Nghiên cứu tình trạng di căn hạch cổ trong ung thư biểu mô tuyến giáp

Mục tiêu: 1) Xác định tỉ lệ di căn hạch cổ trong ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hóa (UTBMTGBH); 2)

Tìm hiểu mối liên quan giữa u nguyên phát và tình trạng di căn hạch vùng cổ trong UTBMTGBH.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện ở 56 trường hợp UTBMTGBH đã được chẩn

đoán xác định bằng xét nghiệm mô bệnh học tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2008 đến tháng

12/2014.

Kết quả: 1) Tỉ lệ di căn hạch cổ là 52,8%. Tỉ lệ di căn hạch nhóm VI là cao nhất (90,9%); tỉ lệ di căn ở nhóm

hạch V thấp nhất (7,4%) và không thấy di căn ở hạch nhóm I. Không thấy mối liên quan với tuổi. 2)

UTBMTGBH thường di căn vào hạch cổ cùng bên với khối u (64,6%). Tỉ lệ bệnh nhân có di căn hạch cổ khi u

mới ở giai đoạn T1 khá cao (52,1%).

Kết luận: Tỉ lệ di căn hạch cổ trong UTBMTGBH khá cao (52,8%). Thường gặp di căn nhóm VI và di căn

hạch cổ cùng bên. Hay gặp di căn hạch khi u ở giai đoạn T1. Tỉ lệ di căn hạch cổ tỉ lệ thuận với kích thước u và

hạch. Không thấy mối liên quan giữa tuổi và di căn hạch.

pdf 7 trang kimcuc 7160
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tình trạng di căn hạch cổ trong ung thư biểu mô tuyến giáp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tình trạng di căn hạch cổ trong ung thư biểu mô tuyến giáp

Nghiên cứu tình trạng di căn hạch cổ trong ung thư biểu mô tuyến giáp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
 78
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG DI CĂN HẠCH CỔ 
TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN GIÁP 
Đào Anh Tuấn*, Trịnh Tuấn Dũng* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: 1) Xác định tỉ lệ di căn hạch cổ trong ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hóa (UTBMTGBH); 2) 
Tìm hiểu mối liên quan giữa u nguyên phát và tình trạng di căn hạch vùng cổ trong UTBMTGBH. 
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện ở 56 trường hợp UTBMTGBH đã được chẩn 
đoán xác định bằng xét nghiệm mô bệnh học tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108 từ tháng 6/2008 đến tháng 
12/2014. 
Kết quả: 1) Tỉ lệ di căn hạch cổ là 52,8%. Tỉ lệ di căn hạch nhóm VI là cao nhất (90,9%); tỉ lệ di căn ở nhóm 
hạch V thấp nhất (7,4%) và không thấy di căn ở hạch nhóm I. Không thấy mối liên quan với tuổi. 2) 
UTBMTGBH thường di căn vào hạch cổ cùng bên với khối u (64,6%). Tỉ lệ bệnh nhân có di căn hạch cổ khi u 
mới ở giai đoạn T1 khá cao (52,1%). 
Kết luận: Tỉ lệ di căn hạch cổ trong UTBMTGBH khá cao (52,8%). Thường gặp di căn nhóm VI và di căn 
hạch cổ cùng bên. Hay gặp di căn hạch khi u ở giai đoạn T1. Tỉ lệ di căn hạch cổ tỉ lệ thuận với kích thước u và 
hạch. Không thấy mối liên quan giữa tuổi và di căn hạch. 
Từ khóa: Tuyến giáp, ung thư biểu mô tuyến giáp biệt hóa, di căn hạch cổ. 
SUMMARY 
RESEARCH ON CERVICAL LYMPH NODE METASTASIS IN THYROID CANCER 
Dao Anh Tuan, Trinh Tuan Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 5 - 2015: 78 - 84 
Aims: 1) To identify the rate of cervical lymph node metastasis in differentiated thyroid carcinoma; 2) To 
study the relationship between thyroid tumors and cervical lymph node metastasis in differentiated thyroid 
carcinoma. 
Patients and methods: Study on 56 patients with differentiated thyroid carcinoma diagnosed by 
histopathological examination at the 108 Military Central Hospitals from June 2009 to December 2014. 
Results: 1) The rate of cervical lymph node metastasis is 52.8% and highest at group VI (90.9%), lowest at V 
group (7.4%) and not at group I. The rate of cervical lymph node metastasis is not relative with age. 2) Metastasis 
is more common at the ipsilateral cervical lymph nodes with tumor (64.6%) and at T1 staging of tumor (52.1%). 
Conclusions: Cervical lymph node metastasis are quite high (52.8%), common in group VI, T1 staging and 
with ipsilateral tumor. Cervical lymph node metastasis is directly proportion with tumor and size of lymph nodes. 
Key words: Thyroid, differentiated thyroid carcinoma, cervical lymph node metastasis. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư biểu mô tuyến giáp (UTBMTG) 
chiếm khoảng 90% các loại ung thư của hệ nội 
tiết(6). Tại Mỹ, năm 2014 có khoảng 62.980 ca mới 
mắc, nam nhiều hơn nữ từ 2 đến 3 lần. Tại Việt 
Nam, tần suất mắc bệnh này vào khoảng 
2/100.000 dân đối với nam giới; còn đối với nữ 
giới tỉ lệ mắc còn cao hơn (gấp 2 đến 3 lần nam). 
Bệnh chiếm 7,5-10% các loại ung thư được chẩn 
đoán, hiếm gặp ở trẻ em, hay gặp ở nữ giới với 
đỉnh cao của bệnh xung quanh 49 tuổi(10). 
Về mô bệnh học (MBH), khoảng 90% 
* Khoa Giải phẫu bệnh - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
Tác giả liên lạc: BS Đào Anh Tuấn ĐT: 0962691984 Email: mdtuanbac@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
 79
UTBMTG là loại biệt hóa (bao gồm thể nhú và 
thể nang); 10% còn lại là thể tủy và không biệt 
hóa. UTBMTG loại biệt hóa có tiên lượng khá tốt, 
với tỉ lệ sống trên 5 năm và 10 năm tương ứng là 
95% và 90%(3). Tuy nhiên, di căn hạch cổ lại rất 
hay gặp, chiếm khoảng 50% số bệnh nhân được 
chẩn đoán lần đầu(12,13). 
Về điều trị, theo khuyến cáo của Tổ chức 
Nghiên cứu ung thư Hoa kỳ, phẫu thuật cắt bỏ 
toàn bộ tuyến giáp, nạo vét hạch cổ kết hợp với 
điều trị hỗ trợ bằng I131 là lựa chọn hàng đầu với 
UTBMTG thể biệt hóa(2). Theo Hội Ung thư Hoa 
Kỳ, nếu UTBMTG thể nhú và thể nang được 
điều trị đúng thì tỉ lệ sống trên 5 năm là gần 
100% đối với giai đoạn I và giai đoạn II, tỉ lệ sống 
chung 25 năm là trên 90%. 
Để xác định UTBMTG và tình trạng di căn 
hạch cổ có nhiều cách như thăm khám lâm 
sàng, siêu âm, chẩn đoán hình ảnh Tuy 
nhiên, chẩn đoán chính xác nhất thì phải dựa 
vào xét nghiệm MBH hay xét nghiệm tế bào 
bằng chọc hút kim nhỏ. Trên thế giới cũng 
như ở Việt Nam, đã có khá nhiều đề tài nghiên 
cứu về UTBMTG, nhưng còn ít thấy những 
nghiên cứu sâu về di căn hạch trong 
UTBMTG. Vì vậy, đề tài này nghiên cứu này 
nhằm hai mục tiêu chính sau: 
1. Xác định tỉ lệ di căn hạch vùng cổ trong ung 
thư biểu mô tuyến giáp. 
2. Tìm hiểu một số mối liên quan giữa u nguyên 
phát và tình trạng di căn hạch trong ung thư biểu mô 
tuyến giáp 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện ở 56 bệnh nhân 
UTBMTG thể biệt hoá đã được điều trị cắt hoàn 
toàn tuyến gáp, vét hạch cổ và chẩn đoán xác 
định bằng MBH tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ 
tháng 6/2008 - 12/2014. 
Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện theo phương 
pháp mô tả, cắt ngang, tiến cứu. 
 Cách thức tiến hành: 
- Với bệnh phẩm tuyến giáp sau phẫu thuật: 
Mô tả kĩ về số lượng, vị trí u, hình thái đại thể, 
kích thước, mật độ, diện cắt của khối u. Chọn 
vùng tổn thương, cố định toàn bộ trong dung 
dịch formol 10% đệm trung tính, xử lý bằng máy 
tự động, sau đó được vùi paraffin, cắt nhiều 
mảnh với độ dày 3-4µm, nhuộm theo phương 
pháp HE. 
- Với bệnh phẩm hạch: Phẫu tích cho sạch 
mỡ xung quanh hạch, đo kích thước theo đường 
kính lớn nhất, đánh số theo các nhóm hạch cụ 
thể và sau đó xử lý như với bệnh phẩm u. Quan 
sát dưới kính hiển vi quang học với các độ 
phóng đại khác nhau, đánh giá và phân type 
MBH theo TCYTTG năm 2004, ngoài ra xác định 
các chỉ tiêu khác như: 
+ Số lượng hạch vét được (nhiều nhất, ít 
nhất, trung bình). 
+ Kích thước hạch (lớn nhất, nhỏ nhất, 
trung bình). 
+ Số lượng và kích thước hạch di căn (nhiều 
nhất, ít nhất, trung bình). 
+ Số lượng và kích thước hạch không di căn. 
+ Đánh giá giai đoạn u theo AJCC (2010). 
Xử lý số liệu: 
Bằng phần mềm SPSS 16.0 với các thuật toán 
thống kê phù hợp. 
 KẾT QUẢ 
Bảng 1. Phân bố u theo vị trí ở tuyến giáp 
Vị trí Số bệnh nhân Tỉ lệ % 
Thùy phải 29 51,8 
Thùy trái 25 44,6 
Cả hai thùy 2 3,6 
Tổng số 56 100 
Nhận xét: Tỉ lệ u ở thùy phải và thùy trái 
tương tự nhau (p>0,05). Chỉ có 2/56 bệnh nhân có 
u ở cả 2 thùy (3,6%). 
Bảng 2. Phân bố các khối u nguyên phát theo kích 
thước 
Kích thước u Số lượng u Tỉ lệ % 
< 10mm 15 26,8 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
 80
Kích thước u Số lượng u Tỉ lệ % 
10 - 20mm 28 50,0 
> 20mm 13 23,2 
Tổng số 56 100 
Nhận xét: U có kích thước tự 10-20mm chiếm 
tỉ lệ cao nhất (50%). Tỉ lệ các khối u với kích 
thước 20mm khác nhau không có ý 
nghĩa thống kê (26,8% so với 20,4%) (p>0,05). 
Bảng 3. Phân bố các type MBH của u trong nghiên 
cứu 
Type mô bệnh học Số bệnh nhân Tỉ lệ % 
Thể nhú 53 94,6 
Thể nang 3 5,4 
Tổng số 56 100 
Nhận xét: Trong số 57 bệnh nhân nghiên cứu 
thì hầu hết là type nhú (94,6%%), type nang chỉ 
chiếm 5,4%. 
Bảng 4. Phân bố bệnh nhân và tỉ lệ di căn hạch theo 
giai đoạn T (n=48 bệnh nhân có di căn hạch) 
Giai đoạn U Số bệnh nhân (%) Số hạch di căn (%) 
T1 25 (52,1%) 157 (57,1%) 
T2 12 (25%) 49 (17,8%) 
T3 10 (20,8%)) 54 (19,6%) 
T4 1 (2,1%) 15 (5,5%) 
Tổng 48 (100%) 275 (100%) 
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân và tỉ lệ di căn 
hạch ở giai đoạn T1 chiếm tỉ lệ cao nhất (52,1% 
và 57,1%), thấp nhất là ở giai đoạn T4 (2,1% và 
5,5%). 
Bảng 5. Tỉ lệ bệnh nhân có và không có di căn hạch 
Tình trạng 
hạch 
Số bệnh nhân n (tỉ lệ 
%) 
Số hạch n (tỉ lệ 
%) 
Có di căn 48 (85,7%) 275 (52,8%) 
Không di căn 8 (14,3%) 246 (47,2%) 
Tổng số 56 (100%) 521 (100%) 
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân UTBMTG biệt hoá 
có di căn hạch rất cao (48/56 bệnh nhân, chiếm tỉ 
lệ 85,7%). Trong tổng số 521 hạch vét được, tỉ lệ 
hạch có di căn là 52,8%. 
Bảng 6. Tỉ lệ di căn hạch theo vị trí của u 
Vị trí hạch Số BN n (tỉ lệ %) Số hạch n (tỉ lệ %) 
Cùng bên với u 31 (64,6%) 148 (53,8%) 
Đối bên u 7 (14,6%) 48 (17,5%) 
Cả hai bên 10 (20,8%) 79 (28,7%) 
Tổng 48 (100%) 275 (100%) 
Nhận xét: Gần 2/3 số bệnh nhân có di căn 
hạch cùng bên với u (64,6%); số bệnh nhân có di 
căn hạch cả 2 bên là 35,4%. Tỉ lệ các hạch có di 
căn cùng bên u chiếm tới 53,8%. 
Bảng 7. Tỉ lệ di căn hạch theo nhóm hạch (n = 200 hạch) 
Nhóm
Số hạch 
I n (%) II n (%) III n (%) IV n (%) V n (%) VI n (%) 
Số hạch có di căn (n=87) 0 (0%) 17 (42,5%) 50 (56,8%) 8 (24,2%) 2 (7,4%) 10 (90,9%) 
Số hạch không di căn (n=113) 1 (100%) 23 (57,5%) 38 (43,2%) 25 (75,8%) 25 (93,6%) 1 (8,1%) 
Tổng (n=200) 1 (0,5%) 40 (20,0%) 88 (44,0%) 33 (16,5%) 27 (13,5%) 11 (5,5%) 
Nhận xét: Tỉ lệ di căn hạch nhóm VI là cao nhất (90,9%), sau đó đến các nhóm III (56,8%), nhóm II 
(42,5%), nhóm IV (24,2%) và thấp nhất là nhóm V (7,4%). Không thấy di căn hạch nhóm I. 
Bảng 8. Tỉ lệ di căn theo kích thước hạch 
 KT hạch Số hạch 20mm (Nhóm 5) 
Có di căn 39 (19,6%) 82 (58,9%) 93 (82,3%) 39 (86.7%) 22 (88%) 
Không di căn 160 (80,4%) 57 (41,1%0 20 (17,7%) 6 (13,3%) 3 (12%) 
Tổng (100%) 199 139 113 45 25 
Nhận xét: Nhóm hạch có kích thước >20mm 
có tỉ lệ di căn cao nhất (88%). Nhóm hạch từ 15-
20mm có tỉ lệ di căn hạch là 86,7%. Tỉ lệ di căn ở 
các nhóm hạch khác có thấp hơn, lần lượt là: 
nhóm kích thước 10-15mm có tỉ lệ di căn 82,3%; 
nhóm hạch kích thước từ 5-10mm có tỉ lệ di căn 
58,9% và nhóm hạch <5mm có tỉ lệ di căn thấp 
nhất là 19,6%. Như vậy, tỉ lệ hạch di căn tăng 
dần theo kích thước (Tuy nhiên có hạch đã di 
căn nhưng kích thước chỉ 1mm). 
Bảng 9 cho thấy tỉ lệ di căn hạch cao nhất ở 
nhóm tuổi từ 20-39 và 40-59 (61,1% và 33,8%). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
 81
Bảng 9. Phân bố tỉ lệ di căn hạch theo tuổi của bệnh 
nhân 
Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỉ lệ di căn hạch (%) 
< 20 1 2,9 
20 – 39 28 61,1 
40 – 59 22 33,8 
> 60 5 2,2 
Tổng 56 100% 
Bảng 10. Số hạch di căn trung bình theo kích thước u 
Kích thước u Số lượng u Số hạch di căn trung bình 
< 10mm 15 3,5 ± 3,9 
10 - 20mm 28 4.0 ± 4,3 
> 20mm 13 5,9 ± 5,5 
Nhận xét: Tỉ lệ di căn hạch có xu hướng tăng 
khi kích thước u tăng. Tuy nhiên sự khác biệt về 
tỉ lệ di căn hạch của 2 nhóm kích thước u <10mm 
và từ 10-20mm khác nhau không có ý nghĩa 
thống kê (p>0,05). Riêng số hạch di căn trung 
bình của nhóm kích thước u >20mm cao hơn so 
với 2 nhóm trên (p<0,05). 
 BÀN LUẬN 
Nghiên cứu 56 trường hợp UTBMTG loại 
biệt hoá được phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp 
và nạo vét hạch cổ, cho thấy: 
 Về đặc điểm của khối u 
Vị trí u 
Tỉ lệ u ở thùy phải và thùy trái tương tự 
nhau (51,8% và 44,6%) (p >0,05). Có 2/56 bệnh 
nhân (3,6%) xuất hiện u ở cả hai thùy. Có 2 bệnh 
nhân (3,6%) có u ở cả hai thùy nhưng bệnh nhân 
không xác định được khối nào có trước, khối nào 
có sau, cho thấy bệnh tiến triển khá thầm lặng, 
kín đáo, không rõ triệu chứng lâm sàng. 
Kích thước u 
Theo Yoav Y.(16), đường kính trung bình của 
u nguyên phát tại tuyến giáp là 2,2cm (dao động 
từ 0,3 đến 8cm). Các tác giả cũng đánh giá kích 
thước u theo giai đoạn TNM của AJCC như sau: 
Bệnh nhân có u ở giai đoạn T1 chiếm 48%, T2 
chiếm 19%, T3 chiếm 7% và T4a chiếm 15%; có 3 
trường hợp không xác định được kích thước u. 
Nghiên cứu của Suhdi và cs (2011) cho thấy kích 
thước u trung bình trong UTBMTG là 3,57cm ± 
2,42cm. U ở giai đoạn T1 chiếm 8,5%; giai đoạn 
T2 chiếm 40,4%; giai đoạn T3 chiếm 23,4% và 
giai đoạn T4 chiếm 27,7%(11). 
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy: kích thước u 
trung bình là 2,05 ± 1,23 (dao động từ 0,5 cho đến 
5cm); u có kích thước từ 10 - 20 mm chiếm tỉ lệ 
cao nhất (50%). Tỉ lệ các khối u với kích thước 
 20 mm khác nhau không có ý nghĩa 
thống kê (p>0,05). Khi đánh giá kích thước u 
theo giai đoạn TNM, chúng tôi thấy: tỉ lệ bệnh 
nhân được phát hiện u lần đầu ở giai đoạn T1 là 
nhiều nhất (29/56 bệnh nhân), chiếm 51,8%); u ở 
giai đoạn T2 chiếm 26,8%; tỉ lệ gặp u ở giai đoạn 
T3 là 19,6%; u ở giai đoạn T4 có tỉ lệ thấp nhất 
(1,8%). Tỉ lệ bệnh nhân được chẩn đoán bệnh 
ban đầu khá sớm khi u còn nhỏ trong nghiên 
cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của 
Yoav Y., có thể do các phương tiện chẩn đoán 
trước mổ như siêu âm, chụp cắt lớp, xét nghiệm 
tế bào... đã có nhiều tiến bộ; mặt khác, ý thức của 
bệnh nhân Việt Nam cũng đã khá cao. 
Về phân type MBH 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
trong số 56 trường hợp UTBMTG thể biệt hoá 
được khảo sát thì hầu hết là type nhú (92,9%), 
type nang chỉ có 3 trường hợp, chiếm 5,2%. Kết 
quả này cũng tương tự như các tác giả khác, cả 
trong và ngoài nước. Yoav Y. và cs(16), nghiên cứu 
đặc điểm di căn hạch trong UTBMTG loại biệt 
hoá, type nhú chiếm tới 89%, trong khi đó type 
nang chỉ chiếm 11%. Đỗ Quang Trường (2011) 
thấy UTTG thể nhú chiếm tỉ lệ cao (82,6%)(1). 
Nghiên cứu của Trịnh Thị Minh Châu (2002) 
cũng cho thấy tỉ lệ UTTG thể nhú là 81,5% và thể 
nang là 14,3%(14). 
 Đặc điểm di căn hạch 
Tỉ lệ di căn hạch 
Qua nghiên cứu, chúng tôi cho thấy tỉ lệ 
bệnh nhân có di căn hạch cổ là 85,71% (48/56 
bệnh nhân), số liệu này cũng tương tự như kết 
quả nghiên cứu của của Nguyễn Quốc Bảo 
(1999) (80,6%)(7) và nhiều tác giả khác, nhưng cao 
hơn của Đỗ Quang Trường (2002) (51,6%)(1) và 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
 82
Vũ Trung Chính (2002)(15) (65,1%), có thể do kỹ 
thuật nạo vét hạch hoặc khả năng chẩn đoán 
hạch trước mổ có những điểm khác nhau. 
Kích thước hạch di căn 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với 56 bệnh 
nhân và 521 hạch vét được, có 48 bệnh nhân 
(85,7%) đã có di căn hạch và 275 hạch đã có di 
căn (52,8%). Trong số này, 44% số hạch di căn có 
kích thước < 10 mm (121/275 hạch), kích thước 
hạch di căn nhỏ nhất tìm được là 1 mm. 
Tỉ lệ di căn hạch theo nhóm 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, với 56 
trường hợp UTBMTG biệt hoá thì tỉ lệ hạch 
nhóm VI là cao nhất (90,9%), sau đó đến các 
nhóm III (56,8%), nhóm II (42,5%), nhóm IV 
(24,2%) và thấp nhất là nhóm V (7,%). Không 
thấy di căn hạch nhóm I. Kết quả này tương tự 
tương kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác 
về tỉ lệ di căn vào các nhóm hạch. Đồng thời, 
điều này cũng phù hợp với đặc điểm giải phẫu 
các nhóm hạch vùng cổ. Theo Yan D.G. và cs, 
nghiên cứu di căn hạch trên 41 bệnh nhân 
UTBM nhú tuyến giáp giai đoạn No trên lâm 
sàng cho kết quả như sau: tỉ lệ hạch di căn các 
hạch nhóm II là 18,9%; nhóm III là 52,8%; hạch 
nhóm IV là 30,2%; các hạch nhóm VI là 62,3% và 
không thấy di căn hạch nhóm V. Theo Đỗ Quang 
Trường, tỉ lệ di căn hạch nhóm II là 29,2%; nhóm 
III là 29,8%; nhóm IV là 18%. Tính gộp chung lại 
cho cả 3 nhóm II, III, IV là 77%(1). Theo nghiên 
cứu của Trần Trọng Kiểm (2008), di căn hạch 
nhóm III chiếm tỉ lệ 33,6%; nhóm II là 32%, nhóm 
IV là 19,7%(12). 
 Liên quan giữa di căn hạch với một số 
yếu tố 
Liên quan giữa tỉ lệ di căn hạch và vị trí u 
Trong nghiên cứu này của chúng tôi, tỉ lệ di 
căn hạch cùng bên với u là 53,8%. Con số này 
thấp hơn so với 91,6% của Đỗ Quang Trường, 
cao hơn so với của Lê Văn Quảng và các tác giả 
còn lại. Theo nghiên cứu của Đỗ Quang Trường, 
tỉ lệ di căn hạch cổ cùng bên chiếm 91,6%(1). Theo 
Lê Văn Quảng (2002), di căn hạch cổ một bên là 
51%, di căn hạch hai bên là 11,4%(4). Nghiên cứu 
của Trần Trọng Kiểm (2008) cho thấy di căn hạch 
cổ cùng bên là 50%, di căn hạch đối bên là 19,5% 
và cả hai bên là 30,3%(12). Nguyễn Tiên Lãng 
(2008) thấy di căn hạch cổ một bên là 35,4% và 
hạch cổ hai bên là 9,7%(8). 
Liên quan giữa tỉ lệ hạch di căn và kích 
thước u 
Kích thước của u nguyên phát đã được 
nghiên cứu như là một yếu tố tiên lượng(5,9) 
Theo Yoav Y. và cs, số hạch di căn và kích 
thước u có liên quan thuận(16). Sudhi và cs thấy có 
mối liên quan có ý nghĩa giữa số hạch di căn và 
kích thước u. Các tác giả này cũng cho rằng kích 
thước u là yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng 
di căn hạch(11). Tuy nhiên, Reddy và cs(9) chỉ ra 
rằng di căn hạch không có mối tương quan với 
kích thước u ở UTBMTG biệt hoá khi khối u ở 
giai đoạn T1. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số hạch 
di căn trung bình của 2 nhóm u với các kích 
thước khác nhau: < l0mm và từ 10 - 20mm 
không có sự khác biệt rõ rệt về số hạch trung 
bình có di căn (3,5 ± 3,9; 4,0 ± 4,3) (p>0,05), tuy 
nhiên với nhóm hạch kích thước > 20mm có số 
hạch di căn trung bình cao hơn 2 nhóm trên 
(5,9 ± 5,5) (p < 0,05). 
Điều này cho thấy khi kích thước u còn nhỏ, 
chưa thấy rõ mối tương quan rõ rệt với giai đoạn 
u với di căn hạch, như kết quả nghiên cứu của 
Reddy(13), nhưng khi kích thước u lớn, và u càng 
to dần, thì di căn hạch và kích thước u có mối 
tương quan đồng biến với nhau, như kết quả từ 
nhiều công trình nghiên cứu khác đã cho thấy 
(Machens, Sudhi Agarwal...). Điều này cũng phù 
hợp với quy luật phát triển tự nhiên của u. U 
phát triển phải qua một thời gian lâu dài thì kích 
thước u mới tăng và thời gian càng lâu thì khả 
năng di căn càng nhiều. 
Liên quan giữa số hạch di căn và tuổi của 
bệnh nhân 
Yoav Y. và cs đã chứng minh rằng: Tuổi và 
số hạch di căn của bệnh nhân có mối tương 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015 Nghiên cứu Y học
 83
quan nghịch(16). Điều này có nghĩa là tuổi của 
bệnh nhân càng cao tỉ lệ di căn hạch càng ít và 
ngược lại. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số hạch di 
căn trung bình của bệnh nhân ở các nhóm tuổi 
khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Điều này 
có thể lí giải như sau: Thứ nhất, chúng tôi đã 
không tính được kích thước chính xác của từng 
hạch mà chia thành nhóm kích thước tương đối, 
do đó không chứng minh và thể hiện được sự 
tương quan tuyến tính của số hạch di căn với 
tuổi của bệnh nhân. Thứ hai, có thể do chúng tôi 
không tiến hành được nhiều lát cắt đồng loạt, do 
đó mà nhiều hạch được chẩn đoán là âm tính 
nhưng có thể khi cắt sâu nhiều lát hơn sẽ phát 
hiện được thêm nhiều hạch di căn hơn. 
Liên quan giữa tỉ lệ di căn hạch và kích 
thước hạch 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ 
lệ hạch di căn thuộc nhóm hạch có kích thước > 
20mm khá cao (tới 88%), và tỉ lệ này thấp dần ở 
các nhóm hạch có kích thước từ 15 - 20mm 
(85,7%), nhóm từ 10 - < 15mm (82,3%), nhóm từ 5 
- 10mm (58,9%), nhóm < 5mm (19,6%). Điều này 
thể hiện tỉ lệ hạch di căn tăng dần theo kích 
thước hạch, nghĩa là hạch càng lớn càng có nhiều 
khả năng là hạch di căn và ngược lại. 
Liên quan giữa tỉ lệ di căn hạch và giai đoạn 
lâm sàng 
Theo nghiên cứu của Đỗ Quang Trường, 
bệnh nhân ở giai đoạn T2 chiếm tỉ lệ 52,2%(1). Vũ 
Trung Chính (2002), bệnh nhân có khối u T2 là 
36,5%; T3 là 28,6% và T4 là 22,2%(15). Nguyễn 
Quốc Bảo (1999) thấy bệnh nhân có khối u > 4cm 
(T3) là 58,1%; di căn hạch cổ là 80,6% và di căn xa 
là 3,2%(4). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ di 
căn hạch cổ sớm chiếm tỉ lệ cao khi bệnh nhân ở 
giai đoạn T1 (52,1% và 57,1%). Như vậy 
UTBMTG biệt hoá có tỉ lệ di căn hạch khá cao 
khi ở giai đoạn T1. Sở dĩ số bệnh nhân và tỉ lệ di 
căn hạch của chúng tôi ở Giai đoạn T1 nhiều 
nhất có lẽ do ngày nay phương tiện chẩn đoán 
hiện đại hơn và người bệnh đã có ý thức hơn. 
 KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 56 bệnh nhân ung thư biểu 
mô tuyến giáp thể biệt hoá đã được phẫu thuật 
cắt toàn bộ tuyến giáp và 521 hạch vùng đã nạo 
vét được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 
1. Có tới 85,7% số bệnh nhân khi được chẩn 
đoán đã có di căn hạch cổ, tỉ lệ di căn hạch là 
52,8% (275/521). Tỉ lệ di căn hạch nhóm VI là cao 
nhất (90,9%), các nhóm hạch II và III có tỉ lệ di 
căn cao tương tự nhau (42,5% và 56,8%), nhóm 
IV có di căn 24,2%; tỉ lệ di căn ở nhóm hạch V rất 
thấp (7,4%) và không thấy di căn ở hạch nhóm I. 
Hạch càng to thì tỉ lệ có di căn càng nhiều hơn. 
Tuy nhiên có tới 44% (121/275) số hạch có di căn 
nhưng kích thước < l0mm. Không thấy có mối 
liên quan rõ rệt giữa di căn hạch và tuổi của 
bệnh nhân. 
2. UTBMTG thường di căn vào hạch cổ cùng 
bên với khối u (64,6%). Tỉ lệ di căn hạch tăng dần 
khi kích thước u tăng (p < 0.05). Tỉ lệ bệnh nhân 
có di căn hạch khi u mới ở giai đoạn T1 khá cao 
(52,1%), cho thấy UTBMTG di căn hạch cổ tương 
đối sớm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Quang Trường (2011), “Di căn hạch cổ trong ung thư 
tuyến giáp thể biệt hóa”, Tạp chí Y học thực hành, số 10, tập 787, 
tr. 22-4. 
2. Goellner JR, Gharib H, Grant CS, Johnson DA (1987), “Fine-
needle aspiration cytology of the thyroid, 1980 to 1986”, Acta. 
Cytol., 31, pp. 587-90. 
3. Lê Ngọc Hà, Lê Mạnh Hà, Lê Duy Hương và Nguyễn Thanh 
Hướng (2011), “Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh 18F-FDG 
PET/CT ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa có nồng độ 
Thyroglobulin huyết thanh cao và xạ hình toàn thân I131 âm 
tính”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 6, số đặc biệt, tr. 45-63. 
4. Lê Văn Quảng (2001), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kết quả 
điều trị và tìm hiểu 1 số yếu tố tiên lượng của ung thư tuyến giáp 
nguyên phát tại bệnh viện K, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú 
bệnh viện, Đại học Y Hà Nội. 
5. Machens A, Dralle H (2005), “The prognostic value of primary 
tumor size in papillary and follicular thyroid carcinoma”, 
Cancer, 103, pp. 2269-73. 
6. Nguyễn Hoàng Như Nga (2002), Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tế 
bào học trong ung thư giáp trạng tại Bệnh viện K, Luận án Thạc sỹ 
Y học, Đại học Y Hà Nội. 
7. Nguyễn Quốc Bảo (1999), Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô 
tuyến giáp bằng cắt bỏ toàn bộ, Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ CKII, 
Đại học Y Hà Nội. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 5 * 2015
 84
8. Nguyễn Tiên Lãng (2008), Đánh giá phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến 
giáp phối hợp I-131 điều trị ung thư biểu mô tuyến giáp thể biệt hóa, 
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ CKII, Đại học Y Hà Nội. 
9. Reddy RM, Moley JF, Hall BL (2006), “Lymph node metastasis 
in differentiated thyroid cancer under 2cm”, Surgery, 140, pp. 
1050-4. 
10. Sigel R, Ma J, Jou Z, Jemal A (2014), “Cancer statistic”, CA 
cancer J. Clin., 64, pp. 9-29. 
11. Sudhi AGC et al. (2011), “Pattern and risk factor of central 
compartment lymph node metastasis in papillary thyroid 
cancer: a prospective study from an endocrine surgery centre”, 
Journal of Thyroid research, 20, pp.127. 
12. Trần Trọng Kiểm (2008), Nghiên cứu phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp 
kết hợp iode phóng xạ I131 điều trị ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, 
Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân y. 
13. Trần Văn Thiệp (2009), “Di căn hạch cổ của carcinoma tuyến 
giáp dạng nhú”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, số đặc biệt, 
chuyên đề Ung bướu, tập 4, số 4, tr. 148-203. 
14. Trịnh Thị Minh Châu, Nguyễn Thị Lộc và CS. (2002), 
“Thyroglobulin và tình trạng di căn trong bệnh lý ung thư 
tuyến giáp sau phẫu thuật”, Tạp chí Y học Việt Nam, số 431, tr. 
327-30. 
15. Vũ Trung Chính (2002), Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều 
trị ung thư giáp trạng thể biệt hóa bằng cắt bỏ tuyến giáp toàn bộ kết 
hợp I131, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội. 
16. Yoav Y et al. (2007), Regional metastasis in well-differentiated 
Thyroid carcinoma: Pattern of spread, The American 
Laryngological, Rhinological and Otological Society, Inc., pp. 
118. 
Ngày nhận bài báo: 01/08/2015 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/08/2015 
Ngày bài báo được đăng: 05/09/2015 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tinh_trang_di_can_hach_co_trong_ung_thu_bieu_mo_t.pdf