Nghiên cứu tổng quan về tuabin gió và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của tuabin

Đầu tư vào phát triển bền vững năng lượng tái tạo, trong đ) c) năng lượng gi) để kịp thời tạo nguồn bổ sung điện năng

đang là hướng đi đầy tiềm năng và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Chính vì vậy, việc xem xét khai thác nguồn

năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới sẽ c) ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và bảo vệ môi

trường. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, tìm hiểu về Tuabin gi), lựa chọn các thông số kỹ thuật, vị trí l,p đặt, chưa được đánh giá, tính

toán kỹ càng dẫn đến một số dự án khi triển khai còn lãng phí tiềm năng và chi phí dẫn đến hiệu quả của dự án không cao. Bài

báo trình bày kết quả nghiên cứu một cách tổng quan về Tuabin gi) và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của tuabin gi) để

các nhà đầu tư xem xét nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án điện gi).

pdf 5 trang kimcuc 6000
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tổng quan về tuabin gió và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của tuabin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tổng quan về tuabin gió và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của tuabin

Nghiên cứu tổng quan về tuabin gió và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của tuabin
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Journal of Science of Lac Hong University
Special issue (11/2017), pp. 21-25
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng
Số đặc biệt (11/2017), tr.21-25
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TUABIN GIÓ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH 
HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG ĐIỆN CỦA TUABIN
Study the overview of wind turbines and the factors that affect the power 
output of the turbine
Nguyễn Văn Đoài
doaidhqb@gmail.com
Khoa kỹ thuật – Công nghệ, Trường Đại học Quảng Bình
Đến tòa soạn: 08/09/2017; Chấp nhận đăng: 22/09/2017
Tm tt. Đầu tư vào phát triển bền vững năng lượng tái tạo, trong đ c năng lượng gi để kịp thời tạo nguồn bổ sung điện năng 
đang là hướng đi đầy tiềm năng và nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ. Chính vì vậy, việc xem xét khai thác nguồn 
năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới sẽ c ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và bảo vệ môi 
trường. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, tìm hiểu về Tuabin gi, lựa chọn các thông số kỹ thuật, vị trí lp đặt, chưa được đánh giá, tính 
toán kỹ càng dẫn đến một số dự án khi triển khai còn lãng phí tiềm năng và chi phí dẫn đến hiệu quả của dự án không cao. Bài 
báo trình bày kết quả nghiên cứu một cách tổng quan về Tuabin gi và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của tuabin gi để 
các nhà đầu tư xem xét nhằm nâng cao hiệu quả của các dự án điện gi.
Từ khóa: Tuabin; Tiêu chuẩn IEC; Năng lượng; Công suất; Sản lượng
Abstract. Sustainable investment and development of renewable energy, including wind energy to timely additional power source 
is a potential direction and received special attention of the Government. The exploitation of renewable energy sources is extremely 
important in terms of economic, social, energy security and environmental protection. However, the study, learn about wind 
turbine, selection of technical parameters, installation location, has not been evaluated, carefully calculated leading to some 
projects when deploying potential waste and The cost of project effectiveness is not high. This article presents the results of an 
overview of wind turbines and the factors that affect the wind turbine's power output so that investors mistakenly improve the 
efficiency of wind power projects.
Keywords: Tuabin; IEC standard; Energy, Power; Electricity output
1. ĐĂT VÂN ĐỀ
Xu thế phát triển năng lượng điện gió đang trở thành trào lưu 
của nhiều quốc gia trên thế giới nhất là các nước phát triển và 
những nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng lượng Kinh nghiệm 
thực tiễn của Đức, Ấn Độ, Trung Quốc sẽ là bài học cho phát 
triển điện gió ở Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển 
năng lượng gió. Theo báo cáo của Viện Năng lượng thì tiềm 
năng năng lượng gió của Việt Nam tập trung nhiều nhất tại vùng 
duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các đảo[5].
Đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) cũng cho thấy khoảng 
8% lãnh thổ của Việt Nam có tiền năng về năng lượng gió, cao 
hơn hẳn so với các nước trong khu vực [4].
Hiện tại, Việt Nam có tất cả 20 dự án điện gió với dự kiến sản 
xụất 20 GW. Nguồn điện gió này sẽ kết nối với hệ thống điện 
lưới quốc gia và sẽ được phân phối và quản lý bởi Tổng Công 
ty Điện lực Việt Nam [4]. 
Việc nghiên cứu triển khai năng lượng gió ở Việt Nam đã đi 
những bước đầu tiên. Nhưng về cơ bản, sự phát triển năng lượng 
gió trong nước còn nhỏ lẻ, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng 
to lớn của Việt Nam. 
Với xu thế phát triển những nguồn năng lượng “xanh” vì một 
tương lai “xanh” của Việt Nam và của toàn nhân loại, việc 
nghiên cứu tiềm năng của các khu vực và tính toán lựa chọn các 
thông số kỹ thuật của Tuabin gió cho phù hợp để xây dựng Nhà 
máy Điện gió tại các vùng có tiềm năng gió là rất cần thiết.
Hình 1. Bản đồ phân bố tốc độ gió trung bình của Việt Nam
[5]
Nguyễn Văn Đoài
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
2. TỔNG QUAN VỀ THIẾT BỊ TUABIN GIÓ
2.1 Cấu tạo chung của Tuabin gi
Thiết bi tua bin gió bao gồm các phần chính sau: [3]&[10]
- Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió và truyền dữ liệu tốc 
độ gió tới bộ điểu khiển.
- Cánh quạt (Blades): Gió thổi qua các cánh quạt và là nguyên 
nhân làm cho các cánh quạt chuyển động và quay.
- Bộ hãm (Brakes): Dùng để dừng rotor trong tình trạng khẩn 
cấp bằng điện, bằng sức nước hoặc bằng động cơ.
- Bộ điều khiển (Controller): Bộ điều khiển sẽ khởi động động 
cơ ở tốc độ gió khoảng 2m/s đến 3m/s và tắt động cơ khoảng 
25m/s bởi vì các máy phát này có thể phát nóng.
- Hộp số (Gear box): Bánh răng được nối với trục có tốc độ 
thấp với trục có tốc độ cao và tăng tốc độ quay từ 30 đến 60 
vòng/ phút lên 1200 đến 1500 vòng/ phút, tốc độ quay là yêu cầu 
của hầu hết các máy phát điện sản xuất ra điện. Bộ bánh răng 
này rất đắt tiền, nó là một phần của bộ động cơ và tuabin gió.
Hình 2. Mô phỏng các bộ phận của tuabin gió [10]
Hiện nay, trên thế giới có hai công nghệ phổ biến là loại có 
hộp số và không có hộp số, tùy thuộc vào ưu điểm và bí mật 
công nghệ mà các hãng lựa chọn, chế tạo thiết bị cho riêng mình.
+ Loại có hộp số: dùng cho máy phát bình thường (chuyển đổi 
vòng quay lên, tùy thuộc thiết kế có số cặp cực).
+ Loại không có hộp số: dùng cho máy phát kích từ bằng nam 
châm vĩnh cửu (Trục Rotor chuyền thẳng đến trục máy phát, 
vòng quay tùy thuộc thiết kế số cặp cực, số cực càng lớn thì vòng 
quay càng thấp)
- Máy phát (Generator): Máy phát làm nhiệm vụ biến đổi 
năng lượng cơ học của rotor thành năng lượng điện. Ở các tua 
bin thường sử dụng các máy phát đồng bộ lẫn máy phát không 
đồng bộ. Đối với các tua bin cỡ công suất từ vài trăm kW tới vài 
MW thông thường phát dòng điện 3 pha AC với điện áp từ 400V 
đến 1000V.
- Trục truyền động của máy phát ở tốc độ cao (High-speed 
shaft)
- Trục quay tốc độ thấp (Low-speed shaft)
- Vỏ (Nacelle): Bao gồm rotor và vỏ bọc ngoài, toàn bộ được 
dặt trên đỉnh trụ và bao gồm các phần: hộp số, trục truyền động 
tốc độ cao và thấp, máy phát, bộ điều khiển và bộ hãm. Vỏ bọc 
ngoài dùng bảo vệ các thành phần bên trong vỏ. Một số vỏ phải 
đủ rộng để một kỹ thuật viên có thể đứng bên trong trong khi 
làm việc.
- Bước răng (Pitch):Cánh được xoay hoặc làm nghiêng một ít 
để giữ cho rotor quay trong gió không quá cao hay quá thấp để 
tạo ra điện.
- Rotor: Bao gồm các cánh quạt và trục.
Hiện nay rotor 3 cánh quạt được sử dụng rộng rãi trên 
thế giới, điều này do các yếu tố sau đây:
+ Hiệu suất: Hiệu suất cao hơn các loại khác đối với 
vận tốc gió từ 6m/s đến 8m/s.
+ Về lý thuyết thì hiệu suất tăng lên cùng với số cánh 
quạt. Nếu như tăng số cánh quạt từ 2 lên 3 thì hiệu suất 
sẽ tăng lên vào khoảng 3% đến 4%. Tuy nhiên nếu tăng 
số cánh quạt lên 4 thì hiệu suất chỉ tăng thêm từ 1% đến 
2%.
+ Đối với các đặc tính về tải cũng như khí động học 
của các loại tua bin có 3 cánh quạt thì các thiết bị này có 
một sự phân bố đồng đều hơn về trọng lực cũng như lực 
khí động học trên toàn bộ chu vi của rotor.
+ Cánh quạt của một tua bin có công suất từ 1MW đến 
2,5MW thường có chiều dài 25m đến 65m. Các cánh quạt 
này ở mỗi vòng quay sẽ chịu những tải trọng rất khác 
nhau phụ thuộc vào vận tốc gió. Cánh quạt được làm từ 
nhựa tổng hợp với sợi thuỷ tinh hoặc sợi carbon, chịu lực 
tốt.
+ Cấu trúc của cánh quạt cho tua bin gió có 2 loại: stall 
(cố định) và Pitch (điều khiển xoay góc hứng gió )
· Loại Stall thường thiết kế cho các tua bin công suất 
thấp ( ≤ 300 kW)
· Loại Pitch thiết kế cho các tua bin có công suất cao 
hơn ( ≥ 500 kW)
+ Điều khiển cánh quạt:
Đối với các Rotor có cánh quạt điều khiển theo kiểu 
“Pitch“ thì vị trí của các cánh quạt có thể được điều khiển 
nhờ vào một động cơ điện ở trục quay. Bộ điều khiển điện 
tử sẽ đo thường xuyên công suất đầu ra của thiết bị ở một 
tải trọng danh nghĩa. Nếu như giá trị đo quá cao hoặc quá 
thấp thì các cánh quạt sẽ được điều khiển quay hướng vào 
hoặc hướng ra khỏi hướng gió một cách tương ứng (Tốc 
độ điều chỉnh góc của cánh là 50/s ).
+ Thông qua việc điều chỉnh cánh quạt này có thể đảm 
bảo được rằng các cánh quạt luôn nằm ở một góc đúng 
đắn hợp lý nhất và do đó có thể đạt được một sự tối ưu 
về lượng điện năng tạo ra.
+ Khi vận tốc gió vượt giới hạn theo thiết kế thì bộ 
phận điều khiển cánh tự động điều chỉnh góc của cánh trở 
về bằng 900 (song song với hướng gió) đồng thời kết hợp 
với hệ thống phanh để rotor ngừng quay. Rotor sẽ tự động 
ngừng quay với 2 mức: Nếu vận tốc gió tăng lên khoảng 
25 m/s không quá 10 phút hoặc 35 m/s không quá 2 giây.
- Trụ đỡ (Tower): Được làm bằng thép hình trụ hoặc 
thanh dằn bằng thép. Bởi vì tốc độ gió tăng lên nếu trụ 
càng cao, trụ đỡ cao hơn để thu được năng lượng gió 
nhiều hơn và phát ra điện nhiều hơn.
- Wind vane: Để xử lý hướng gió và liên lạc với “yaw 
drive” để định hướng tua-bin gió.
- Yaw drive: Dùng để giữ cho rotor luôn luôn hướng 
về hướng gió chính khi có sự thay đổi hướng gió.
- Yaw motor: Động cơ cung cấp cho “yaw drive” định 
được hướng gió.
2.2 Các kiểu tua-bin gi hiện nay
Các tua-bin gió hiện nay được chia thành hai loại:
Một loại theo trục đứng giống như máy bay trực 
thăng.
Một loại theo trục ngang.
Các loại tua-bin gió trục ngang là loại phổ biến có 2 
hay 3 cánh quạt. Tua-bin gió 3 cánh quạt hoạt động theo 
chiều gió với bề mặt cánh quạt hướng về chiều gió đang 
Nghiên cứu tổng quan về Tuabin gió và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của Tuabin
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
thổi. Ngày nay, tua-bin gió 3 cánh quạt được sử dụng rộng rãi.
2.3 Công suất các loại tua-bin gi
Dãy công suất tua-bin gió từ 50 kW tới công suất lớn hơn cỡ 
vài MW thường được tập hợp thành một nhóm những tua-bin 
với nhau trong một trại gió ( Nhà máy điện gió) và nó sẽ cung 
cấp điện năng cho lưới điện.
Các tua-bin gió loại nhỏ có công suất dưới 50 kW được sử 
dụng cho gia đình. Viễn thông hoặc bơm nước, đôi khi cũng 
dùng để nối với máy phát điện diesel, pin và hệ thống quang 
điện. Các hệ thống này được gọi là hệ thống lai gió và điển hình 
là sử dụng cho các vùng sâu vùng xa, những địa phương chưa có 
lưới điện, những nơi mà mạng điện không thể nối tới các khu 
vực này.
2.4 Nguyên lý hoạt động của các tua-bin gi [3]
Các tua-bin gió tạo ra điện như thế nào? Một cách đơn 
giản là một tua-bin gió làm việc trái ngược với một máy 
quạt điện, thay vì sử dụng điện để tạo ra gió như quạt điện 
thì ngược lại tua-bin gió lại sử dụng gió để tạo ra điện.
Các tua-bin gió hoạt động theo một nguyên lý rất đơn 
giản. Năng lượng của gió làm cho 2 hoặc 3 cánh quạt 
quay quanh một rotor. Mà rotor được nối với trục chính 
và trục chính sẽ truyền động làm quay trục quay máy phát 
để tạo ra điện.
Các tua-bin gió được đặt trên trụ cao để thu hầu hết 
năng lượng gió. Ở độ cao trên 30m so với mặt đất thì các 
tua-bin gió thuận lợi: Tốc độ nhanh hơn và ít bị các luồng 
gió bất thường.
Hình 3. Sơ đồ nguyên lý phát điện của tuabin gió 
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG 
ĐIỆN CỦA TUABIN GIÓ
3.1 Cách xác định sản lượng điện của một tuabin
Năng lượng gió là một hàm của tốc độ và khối lượng không 
khí. Khi tốc độ gió cao thì năng lượng gió lớn. Mối quan hệ giữa 
khối lượng, tốc độ không khí và năng lượng gió được thể hiện 
bởi phương trình động năng[1]: 
(1)
Khối lượng của không khí được xác định bằng công thức:
(2)
Diện tích cản gió của cánh quạt được xác định bằng công 
thức:
2. RF = (3)
Thay (2) và (3) vào (1) ta có: 
(4)
Trong đó:
Eg – Năng lượng gió (J)
m – Khối lượng của không khí (kg)
V – Vận tốc của không khí ( m/s)
r - Mật độ không khí (kg/m3)
F – Diện tích không khí đi qua (Diện tích cản gió của cánh 
quạt) (m2)
R – Bán kính cánh quạt của Tuabin(m)
t – Thời gian tính toán (s)
Vậy công suất gió của một tuabin được tính theo công 
thức[1]: 
(5)
Ta thấy, năng lượng tỷ lệ bậc 3 với tốc độ gió nên cần 
phải đặc biệt quan tâm đến vị trí đặt Tuabin để thu được 
tốc độ gió lớn [8].
(6)
V(z): Vận tốc gió ở độ cao z (m/s)
V(zr): Vận tốc gió ở độ cao zr tham khảo (m/s)
α: hệ số mũ, thay đổi theo độ mấp mô bề mặt (là một 
đại lượng đo của lực ma sát bởi gió thổi ngang qua mặt 
đất) [9].
Qua đó, ta thấy việc lựa chọn vị trí và cao độ lắp đặt 
của Tuabin gió ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện thu 
được.
Ngoài ra, Công suất điện thu được của một tuabin gió 
còn phụ thuộc vào công nghệ của tuabin, hay hệ số công 
suất (hiệu suất) của tuabin. Do đó công suất điện thực tế 
của Tuabin được xác định theo công thức:
(7)
Trong đó, PR - Công suất thực tế
– Hệ số công suất (Hiệu suất) của tuabin là 
một hàm của tỷ số tốc độ g và góc điều chỉnh cánh quạt
b. 
Tỷ số tốc độ g được định nghĩa bởi: 
Nguyễn Văn Đoài
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
(8)
Trong đó: w - Vận tốc gốc của cánh quạt. 
Hiệu suất tổng cộng của một Tuabin = Hiệu suất Rotor x Hiệu 
xuất truyền động x Hiệu suất máy phát x Điều kiện về gió.....[2]
Vì vậy, một Tuabin gió được thiết kế hoàn chỉnh tương đối 
tốt thì cũng chỉ nhận được khoảng 30% đến 40% Tổng năng 
lượng của tiềm năng gió.
Từ những phân tích trên ta có thể xác định được sản lượng 
điện trung bình trong năm:
(9)
Trong đó:
AE (MWh/tuabin) - Sản lượng điện thực tế hằng năm trên 1 
tuabin
CF: Hệ số công suất
T (h/năm): Số giờ vận hành trong năm
3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện
- Sản lượng điện của một Tuabin gió phụ thuộc vào các yếu 
tố sau:
+ Tỷ lệ bậc 3 với tốc độ gió 
+ Phụ thuộc vào độ mấp mô bề mặt, hay lực ma sát của gió 
thổi qua mặt đất nơi lắp đặt tuabin gió
+ Phụ thuộc vào hệ số công suất của tuabin hay phụ thuộc 
vào chủng loại của tuabin (Hãng sản xuất)
+ Phụ thuộc vào độ cao của trụ tuabin và diện tích cản gió 
của cánh quạt (hay còn gọi là thông số kỹ thuật của tuabin).
3.3 Kết quả mô phỏng
Để làm rõ hơn những vấn đề đã nghiên cứu lý thuyết, tác giả 
sử dụng phần mềm Windpro Version 2.7.490 [7] để tính toán 
sản lượng điện của một số loại Tuabin khác nhau đối với tiềm 
năng gió của khu vực Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Tỉnh 
Quảng Trị [6].
Dựa vào file số liệu gió đo được ở 60m và tọa độ vùng khảo 
sát, sau khi đưa vào phần mềm Windpro tính toán ta thu được 
tiềm năng gió khu vực ở độ cao 80m [3]:
Hình 4. Bản đồ tiềm năng gió khu vực ở độ cao 80m [6]
Nhận xét: 
Từ bản đồ này ta thấy, tốc độ gió tại độ cao 80m tại các vị trí 
khác nhau có độ chênh lệch khác nhau, chính vì vậy để đạt sản 
lượng điện tối ưu ta cần bố trí cột tuabin gió vào các vị trí có gió 
cao nhất (ở đây ta sẽ bố trí tuabin vào vị trí đánh dấu X). Với: 
P (MWh/tuabin): Sản lượng điện thực tế hằng năm 
trên 1 tuabin
CF: Hệ số công suất
T (h/năm): Số giờ vận hành trong năm
WTGs: Máy phát tuabin gió (Wind Tuabin 
Generator)
Bảng 1. Tổng hợp kết quả tính toán sản lượng điện cho 
các loại tuabin khác nhau [3]
Loại 
tuabin
Thông số 
chính tuabin
P 
(MWh)
T
(h/năm)
CF 
(%)
W2E 2.0MW; 
h=85m; 
d=100m
9.880 3.092 35,3
Gamesa 
2.5
2,5MW; 
h=85m; 
d=114m
11.541,5 2.812 32,1
Vestas 
V100
2.0MW; 
h=80m; 
d=100m
9.182,5 2.807 32,0
GE 2.0 2.0MW; 
h=80m; 
d=116m
10.682,4 3.049 35,5
Suzlon 2.1MW; 
h=80m; d=88m
9.088,9 2.555 29,1
Nguồn: Trích từ kết quả tính toán trong chương trình 
WindPro
h: độ cao trụ tuabin 
d: đường kính cánh quạt tuabin
Nhận xét: Nếu cùng chung tọa độ lắp đặt, phương án 
tuabin Ge 2.0 (2MW) có hệ số CF và số giờ phát điện cao 
nhất. Do đó kiến nghị sử dụng loại tuabin Ge 2.0(2MW) 
cho vùng gió Hướng Phùng sẽ đem lại sản lượng điện tối 
ưu nhất.
4. KẾT LUN
Từ công thức xác định sản lượng điện của Tuabin gió 
Bài báo đã đánh giá được những yếu tố chính ảnh hưởng 
đến sản lượng điện. Để thấy rằng việc lựa chọn chủng 
loại và vị trí lắp của Tuabin gió phù hợp với tiềm năng 
gió sẽ quyết định rất lớn đến hiệu quả của các dự án đầu 
tư xây dựng nhà máy điện gió.
Tác giả đã tính toán sản lượng điện với nhiều chủng 
loại Tuabin khác nhau tại cùng một vị trí lắp đặt để chứng 
minh rằng:
Sản lượng điện của một Tuabin gió phụ thuộc vào:
+ Hệ số công suất của tuabin hay phụ thuộc vào chủng 
loại của tuabin( Hãng sản xuất)
+ Độ cao của trụ tuabin và diện tích cản gió của cánh 
quạt (hay còn gọi là thông số kỹ thuật của tuabin).
Kết quả đạt được đã chứng minh đúng những gì tác giả 
đã nghiên cứu lý thuyết.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS. TS Nguyễn Thượng Bằng, KS Phạm Đức Cường, Bài 
báo khoa học, “Xây dựng thuật toán và chương trình tính 
toán năng lượng gió ở Việt Nam và đánh giá hiệu quả”, Tạp 
chí khoa học công nghệ xây dựng, Số 10 tháng 9/2011, 8 
trang (từ 42 đên 50).
[2] ThS. Nguyễn Văn Đoài, Bài báo khoa học, “Nghiên cứu lựa 
chọn phương án xây dựng để tuabin gió đạt sản lượng điện 
Nghiên cứu tổng quan về Tuabin gió và các yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng điện của Tuabin
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
tối ưu”, Tạp chí KH&CN Đại học Đà Nẵng, Số 9(106), 2016.
[3] ThS. Nguyễn Văn Đoài, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, 
“Nghiên cứu, tính chọn thông số kỹ t huật của tuabin phù hợp với
tốc độ gió tại khu vực trung trung bộ nhằm đạt sản lượng điện tối 
ưu” Trường Đại Học Quảng Bình, năm 2016.
[4] Ngân hàng thế giới, Chiến lược phát triển ngành Điện - Quản lý 
tăng trưởng và cải cách, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, 2006.
[5] Báo cáo quy hoạch của viên Năng lượng về Tiềm năng năng lượng 
gió của Việt Nam .
[6] Số liệu đo gió thực tế của cột đo gió lắp đặt tại khu vực xã Hướng 
Phùng, huyện Hướng Hóa,tỉnh Quảng Trị.
[7] Phần mềm tính toán số liệu gió Windpro Version 2.7. 490.
[8] Tiêu chuẩn IEC 61400-1 “Design requiremens”, 2005.
[9] Tiêu chuẩn IEC 61400-12-1 “Power performance 
measurements of electricity producing wind tuabins”.
[10]
nghe/nguyen-ly-lam-viec-cua-tuabin-gio.html
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Nguyễn Văn Đoài
Sinh năm 1979, tại Hải Ba, Hải Lăng, Quảng Trị. Học và tốt nghiệp Đại học tại
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, chuyên nghành thiết bị điện, điện tử. Từ năm
2012 đến 2014: Học và tốt nghiệp Thạc sỹ tại Đại học Đà Nẵng, chuyên ngành
Tự Động Hóa- Từ năm 2011 đến nay công tác tại khoa Kỹ thuật công nghệ,
Trường Đại Học Quảng Bình. Chưc vụ hiện tại: Trưởng Bộ môn Điện - Kỹ thuật.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tong_quan_ve_tuabin_gio_va_cac_yeu_to_anh_huong_d.pdf