Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở bệnh

nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT).

Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 120 bệnh

nhân chẩn đoán xác định BTTMCBMT, điều trị tại Khoa Tim mạch - Bệnh viện Quân y

175 từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2017. HCCH được xác định theo tiêu chuẩn NCEPATP III 2004.

Kết quả: Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân BTTMCBMT là 56,7%; HCCH ở nữ (71,9%)

cao hơn so với ở nam (51,1%). Các thành phần HCCH thường gặp là: giảm HDL-C,

tăng glucose, tăng huyết áp, tăng triglyceride máu. Dạng HCCH kết hợp 3 thành phần

chiếm 61,8%; 4 thành phần chiếm 27,9% và 5 thành phần chỉ chiếm 10,3%.

Kết luận: HCCH ở bệnh nhân BTTMCBMT chiếm tỷ lệ cao, nữ cao hơn nam,

dạng HCCH kết hợp 3 thành phần gặp phổ biến.

pdf 10 trang kimcuc 3060
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
5
1 Bệnh viện Quân y 175
2 Bệnh viện Quân y 7A/QK7
Người phản hồi (Corresponding): Đặng Văn Tuấn (dangtuan1701@ygmail.com)
Ngày nhận bài: 20/07/2018, ngày phản biện: 25/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 30/9/2018
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM 
HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM 
THIẾU MÁU CỤC BỘ MẠN TÍNH
Đặng Văn Tuấn1, Trương Đình Cẩm1, Nguyễn Mạnh Kiên2
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm hội chứng chuyển hóa (HCCH) ở bệnh 
nhân bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính (BTTMCBMT).
Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 120 bệnh 
nhân chẩn đoán xác định BTTMCBMT, điều trị tại Khoa Tim mạch - Bệnh viện Quân y 
175 từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2017. HCCH được xác định theo tiêu chuẩn NCEP-
ATP III 2004.
Kết quả: Tỷ lệ HCCH ở bệnh nhân BTTMCBMT là 56,7%; HCCH ở nữ (71,9%) 
cao hơn so với ở nam (51,1%). Các thành phần HCCH thường gặp là: giảm HDL-C, 
tăng glucose, tăng huyết áp, tăng triglyceride máu. Dạng HCCH kết hợp 3 thành phần 
chiếm 61,8%; 4 thành phần chiếm 27,9% và 5 thành phần chỉ chiếm 10,3%. 
Kết luận: HCCH ở bệnh nhân BTTMCBMT chiếm tỷ lệ cao, nữ cao hơn nam, 
dạng HCCH kết hợp 3 thành phần gặp phổ biến. 
*Từ khóa: Hội chứng chuyển hóa; Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
STUDY THE RATE AND CHARACTERISTICS OF METABOLIC 
SYNDROME IN PATIENTS WITH CHRONIC ISCHEMIC HEART DISEASE
ABSTRACT
Objective: To determine the rate and characteristics of metabolic syndrome in 
patients with chronic ischemic heart disease
Subjects and Method: A cross-sectional descriptive study was performed on 120 
patients with chronic ischemic heart disease at Cardiovascular department of Military 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018 
6
Hospital 175, from November 2016 to December 2017. The metabolic syndrome was 
determined by the 2004 NCEP-ATP III standard.
Results: The prevalence of metabolic syndrome in patients with chronic ischemic 
heart disease was 56,7%. The incidence of metabolic syndrome in women (71,9%) was 
higher than that of men (51,1%). Reduced high –density lipoprotein cholesterol (HDL-
cholesterol) was the most frequently observed marker, followed by increased fasting 
blood glucose, blood pressure and triglyceride. Forms of metabolic syndrome with 3 
components was 61,8%; 4 components was 27,9% and 5 components accounted for only 
10,3%.
Conclusion: Metabolic syndrome in patients with chronic ischemic heart disease 
accounted for a high proportion; metabolic syndrome rate in women is higher than men, 
Metabolic syndrome with 3-component combination was common.
*Keywords: Metabolic syndrome, Chronic ischemic heart disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn 
tính (BTTMCBMT) hay bệnh mạch vành 
mạn đang ngày càng gia tăng và trở thành 
gánh nặng về bệnh tật, tử vong và chi phí 
y tế trong cộng đồng không chỉ ở các nước 
phát triển mà cả ở Việt Nam và các nước 
đang phát triển.
Tại Mỹ năm 2015 có 16,8 triệu 
người mắc bệnh ĐMV, dự đoán đến năm 
2035 số BN mắc BMV tăng thêm 7,2 
triệu người. Chi phí y tế trực tiếp và gián 
tiếp cho điều trị BMV dự đoán năm 2035 
khoảng 215 và 151 tỷ USD. Tại Việt Nam 
BTTMCB chiếm 3,5 % dân số. Tại Viện 
Tim mạch Việt Nam, khảo sát từ năm 2003 
– 2007 cho thấy bệnh tim mạch nói chung 
bao gồm cả BTTMCB có xu hướng tăng từ 
11,2 % năm 2003 lên 24% năm 2007. 
Sự gia tăng của bệnh lý tim mạch 
được lý giải bởi sự gia tăng của rất nhiều 
yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng 
huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì...
Các yếu tố này thường kết hợp với nhau 
tạo thành một phức hợp yếu tố nguy cơ 
tim mạch gọi là hội chứng chuyển hóa 
(HCCH). Trên thế giới cũng như ở Việt 
nam đã có một số nghiên cứu về HCCH 
trên những đối tượng có nguy cơ cao bị 
bệnh mạch vành như tăng huyết áp, béo 
phì, rối loạn chuyển hóa lipidCác kết 
quả nghiên cứu cũng cho thấy bệnh nhân 
mắc HCCH sẽ có nguy cơ mắc bệnh mạch 
vành với tần suất cao hơn và mức độ bệnh 
trầm trọng hơn. Chúng tôi tiến hành nghiên 
cứu này nhằm mục tiêu: “Đánh giá tỷ lệ và 
đặc điểm HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-
ATP III ở bệnh nhân BTTMCBMT”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Gồm 120 bệnh nhân được chẩn 
đoán BTTMCBMT điều trị tại khoa Tim 
mạch tại BVQY 175 từ tháng 11/2016 đến 
tháng 12/2017.
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân được xác định có 
BTTMCBMT dựa trên các tiêu chuẩn lâm 
sàng, điện tim và chụp động mạch vành có 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
7
hẹp ≥ 50% đường kính lòng mạch ít nhất 1 
nhánh chính động mạch vành.
- Tiêu chuẩn loại trừ:
Hội chứng vành cấp, hẹp ≤ 50% 
đường kính lòng mạch, bệnh van tim, bệnh 
tim bẩm sinh, viêm cơ tim, suy giáp, bệnh 
nội khoa nặng: nhiễm trùng nặng, suy gan, 
suy thận, bệnh nhân đã điều trị rối loạn 
lipid máu trên 1 tháng.
2. Phương pháp nghiên cứu
+ Thiết kế nghiên cứu: Nghiên 
cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện.
+ Thu thập số liệu: khai thác tiền 
sử, bệnh sử, đo huyết áp, vòng bụng, chiều 
cao, cân nặng bệnh nhân lúc nhập viện. 
Lấy máu xét nghiệm sinh hóa: buổi sáng 
lúc đói (sau bữa ăn cuối ít nhất 6-12h ). 
Các xét nghiệm cận lâm sàng: Huyết học, 
sinh hóa, điện tâm đồ, chụp động mạch 
vành qua da.
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán 
BTTMCBMT: theo ACC/AHA (1999).
+ Đánh giá tổn thương động mạch 
vành (mức độ hẹp, số nhánh hẹp) qua kết 
quả chụp mạch vành: theo ACC/AHA 
(1999) và Khuyến cáo của Hội tim mạch 
học Việt Nam (2008).
+ Chẩn đoán HCCH: theo NCEP - 
ATP III (2004) áp dụng cho người Châu Á.
+ Xử lý và phân tích số liệu: Sử 
dụng phần mềm phân tích thống kê y sinh 
học: phần mềm SPSS for window 22.0
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
1. Đặc điểm của đối tương nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi và giới tính
Đặc điểm Nam Nữ
Số lượng, (%) 88 (73,3%) 32 (26,7%)
Tuổi trung bình 61 ± 10* (34 – 80) 67 ± 9* (47 – 86)
Tuổi TB chung 62 ± 10 (34 – 86)
Nhóm nghiên cứu có 120 bệnh nhân, nam giới chiếm đa số (73,3%), tuổi trung 
bình là 62, nhỏ nhất là 34 tuổi và cao nhất là 86 tuổi. (*) Tuổi trung bình của nữ cao hơn 
nam giới với p < 0,001.
Bảng 2. Đặc điểm về phân bố tuổi theo giới tính
Đặc điểm < 50 tuổi 50 – 59 tuổi 60 – 69 tuổi ≥ 70 tuổi p
Nam 11 (12,5%) 28 (31,8%) 31 (35,2%) 18 (20,5%)
< 0,05
Nữ 1 (3,2%) 5 (15,6%) 15 (46,9%) 11 (34,4%)
Chung 12 (10%) 33 (25,7%) 46 (38,3) 29 (24,2%)
Bệnh nhân nam giới gặp nhiều hơn ở độ tuổi 50 – 69, nữ giới gặp nhiều hơn ở độ 
tuổi ≥ 60, tuy nhiên sự phân bố độ tuổi theo giới tính khác biệt không ý nghĩa với p > 0,05.
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018 
8
Bảng 3. Tần suất các yếu tố nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân nghiên cứu
Yếu tố nguy cơ Số lượng (n = 120) Tỷ lệ (%)
Tiền sử tăng huyết áp 100 83,3
Tăng huyết áp 55 45,8
Tăng vòng bụng 42 35,0
Tăng Glucose máu 64 53,3
Tăng Triglycerid máu 76 63,3
Giảm HDL - C máu 83 69,2
Yếu tố nguy cơ thường gặp là tiến sử tăng huyết áp với 83,3%, giảm HDL-C 
69,2%, tăng triglyceride 63,3%, tăng glucose máu 53,3%, ít gặp hơn là tình trạng tăng 
huyết áp tại thời điểm nghiên cứu với 45,8% và tỷ lệ tăng chỉ số vòng bụng là 35%.
2. Tỷ lệ và đặc điểm HCCH ở bệnh nhân BTTMCBMT
Bảng 4. Tỷ lệ phân bố HCCH theo độ tuổi và giới tính
Đặc điểm Không có HCCH Có HCCH p
n % n %
Độ tuổi
<50 (n=12) 5 41,7 7 58,3
> 0,0550 – 59 (n=33) 17 51,5 16 48,560 – 69 (n=46) 17 37,0 29 63,0
≥ 70 (n=29) 13 44,8 16 55,2
Giới Nam (n=88) 43 48,9 45 51,1 0,011Nữ (n=32) 9 28,1 23 71,9
Tổng 52 43,3 68 56,7
Tỷ lệ bệnh nhân BTTMCBMT mắc HCCH chiếm 56,7% (68/120 bệnh nhân). 
Tần suất mắc HCCH ở các phân nhóm tuổi đều chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất 
ở đô tuổi 60 – 69, tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ mắc HCCH ở các phân nhóm tuổi là 
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ bệnh nhân BTTMCBMT là nữ giới mắc 
HCCH cao hơn so với bệnh nhân nam giới với p = 0,011. 
Bảng 5. Tần suất các thành phần HCCH ở bệnh nhân BTTMCBMT mắc HHCH
Thành phần HCCH Số lượng (n = 68) Tỷ lệ (%)
Tăng huyết áp 42 61,8
Tăng vòng bụng 31 45,6
Tăng Glucose máu 53 77,9
Tăng Triglycerid máu 51 75,0
Giảm HDL - C máu 59 86,8
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
9
Ở bệnh nhân BTTMCBMT có HCCH (+), tình trạng giảm HDL-C gặp với tần 
suất cao nhất (86,8%), tăng triglycerid máu, tăng glucose máu và tăng huyết áp cũng là 
yếu tố thường gặp với tần suất từ 61,8 – 77,9%, ít gặp hơn là yếu tố tăng vòng bụng với 
45,6%.
Bảng 6. Phân bố HCCH theo số lượng các thành phần.
Dạng phối hợp HCCH Số lượng (n = 68) Tỷ lệ (%)
3 thành phần 42 61,8
4 thành phần 19 27,9
5 thành phần 7 10,3
Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH rối loạn 3 thành phần chiếm 61,8%, rối loạn 4 thành 
phần là 27,9% và 5 thành phần chỉ chiếm 10,3%. 
Bảng 7. Tỷ lệ các dạng rối loạn phối hợp 3 thành phần ở bệnh nhân HCCH (+)
Dạng HCCH phối hợp 3 thành phần
Số lượng
(n = 42)
Tỷ lệ (%)
Tăng HA+Tăng Glucose+Tăng TG 3 7,1
Tăng HA+Tăng Glucose+Giảm HDL-C 8 19,0
Tăng HA+Tăng Glucose+Tăng vòng bụng 3 7,1
Tăng HA+Tăng TG+Giảm HDL-C 6 14,3
Tăng HA+Tăng TG +Tăng vòng bụng 2 4,8
Tăng HA+Giảm HDL-C+Tăng vòng bụng 1 2,4
Tăng Glucose+Tăng TG+Giảm HDL-C 10 23,8
Tăng Glucose+Tăng TG+Tăng vòng bụng 2 4,8
Tăng Glucose+Giảm HDL-C+Tăng vòng bụng 3 7,1
Tăng TG+Giảm HDL-C+Tăng vòng bụng 4 9,5
Trong số bệnh nhân BTTMCBMT mắc HCCH dạng rối loạn phối hợp 3 thành 
phần chiếm tỷ lệ cao là: tăng Glucose + tăng TG + giảm HDL-C (23,8%), tăng HA + 
tăng Glucose + giảm HDL-C (19%) và tăng HA + tăng TG + giảm HDL-C (14,3%).
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018 
10
Bảng 8. Tỷ lệ các dạng rối loạn phối hợp 4 thành phần ở bệnh nhân HCCH (+)
Dạng HCCH phối hợp 4 thành phần
Số lượng
(n = 19)
Tỷ lệ (%)
Tăng HA+Tăng Glucose +Tăng TG+Giảm HDL-C 11 57,9
Tăng HA+Tăng TG+Giảm HDL-C+Tăng vòng bụng 1 5,3
Tăng HA+Tăng Glucose+Giảm HDL-C+Tăng vòng bụng 2 10,5
Tăng HA+ Tăng Glu+Tăng TG+Tăng vòng bụng 1 5,3
Tăng Glucose+Tăng TG+Giảm HDL-C+Tăng vòng bụng 4 21,1
Các dạng HCCH rối loạn phối 
hợp 4 thành phần có tỷ lệ cao là: tăng HA + 
tăng Glucose + tăng TG + giảm HDL-C với 
57,9% và tăng Glucose + tăng TG + giảm 
HDL-C + tăng vòng bụng với 21,1%.
BÀN LUẬN
1. Về đặc điểm của đối tượng 
nghiên cứu
1.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Kết quả thống kê về tuổi trung 
bình của chúng tôi cũng tương tự với kết 
quả nghiên cứu trước đây về tuổi bệnh 
nhân BTTMCBMT của các tác giả trong 
nước. Nguyễn Quốc Thái (2017) ghi nhận 
tuổi trung bình của bệnh nhân là 60,52 ± 
10,18 tuổi; Đỗ Thị Thu Hà (2008) là 59 ± 
12 tuổi và Nguyễn Trọng Nghĩa (2014) là 
65 ± 9 tuổi [3]. Nghiên cứu của Solymoss 
BC (2003) cũng ghi nhận tuổi trung bình 
của bệnh nhân BTTMCBMT là 59 ± 10 
tuổi [7]. Tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi từ 50 
tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao (90%; 108/120 
BN) (Bảng 2). Kết quả này cũng phù hợp 
với kết quả nghiên cứu về tỷ lệ bệnh nhân 
BTTMCB ở độ tuổi ≥ 50 của một số tác giả 
như Nguyễn Trọng Nghĩa là 95,94%, Trần 
Diệp Khoa là 89,74% và của Lê Thị Bích 
Thuận là 86,5% [3]. Các kết quả trên góp 
phần minh chứng tuổi là một yếu tố nguy 
cơ độc lập, có liên quan chặt chẽ với sự phát 
triển bệnh lý tim mạch nói chung và của 
BTTMCBMT nói riêng. Sự phát triển của 
xơ vữa động mạch gia tăng đáng kể theo độ 
tuổi từ 50 đến khoảng 65 tuổi, không phụ 
thuộc vào giới tính và chủng tộc. 
Kết quả thống kê tỷ lệ giới tính ở 
nhóm bệnh nhân BTTMCB cho thấy nam 
gặp nhiều hơn nữ. Nghiên cứu của Đỗ Thị 
Thu trên 146 bệnh nhân BTTMCB điều trị 
tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy, tỷ lệ này ở 
nam là 75,3% và nữ là 34,7%; tỷ lệ nam/nữ 
là 110/36 = 3,06. Nghiên cứu của Solymoss 
BC (2003) trên 1008 bệnh nhân bệnh động 
mạch vành cũng cho thấy, nam chiếm 
78,7% và nữ chiếm 21,3%; tỷ lệ nam/nữ 
là 793/ 315 = 2,52 [7]. Trong nghiên cứu 
của chúng tôi, tuổi trung bình của nhóm 
bệnh nhân nữ là: 67 ± 9 tuổi, cao hơn so với 
nhóm bệnh nhân nam (61 ± 10 tuổi), khác 
biệt có ý thống kê với p < 0,001 (Bảng 1). 
Tỷ lệ bệnh nhân BTTMCB mạn tính cao 
nhất ở độ tuổi 60-69 tuổi ở cả nam và nữ, 
đặc biệt ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên tỷ lệ này 
ở nữ cao hơn ở nam. Điều này cho thấy nam 
giới nguy cơ mắc BTTMCB có độ tuổi trẻ 
hơn so với nữ, và xu hướng mắc bệnh tăng 
dần theo độ tuổi ở cả nam và nữ. Kết quả 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
11
này phù hợp với kết luận được nêu trong 
y văn về nguy cơ mắc BTTMCB mạn tính 
theo tuổi và giới tính. Với nam từ 45 tuổi trở 
lên và nữ từ 55 tuổi trở lên được coi là có 
nguy cơ cao mắc bệnh và gia tăng tỷ lệ biến 
chứng của bệnh động mạch vành. Phụ nữ < 
50 tuổi nguy cơ bệnh mạch vành thấp hơn 
do được bảo vệ bởi Oestrogen. Tuy nhiên, ở 
độ tuổi mãn kinh nồng độ của hormon này 
giảm sút, dẫn đến có sự rối loạn chức năng 
nội mạc, tạo điều kiện cho sự hình thành 
mảng xơ vữa và là nguyên nhân góp phần 
gia tăng tỷ lệ mắc BTTMCB. Nghiên cứu 
của Michos và cộng sự (2006) nhận thấy ở 
phụ nữ bị cắt buồng trứng trước mãn kinh 
có tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao 
hơn so với nam giới cùng độ tuổi. 
Khảo sát về các nguy cơ tim mạch, 
kết quả bảng 3 cho thấy yếu tố thường gặp 
là tiến sử tăng huyết áp với 83,3%, tăng 
glucose máu 53,3%, ít gặp hơn là tình trạng 
tăng huyết áp tại thời điểm nghiên cứu với 
45,8% và tăng chỉ số vòng bụng (35%). 
Nghiên cứu của Cao Đình Hưng (2011) cho 
thấy tỷ lệ bệnh nhân BTTMCB mạn tính 
có THA là 89,8% [2], Phạm Tú Quỳnh 
(2006) thì tỷ lệ này là 88,3 % [4], Gorter 
PM (2004) ghi nhận tỷ lệ tăng huyết áp là 
61%. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân có tăng 
glucose máu trong nhóm nghiên cứu của 
chúng tôi là 53,3%, cao hơn so với tác giả 
Đỗ Thị Thu Hà 45,2%, Phạm Tú Quỳnh 
27,3% nhưng thấp hơn của Phạm Văn Cuộc 
là 80,2% [1]. Trong nghiên cứu của chúng 
tôi, số bệnh nhân có giảm HDL-C và tăng 
triglyceride chiếm tỷ lệ khá cao (69,2% và 
63,3%). Kết quả này tương tự Đỗ Thị Thu 
Hà (62,3%), cao hơn Nguyễn Trọng Nghĩa 
(44,71%), Phạm Văn Cuộc (38,8%) [1][2]
[3] Nghiên cứu của Gorter PM cũng cho 
thấy tỷ lệ tăng triglycerid là 46,0% và giảm 
HDL-C là 51,0% [6].
2. Tỷ lệ và đặc điểm HCCH ở 
bệnh nhân BTTMCBMT
2.1. Tỷ lệ và phân bố HCCH theo 
nhóm tuổi và giới tính
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân BTTMCBMT 
mắc HCCH theo tiêu chuẩn NCEP-ATP III 
2004 là khá cao (56,7%) (Bảng 4). Kết quả 
này phù hợp với một số nghiên cứu trong 
nước như Phạm Văn Cuộc 2014 là 58,6%, 
Đỗ Thị Thu Hà 2008 là 57,5% và Cao Đình 
Hưng 2011 là 65,28%. Nghiên cứu của 
Farzaneh M (2016) cho thấy tỷ lệ HCCH ở 
bệnh nhân bệnh ĐMV là 49,5% [6], Tariq 
Ashraf (2011) tỷ lệ này là 54,95%. Các kết 
quả nghiên cứu trên đều nhận định tỷ lệ khá 
cao mắc HCCH ở bệnh nhân BTTMCBMT 
[8].
Bên cạnh đó, kết quả thống kê 
về tỷ lệ bệnh nhân có HCCH theo độ tuổi 
và giới tính ở nhóm bệnh nhân BTTMCB 
trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
(Bảng 4):
- Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH cao 
nhất ở độ tuổi 60-69 tuổi chiếm 63,0% 
(29/46 BN), có xu hướng tăng dần theo độ 
tuổi. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý 
nghĩa thống kê.
- Tỷ lệ bệnh nhân có HCCH ở nữ 
chiếm 71,9%, cao hơn so với tỷ lệ này ở 
nam là 51,1% (p = 0,011).
Nghiên cứu của Lê Nguyễn Trung 
Đức Sơn (2010) cho thấy tỷ lệ bệnh nhân 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018 
12
bệnh ĐMV có HCCH cao nhất ở nhóm tuổi 
60-69 tuổi (25,8%) và tăng dần theo độ tuổi. 
Tuổi trung bình của bệnh nhân có HCCH 
trong nghiên cứu của Solymoss BC là 58 
± 10, của Faraneh M là 58,4 ± 9,7 [5], của 
Nguyễn Trọng Nghĩa là 65 ± 9 tuổi và của 
Phạm Văn Cuộc là 66 ± 10 tuổi [1]. Điều 
này theo nhận định của các tác giả là do quá 
trình tiến triển của đề kháng Insulin song 
hành với độ tuổi, tuổi càng cao thì sự tích 
lũy các yếu tố cấu thành HCCH càng tăng. 
Độ tuổi của người bệnh có mối liên quan 
chặt chẽ với sự đề kháng Insulin, tăng vòng 
bụng, rối loạn chuyển hóa glucose, lipid và 
tăng HA.
Nghiên cứu của Cao Đình Hưng 
(2011) ghi nhận tỷ lệ HCCH trên bệnh 
nhân bệnh ĐMV ở nữ là 85%, cao hơn so 
với nam là 57,69% (p<0,05) [2]; Phạm Tú 
Quỳnh (2006) cũng thấy HCCH trên bệnh 
nhân bệnh ĐMV ở nữ là 70,34% cao hơn 
ở nam là 36,44 % (p<0,001) [4]; Farzaneh 
Montazerifar nhận thấy HCCH ở nữ là 
55,9%, ở nam là 40,2% và Gorter PM cũng 
ghi nhận tỷ lệ HCCH ở nữ là 60%, ở nam 
là 37% [5].
2.2. Đặc điểm HCCH ở bệnh nhân 
BTTMCBMT
Kết quả thống kê về tỷ lệ rối loạn 
các thành phần trong HCCH ở nhóm 68 
bệnh nhân BTTMCB mạn tính có HCCH 
cho thấy:
- Các thành phần của HCCH ở 
nhóm bệnh nhân BTTMCBMT đều có tỷ 
lệ rối loạn cao, cao nhất là giảm HDL-C 
(86,8%); thấp nhất là tăng vòng bụng 
(45,6%). 
- Tỷ lệ rối loạn các thành phần: 
tăng huyết áp, tăng glucose máu và tăng 
triglycerid máu, lần lượt theo thứ tự là: 
61,8%, 77,9% và 75,0%. 
Kết quả này cũng phù hợp với 
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: 
Solymoss BC (2003), ghi nhận bệnh nhân 
bệnh mạch vành có HCCH có vòng eo, mức 
huyết áp, glucose máu lúc đói và triglycerid 
cao hơn và HDL-C thấp hơn so với nhóm 
bệnh nhân không có HCCH; Gorter PM 
(2004) cũng thấy tỷ lệ tăng HA là 61%, 
giảm HDL-C là 51% và tăng TG là 46%, 
Farzaneh Montazerifar thấy giảm HDL-C 
là 84,8%, tăng đường máu lúc đói là 77,8% 
và tăng vòng bụng là 75,8% [5].
Về dạng kết hợp các thành phần 
của HCCH ở 68 bệnh nhân BTTMCBMT 
mắc HCCH trong nghiên cứu của chúng tôi 
cho thấy: tỷ lệ bệnh nhân có HCCH rối loạn 
3 thành phần chiếm đa số (61,8%), rối loạn 
4 thành phần là 27,9% và 5 thành phần chỉ 
chiếm 10,3% (Bảng 6). Kết quả này phù 
hợp với một số nghiên cứu trước đây trong 
và ngoài nước. Đỗ Thị Thu Hà (2008) ghi 
nhận trong số 84 bệnh nhân bệnh ĐMV có 
HCCH, có 50% số bệnh nhân có rối loạn 
3 thành phần, 4 thành phần là 36,9% và 5 
thành phần là 13,1%. Nghiên cứu của Phạm 
Tú Quỳnh (2006) trong số 192 bệnh nhân 
bệnh ĐMV có HCCH, nhóm có rối loạn 3 
thành phần chiếm tỷ lệ là 53,65%, 4 thành 
phần 35,42% và 5 thành phần là 10,93%. 
Nghiên cứu của Birhan Yilmaz M (2005) 
ghi nhận trong số 150 bệnh nhân bệnh 
ĐMV có HCCH, dạng có rối loạn 3 thành 
phần chiếm tỷ lệ 29,7%, kế đến là 4 thành 
phần chiếm 17,0% và ít gặp nhất là 5 thành 
phần chỉ chiếm 2,3%.
Bên cạnh đó, kết quả phân tích 
các dạng HCCH rối loạn phối hợp 3 thành 
phần chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu của 
chúng tôi là: tăng glucose + tăng triglycerid 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
13
+ giảm HDL-C (23,8%); tăng HA + tăng 
glucose + giảm HDL-C (19,0%) và tăng HA 
+ tăng triglycerid + giảm HDL-C (14,3%) 
(Bảng 7). Tác giả Đỗ Thị Thu Hà (2008) 
cho thấy, dạng HCCH “tăng HA+tăng 
glucose máu+giảm HDL-C” chiếm tỷ lệ 
23,8%; “tăng HA + tăng vòng bụng + tăng 
triglycerid” (19,04%). Kết quả nghiên 
cứu của Trần Diệp Khoa (2005), cũng cho 
thấy tỷ lệ dạng HCCH: “tăng HA+tăng 
glucose máu+giảm HDL-C” và “tăng 
HA+tăng vòng bụng +tăng triglycerid” lần 
lượt là 27,8% và 16,7% [18]. Girman CJ 
(2004) khảo sát HCCH và nguy cơ xảy ra 
các biến cố mạch vành từ thử nghiệm 4S 
(Scandinavian Simvastatin Survival Study). 
Tác giả nghiên cứu 1.991 bệnh nhân có tiền 
sử cơn đau thắt ngực hoặc NMCT, nhưng 
không có đái tháo đường. Kết quả cho thấy: 
hai dạng phối hợp thường gặp trong HCCH 
là “tăng HA + tăng TG + giảm HDL-C” 
chiếm tỷ lệ 28,3% và “tăng HA + tăng 
glucose máu + tăng TG” chiếm tỷ lệ 12,4%. 
Phân tích các dạng HCCH rối 
loạn phối hợp 4 thành phần trong nghiên 
cứu này cho thấy, các dạng: “tăng huyết áp 
+ tăng glucose + tăng triglycerid + giảm 
HDL-C”, “tăng glucose + tăng triglycerid 
+ giảm HDL-C + tăng vòng bụng” và “tăng 
HA + tăng glucose + giảm HDL-C+tăng 
vòng bụng” chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là: 
57,9%; 21,1% và 10,5% (Bảng 8). Kết 
quả của chúng tôi phù hợp với Đỗ Thị Thu 
Hà (2008), cho thấy dạng HCCH 4 thành 
phần “tăng glucose + tăng triglycerid + 
giảm HDL-C + tăng vòng bụng” chiếm tỷ 
lệ 29,03%. Tác giả Trần Diệp Khoa (2005) 
ghi nhận dạng HCCH 4 thành phần “tăng 
HA+tăng glucose + tăng triglycerid + giảm 
HDL-C” chiếm tỷ lệ cao (45,46%).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm 
HCCH ở 120 bệnh nhân BTTMCBMT, 
điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 từ tháng 
11/2016 đến tháng 12/2017, chúng tôi rút ra 
kết luận sau:
- Tỷ lệ mắc HCCH ở BTTMCBMT 
(theo tiêu chuẩn NCEP ATP III, 2004, áp 
dụng cho người Châu Á) là 56,7%; cao nhất 
ở độ tuổi 60-69 (63,0%). Tỷ lệ mắc HCCH 
ở nữ cao hơn so với nam giới (71,9% vs 
51,1%; p = 0,011).
- Tỷ lệ rối loạn các thành phần 
trong HCCH lần lượt là: giảm HDL-C máu 
là 86,8%, tăng Glucose máu: 77,9%, tăng 
Triglycerid máu 75,0%, tăng huyết áp là 
61,8% và tăng vòng bụng là 45,6%. 
- Tỷ lệ HCCH rối loạn 3 thành 
phần chiếm 61,8% (42/68 BN), rối loạn 4 
thành phần chiếm 27,9% và 5 thành phần 
chỉ chiếm 10,47%. 
- Dạng HCCH phối hợp 3 thành 
phần thường gặp là: “tăng glucose + tăng 
triglycerid + giảm HDL-C” (23,8%) và 
“tăng HA + tăng glucose + giảm HDL-C” 
(19,0%). Dạng HCCH phối hợp 4 thành 
phần thường gặp là “tăng huyết áp + tăng 
glucose + tăng triglycerid + giảm HDL-C” 
(57,9%) và “tăng glucose + tăng triglycerid 
+ giảm HDL-C + tăng vòng bụng” (21,1%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Cuộc, Lê Thị Ngọc 
Hân, Nguyễn Duy Toàn, et al. (2014), 
“Nghiên cứu đặc điểm HCCH theo NCEP 
ATP III ở bệnh nhân BTTMCB mạn tính “, 
Tạp chí dược học quân sự, 3/2014, tr. 77 
- 84.
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 15 - 9/2018 
14
2. Cao Đình Hưng, Hồ Thượng 
Dũng (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm 
HCCH trên bệnh nhân mắc bệnh mạch 
vành mạn”, Y Học Tp Hồ Chí Minh, Phụ 
bản số 1 (tập 15), tr. 148-154.
3. Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Thị 
Bích Thuận (2014), “Nghiên cứu đặc điểm 
HCCH ở bệnh nhân BTTMCB “, Tạp chí y 
dược học - trường Đại học y dược Huế, số 
21, tr. 29-38.
4. Phạm Tú Quỳnh, Châu Ngọc 
Hoa (2010), “Sự liên quan giữa HCCH và 
mức độ tổn thương động mạch vành”, Tạp 
chí Tim mạch học.
5. Farzaneh Montazerifar et al 
(2016), “The Prevalence of Metabolic 
Syndrome in Coronary artery disease 
patients”, Cardiol Res, 7(6), pp. 202-208.
6. Fruchart J.C, Nierman M.C, 
Stroes E.S.G, et al. (2004), “New risk 
factors for atherosclerosis and patient risk 
assessment”, Circulation, 109 (suppl 3), 
pp. 15-19.
7. Solymoss BC, MG Bourassa 
(2003), “Incidence and clinical 
characteristics of the metabolic syndrome 
in patients with coronary artery disease”, 
Coronary Artery Disease, 14 (3), pp. 207-
212.
8. Tariq Ashraf, Muhammad AM, 
MS Talpur (2011), “Frequence of metabolic 
syndrome in patients with ischaemic heart 
disease”, JPMA, 61, pp. 729-732.
9. Varun S, Anith KM, C’ 
Yoganathan, et al. (2017), “Prevalence 
of metabolic syndrome in patients with 
premature coronary artery disease proven 
by coronary angiogram”, International 
Journal of Research in Medical Science, 5 
(11), pp. 5021-24.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ty_le_va_dac_diem_hoi_chung_chuyen_hoa_o_benh_nha.pdf