình thức sở hữu đất đai cũng như việc mở rộng hoặc xóa bỏ hạn điền không chỉ liên quan đến sinh kế và đời sống của hàng chục triệu nông dân, mà còn ảnh hưởng và chi phối trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay. Quá trình đổi mới chính sách của Nhà nước về đất đai trong những năm tiếp theo diễn ra theo hướng nào để cấu trúc và quan hệ đất đai phù hợp với thực tiễn của một nền kinh tế thị trường và một xã hội đang chuyển đổi rất năng động ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế? Câu hỏi đó được đặt ra không chỉ cho các nhà khoa học mà trước hết cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách của các cơ quan Đảng và Nhà nước. Hy vọng rằng, giống như các kinh nghiệm lịch sử trước đây, những hạn chế và bất cập luôn trở thành các tiền đề quan trọng để làm xuất hiện những ý tưởng mới, những chính sách mới phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam trong lĩnh vực đất đai và quyền sở hữu đất đai. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Huy Anh (1998), Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về sở hữu ở Việt Nam, NXB. CTQG. HN. [2] Trần Thị Minh Châu (chủ biên) (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Nguyễn Đức Khả (2003), Lịch sử quản lý đất đai, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [4] Nguyễn Văn Khánh (2004), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858 – 1945), Tái N.V. Khánh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 1 (2013) 1-16 16 bản lần thứ ba, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [5] Nguyễn Văn Khánh - Nguyễn Văn Sửu, “Sở hữu đất đai trong quá trình đổi mới ở Việt Nam: Lịch sử, hiện trạng và giải pháp”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 năm 2012. [6] Khoa Lịch sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2000), Một chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995 – 2000), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] Phan Huy Lê (1959), “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ” Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. [8] Lâm Thanh Liêm (1995), Chính sách cải cách ruộng đất Viêt Nam (1954-1994), NXB. Nam Á, Paris. [9] Trần Thị Thu Lương( 1994), Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam bộ nửa đầu thế kỷ XIX, NXB. Tp. HCM. [10] Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật đất đai năm 2003, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [11] Trương Hữu Quýnh (1983), Chế độ ruộng đất Việt nam, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. [12] Nguyễn Văn Sửu (2010), Một số sai phạm trong quản lý đất đai, trong Đổi mới chính sách đất đai ở Việt Nam: Từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [13] Philippe Papin – Olivier Tessier (chủ biên)(2001), Làng ở vùng Châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. [14] Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Hữu Đạt (2004), Một số vấn đề về sở hữu ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [15] Viện Kinh tế học, 45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), NXB. KHXH, 1990 On the Land Ownership in Vietnam Nguyễn Văn Khánh* VNU University of Social Sciences and Humanities 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hanoi, Vietnam Abstract: In every country, land has always been considered a particularly important resource and property. For Vietnam, a populous country with relatively narrow cultivated land, land is even more valuable and a scarce property in the process of building and developing the country. On the land issues, the establishment of the rights of land ownership/possession is closely related to and plays a dominant and decisive role in the efficient exploitation, management and use of national land. With a comprehensive and systematic view, this article presents an overview of the establishment and implementation process of the state ownership of land through the stages of national history. In particular, the article provides in-depth analyses and clarification of the process of recognizing, building and implementing policies of land ownership and use rights as well as issues arising in the implementation of land ownership rights in the country under the leadership of the Party since the restoration of peace in the North (in 1954) to date. On that basis, the article proposes solutions to overcome and solve the current shortcomings and facilitate the social situation stabilization and continue to promote the agricultural, rural and socio-economic developments of the country.
File đính kèm:
- nghien_cuu_ve_quyen_so_huu_dat_dai_o_viet_nam.pdf