Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế

Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò rất quan trọng trong

nền kinh tế quốc dân, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giải quyết

thất nghiệp và tệ nạn xã hội, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, huy động được nguồn lực

trong xã hội. [10]. Việc hội nhập kinh tế quốc tế làm cho doanh nghiệp nói chung và

DNNVV phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Do đó, để tồn tại và phát triển bền vững,

DNNVV phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những nguyên

nhân chính làm hạn chế năng lực cạnh tranh là DNNVV chưa có thói quen sử dụng dịch

vụ hỗ trợ kinh doanh, trong đó có dịch vụ quảng cáo. Trong những năm qua, số lượng

doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế không ngừng gia tăng, trong đó phải kể đến

sự gia tăng nhanh chóng của các DNNVV. Theo số liệu của Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa

Thiên Huế, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2006 - 2010 là 2.681 đơn vị,

nhưng đến cuối năm 2010 con số này đã là 3.846 đơn vị, trong đó có 3.723 DNNVV,

chiếm khoảng 96,8% số doanh nghiệp đang hoạt động ở Thừa Thiên Huế. Nhờ vậy, tình

hình sử dụng dịch vụ quảng cáo của DNNVV ở Thừa Thiên Huế đã có những chuyển

biến gì mới? Nghiên cứu này sẽ góp phần trả lời nội dung câu hỏi trên thông qua việc

mô tả khái quát tình hình sử dụng dịch vụ quảng cáo của DNNVV trên địa bàn Thừa

Thiên Huế.

pdf 10 trang kimcuc 5140
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế
369 
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO 
CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ 
Lê Quang Trực1, Dương Bá Vũ Thi2 
1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế 
2Trường Đại học Phú Xuân - Huế 
Tóm tắt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, phát triển dịch vụ quảng cáo là rất cần thiết 
đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh 
nghiệp nhỏ và vừa. Kết quả khảo sát 103 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên 
Huế cho thấy mức độ nhận biết và hiểu rõ về dịch vụ quảng cáo ở mức rất cao, 
tương ứng 98,1% và 95%. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đã chỉ ra mức độ sử 
dụng dịch vụ quảng cáo của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế chưa thật 
sự cao (44,8%). Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy 
việc sử dụng dịch vụ quảng cáo đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thừa Thiên 
Huế. 
1. Đặt vấn đề 
Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đóng vai trò rất quan trọng trong 
nền kinh tế quốc dân, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giải quyết 
thất nghiệp và tệ nạn xã hội, nâng cao hiệu quả nền kinh tế, huy động được nguồn lực 
trong xã hội... [10]. Việc hội nhập kinh tế quốc tế làm cho doanh nghiệp nói chung và 
DNNVV phải cạnh tranh khốc liệt hơn. Do đó, để tồn tại và phát triển bền vững, 
DNNVV phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những nguyên 
nhân chính làm hạn chế năng lực cạnh tranh là DNNVV chưa có thói quen sử dụng dịch 
vụ hỗ trợ kinh doanh, trong đó có dịch vụ quảng cáo. Trong những năm qua, số lượng 
doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế không ngừng gia tăng, trong đó phải kể đến 
sự gia tăng nhanh chóng của các DNNVV. Theo số liệu của Sở Kế hoạch Đầu tư Thừa 
Thiên Huế, số lượng doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2006 - 2010 là 2.681 đơn vị, 
nhưng đến cuối năm 2010 con số này đã là 3.846 đơn vị, trong đó có 3.723 DNNVV, 
chiếm khoảng 96,8% số doanh nghiệp đang hoạt động ở Thừa Thiên Huế. Nhờ vậy, tình 
hình sử dụng dịch vụ quảng cáo của DNNVV ở Thừa Thiên Huế đã có những chuyển 
biến gì mới? Nghiên cứu này sẽ góp phần trả lời nội dung câu hỏi trên thông qua việc 
mô tả khái quát tình hình sử dụng dịch vụ quảng cáo của DNNVV trên địa bàn Thừa 
Thiên Huế. 
370 
2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 
Bài viết này được thực hiện trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ đề tài khoa học 
trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đối với 
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bình - Trị - Thiên” do Trường Đại học Kinh tế - Đại 
học Huế chủ trì giai đoạn 2009 - 2011. Mục tiêu của bài viết nhằm phân tích thực trạng 
sử dụng dịch vụ quảng cáo, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ quảng cáo 
đối với DNNVV ở Thừa Thiên Huế. Đối tượng nghiên cứu là các DNNVV trong lĩnh 
vực sản xuất, dịch vụ, thương mại đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp 2005, 
bao gồm các loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu 
hạn và công ty cổ phần. 
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được thực hiện thông qua việc xem xét 
các quy định pháp lý liên quan, thu thập thông tin từ internet, báo chí, tạp chí, báo cáo 
chuyên ngành; đọc các nghiên cứu được tiến hành trước đó về dịch vụ hỗ trợ kinh 
doanh nói chung và dịch vụ quảng cáo nói riêng. Sau đó, phương pháp nghiên cứu định 
tính được triển khai nhằm khám phá các quan điểm và thái độ của chuyên gia, của doanh 
nghiệp về dịch vụ quảng cáo thông qua thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi. Phương pháp 
nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát chủ doanh nghiệp hoặc 
giám đốc doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá sự nhận biết, sự hiểu biết, nhu cầu sử 
dụng, lý do sử dụng và tầm quan trọng của dịch vụ quảng cáo đối với doanh nghiệp. 
Phương pháp chọn mẫu phân tầng được sử dụng để chọn ra 110 đơn vị từ tổng số 3.723 
DNNVV ở Thừa Thiên Huế. Sau khi thu hồi bảng hỏi, có 7 phiếu trả lời không đầy đủ 
nên bị loại khỏi danh sách, do đó số phiếu điều tra đưa vào phân tích là 103, tương ứng 
103 DNNVV được khảo sát. Để xử lí kết quả và phân tích số liệu, bài viết sử dụng kĩ 
thuật thống kê mô tả và kiểm định one sample t- test bằng phần mềm SPSS phiên bản 
16.0. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Thông tin về mẫu điều tra 
Phiếu khảo sát được gửi đến DNNVV thuộc bốn khu vực: thành phố Huế, thị xã 
Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang. Mẫu điều tra bao quát trên tất cả 
các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp. Các đơn vị kinh 
doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất (40,8%), các đơn vị 
kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp nhất (27,2%). Đối với loại 
hình doanh nghiệp thì các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty TNHH chiếm tỷ lệ cao 
nhất (39,8%), các doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp khác chiếm tỷ lệ thấp nhất 
(3,9%). 
371 
Bảng 1. Thông tin về mẫu điều tra 
Tiêu chí Số lượng (đơn vị) % 
Huế 83 80,58 
Hương Thủy 7 6,8 
Hương Trà 8 7,77 
Khu vực địa lý 
Phú Vang 5 4,85 
Sản xuất 33 32 
Dịch vụ 28 27,2 Lĩnh vực hoạt động 
Thương mại 42 40,8 
Công ty TNHH 41 39,8 
DNTN 37 35,9 
Công ty Cổ phần 21 20,4 
Loại hình doanh nghiệp 
Khác 4 3,9 
Tổng cộng 103 100 
(Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát DNNVV năm 2011). 
3.2. Sự nhận biết, hiểu biết và sử dụng dịch vụ quảng cáo của DNNVV ở 
Thừa Thiên Huế 
Là một dịch vụ rất quen thuộc đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nên mức 
độ nhận biết và hiểu rõ của DNNVV về dịch vụ quảng cáo là rất cao. Kết quả khảo sát cho 
thấy tình hình sử dụng dịch vụ quảng cáo chỉ ở mức 44,8% là do giá dịch vụ quá đắt hoặc 
các doanh nghiệp tự thực hiện chứ không thuê ngoài. Đây là những rào cản lớn trong việc 
phát triển dịch vụ quảng cáo ở Thừa Thiên Huế. 
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Sự nhận biết DV 
quảng cáo
Sự hiểu rõ DV 
quảng cáo
Tình hình sử dụng 
DV quảng cáo
Không 1.9 5 55.2
Có 98.1 95 44.8
98.1 95
44.8
1.9 5
55.2
Biểu đồ 1. Sự nhận biết, hiểu biết và sử dụng dịch vụ quảng cáo của các doanh nghiệp 
(Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát DNNVV năm 2011). 
372 
3.3. Tình hình sử dụng dịch vụ quảng cáo của DNNVV ở Thừa Thiên Huế 
3.3.1. Khối lượng dịch vụ nhận được 
Xuất hiện trên truyền hình và sự xuất hiện của các vật phẩm quảng cáo là khối 
lượng dịch vụ mà các doanh nghiệp nhận được nhiều nhất khi sử dụng dịch vụ này với 
số doanh nghiệp cho ý kiến lần lượt là 15 và 10 doanh nghiệp, tiếp đó là sự xuất hiện 
trên báo (9 doanh nghiệp cho ý kiến) và internet (6 doanh nghiệp cho ý kiến). Qua đó 
cho thấy, hình thức phổ biến nhất hiện nay mà DNNVV sử dụng là quảng cáo trên 
truyền hình, bởi đây là kênh thông tin đến với mọi người một cách sinh động và rộng rãi 
nhất1. Kế đến là hình thức quảng cáo trên các vật phẩm quảng cáo, quảng cáo trên báo, 
quảng cáo trên internet. Có một điều đáng lưu ý là hình thức quảng cáo trên internet 
được các doanh nghiệp sử dụng còn thấp trong số các loại hình quảng cáo khác cho dù 
đây là kênh thông tin phát triển bùng nổ và nhanh chóng nhất hiện nay. Điều này cho 
thấy, phần nào hạn chế của các DNNVV ở Thừa Thiên Huế trong việc sử dụng internet 
để quảng bá hình ảnh cho mình. 
3.3.2. Nguyên nhân doanh nghiệp quyết định mua dịch vụ 
Việc nắm bắt được lý do tại sao các doanh nghiệp mua dịch vụ có ý nghĩa quyết 
định để xác định cách thức kích thích nhu cầu đối với thị trường dịch vụ quảng cáo. 
Biểu đồ 2. Nguyên nhân doanh nghiệp quyết định mua dịch vụ quảng cáo 
(Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát DNNVV năm 2011). 
Biểu đồ 2 cho thấy, có 3 lí do chủ yếu để DNNVV sử dụng dịch vụ quảng cáo: 
doanh nghiệp muốn phát triển hệ thống khách hàng và thị trường; nhân viên thực hiện 
không bằng với thuê ngoài; và doanh nghiệp không có kinh nghiệm để thực hiện công 
1 Vì là đài truyền hình có phạm vi phát sóng hạn chế nên chi phí quảng cáo ở VTV Huế không chênh lệch 
nhiều so với quảng cáo báo chí, do đó có nhiều doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế lựa chọn hình thức này 
để quảng cáo. 
373 
việc này. Thật vậy, dịch vụ quảng cáo được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp có thêm 
khách hàng, từ đó mở rộng thị trường, tăng doanh thu và tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, 
kết quả trên là một bằng chứng thuyết phục để khẳng định DNNVV đã nhận thức được 
tầm quan trọng của dịch vụ quảng cáo trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
3.3.3. Đánh giá của DNNVV về nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo 
Kết quả khảo sát cho thấy, doanh nghiệp tư nhân và cơ quan nhà nước là nguồn 
cung chủ yếu2 của dịch vụ quảng cáo trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Trong đó, cơ quan nhà 
nước là nguồn cung ứng nổi bật nhất của dịch vụ này. Các nguồn cung từ tổ chức xã 
hội/nghề nghiệp và hình thức khác, tuy được ghi nhận cũng là nguồn cung cấp dịch vụ cho 
các doanh nghiệp nhưng chỉ là những nguồn cung thứ yếu, không đáng kể với tỷ lệ ghi nhận 
không cao. Đặc biệt, không có doanh nghiệp nào sử dụng nguồn cung từ các tổ chức tài 
trợ/dự án khi sử dụng dịch vụ quảng cáo. 
Nguồn thông tin quan trọng để doanh nghiệp biết đến nhà cung cấp là thông qua 
bạn bè, đồng nghiệp của chủ doanh nghiệp và các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc 
biệt, với nguồn thông tin từ danh bạ điện thoại, doanh bạ doanh nghiệp thì không có một 
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ quảng cáo nào cho ý kiến là biết đến nhà cung cấp dịch vụ 
thông qua nguồn thông tin đó. Điều đó phần nào cho thấy, thói quen không sử dụng nguồn 
thông tin qua danh bạ của DNNVV ở Thừa Thiên Huế. 
Việc lựa chọn nhà cung cấp là kết quả của sự tổng hợp các nhân tố tác động đến quá 
trình quyết định mua dịch vụ của doanh nghiệp. Việc biết được nguyên nhân doanh nghiệp 
lựa chọn nhà cung cấp là một phần rất quan trọng trong việc tìm hiểu hành vi mua của một 
tổ chức. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng DNNVV chủ yếu quan tâm đến 
uy tín của nhà cung cấp khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ với tỷ lệ ghi nhận 57,5%. 
Những lý do phổ biến tiếp theo, đó là nhà cung cấp thiết kế dịch vụ theo yêu cầu của 
doanh nghiệp, doanh nghiệp đã sử dụng và hài lòng với dịch vụ của nhà cung cấp, bạn 
bè đồng nghiệp khuyên nên sử dụng dịch vụ với tỷ lệ ghi nhận trên 22%. 
3.3.4. Nguyên nhân không sử dụng dịch vụ quảng cáo 
Lý do không sử dụng dịch vụ quảng cáo tập trung vào hoạt động của doanh 
nghiệp không cần tới dịch vụ đó với số lượng doanh nghiệp đồng ý là 29 đơn vị, những 
lý do như giá dịch vụ quá đắt, lý do khác là những lý do phổ biến thứ hai với số lượng 
doanh nghiệp cùng ghi nhận là 10 đơn vị. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trong mẫu 
điều tra khi tiến hành phỏng vấn cho biết họ cũng có nhu cầu sử dụng dịch vụ quảng cáo 
nhưng giá dịch vụ quá đắt nên họ không sử dụng được. Điều này có thể được giải thích 
2 DNTN chủ yếu cung cấp dịch vụ quảng cáo ngoài trời như pano, áp phích, Ngoài ra, DNNVV sử 
dụng dịch vụ quảng cáo bằng báo chí hay truyền hình thì tìm đến TRT, VTV Huế hoặc báo Thừa Thiên 
Huế. 
374 
bởi các doanh nghiệp trong mẫu điều tra là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên thiếu vốn, 
do đó không thể chi nhiều tiền để sử dụng dịch vụ. 
Biểu đồ 3. Nguyên nhân doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ quảng cáo 
(Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát DNNVV năm 2011). 
3.4. Đánh giá của DNNVV về sự hài lòng, sự sẵn có và tầm quan trọng của dịch 
vụ quảng cáo 
3.4.1. Sự hài lòng của DNNVV về dịch vụ quảng cáo 
Bảng 2. Kết quả kiểm định về sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ quảng cáo 
Tiêu thức 
nghiên cứu 
DN 
cho ý 
kiến 
Giá trị 
TB 
Giá 
trị 
KĐ 
PP 
kiểm 
định 
Mức ý 
nghĩa 
Kết quả 
kiểm định 
Kết 
luận 
Ý kiến về sự hài 
lòng đối với DV 
quảng cáo 
46 2,18 
2 
One 
sample 
T-test 
0,147 
Chưa đủ cở 
sở để bác 
bỏ giả thiết 
Ho: µ=2 
Hài 
lòng 
Ghi chú: Thang điểm Likert: từ 1-5 đánh giá từ rất hài lòng đến rất không hài lòng. 
(Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát DNNVV năm 2011). 
Với mẫu nghiên cứu này, kết quả kiểm định cho thấy, đa phần các doanh nghiệp 
khi sử dụng dịch vụ quảng cáo đều hài lòng với dịch vụ mà họ sử dụng. Điều này phần 
nào thể hiện chất lượng dịch vụ được đảm bảo của nhà cung cấp dịch vụ cho DNNVV ở 
Thừa Thiên Huế. 
3.4.2. Đánh giá của DNNVV về tính sẵn có của dịch vụ quảng cáo 
Kết quả kiểm định cho thấy, trong mẫu nghiên cứu này, khả năng đáp ứng của 
dịch vụ quảng cáo đạt ở mức nhanh. Điều đó cho thấy mức độ nhà cung cấp luôn sẵn 
sàng cung ứng dịch vụ cho DNNVV khi họ có nhu cầu. 
375 
Bảng 3. Kết quả kiểm định về tính sẵn có của dịch vụ quảng cáo 
Tiêu thức 
nghiên cứu 
DN 
cho ý 
kiến 
Giá 
trị TB 
Giá 
trị 
KĐ 
PP kiểm 
định 
Mức ý 
nghĩa 
Kết quả 
kiểm 
định 
Kết 
luận về 
tính sẵn 
có 
Ý kiến về tính 
sẵn có của DV 
quảng cáo 
46 2,08 
2 
One 
sample 
T-test 
0,538 
Chưa đủ 
cở sở để 
bác bỏ 
giả thiết 
H0: µ=2 
Đáp ứng 
nhanh 
Ghi chú: 1- đáp ứng kịp thời khi có nhu cầu, 2 - đáp ứng nhanh, 3 - bình thường, 4 - 
chậm trễ. 
(Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát DNNVV năm 2011). 
3.4.3. Đánh giá về tầm quan trọng của dịch vụ quảng cáo 
3.4.3.1. Tầm quan trọng của dịch vụ quảng cáo đối với hoạt động của DNNVV 
Kết quả kiểm định cho thấy, các doanh nghiệp đều có kết luận là dịch vụ quảng cáo 
khá quan trọng đối với hoạt động hàng ngày. Từ đó cho thấy nhận thức của doanh nghiệp về 
dịch vụ quảng cáo đã có những chuyển biến tích cực. Đây sẽ là tín hiệu tốt cho việc phát 
triển thị trường dịch vụ quảng cáo ở Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 
Bảng 4. Kết quả kiểm định về mức độ quan trọng của dịch vụ quảng cáo đối với hoạt động 
hàng ngày của doanh nghiệp 
Tiêu thức 
nghiên cứu 
DN 
cho 
ý 
kiến 
Giá 
trị 
TB 
Giá 
trị 
KĐ 
PP 
kiểm 
định 
Mức 
ý 
nghĩa 
Kết quả kiểm 
định Kết luận 
Mức độ 
quan trọng 
của DV 
quảng cáo 
103 2,18 
2 
3 
One 
sample 
T - test 
0,007 
0,000 
Bác bỏ giả 
thiết Ho: µ 2 
Bác bỏ giả 
thiết Ho: µ 3 
Trên mức 
bình thường 
nhưng cũng 
không đạt tới 
mức quan 
trọng (khá 
quan trọng) 
Ghi chú: Thang điểm Likert: từ 1-5 đánh giá từ rất quan trọng đến rất không quan 
trọng. 
(Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát DNNVV năm 2011). 
376 
3.4.3.2. Tầm quan trọng của dịch vụ quảng cáo đối với việc nâng cao khả năng 
cạnh tranh DNNVV 
Kết quả cho thấy, dịch vụ quảng cáo được các doanh nghiệp đánh giá quan trọng 
đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Hiện nay, 
số lượng các sản phẩm (dịch vụ) cũng như số lượng chủng loại của cùng một sản phẩm 
(dịch vụ) là rất lớn. Vì thế, quảng cáo là công cụ hữu hiệu để khách hàng biết tới sản 
phẩm (dịch vụ) của doanh nghiệp đối với khách hàng mới và duy trì khả năng mua đối 
với khách hàng đã tiêu dùng sản phẩm (dịch vụ) của doanh nghiệp. Do vậy, việc doanh 
nghiệp nhận thức vai trò quan trọng của dịch vụ quảng cáo trong việc nâng cao khả 
năng cạnh tranh trong tương lai cũng là điều dễ hiểu. 
Bảng 5. Kết quả kiểm định về mức độ quan trọng của dịch vụ quảng cáo đối với việc nâng cao 
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai 
Tiêu thức nghiên 
cứu 
DN 
cho 
ý 
kiến 
Giá 
trị 
TB 
Giá 
trị 
KĐ 
PP 
kiểm 
định 
Mức 
ý 
nghĩa 
Kết quả 
kiểm định 
Kết 
luận 
Mức độ quan trọng 
của DV quảng cáo 
đối với cạnh tranh 
103 2,12 2 
One 
sample 
T-test 
0,117 
Chưa đủ cơ 
sở bác bỏ 
giả thiết Ho: 
µ= 2 
Quan 
trọng 
Ghi chú: Thang điểm Likert: từ 1-5 đánh giá từ rất quan trọng đến rất không quan 
trọng. 
(Nguồn: Xử lý từ kết quả khảo sát DNNVV năm 2011). 
4. Định hướng giải pháp thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ quảng cáo của DNNVV ở 
Thừa Thiên Huế 
- Các doanh nghiệp sử dụng cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của dịch vụ 
quảng cáo để xây dựng kế hoạch quảng cáo - tiếp thị mang tính chiến lược, tránh trường 
hợp chỉ quảng cáo khi cảm nhận có nhu cầu hoặc khi cần thiết. 
- Kinh phí hạn chế và giá dịch vụ còn cao là rào cản lớn đối với DNNVV trong 
việc sử dụng dịch vụ quảng cáo. Do đó, để giải quyết khó khăn này DNNVV cần năng 
động hơn trong việc sử dụng các hình thức quảng cáo mới với chi phí hợp lý. Marketing 
truyền miệng, xây dựng website cho doanh nghiệp hay trang vàng quảng cáo là những 
cách thức quảng cáo hiệu quả với chi phí tương đối. 
- Khi lựa chọn đối tác cung cấp cần thu thập nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác 
như các phương tiện truyền thông, sự giới thiệu của các doanh nghiệp đã sử dụng, hiệp hội 
quảng cáo. 
377 
- Tranh thủ sự hỗ trợ/ tài trợ của các chương trình, dự án, chính phủ để nâng cao 
năng lực quản trị doanh nghiệp cũng là cách để hoạch định chiến lược marketing nói riêng, 
chiến lược kinh doanh nói chung tốt hơn. 
- Chủ động tham gia vào các Hội (ví dụ: Hội Doanh nghiệp, Hội Doanh nghiệp 
Trẻ,...) hoặc Hiệp hội nghề nghiệp để tận dụng tối đa việc chia sẻ thông tin, chia sẻ nguồn 
lực giúp doanh nghiệp lựa chọn được nhà cung cấp dịch vụ tốt hơn. 
5. Kết luận 
Nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới với nhiều cơ hội và không ít thách 
thức. Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là những xu thế phát triển không thể đảo 
ngược, muốn hội nhập thành công cần phải có sự cố gắng, nỗ lực chung của toàn đất nước, 
của cả Chính phủ lẫn các doanh nghiệp và các tổ chức; hiệp hội doanh nghiệp. Trong rất 
nhiều giải pháp để giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV, nâng cao khả năng cạnh 
tranh của mình thì việc sử dụng quảng cáo là một trong những giải pháp mang tính hiệu quả. 
Mặc dù mức độ nhận biết và hiểu rõ về dịch vụ quảng cáo là rất tốt nhưng dường 
như DNNVV ở Thừa Thiên Huế chỉ tập trung sử dụng các hình thức đơn giản của quảng 
cáo như quảng cáo bằng cách đọc thông tin trên truyền hình, quảng cáo trên báo chí và thuê 
dịch vụ thiết kế bảng hiệu quảng cáo từ các doanh nghiệp tư nhân. Do đó, DNNVV dễ dàng 
hài lòng về nhà cung cấp. Điều đó cho thấy vẫn còn những hạn chế về nhu cầu dịch vụ 
quảng cáo đối với DNNVV ở Thừa Thiên Huế. Để nhìn nhận khách quan và toàn diện hơn 
về thị trường dịch vụ quảng cáo, những nghiên cứu tiếp theo cần xem xét ở góc độ nhà cung 
cấp dịch vụ và cơ chế Nhà nước về thị trường dịch vụ quảng cáo. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chính phủ Việt Nam, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 30/06/2009 về 
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hà Nội, 2009. 
2. MPDF, Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam, Chuyên đề nghiên cứu kinh tế tư nhân 
số 5, Việt Nam, 1998. 
3. Nguyễn Văn Phát, Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Thừa Thiên Huế, Báo cáo 
tổng kết đề tài cấp Bộ B2006-ĐHH.06-08, Huế, 2008. 
4. Trần Kim Hào, Thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh cho các DNNVV ở Việt Nam - 
Thực trạng, các vấn đề và giải pháp, Hà Nội, 2005. 
5. Trung tâm Tư vấn & Đào tạo Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Quảng Trị, Chương 
trình xúc tiến doanh nghiệp nông thôn - SNV Bắc Miền Trung, Các dịch vụ phát triển 
kinh doanh tại tỉnh Quảng Trị, Quảng Trị, 2004. 
6. Nguyễn Đông Phong, Bùi Thanh Tráng, Phát triển dịch vụ tư vấn Marketing tại Việt 
Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 144, (2009), 108 - 111. 
378 
7. Nguyễn Đông Phong, Bùi Thanh Tráng, Dịch vụ phát triển kinh doanh ở TPHCM - 
Thực trạng và Giải pháp, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 173, (2005), 9 – 12. 
8. Nguyễn Đông Phong, Bùi Thanh Tráng, Hoạt động quảng cáo tại TPHCM – Thực 
trạng và giải pháp, Tạp chí Phát triển Kinh tế, 199, (2007), 29 – 33. 
9. Vũ Việt Quảng, Phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Tạp chí Phát triển 
Kinh tế, 173, (2005), 5 – 8. 
10. Nguyễn Văn Phương, Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà 
nước đối với DNNVV trong bối cảnh hội nhập WTO, Viện Nghiên cứu Phát triển thành 
phố Hồ Chí Minh, TPHCM, Việt Nam, 2010. 
THE USE OF ADVERTISING SERVICES BY SMALL AND MEDIUM SIZED 
ENTERPRISES IN THUA THIEN HUE 
Le Quang Truc1, Duong Ba Vu Thi2 
1College of Economics, Hue University 
2Phu Xuan University - Hue 
Abstract. Several studies have indicated that developing advertising services is 
crucial to enhance competitive advantage of enterprises, especially small and 
medium sized enterprises (SMEs). Based on a survey of 103 SMEs in Thua Thien 
Hue, the results showed that the awareness and understanding of SMEs about 
advertising services are extremely high (98,1% and 95%, respectively). However, 
the use of advertising services by SMEs is not at a high level (44,8%). On the basis 
of the analysis, this research has proposed some solutions to promote the use of 
advertising services by SMEs in Thua Thien Hue. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_tinh_hinh_su_dung_dich_vu_quang_cao_cua_doanh_ngh.pdf