Nghiên cứu về cơ chế quản trị, chất lượng kiểm toán và quản trị lợi nhuận: Trường hợp các công ty niêm yết Việt Nam

Nghiên cứu này phân tích sự tác động của cơ chế quản trị công ty và chất lượng kiểm

toán lên mức quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam. Số liệu được thu thập từ cơ

sở dữ liệu FiinPro, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của 221 công ty

niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2015 đến 2017. Kết

quả kiểm định cho thấy mô hình tác động ngẫu nhiên là phù hợp nhất với loại dữ liệu bảng của

nghiên cứu này (663 biến quan sát của 221 công ty cho ba năm). Kết quả nghiên cứu cũng cho

thấy các yếu tố thuộc về cơ chế quản trị bao gồm: tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước, tỷ lệ sở

hữu của cổ đông nước ngoài và số lượng thành viên ban kiểm soát không phải là cổ đông có tác

động đến mức quản trị lợi nhuận, trong khi đó tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị

lại không có ảnh hưởng. Ngoài ra, những công ty thuê kiểm toán độc lập với chất lượng cao

hơn để kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty mình có mức quản trị lợi nhuận thấp hơn những

công ty thuê kiểm toán với chất lượng thấp. Nghiên cứu này bổ sung vào số lượng hạn chế các

nghiên cứu trước về quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam và có nhiều đóng

góp cho thực tiễn quản lý nhằm nâng cao vai trò cơ chế quản trị công ty trong việc giám sát

hoạt động công ty, từ đó hạn chế việc quản trị lợi nhuận và nâng cao tính minh bạch thông tin

tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam.

pdf 19 trang kimcuc 6720
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu về cơ chế quản trị, chất lượng kiểm toán và quản trị lợi nhuận: Trường hợp các công ty niêm yết Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu về cơ chế quản trị, chất lượng kiểm toán và quản trị lợi nhuận: Trường hợp các công ty niêm yết Việt Nam

Nghiên cứu về cơ chế quản trị, chất lượng kiểm toán và quản trị lợi nhuận: Trường hợp các công ty niêm yết Việt Nam
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 127, Số 5A, 2018, Tr. 213–231; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v127i5A.5075 
* Liên hệ: httnga@hce.edu.vn 
Nhận bài: 10–12–2018; Hoàn thành phản biện: 23–12–2018; Ngày nhận đăng: 26–12–2018 
NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ QUẢN TRỊ, CHẤT LƯỢNG 
KIỂM TOÁN VÀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN: TRƯỜNG HỢP 
CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT VIỆT NAM 
Hồ Thị Thúy Nga*, Phạm Thị Bích Ngọc 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích sự tác động của cơ chế quản trị công ty và chất lượng kiểm 
toán lên mức quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam. Số liệu được thu thập từ cơ 
sở dữ liệu FiinPro, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của 221 công ty 
niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2015 đến 2017. Kết 
quả kiểm định cho thấy mô hình tác động ngẫu nhiên là phù hợp nhất với loại dữ liệu bảng của 
nghiên cứu này (663 biến quan sát của 221 công ty cho ba năm). Kết quả nghiên cứu cũng cho 
thấy các yếu tố thuộc về cơ chế quản trị bao gồm: tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước, tỷ lệ sở 
hữu của cổ đông nước ngoài và số lượng thành viên ban kiểm soát không phải là cổ đông có tác 
động đến mức quản trị lợi nhuận, trong khi đó tỷ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị 
lại không có ảnh hưởng. Ngoài ra, những công ty thuê kiểm toán độc lập với chất lượng cao 
hơn để kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty mình có mức quản trị lợi nhuận thấp hơn những 
công ty thuê kiểm toán với chất lượng thấp. Nghiên cứu này bổ sung vào số lượng hạn chế các 
nghiên cứu trước về quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam và có nhiều đóng 
góp cho thực tiễn quản lý nhằm nâng cao vai trò cơ chế quản trị công ty trong việc giám sát 
hoạt động công ty, từ đó hạn chế việc quản trị lợi nhuận và nâng cao tính minh bạch thông tin 
tài chính của các công ty niêm yết Việt Nam. 
Từ khóa: cơ chế quản trị công ty, chất lượng kiểm toán, quản trị lợi nhuận, công ty niêm yết 
Việt Nam 
1 Đặt vấn đề 
Trong các công ty cổ ph n, các cổ đông (principal) thuê ho c uỷ quyền lại cho ban giám 
đốc ( cutiv s) ho c người quản lý thực hiện việc điều hành doanh nghiệp. Th o lý thuyết đại 
diện [22]sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý đã nảy sinh ung đột lợi ích khi ban 
giám đốc lại không hành động và đưa ra các quyết định dựa trên lợi ích của người sở hữu hay 
cổ đông. Ban giám đốc có thể quản trị lợi nhuận ( arnings manag m nt) để làm sai lệch thông 
tin về tình hình tài chính của công ty nhằm mang lại lợi ích cá nhân của ban giám đốc như đảm 
Hồ Thị Thúy Nga, Phạm Thị Bích Ngọc Tập 127, Số 5A, 2018 
214 
bảo được mức thưởng mà các cổ đông đưa ra và đảm bảo được vị trí việc làm ho c để đạt được 
mức lợi nhuận mục tiêu để đáp ứng sự mong đợi của thị trường [20]. Tuy nhiên, việc quản trị 
lợi nhuận của ban giám đốc công ty làm cho nhận định của người sử dụng thông tin (bao gồm 
các cổ đông) bị sai lệch và gây thiệt hại cho các cổ đông. Chính vì vậy, c n ây dựng một cơ chế 
quản trị công ty (corporat gov rnanc ) hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông/nhà 
đ u tư trong việc có được những thông tin trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của công 
ty để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. 
Nhận thức vai trò quan trọng của cơ chế quản trị, Chính phủ Việt Nam đã ban hành 
nhiều văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế quản trị trong các công ty, đ c biệt 
là các công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có thị 
trường chứng khoán tương đối trẻ so với các nước trong khu vực và các công ty niêm yết Việt 
Nam vẫn có cơ chế quản trị công ty tương đối kém so với các nền kinh tế mới nổi ho c tiên tiến 
khác [21], [33]. Ban giám đốc có quyền lực tập trung, trong khi các cổ đông và ủy ban kiểm soát 
không đóng vai trò kiểm soát đáng kể trong các công ty của họ [21]. Với quyền lực tập trung, 
ban giám đốc có thể sử dụng quyền lực này để đưa ra các thông tin tài chính không trung thực 
và hợp lý để giúp bảo vệ lợi ích của họ nhưng ảnh hưởng lợi ích của các cổ đông [13]. 
Trong khi đó, kiểm toán độc lập (một cơ chế quản trị công ty bên ngoài) đóng vai trò làm 
giảm ung đột lợi ích giữa các cổ đông và ban giám đốc bằng cách đảm bảo thông tin tài chính 
của công ty phải trung thực và hợp lý. Tuy nhiên, tính độc lập của kiểm toán viên đang còn là 
một vấn đề ở Việt Nam. Th o Nghị định 71/2017/NĐ-CP, (2017), [30], Ủy ban kiểm toán phải 
giám sát hoạt động của kiểm toán viên bên ngoài. Tuy nhiên, trên thực tế kiểm toán viên bên 
ngoài thường làm việc trực tiếp với ban giám đốc. Hơn nữa, các cổ đông thường trao quyền cho 
ban giám đốc để chỉ định kiểm toán viên bên ngoài và đàm phán với kiểm toán viên [21]. Do 
đó, mối quan hệ ch t chẽ giữa kiểm toán viên và ban giám đốc làm ảnh hưởng đến tính độc lập 
của kiểm toán viên và có thể ảnh hưởng đến vai trò của kiểm toán viên trong việc đảm bảo 
thông tin tài chính của công ty được công bố phải trung thực và hợp lý [21]. 
Với những đ c thù trên, Việt Nam trở thành bối cảnh nghiên cứu thú vị để khám phá mối 
quan hệ giữa cơ chế quản trị bên trong (gồm hội đồng quản trị, ban kiểm soát, thành ph n sở 
hữu), bên ngoài (kiểm toán độc lập) và quản trị lợi nhuận trong các công ty niêm yết. M c dù 
vậy, đến nay vẫn có rất ít nghiên cứu [27], [32] nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam. Nghiên 
cứu trước đây [27] chỉ dừng lại nghiên cứu ảnh hưởng của đ c điểm của hội đồng quản trị với 
mức quản trị lợi nhuận của 130 công ty niêm yết trên sở giao dịch Hồ Chí Minh. Trong khi đó 
Phạm và cộng sự [32] tìm hiểu mối quan hệ giữa đ c điểm công ty kiểm toán (ví dụ danh tiếng, 
giá phí kiểm toán, quy mô công ty kiểm toán) và mức quản trị lợi nhuận của các công ty niêm 
yết ở Việt Nam. Nghiên cứu này của chúng tôi tập trung vào tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 5A, 2018 
215 
mức quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết Việt Nam, bao gồm các yếu tố thuộc về cơ chế 
quản trị công ty bên trong công ty (số lượng các thành viên độc lập trong hội đồng quản trị, số 
lượng ủy viên ban kiểm soát không phải là cổ đông, tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài và nhà 
nước) và cơ chế quản trị công ty bên ngoài (chất lượng kiểm toán). Vì vậy, nghiên cứu này đóng 
góp vào lý thuyết nghiên cứu về cơ chế quản trị và quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết 
Việt Nam. 
2 Cơ sở lý thuyết 
2.1 Quản trị lợi nhuận 
Quản trị lợi nhuận là một đề tài được nghiên cứu rất rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, 
định nghĩa thế nào là quản trị lợi nhuận vẫn chưa thống nhất. Th o Schipper [35], quản trị lợi 
nhuận là việc can thiệp trực tiếp có tính toán kỹ lưỡng trong quá trình cung cấp thông tin tài 
chính nhằm đạt được những mục đích cá nhân. Còn th o H aly và Wahl n [20], quản trị lợi 
nhuận ảy ra khi “các nhà quản lý sử dụng ét đoán khi lập và trình bày báo cáo tài chính ho c 
thay đổi cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm cho người sử dụng thông tin hiểu sai 
về hiệu quả kinh doanh của công ty ho c tác động đến các hợp đồng mà có cam kết dựa trên chỉ 
tiêu lợi nhuận kế toán” [16, Tr. 368]. Th o Watt và Zimm rman [38], động cơ của hành vi quản 
trị lợi nhuận có thể uất phát từ nhu c u huy động vốn (báo cáo tài chính c n được làm đẹp để 
thu hút nhà đ u tư), có thể do ban giám đốc muốn thăng tiến ho c tăng lương thưởng từ cổ 
đông nhờ kết quả kinh doanh tốt, ho c do phí tổn chính trị (political cost hypoth sis), các công 
ty có thể quản trị số liệu lợi nhuận được báo cáo nhằm tránh sự can thiệp của chính phủ ho c 
hưởng ưu đãi thuế. 
H u hết trong các nghiên cứu đã được công bố, mức độ quản trị lợi nhuận thường được 
đánh giá dựa trên biến kế toán dồn tích (Discr tionary accruals) [12]. Th o Chuẩn mực kế toán 
Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được hạch toán kế toán dựa trên phương 
pháp kế toán dồn tích. Như vậy, doanh thu và chi phí được ghi nhận căn cứ vào thời điểm phát 
sinh giao dịch chứ không phụ thuộc vào dòng tiền. Thu nhập ròng là chênh lệch giữa doanh 
thu và chi phí. Tuy nhiên, báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập dựa trên dòng tiền, nghĩa là kế 
toán chỉ được phép ghi nhận doanh thu và chi phí khi thực sự chi ra ho c được thanh toán, 
không phải tại thời điểm phát sinh giao dịch. Do đó, khoản dồn tích là chênh lệch giữa thu 
nhập ròng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền ròng trong báo cáo lưu 
chuyển tiền tệ, được biểu diễn trong phương trình (1): 
Tổng khoản dồn tích (TA) = Thu nhập ròng – Lưu chuyển tiền tệ ròng 
Nói cách khác, các khoản dồn tích là thành ph n của thu nhập không được phản ánh 
trong dòng tiền hiện tại [41]. Tổng biến dồn tích bao gồm các yếu tố có thể điều chỉnh (DA) và 
không thể điều chỉnh (NDA). 
Hồ Thị Thúy Nga, Phạm Thị Bích Ngọc Tập 127, Số 5A, 2018 
216 
Phương trình như sau: 
TAit = DAit + NDAit 
trong đó, TAit là tổng biến kế toán dồn tích trong năm t của công ty i; DAit là biến kế toán dồn 
tích có thể điều chỉnh trong năm t của công ty i; NDAit là biến kế toán dồn tích không thể điều 
chỉnh trong năm t của công ty i. 
Từ phương trình (2), các khoản dồn tích có thể điều chỉnh được ác định như sau: 
DAit = TAit − NDAit 
Th o mô hình của D Ang lo [11], các biến kế toán dồn tích không thể điều chỉnh của kỳ 
này là tổng biến kế toán dồn tích của kỳ trước: 
NDAit = TAit − 1 
trong đó, TAit – 1 là tổng biến kế toán dồn tích của công ty i trong năm t – 1. Bởi vì mô hình này 
kiểm tra sự tăng trưởng của công ty nên tổng biến kế toán dồn tích được chia cho tổng tài sản 
của kỳ trước (TAit – 1). Vì vậy, biến kế toán dồn tích có thể điều chỉnh được tính là 
 − 
Mô hình này dựa trên giả định rằng các khoản tích luỹ không thể điều chỉnh là cố định. 
Nếu DAit = 0: thu nhập không bị điều chỉnh; DAit > 0: thu nhập được điều chỉnh lên; DAit < 0: thu 
nhập được điều chỉnh uống. Nói cách khác, nếu DAit khác 0 thì có thể kết luận rằng có hành vi 
quản trị lợi nhuận. Giá trị tuyệt đối của DAit thể hiện mức độ quản trị lợi nhuận của doanh 
nghiệp. Nghiên cứu này sử dụng công thức (5) để đo lường mức quản trị lợi nhuận tại các công 
ty niêm yết Việt Nam. 
2.2 Cơ chế quản trị công ty 
Cơ chế quan trọng để giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận là cơ chế quản trị công ty [5], 
[14]. Th o Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế [ 31], cơ chế quản trị công ty chỉ được coi là 
hiệu quả nếu khuyến khích được ban giám đốc và hội đồng quản trị th o đuổi mục tiêu vì lợi 
ích của công ty và các cổ đông, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động 
công ty một cách có hiệu quả. Vai trò quan trọng của cơ chế quản trị công ty có thể được giải 
thích th o lý thuyết đại diện của [22]. Th o lý thuyết này, sự tách biệt giữa quyền sở hữu và 
quyền quản lý đã làm nảy sinh ung đột lợi ích giữa ban giám đốc (ag ncy) với người sở hữu 
hay cổ đông (principal). Các cổ đông thuê ho c uỷ quyền lại cho ban giám đốc ho c người quản 
lý thực hiện việc điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, ban giám đốc có thể không hành động và 
đưa ra các quyết định dựa trên lợi ích của người sở hữu. Ngược lại, họ có thể cố tình quản trị lợi 
nhuận để báo cáo thông tin tài chính sai lệch nhằm đạt được các lợi ích cá nhân. Trong thực tế, 
nhiều hợp đồng thuê giám đốc sử dụng lợi nhuận để ác định mức thưởng phạt, và điều này có 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 5A, 2018 
217 
thể thúc đẩy nhà quản lý quản trị lợi nhuận nhằm mục tiêu tăng tiền thưởng. Ngoài ra, vì sự 
thăng tiến, một số nhà quản lý mới được bổ nhiệm có thể quản trị lợi nhuận giảm trong năm 
thay đổi nhân sự và quản trị lợi nhuận tăng lên trong năm tiếp th o để tạo nên hình ảnh bản 
thân tốt hơn trong thị trường việc làm. 
Những nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra được vai trò quan trị của cơ chế quản trị tốt 
trong việc hạn chế quản trị lợi nhuận của các công ty. Th o gợi ý của OECD [31] công ty có cơ 
chế quản trị tốt khi các thành viên hội đồng quản trị chủ yếu là người bên ngoài không kiêm 
nhiệm chức năng quản lý trong công ty và một hội đồng hai t ng (two-ti r board) (sử dụng một 
ban giám sát để th o dõi một hội đồng quản trị của giám đốc). Loại hình hội đồng quản trị này 
hạn chế được việc quản trị tại công ty [1][24][40]. Các nghiên cứu khác [7][40] thì lấy các tiêu chí 
như tính độc lập của ban kiểm soát, quy mô ban kiểm soát, số l n họp của ban quản trị, chất 
lượng kiểm toán và cấu trúc sở hữu để đánh giá một cơ chế quản trị tốt trong việc hạn quản trị 
lợi nhuận của ban giám đốc. 
2.3 Chất lượng kiểm toán 
Kiểm toán độc lập có chức năng ác minh và bày tỏ ý kiến về tính trung thực của các báo 
cáo tài chính. Dựa trên lý thuyết người đại diện, kiểm toán độc lập làm giảm sự bất đối ứng 
thông tin giữa chủ sở hữu (principal) với người đại diện (ag nts), do đó, giảm thiểu ung đột 
lợi ích [37]. Nếu báo cáo tài chính được kiểm toán, những người sử dụng thông tin có thể cho 
rằng báo cáo tài chính đáng tin cậy hơn, cũng như giảm thiểu được những rủi ro có tồn tại các 
gian lận và sai phạm trọng yếu (một trong số đó là việc quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp). 
Các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa kiểm toán với quản trị lợi nhuận tập trung vào 
các yếu tố như sự thành lập của ủy ban kiểm toán, thành viên ban kiểm toán, chuyên môn của 
kiểm toán viên, danh tiếng của công ty kiểm toán. Th o [17], sự khác biệt về chất lượng kiểm 
toán sẽ dẫn đến sự thay đổi về độ tin cậy của các tài liệu được cung cấp bởi các kiểm toán viên 
và tính hữu ích của các báo cáo kiểm toán. Nói cách khác, chất lượng kiểm toán sẽ tỉ lệ nghịch 
với mức quản trị lợi nhuận. 
Trên thế giới và Việt Nam, có 4 công ty kiểm toán có danh tiếng nhất gọi là Big4 bao gồm 
KPMG, Coopers Price Water House, Akintola Williams & D lloit và Ern st and Young. Các 
nghiên cứu trước đây [2][15][26] đã chỉ ra giá trị trung bình và giá trị tuyệt đối của biến kế toán 
dồn tích (quản trị lợi nhuận) trên báo cáo tài chính của khách hàng thuộc Big4 thấp hơn so với 
các khách hàng của nhóm non-Big4. Ngoài ra, nghiên cứu của Ch n và cộng sự [8] cũng ác 
nhận mức quản trị lợi nhuận thấp hơn tại các công ty do kiểm toán viên thuộc Big4 kiểm toán. 
Điều này là do kiểm toán viên Big4 luôn cẩn trọng để bảo vệ danh tiếng thương hiệu của họ 
cũng như hạn chế những rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng có thể phát sinh từ các báo cáo tài 
chính gây nh m lẫn của khách hàng và đ c biệt từ việc khai khống mức lợi nhuận của công ty 
[10]. Vì vậy, cho đến nay Big4 là một tiêu chí được sử dụng rộng rãi để đo lường chất lượng 
Hồ Thị Thúy Nga, Phạm Thị Bích Ngọc Tập 127, Số 5A, 2018 
218 
kiểm toán độc lập. Nghiên cứu này của chúng tôi cũng sử dụng biến Big4 để đo lường chất 
lượng kiểm toán, trong đó cuộc kiểm toán thực hiện bởi bốn công ty thuộc nhóm Big4 thì có 
chất lượng cao hơn cuộc kiểm toán do các công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big4. 
3 Phát triển giả thuyết và xây dựng mô hình 
Dựa trên nền tảng lý thuyết được tập hợp, nghiên cứu này của chúng tôi đưa ra giả 
thuyết là cơ chế quản trị và chất lượng kiểm toán có ảnh hưởng đến mức quản trị lợi nhuận của 
các công ty. Trong đó, cơ chế quản trị bao gồm các yếu tố: i) tỉ lệ thành viên độc lập trong hội 
đồng quản trị, ii) tỷ lệ sở hữu của cổ đông nư ...  đó, giả thuyết 
H5 được chấp thuận. 
Trong 4 biến kiểm soát chỉ có nhân tố phản ánh sự phát triển của công ty (hệ số vòng 
quay tài sản – ATR) và nhân tố phản ảnh độ rủi ro tài chính của công ty (hệ số đòn bẩy – LEV) 
có tác động đến mức quản trị lợi nhuận. Kết quả này cho thấy các công ty có tốc độ phát triển 
nhanh và mức rủi ro tài chính cao thì mức quản trị lợi nhuận cao hơn. 
6 Thảo luận 
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối liên hệ giữa tính độc lập của hội đồng quản trị 
với các gian lận trong doanh nghiệp. Sự độc lập của hội đồng quản trị là một trong những tiêu 
chí quan trọng nhất trong cơ chế giám sát quản trị nội bộ [1]. Các thành viên không giữ chức vụ 
quản lý sẽ giúp vận hành hiệu quả cơ chế giám sát, từ đó hạn chế việc ảy ra các hành vi gian 
lận về báo cáo tài chính [36] và giảm thiểu mức quản trị lợi nhuận [3]. Tuy nhiên, nghiên cứu 
của chúng tôi lại cho thấy tỉ lệ thành viên độc lập trong hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến 
mức quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, ở Việt Nam, việc các thành viên ban quản 
trị kiêm nhiệm vị trí quản lý không làm ảnh hưởng đến việc công bố báo cáo tài chính và tình 
hình kinh doanh trung thực và hợp lý. 
Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu công ty với hành vi quản 
trị lợi nhuận khi cả hai giả thuyết về tỉ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài và tỉ lệ sở hữu của cổ 
đông nhà nước có tác động ngược chiều đến mức quản trị lợi nhuận đều được chấp nhận. Ở 
điều kiện Việt Nam, đa số các cổ đông nước ngoài và cổ đông nhà nước đều nắm giữ tỉ lệ cổ 
ph n lớn. Do đó, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó [34] khi ác nhận các cổ 
đông lớn quan tâm nhiều đến công tác kiểm soát cũng như góp ph n gia tăng sự tin cậy về 
thông tin thu nhập. Nghiên cứu trước đây [36] chỉ ra rằng khi tỷ lệ sở hữu độc lập của tổ chức 
tăng lên thì khả năng gian lận thông tin tài chính của công ty sẽ giảm uống. Nói cách khác, các 
nhà đ u tư này có vai trò như một công cụ kiểm soát để làm giảm những gian lận từ ban giám 
đốc và thúc đẩy ban giám đốc công bố thông tin tài chính trung thực hơn. Các nhà đ u tư của tổ 
chức có kinh nghiệm trong việc phát hiện gian lận, vì vậy sự có m t của họ sẽ hạn chế các hành 
vi quản trị lợi nhuận của ban giám đốc. Đây cũng là thông tin hữu ích cho người sử dụng thông 
tin tài chính để đánh giá tính trung thực thông tin tài chính khi đưa ra các quyết định kinh tế. 
Về ảnh hưởng của chất lượng kiểm toán tới hành vi quản trị lợi nhuận thì kiểm toán độc 
lập đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường mức độ đáng tin cậy của báo cáo tài 
chính, và hoạt động kiểm toán sẽ có ảnh hưởng tích cực đến việc cung cấp các thông tin tài 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 5A, 2018 
227 
chính trung thực. Quản trị lợi nhuận là một hành vi gian lận tài chính, do đó chất lượng kiểm 
toán có tác động đến mức quản trị lợi nhuận là điều dễ hiểu. Các nghiên cứu trước đây [25] và 
[28] đều sử dụng biến BIG4 làm tiêu chí đo lường chất lượng kiểm toán và chỉ ra rằng giá trị 
trung bình và trung vị của giá trị kế toán dồn tích (biểu hiện của quản trị lợi nhuận) do các công 
ty được kiểm toán bởi Big4 thấp hơn so với các giá trị này ở các công ty được kiểm toán bởi 
non-Big4. Kết quả thu được của nghiên cứu này cũng tương tự. Điều đó ám chỉ rằng kiểm toán 
viên Big4 cung cấp chất lượng kiểm toán tốt hơn so với kiểm toán viên non-Big4. Do đó, muốn 
hạn chế hành vi quản trị lợi nhuận, các doanh nghiệp c n sử dụng dịch vụ kiểm toán từ các 
công ty kiểm toán độc lập đáng tin cậy và có uy tín. 
Đối với ảnh hưởng của các thành viên không phải là cổ đông nằm trong ban kiểm soát 
đối với mức quản trị lợi nhuận thì nghiên cứu này chứng minh được rằng chúng có mối quan 
hệ tỉ lệ nghịch. Kết luận này phù hợp với lý thuyết người đại diện bởi vì ban kiểm soát là một 
cơ chế giám sát nội bộ hỗ trợ chủ sở hữu giám sát công việc của ban giám đốc. Khi các thành 
viên thuộc ban giám sát không phải là cổ đông thì bản thân họ lại cũng trở thành người đại 
diện. Họ có ít trách nhiệm để bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu; vì vậy, họ thực hiện chức năng 
này thiếu hiệu quả. Trong khi đó Nghị Định 71/2017/NĐ-CP [30] quy định rằng ban kiểm soát 
trong các công ty niêm yết phải có từ 3 đến 5 thành viên và các thành viên này không nhất thiết 
là các cổ đông. Tuy nhiên, nghiên cứu này khuyến nghị Chính phủ nên quy định các công ty 
niêm yết tăng cường tỉ lệ cổ đông làm thành viên ban kiểm soát để thực hiện tốt hơn chức năng 
kiểm tra và giám sát của hội đồng này. 
Nghiên cứu này của chúng tôi có một số hạn chế khi chỉ dừng lại tìm hiểu một số yếu tố 
thuộc về cơ chế quản trị. Những nghiên cứu tiếp th o nên khám phá thêm sự ảnh hưởng của 
các yếu tố khác (ví dụ, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn nhất, trình độ của Ban giám đốc) có thể 
ảnh hưởng đến mức quản trị lợi nhuận ở các công ty niêm yết. Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ 
giới hạn thu thập số liệu trong 3 năm (2015 đến 2017) và với quy mô mẫu là 221 công ty. Những 
nghiên cứu tiếp th o nên mở rộng quy mô khảo sát. Nghiên cứu tiếp th o cũng nên so sánh 
 m các yếu tố ảnh hưởng đến mức quản trị lợi nhuận của hai nhóm công ty niêm yết ở trên hai 
sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (Hos ) và Hà Nội (HNX) có khác nhau hay không vì 
hai sở giao dịch này có những quy định niêm yết và thị trường khác nhau. 
7 Kết luận 
Nghiên cứu này đánh giá sự tác động của cơ chế quản trị công ty và chất lượng kiểm 
toán lên mức quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết Việt Nam. Với 663 biến quan sát 
(221 công ty – 3 năm), kết quả nghiên cứu cho thấy công ty có tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà 
nước và nước ngoài cao hơn và công ty thuê kiểm toán thuộc nhóm Big4 có mức quản trị lợi 
nhuận thấp hơn. Trong khi đó, công ty có số lượng thành viên thuộc ban kiểm soát không phải 
Hồ Thị Thúy Nga, Phạm Thị Bích Ngọc Tập 127, Số 5A, 2018 
228 
là cổ đông (số lượng này tỷ lệ nghịch với số lượng thành viên là các cổ đông) càng cao thì có 
mức quản trị lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu này có nhiều đóng góp cho lý thuyết khi đây là 
nghiên cứu đ u tiên về sự tác động của cả cơ chế kiểm soát bên trong (thành ph n sở hữu công 
ty, đ c điểm hội đồng quản trị và đ c điểm ban kiểm soát) và cơ chế kiểm soát bên ngoài (kiểm 
toán độc lập) lên mức quản lợi nhuận của công ty. Đồng thời nghiên cứu này đưa ra một vài gợi 
ý cho các công ty niêm yết Việt Nam và Chính phủ Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả kiểm 
soát của cơ chế quản trị công ty trong các công ty niêm yết. 
Tài liệu tham khảo 
1. Beasley, M.S. (1996), An empirical analysis of the relation between the board of director 
composition and financial statement fraud, Accounting review, 71(4), 443–465. 
2. Becker, C.L., DeFond M.L., Jiambalvo J. và cộng sự (1998), The effect of audit quality on 
earnings management, Contemporary Accounting Research, 15. 
3. Boulila Taktak, N. và Mbarki I. (2014), Board characteristics, external auditing quality and 
earnings management: Evidence from the Tunisian banks, Journal of Accounting in Emerging 
Economies, 4(1), 79–96. 
4. Breusch, T.S. và Pagan A.R. (1979), A simple test for heteroscedasticity and random 
coefficient variation, Econometrica: Journal of the econometric society, 47(5), 1287–1294. 
5. Brown, N.C., Pott C. và Wömp n r A. (2014), The effect of internal control and risk 
management regulation on earnings quality: Evidence from Germany, Journal of accounting 
and public policy, 33(1), 1–31. 
6. Chen, G., Firth M., Gao D.N., và cộng sự (2006a), Ownership structure, corporate 
governance, and fraud: Evidence from China, Journal of Corporate Finance, 12(3), 424–448. 
7. Ch n, J.C., Silv rthorn C. và Hung J.Y. (2006b), Organization communication, job stress, 
organizational commitment, and job performance of accounting professionals in Taiwan 
and America, Leadership & Organization Development Journal, 27(4), 242–249. 
8. Ch n, K.C., Ch n Z. và W i K.J. (2009), Legal protection of investors, corporate governance, 
and the cost of equity capital, Journal of Corporate Finance, 15(3), 273–289. 
9. Davidson, R., Goodwin‐St wart J. và K nt P. (2005), Internal governance structures and 
earnings management, Accounting & Finance, 45(2), 241–267. 
10. DeAngelo, L.E. (1981), Auditor size and audit quality, Journal of accounting and economics, 
3 (3), 183–199. 
11. DeAngelo, L.E. (1986), Accounting numbers as market valuation substitutes: A study of 
management buyouts of public stockholders, Accounting review, 61(3), 400–420. 
12. Dechow, P., Ge W. và Schrand C. (2010), Understanding earnings quality: A review of the 
proxies, their determinants and their consequences, Journal of accounting and economics, 
50(2–3), 344–401. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 5A, 2018 
229 
13. Do, H.H. và Ngo S.T. (2015), The Factors Affect the Quality of Financial Statements Audit in 
Vietnam Businesses, Asian Social Science,11( 27), 172–181. 
14. Engel, E., Hay s R.M. và Wang X. (2010), Audit committee compensation and the demand 
for monitoring of the financial reporting process, Journal of accounting and economics, 49(1–2), 
136–154. 
15. Francis, J.R. và Yu M.D. (2009), Big4 office size and audit quality, The Accounting Review, 
84(5), 1521–1552. 
16. Frees, E.W. (2004), Longitudinal and panel data: analysis and applications in the social sciences, 
Cambridge University Press. 
17. Gerayli, M.S., Yanesari A.M. và Ma’atoofi A.R. (2011), Impact of audit quality on earnings 
management: evidence from Iran, International Research Journal of Finance and Economics, 
66(1), 77–84. 
18. Haniffa, R., Abdul Rahman R. và Haneem Mohamed Ali F. (2006), Board, audit committee, 
culture and earnings management: Malaysian evidence, Managerial Auditing Journal, 21(7), 
783–804. 
19. Hausman, J.A. (1978), Specification tests in econometrics, Econometrica: Journal of the 
econometric society, 46(6), 1251–1271. 
20. Healy, P.M. và Wahlen J.M. (1999), A review of the earnings management literature and its 
implications for standard setting, Accounting Horizons, 13(4), 365–383. 
21. International Finance Corporation (2012), Vietnam Corporate Governance Scorecard, 
report, International Finance Corporation, Pennsylvania. 
22. Jensen, M.C. và M ckling W.H. (1976), Theory of the firm: Managerial behavior, agency 
costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, 3(4), 305–360. 
23. Kennedy, P. (2003), A guide to econometrics, The MIT Press, Cambridge. 
24. Klein, A. (2002), Audit committee, board of director characteristics, and earnings 
management, Journal of accounting and economics, 33(3), 375–400. 
25. Krishnan, G.V. (2003), Audit quality and the pricing of discretionary accruals, Auditing: A 
Journal of Practice & Theory, 22(1), 109-126. 
26. Krishnan, J. và Schau r P.C. (2001), Differences in quality among audit firms, Journal of 
Accountancy, 192(1), 85. 
27. Lê Thị Hoài Anh, Lê Thị Nhật Linh và Vũ Thành Huy (2015), The effect of corporate 
governance on earnings management of firms listed on Hochiminh Stock Exchange, Hue 
University Journal of Science, 113(14), 5–15. 
28. Lin, J.W. và Hwang M.I. (2010), Audit quality, corporate governance, and earnings 
manag m nt: A m ta‐analysis, International Journal of Auditing, 14(1), 57–77. 
29. Lin, Z.J. và Liu M. (2009), The impact of corporate governance on auditor choice: Evidence 
from China, Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 18(1), 44–59. 
30. Nghị Định 71/2017/NĐ-CP. (2017), Hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty 
đại chúng. 
Hồ Thị Thúy Nga, Phạm Thị Bích Ngọc Tập 127, Số 5A, 2018 
230 
31. OECD (2004), Principles of Corporate Governance, report, France, Paris. 
32. Pham, K.N., Duong N.H., Quang T.P., và cộng sự (2017), Audit Firm Size, Audit Fee, Audit 
Reputation and Audit Quality: The Case of Listed Companies in Vietnam, Asian Journal of 
Finance & Accounting, 9(1), 429–447. 
33. Quang, T. (2013), Vietnam: An Emerging Economy at a CrossRoads, working paper 
[2013/09], Maastricht School of Management, 2 May 2015. 
34. Ramadan, I.Z. (2015), Does Ownership Structure Affect Jordanian Compani s’ T nd ncy to 
Practice Earnings Management?, Asian Journal of Finance & Accounting, 7(2), 281–291. 
35. Schipper, K. (1989), Commentary on earnings management, Accounting Horizons, 3(4), 
91–102. 
36. Sharma, V.D. (2004), Board of director characteristics, institutional ownership, and fraud: 
Evidence from Australia, Auditing: A Journal of Practice & Theory, 23(2), 105–117. 
37. Watts, R.L. và Zimm rman J.L. (1983), Agency problems, auditing, and the theory of the 
firm: Some evidence, The journal of law and Economics, 26(3), 613–633. 
38. Watts, R.L. và Zimm rman J.L. (1990), Positive accounting theory: a ten year perspective, 
Accounting review, 65(1), 131–156. 
39. Widigdo, I. (2013), Effect of corporate social performance, intellectual capital, ownership 
structure, and corporate governance on corporate performance and firm value (Studies on 
companies listed in the Sri-Kehati Index), International Journal of Business, Economics, and 
Law, 2(1)., 87–106. 
40. Xie, B., Davidson III W.N. và DaDalt P.J. (2003), Earnings management and corporate 
governance: the role of the board and the audit committee, Journal of Corporate Finance, 9(3), 
295–316. 
41. Young, S. (1998), The determinants of managerial accounting policy choice: Further 
evidence for the UK, Accounting and Business Research, 28(2), 131–143. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 5A, 2018 
231 
THE RESEARCH OF CORPORATE GOVERNANCE, AUDIT 
QUALITY AND EARNINGS MANAGEMENT: THE CASE OF 
LISTED FIRMS IN VIETNAM 
Ho Thi Thuy Nga*, Pham Thi Bich Ngoc 
University of Economics, Hue University, 99 Ho Dac Di St., Hue, Vietnam 
Abstract: This study analyzes the impact of corporate governance and audit quality on earnings 
management of listed firms in Vietnam. The data were collected from FiinPro database, annual 
reports, financial reports, and corporate governance reports of 221 companies listed on both Ho 
Chi Minh and Hanoi Stock Exchanges from 2015 to 2017. The tests indicate that the random 
effect model is most appropriate with the panel data of this study (663 firm-year observations). 
The results show that corporate governance mechanisms including the ownership ratio of state 
shareholders, the ownership ratio of foreign shareholders, and the number of members of the 
control committee who are not shareholders have impacts on earnings management, while the 
proportion of independent members in the board of directors has no effects. In addition, the 
firms audited by Big4 (Big4 auditing firms have higher audit quality than those of non-Big4) 
have lower earnings management than those audited by non-Big4. This study is a supplement 
to the limited research on the earnings management of listed Vietnamese firms and has 
contributed to the management practices that enhance the role of corporate governance in 
monitoring the company's activities, thereby limiting earnings management and improving the 
transparency of financial information of listed firms in Vietnam. 
Keywords: corporate governance, audit quality, earnings management, listed firms in Vietnam 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ve_co_che_quan_tri_chat_luong_kiem_toan_va_quan_t.pdf