Nghiên cứu ung thư tai: Lâm sàng – giải phẫu bệnh – điều trị tại bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh (Từ tháng 1/2002 đến tháng 4/ 2007)

Mục tiêu: Nghiên cứu những đặc điểm về lâm sàng, giải phẫu bệnh của ung thư tai và cách thức điều

trị tùy theo thể bệnh và giai đọạn tiến triển của ung thư của 33 ca ung thư tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng

trong 5 năm (từ tháng 1/2002 đến tháng 4/2007)

Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng lọat ca với hồi cứu và tiền cứu và phân tích dữ kiện theo

phương pháp thống kê y học.

Kết quả: Chúng tôi ghi nhận: - 20 ca tiến triển tốt, sống còn đến ngày hôm nay (61%), trong đó. 11 ca

phẫu thuật và xạ trị (34%); 09 ca xạ trị (27%); 05 ca tử vong (15%); 08 ca (24%) theo dõi trong 1-2 năm

đầu, sau đó không liên lạc được.

Kết luận: Ung thư tai là bệnh hiếm gặp, chúng tôi có 33 ca trong 1036 ca ung thư đầu mặt cổ trong 5

năm (từ 2002 đến 2007) tại BVTMH.TP HCM tỉ lệ là 3%. Chẩn đoán muộn. Là carcinôm tế bào gai chủ

yếu (88%). Điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Tiên lượng xấu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi

cho thấy có phần khả quan với tỉ lệ sống còn là 61% từ 2 đến 4 năm và chúng tôi cần có thời gian để theo dõi

thêm để đi đến kết luận sau./.

pdf 7 trang kimcuc 2740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ung thư tai: Lâm sàng – giải phẫu bệnh – điều trị tại bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh (Từ tháng 1/2002 đến tháng 4/ 2007)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ung thư tai: Lâm sàng – giải phẫu bệnh – điều trị tại bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh (Từ tháng 1/2002 đến tháng 4/ 2007)

Nghiên cứu ung thư tai: Lâm sàng – giải phẫu bệnh – điều trị tại bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh (Từ tháng 1/2002 đến tháng 4/ 2007)
NGHIÊN CỨU UNG THƯ TAI: LÂM SÀNG – GIẢI PHẪU BỆNH – ĐIỀU 
TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
(TỪ THÁNG 1/2002 ĐẾN THÁNG 4/ 2007) 
Lê Thị Hồng Hạnh*, Nguyễn Hữu Khôi**, Huỳnh Khắc Cường** 
Mục tiêu: Nghiên cứu những đặc điểm về lâm sàng, giải phẫu bệnh của ung thư tai và cách thức điều 
trị tùy theo thể bệnh và giai đọạn tiến triển của ung thư của 33 ca ung thư tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng 
trong 5 năm (từ tháng 1/2002 đến tháng 4/2007) 
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng lọat ca với hồi cứu và tiền cứu và phân tích dữ kiện theo 
phương pháp thống kê y học. 
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận: - 20 ca tiến triển tốt, sống còn đến ngày hôm nay (61%), trong đó. 11 ca 
phẫu thuật và xạ trị (34%); 09 ca xạ trị (27%); 05 ca tử vong (15%); 08 ca (24%) theo dõi trong 1-2 năm 
đầu, sau đó không liên lạc được. 
Kết luận: Ung thư tai là bệnh hiếm gặp, chúng tôi có 33 ca trong 1036 ca ung thư đầu mặt cổ trong 5 
năm (từ 2002 đến 2007) tại BVTMH.TP HCM tỉ lệ là 3%. Chẩn đoán muộn. Là carcinôm tế bào gai chủ 
yếu (88%). Điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Tiên lượng xấu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
cho thấy có phần khả quan với tỉ lệ sống còn là 61% từ 2 đến 4 năm và chúng tôi cần có thời gian để theo dõi 
thêm để đi đến kết luận sau./. 
ABSTRACT 
RESEACH OF THE EAR CANCER THE CLINICO-HISTOPATHOLOGY ASPECTS AND 
TREATMENT IN THE ENT HOSPITAL HCMC (FROM JAN 2001 TO APRIL 2007) 
Le Thi Hong Hanh, Nguyen Huu Khoi, Huynh Khac Cuong. 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 74 - 78 
Objective: Observed the clinico-histopathology aspects of the ear cancer and treatment depends on the 
manifestation and the evolution of 33 cases of the ear cancer in ENT hospital HCMC (from Jan 2002 to April 
2007) 
Study design: Descriptive study as case series with retrospective and perspective analysis. 
Results: 20 cases don’t have recurrent (61%); 11 cases: surgery and radiotherapy (34%); 09 cases: 
radiotherapy (27%); 05 cases mortality rate 15%; 08 cases not follow-up 24%. 
Conclusion: Rare disease, we have 33 cases / 1036 cases head and neck cancer (3%). Late diagnosis. 
Histopathology: Most of squamous cell carcinoma (88%). Treatment: surgegy and radiotherapy. Poor 
prognosis. However, the survival rate is 61% within 5 years. We need have time to follow-up before have the 
last conclusion./ 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trên thế giới các ung thư vùng đầu và cổ 
chiếm khoảng 10% của tất cả các loại ung thư, 
đứng sau các ung thư đường tiêu hóa, phổi và 
các cơ quan niệu dục(7). Ở Mỹ ung thư đầu cổ 
chiếm tỉ lệ 5% của các loại ung thư. Riêng ung 
thư tai hiếm gặp, chiếm khoảng 0,2% trong các 
ung thư vùng đầu cổ.Đối với ung thư tai tại Việt 
Nam có thể tình trạng viêm nhiễm, chảy mủ tai 
kéo dài, điều trị dai dẳng, làm tế bào vùng đó bị 
thoái hóa, dị sản, gây phát sinh ung thư(9). Trong 
trường hợp bệnh nhân không có tiền sử viêm tai 
thì ung thư có thể xuất phát từ biểu mô lát của 
mặt ngoài màng nhĩ và xâm nhập vào thừng nhĩ 
* BV. Tai Mũi Họng TP. HCM 
** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP. HCM 
sau khi làm thủng màng nhĩ đi vào tai giữa(9). 
Do tính chất của ung thư tai dễ nhầm lẫn với 
viêm tai giữa, bệnh tai ngoài che lấp, nên bệnh 
nhân bị ung thư tai thường đến muộn, tiên 
lượng xấu. 
Chúng tôi ghi nhận trong 5 năm (từ tháng 
1/2002 đến tháng 4/2007) tại Bệnh viện Tai Mũi 
Họng TPHCM có khoảng 1.036 trường hợp ung 
thư đầu mặt cổ được nhập viện điều trị, tính 
trung bình mỗi năm có khoảng 207 trường hợp 
ung thư đầu mặt cổ (tỉ lệ 20%). 
Do đó chúng tôi có 33 ca ung thư tai ghi 
nhận trong 1.036 ca ung thư đầu mặt cổ, với tỉ lệ 
là 3%. 
Đầu cổ là khu vực khá phức tạp trong việc 
điều trị, ung thư vùng này xảy ra ở nhiều vùng 
và mỗi vùng có bệnh sử tự nhiên riêng biệt, với 
tần suất và vị trí di căn hạch rất thay đổi. Việc 
điều trị ung thư vùng đầu cổ qui tụ nhiều 
phương thức và phương pháp khác nhau cùng 
kết hợp. Việc kiểm soát bướu tại chỗ là vấn đề 
hàng đầu và xuất độ di căn xa tùy thuộc trực 
tiếp vào vấn đề này(10). 
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hầu hết bệnh 
nhân thường đến khám trong các giai đoạn bệnh 
tiến xa và có đến khoảng 65% bệnh nhân đã có 
di căn hạch và bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị 
một ung thư thứ hai. Dù mức độ kiểm soát tại 
chỗ đã tăng lên do việc cải thiện các phương 
pháp điều trị tại chỗ và tại vùng, nhưng xuất độ 
sống còn sau 5 năm vẫn không có thay đổi đáng 
kể trong những thập niên gần đây vì sự xuất 
hiện thường xuyên của các ung thư thứ 2, các di 
căn xa và sự kết hợp các bệnh mạn tính. 
Phần lớn các ung thư đầu cổ là bướu của 
biểu mô: 90% là carcinôm tế bào gai. Các loại mô 
học khác gồm có limphôm, bướu trụ, và một số 
ít bướu tương bào, sarcôm và mêlanôm(10). 
Tiên lượng bệnh tùy thuộc một phần vào độ 
ăn lan tại chỗ, nhưng cũng còn tùy thuộc hơn 
nữa vào sự xâm nhiễm hạch vùng. Đối với một 
khối bướu ở vị trí nào đó, thì tỉ lệ sống còn 5 
năm là vào khoảng 50% nếu không có di căn 
hạch, tỉ lệ này sẽ sụt xuống còn 30% khi hạch bị 
di căn, và còn thấp khoảng 20% nếu vỏ bọc hạch 
đã bị ung thư làm bể ra(7). 
Riêng đối với ung thư Tai, nhất là tai giữa thì 
tiên lượng rất xấu, tỉ lệ sống còn sau 5 năm chỉ có 
17% (theo báo cáo của Leroux- Robert trước Hội 
nghị Tai mũi họng Pháp năm 1957)(9). 
Chính vì thế chúng tôi nghiên cứu về ung 
thư tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố 
Hồ Chí Minh trong 5 năm (từ tháng 1/2002 đến 
tháng 4/2007) với: 
Mục tiêu tổng quát 
Nghiên cứu những đặc điểm về lâm sàng, 
giải phẫu bệnh của ung thư tai và cách thức điều 
trị tùy theo thể bệnh và giai đoạn tiến triển của 
ung thư. 
Tư liệu thu thập 
Những nghiên cứu về dịch tễ học 
Tên bệnh nhân. 
Tuổi bệnh nhân. 
Giới tính bệnh nhân. 
Nghề nghiệp bệnh nhân. 
Nơi cư trú của bệnh nhân. 
Nhưng nghiên cứu về lâm sàng 
Đánh giá thời gian đau nhức tai. 
Đánh giá thời gian chảy mủ tai, chảy dịch tai 
hay máu tai. 
Đánh giá thời gian liệt mặt. 
Vị trí tai tổn thương. 
Những nghiên cứu về giải phẫu bệnh - Đối 
chiếu lâm sàng và giải phẫu bệnh 
- Kết quả giải phẫu bệnh lấy từ tai ngoài, tai 
giữa qua. 
Soi tai kính hiễn vi. 
Soi tai bằng optique. 
Trong lúc phẫu thuật. 
- Kết hợp chặt chẽ với Khoa Giải phẫu bệnh 
của Trung tâm chẩn đoán y khoa MEDIC Hòa 
Hảo để thu nhận kết quả. 
Những nghiên cứu về cận lâm sàng 
CT scan tai mũi họng và sọ não đánh giá 
kích thước và mức độ xâm lấn của u. 
Siêu âm vùng cổ và tổng quát để đánh giá 
mức độ di căn hạch và di căn xa. 
XQ Schuller 2 taI đánh giá tình trạng xương 
chũm trong khi nội soi tai. 
Đo thính lực đồ Để đánh giá sức nghe của 
bệnh nhân 
Nghiên cứu về điều trị và kết quả điều trị 
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ 
Tình trạng bệnh nhân xuất viện sau mổ 
Tình trạng xạ trị và sự sống còn của bệnh 
nhân. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Nghiên cứu trên 33 bệnh nhân ung thư tai (tỉ 
lệ 3%) trong hơn 1036 ca ung thư đầu mặt cổ 
điều trị tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng trong 5 năm 
(từ tháng 1/ 2002 đến tháng 4/2007), chúng tôi 
ghi nhận như sau: 
Các dữ liệu thống kê của mẫu nghiên cứu 
Tuổi và giới 
Bảng.1: Phân bố theo tuổi và giới 
Giới
Tuổi Nam Nữ Tổng số 
30 tuổi -50 tuổi (+++) 11 ca 6 ca 17 ca (52%) 
51 tuổi -70 tuổi 9 ca 3 ca 12 ca (36%) 
Trên 70 tuổi 3 ca 1 ca 04 ca (12%) 
 23 ca 
(70%) 
10 ca 
(30%) 
Nhận xét: Độ tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong 
mẫu nghiên cứu của chúng tôi là 30 -50 tuổi, 
chiếm tỉ lệ 52%. Tỉ lệ nữ/nam trong mẫu nghiên 
cứu của chúng tôi là ½. 
Nghề nghiệp 
Bảng 3: Phân bố theo nghề nghiệp 
Nghề nghiệp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
Dân 21 ca 64% 
Làm ruộng 6 ca 18% 
Công nhân viên 6 ca 18% 
Nhận xét: Đa số dân, không nghề nghiệp, 
nội trợ. 
Nơi cư trú 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có: 
-14 ca (43%) cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí 
Minh và các vùng ven thành phố 
-19 ca (57%) phân bố khắp các tỉnh phía Nam 
và miền Trung như: An Giang, Cần Thơ, Long 
An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang, Bình 
Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa. 
Bảng 4: Phân bố theo địa chỉ 
Địa chỉ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
TP. Hồ Chí Minh 14 ca 43% 
Tỉnh 19 ca 57% 
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân cư ngụ ở các tỉnh 
phía Nam và miền Trung chiếm đa số gần 57%. 
Lâm sàng của ung thư tai 
Thời gian đau nhức tai 
Bảng 5: Tỉ lệ của thời gian đau nhức tai. 
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
1 – 6 tháng 26 ca 79% 
1 năm 6 ca 18% 
8 ngày 1 ca 3% 
+Nhận xét: Thời gian đau nhức tai của bệnh 
nhân ung thư tai chiếm đa số trung bình từ 1 
đến 6 tháng, tỉ lệ 79%. 
Thời gian chảy mủ tai, chảy dịch tai, có thể 
chảy máu tai 
Bảng 6: Tỉ lệ của thời gian chảy mủ tai, chảy dịch tai, 
máu tai. 
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
1 – 6 tháng 27 ca 82% 
1 tuần 1 ca 3% 
Không chảy 5 ca 15% 
+Nhận xét: Thời gian chảy mủ tai, chảy dịch 
tai hay máu tai của bệnh nhân ung thư tai chiếm 
đa số trung bình từ 1 đến 6 tháng, tỉ lệ 82%. 
Thời gian liệt mặt 
Bảng 7: Tỉ lệ thời gian liệt mặt và không liệt mặt 
Thời gian Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
Không liệt 14 ca 43% 
Liệt 3 ngày 3 ca 9% 
Liệt 1 tuần 6ca 18% 
Liệt 1 tháng 2 ca 6% 
Liệt 4 tháng 7 ca 21% 
Sau mổ 1 ca 3% 
+ Nhận xét: bệnh nhân bị ung thư tai không 
phải lúc nào cũng liệt mặt, chúng ta thấy tỉ lệ 
không liệt mặt chiếm đa số là 43%. 
Vị trí tai tổn thương 
Bảng 8: tỉ lệ so sánh vị trí tai tổn thương 
vị trí số bệnh nhân tỷ lệ (%) 
tai (p) 17 ca 52% 
tai (t) 6 ca 48% 
+Nhận xét: Vị trí tai bị ung thư (P) và (T) tỉ lệ 
ngang nhau. 
Giải phẫu bệnh và đối chiếu lâm sàng- giải 
phẫu bệnh 
Chúng tôi ghi nhận trong 5 năm (từ tháng 
1/2002 đến tháng 4/2007) là 33 ca ung thư tai, 
trong dó: 
- 29 / 33 ca là carcinôm tế bào gai, biệt hóa rõ 
độ 1, xâm nhập ở tai (tỉ lệ 88%). 
- 04 / 33 ca là carcinôm dạng tuyến, biệt hóa 
rõ, xâm nhập ở tai (tỉ lệ 12%). 
Đa số là ung thư tai giữa: 29/ 33 ca (tỉ lệ 88%) 
Kế đó là ung thư tai ngoài: 04 / 33 ca (tỉ lệ 12%). 
Đối chiếu lâm sàng và giải phẫu bệnh, 
Chúng tôi nhận thấy rất phù hợp với các tác 
giả(3,9) như sau: 
- Đa số ung thư tai xảy ra ở người có tuổi, 
tuổi trung bình là 58 tuổi. 
- Thời gian đau nhức tai và chảy mủ tai 
trung bình là 1 đến 6 tháng. 
- Thường là carcinôm tế bào gai, một ít 
carcinôm dạng tuyến. 
- Tập trung ỡ tai giữa, tai ngoài rất ít. 
- Nghiên cứu chưa thấy sarcôm tai ngoài hay 
tai giữa ở người trẻ. 
- Tai trong chưa gặp ung thư. 
KẾT LUẬN 
Qua công trình nghiên cứu Ung thư Tai tại 
Bệnh Viện Tai Mũi Họng trong 5 năm qua (2002-
2007), chúng tôi nhận thấy rằng: 
Đặc điểm lâm sàng của ung thư tai 
- Ung thư tai thường xảy ra ở nam hơn nữ 
gấp 2 lần, tập trung ở độ tuổi 30-50. 
- Bệnh bắt đầu bằng nụ sùi che lấp ống tai và 
dễ chảy máu, làm cho thầy thuốc nhầm với 
polýp tai. Nên phải nội soi tai và sinh thiết tức 
thì để chẩn đoán xác định. 
- Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là 
đau nhức tai, chảy mủ tai, chảy dịch tai hay máu 
tai, có hay không liệt mặt. 
- Thường là ung thư tai giữa, tai ngoài ít hơn. 
- Đa số tập trung ở Tỉnh, dân nghèo ở xa 
thành phố, điều kiện sống khó khăn. 
- Hình ảnh nội soi tai và sinh thiết u để xác 
định chẩn đoán là quan trọng. Tuy nhiên nếu 
bệnh nhân được chụp CT Scan và MRI hết toàn 
bộ thì phẫu thuật viên sẽ có hình ảnh rõ ràng 
hơn về mật độ và loại cấu trúc của u và sự xâm 
lấn của u với cơ quan lân cận, để từ đó có 
phương thức phẫu thuật chính xác hơn. 
Đặc điểm giải phẫu bệnh của ung thư tai: 
- 29 / 33 ca là carcinôm tế bào gai, biệt hóa rõ 
độ 1, xâm nhập ở tai (tỉ lệ 88%), chiếm đa số. 
- 04 / 33 ca là carcinôm dạng tuyến, biệt hóa 
rõ, xâm nhập ở tai (tỉ lệ 12%). 
Điều trị Ung thư tai 
Phẫu thuật và xạ trị. 
Chúng tôi phẫu thuật được 14 ca và gửi đixạ 
trị, theo dõi đến ngày nay cho kết quả tốt, tỉ lệ 
sống còn là 11 ca (78,6%). 
Các ca còn lại bệnh nhân không đồng ý mổ 
vì lý do riêng hay tình trạng sức khỏe của bệnh 
nhân kém, quá chỉ định phẫu thuật, chúng tôi 
chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện ung bướu xạ 
trị, theo dõi đến nay kết quả có phần khả quan, tỉ 
lệ sống còn là 09 ca (45%). 
Tóm lại 
- Ung thư tai là bệnh hiếm gặp, chẩn đoán 
muộn. 
- Chẩn đoán xác định bằng nội soi tai ngoài 
và sinh thiết. 
- Điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. 
- Tiên lượng sống sau 5 năm xấu./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Baers HA, Otologic aspects of ear burns. Ann J Otol 
1981;2:235-42. 
2. Barranco VP, Minor DB, soloman H. Treatment of 
relapsing polychondritis with dapsone. Arch Dermatol 
1976;112:1286-8. 
3. Beahrs OH, Henson DE, Hutter RVP, Kennedy (eds) (1992) 
Manual for staging of cancer, 4 th edn. American Joint 
Committee on Cancer, Lippincott, Philadelphia. 
4. Chandler JR, Malignant external otitis. Laryngoscope 
1968;78:1257-94. 
5. Driscoll PV, Ramachandrula A, Drezner DA, et al. 
Characteristics of cerumen in diabetic patients: a key to 
understanding malignant external otitis ? otolaryngol 
Head Neck Surg 1993;109:676-9 
6. Gehanno P. Ciprofloxacin in the treatment of malignant 
external otitis. Chemotherapy 1994;40 Suppl 1:35-40. 
7. Gordon G, Giddings NA. Invasive otitis externa due to 
Aspergillus species: case report and review. Clin Infect Dis 
1994;19:866-70. 
8. Huỳnh Khắc Cường, “Chẩn đoán bệnh tai” Tài liệu khoa 
học. Hội nghị Tai Mũi Họng Đà Nẵng 2006 
9. Nguyễn Chấn Hùng, Ung Thư học lâm sàng tập 2 năm 
1986-Các ung thư vùng đầu cổ chương V, tr.75 
10. Nguyễn Chấn Hùng, Y học Thành phố Hồ Chí Minh., 
chuyên đề ung bướu học 2005, chương Tổng quan, tr. I 
11. Lê Phúc Thịnh, Trần Văn Thiệp, Phạm Chí Kiên, Phan 
Thanh Sơn (1995) Cẩm nang ung bướu học lâm sàng-Các 
bướu vùng đầu co, Chương 16, tr, 363-389. 
12. Võ Tấn (1991) TMH Thực hành tập II, NXB Y học-Chi 
nhánh TP.HCM 1991, U ác tính ở tai,tr 296. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ung_thu_tai_lam_sang_giai_phau_benh_dieu_tri_tai.pdf