Nghiên cứu thủ nghiệm xử lý thuốc bảo vệ thực vật Glyphosat bằng công nghệ oxy hóa điện hóa

Hoá chất bảo vệ thực vật là nhân

tố không thể thiểu trong quá trình

phát triển nông nghiệp. Tại Việt

Nam, hoá chất bảo vệ thực vật

sử dụng từ những năm 40 của thế

kỷ 20 và khối lượng hoá chất bảo

vệ thực vật được sử dụng được

thống kê tăng dần theo từng năm.

Do sự hạn chế về kiến thức trong

việc sử dụng của người dân và

quản lý sử dụng của các đơn vị

chức năng nên hoá chất bảo vệ

thực vật chỉ được coi trọng về mặt

tích cực (phòng và diệt dịch hại)

mà coi nhẹ công tác bảo vệ môi

trường và xử lý ô nhiễm do hoá

chất bảo vệ thực vật

pdf 7 trang kimcuc 11300
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu thủ nghiệm xử lý thuốc bảo vệ thực vật Glyphosat bằng công nghệ oxy hóa điện hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thủ nghiệm xử lý thuốc bảo vệ thực vật Glyphosat bằng công nghệ oxy hóa điện hóa

Nghiên cứu thủ nghiệm xử lý thuốc bảo vệ thực vật Glyphosat bằng công nghệ oxy hóa điện hóa
46 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017
Kết quả nghiên cứu KHCN
I. MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nướcnông nghiệp với diệntích trồng các loại cây
lương thực và hoa màu rất lớn.
Trong suốt chiều dài lịch sử hình
thành và phát triển của dân tộc,
nông nghiệp luôn có vai trò quan
trọng trong đóng góp vào phát
triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Hoá chất bảo vệ thực vật là nhân
tố không thể thiểu trong quá trình
phát triển nông nghiệp. Tại Việt
Nam, hoá chất bảo vệ thực vật
sử dụng từ những năm 40 của thế
kỷ 20 và khối lượng hoá chất bảo
vệ thực vật được sử dụng được
thống kê tăng dần theo từng năm.
Do sự hạn chế về kiến thức trong
việc sử dụng của người dân và
quản lý sử dụng của các đơn vị
chức năng nên hoá chất bảo vệ
thực vật chỉ được coi trọng về mặt
tích cực (phòng và diệt dịch hại)
mà coi nhẹ công tác bảo vệ môi
trường và xử lý ô nhiễm do hoá
chất bảo vệ thực vật.
POP là từ viết tắt của cụm từ
tiếng Anh Persistant Organic
Polutants, được dùng để chỉ nhóm
chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy
trong môi trường với 4 đặc tính
chính: độc tính cao, khó phân huỷ,
khả năng di chuyển phát tán xa, có
khả năng tích tụ sinh học.
Các hoá chất độc hại thuộc nhóm chất hữu cơ khó phân huỷ
trong môi trường (POPs) được phân loại theo Công ước
Stockholm bao gồm: DDT, Lindan, Endrin, Dieldrin^ Các hợp
chất POPs được chia thành ba nhóm chính: (1) các hoá chất bị
cấm triệt để và cần phải tiêu huỷ; (2) các hoá chất công nghiệp
cần giảm sản xuất và cấm sử dụng; (3) các hoá chất phát sinh
không chủ định.
Hóa chất bảo vệ thực vật loại POPs khi được phun hay rải trên
đối tượng một phần sẽ được đưa vào cơ thể động, thực vật. Qua
quá trình hấp thu, sinh trưởng, phát triển hay qua chuỗi thức ăn,
hóa chất bảo vệ thực vật POPs sẽ được tích tụ trong nông phẩm
hay tích lũy, khuếch đại sinh học. Một phần khác sẽ rơi vãi ngoài
đối tượng, sẽ bay hơi vào môi trường hay bị cuốn trôi theo nước
mưa, đi vào môi trường đất, nước, không khí... gây ô nhiễm môi
trường. Môi trường thành phần như đất, nước, không khí là một
hệ thống hoàn chỉnh có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự
ô nhiễm của môi trường này sẽ tác động đến môi trường xung
quanh và ngược lại. Vì vậy, việc xử lý dư lượng hóa chất bảo vệ
thực vật nói chung và xử lý các nguồn nước ô nhiễm hóa chất
POPs nói riêng ở nước ta là rất cấp thiết.
NGHIEÂN CÖÙU THÖÛ NGHIEÄM
XÖÛ LYÙ THUOÁC BAÛO VEÄ THÖÏC VAÄT GLYPHOSAT
BAÈNG COÂNG NGHEÄ OXY HOAÙ ÑIEÄN HOAÙ
TS. Lê Thanh Sơn, Đoàn Tuấn Linh
Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Hình minh họa: nguồn internet
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017 47
Kết quả nghiên cứu KHCN
2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ POP
2.1. Phương pháp màng lọc
Dư lượng hoá chất BVTV
trong môi trường thường là
dạng ít tan trong nước và có
kích thước rất nhỏ. Do vậy để
loại bỏ dư lượng hoá chất
BVTV trong môi trường bằng
phương pháp màng lọc, người
ta thường sử dụng các loại
màng có kích thước lỗ rất nhỏ.
Cho đến nay, có nhiều công
trình nghiên cứu sử dụng
phương pháp màng lọc để xử
lý hoá chất BVTV, có thể kể ra
một số công trình tiêu biểu như:
Plakas và cộng sự (2012)
đã nghiên cứu loại bỏ thuốc trừ
sâu ra khỏi nước bằng phương
pháp lọc nano (Nanofiltration)
và thẩm thấu ngược (Reverse
Osmosis - RO). Nghiên cứu
này, ngoài việc chỉ ra khả năng
loại bỏ thuốc trừ sâu bằng
phương pháp màng, còn đưa
ra các yếu tố ảnh hưởng tới
khả năng loại bỏ thuốc trừ sâu
như: vật liệu cấu tạo của màng,
kích thước lỗ màng, khả năng
khử muối của màng^
Mehta và cộng sự (2015)
đã nghiên cứu sử dụng màng
RO để loại bỏ 2 loại thuốc trừ
sâu thuộc họ phenyl là diuron
và isoproturon. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng có
tới hơn 95% thuốc trừ sâu bị
loại bỏ ra khỏi nước thải nông
nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng các axit hữu cơ có
trong nước không có ảnh
hưởng nhiều tới việc loại bỏ
hai loại thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên, phương pháp
màng lọc chỉ là giải pháp phân
tách và cô lập các hóa chất
BVTV chứ chưa xử lý triệt để,
sau đó vẫn phải áp dụng các
công nghệ khác để phân hủy
thành các sản phẩm không gây
hại.
2.2. Phương pháp hấp phụ
Khi sử dụng phương pháp
hấp phụ để xử lý hoá chất
BVTV, xu hướng của các nhà
nghiên cứu thường là tận dụng
các nguồn vật liệu giá rẻ để làm
chất hấp phụ. Một số công trình
xử lý hoá chất BVTV bằng
phương pháp hấp phụ tiêu biểu
như:
Rojas và cộng sự (2015) đã
nghiên cứu sử dụng các vật
liệu giá rẻ để loại bỏ thuốc trừ
sâu ra khỏi nước bằng phương
pháp hấp phụ. Các vật liệu
được nghiên cứu như: vỏ hạt
hướng dương, vỏ trấu, bùn
compose và đất nông nghiệp.
Kết quả của nghiên cứu đã chỉ
ra rằng vỏ trấu có khả năng hấp
phụ tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ
sâu ra khỏi nước.
Moussavi và cộng sự (2013)
đã nghiên cứu loại bỏ thuốc trừ
sâu diazinon ra khỏi nước ô
nhiễm bằng cách sử dụng
phương pháp hấp phụ bằng
than hoạt tính có tẩm NH4Cl.
Kết quả chỉ ra rằng tối đa có
97,5% diazinon 20mg/l bị hấp
phụ lên than hoạt tính có tẩm
NH4Cl.
Cũng giống như phương
pháp màng lọc, phương pháp
hấp phụ chỉ là giải pháp phân
tách và cô lập các hóa chất
BVTV chứ chưa xử lý triệt để,
sau đó vẫn phải áp dụng các
công nghệ khác để phân hủy
thành các sản phẩm không gây
hại. Ngoài ra, giới hạn của
dung lượng hấp phụ của các
vật liệu cũng là một điểm hạn
chế của phương pháp này.
2.3. Phương pháp sinh học
Xử lý hoá chất BVTV bằng
phương pháp sinh học là quá
trình sử dụng các loại vi sinh vật
có khả năng phân huỷ các chất
hữu cơ bền ở trong thành phần
của thuốc BVTV. Tuy nhiên, số
lượng các nghiên cứu này chưa
nhiều, điển hình là:
Shawaqfeh (2010) đã
nghiên cứu sử dụng hệ thống
kết hợp giữa quá trình kị khí và
quá trình hiếu khí để xử lý
thuốc trừ sâu trong nước.
Nghiên cứu này đã thiết lập hai
hệ thống riêng biệt để đánh giá
hai quá trình xử lý kị khí và hiếu
khí. Kết quả cho thấy rằng trên
96% thuốc trừ sâu bị loại bỏ
khỏi nước sau 172 ngày đối với
hệ hiếu khí và 230 ngày đối với
hệ kị khí. Việc kết hợp hai hệ
thống cho hiệu quả tốt hơn so
với từng hệ thống riêng biệt. Cụ
thể, chỉ cần kết hợp thời gian
lưu trong hệ hiếu khí là 24 giờ
và trong hệ kị khí 12 giờ là có
thể loại bỏ được thuốc trừ sâu.
Điểm mấu chốt của phương
pháp này là phải tìm ra được
chủng vi sinh vật thích hợp để
phân hủy các hóa chất BVTV vì
hầu hết các hóa chất BVTV là
‘độc tố’ đối với các vi sinh vật.
Đây vẫn đang là một hướng
nghiên cứu mới.
48 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017
Kết quả nghiên cứu KHCN
2.4. Phương pháp oxy hoá tiên tiến
Hóa chất BVTV là những hợp chất rất bền, khó bị phân hủy hóa
học và sinh học, do đó các quá trình oxy hóa mạnh mẽ như các
quá trình oxy hóa tiên tiến (AOP – Advanced Oxidation Processes)
có khả năng xử lý được hiệu quả.
Oxy hóa tiên tiến AOP: là quá trình sử dụng gốc hydroxyl OH●
có tính oxy hóa cực mạnh (Thế oxy hóa khử E° = 2,7 V/ESH) để
oxy hóa các chất ô nhiễm ở nhiệt độ và áp suất môi trường. Tuy
thời gian tồn tại của các gốc OH● là rất ngắn, cỡ 10-9 giây nhưng
các gốc OH● có thể oxy hóa các chất hữu cơ với hằng số tốc độ
phản ứng rất lớn, từ 106 đến 109 l.mol-1.s-1.
Quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ (RH hay PhX), kim loại
và chất vô cơ có thể được thực hiện bởi 3 cơ chế sau :
Tách 1 nguyên tử hydro (đề hydro hóa):
OH● + RH → R● + H2O (1)
i) Phản ứng cộng ở liên kết chưa no (hydroxylation):
OH● + PhX → HOPhX● (2)
ii) Trao đổi electron (oxy hóa - khử):
OH● + RH → RH+● + OH− (3)
OH● + RX → RXOH● → ROH+● + X− (4)
Trong số các phản ứng này,
phản ứng cộng vào ở vòng
thơm (cấu trúc phổ biến của
các chất ô nhiễm hữu cơ bền)
có hằng số tốc độ từ 108 đến
1010 l mol-1.s-1. Do đó, hiện nay
các quá trình AOP được xem
như là nhóm các phương pháp
xử lý rất hiệu quả các chất ô
nhiễm hữu cơ bền (POPs -
Persistant Organic Pollutants)
khó hoặc không bị phân hủy
sinh học trong nước thành
CO2, H2O và các chất hữu cơ
ngắn mạch hơn, ít độc hơn và
có thể bị phân hủy sinh học.
Theo cách thức tạo ra gốc
OH●, AOP được chia thành các
phương pháp khác nhau như
trên Hình 1.
Theo cơ quan bảo vệ môi
trường Mỹ (USEPA), dựa theo
đặc tính của quá trình có hay
không sử dụng nguồn năng
lượng bức xạ tử ngoại UV mà
có thể phân loại các quá trình
oxy hoá tiên tiến thành 2 nhóm:
- Các quá trình oxy hoá tiên
tiến không nhờ tác nhân ánh
sáng: là các quá trình tạo ra
gốc OH● mà không nhờ năng
lượng bức xạ tia cực tím trong
quá trình phản ứng (Bảng 1).
- Các quá trình oxy hoá tiên
tiến nhờ tác nhân ánh sáng: là
các quá trình tạo ra gốc OH●
nhờ năng lượng tia cực tím UV
(Bảng 2).
Có thể kể ra một số phương
pháp điển hình sau đây:
* Phản ứng Fenton: là quá
trình oxy hóa tiên tiến trong đóHình 1. Các quá trình chính tạo ra gốc OH● trong AOP
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017 49
Kết quả nghiên cứu KHCN
* Phản ứng peroxon: gốc tự do OH● được
sinh ra khi hydropeoxit phản ứng với ozon
H2O2 + 2O3 → 2OH● + 3O2 (k = 6,5 10-2 l.mol-1s-1)
Quá trình này hiệu quả hơn quá trình ozon
hóa do sự có mặt của gốc OH●, tuy nhiên hiệu
quả của quá trình bị hạn chế bởi tốc độ của phản
ứng và cũng giống như quá trình ozon hóa, bị
hạn chế bởi độ tan thấp của ozon trong nước.
Ngoài ra, quá trình cũng phụ thuộc nhiều vào pH,
gốc tự do OH● được sinh ra khi hydropeoxit
phản ứng với ion sắt II với hằng số tốc độ 53 –
64 M-1s-1:
Fe2+ + 2H2O2 → Fe3+ + OH- + OH●
Tuy nhiên phản ứng trên chỉ xảy ra trong môi
trường phản ứng axit (pH = 2 - 4), và quá trình
Fenton phụ thuộc nhiều vào pH, nồng độ ban
đầu các chất phản ứng, sự có mặt của một số
ion vô cơ khác,...
Bảng 1. Các quá trình oxy hoá tiên tiến không nhờ tác nhân ánh sáng (Nguồn: USEPA)
Bảng 2. Các quá trình oxy hoá tiên tiến nhờ tác nhân ánh sáng (Nguồn: USEPA)
TT Taùc nhaân phaûn öùng Phaûn öùng ñaëc tröng Teân quaù trình 
1 H2O2 vaø Fe2+ H2O2 + Fe 2+ Æ Fe3+ + OH- + HOƔ Fenton 
2 H2O2 vaø O3 H2O2 +O3Æ 2HOƔ + 3O2 Peroxon 
3 O3 vaø caùc chaát xuùc taùc 3O3 + H2O (cxt) Æ 2HOƔ + 4O2 Catazon 
4
H2O vaø naêng löôïng ñieän 
hoaù 
H2O (nlñh) Æ HOƔ + HƔ Oxy hoaù ñieän hoaù 
5
H2O vaø naêng löôïng sieâu 
aâm 
H2O (nlsa) Æ HOƔ + HƔ
(20 x 40 kHz) Sieâu aâm 
6 H2O vaø naêng löôïng cao 
H2O (nlc) Æ HOƔ + HƔ
(1 x 10 Mev) Böùc xaï naêng löôïng cao 
TT Taùc nhaân phaûn öùng Phaûn öùng ñaëc tröng Teân quaù trình 
1
H2O2 vaø naêng löôïng 
photon UV 
H2O2 (hv) Æ 2 OHƔ
Ȝ = 220 nm UV/ H2O2
2
O3 vaø naêng löôïng photon 
UV 
H2O + O3 (hv) Æ 2 OHƔ
Ȝ = 253,7 nm UV/ O3
3
H2O2/ O3 vaø naêng löôïng 
photon UV 
H2O2 + O3 +H2O (hv) Æ 4 OHƔ + O2
Ȝ = 253,7 nm UV/ H2O2 + O3
4
H2O2/ Fe3+ vaø naêng löôïng 
photon 
H2O2 + Fe3+ (hv)Æ Fe2+ + H+ + OHƔ
H2O2 + Fe 2+ Æ Fe3+ + OH- + OHƔ
Quang Fenton 
5
TiO2 vaø naêng löôïng 
photon UV 
TiO2 (hv) Æ e- + h+
Ȝ > 387,5 nm 
h+ +H2OÆ OHƔ + H+
h+ + OH- Æ OHƔ + H+
Quang xuùc taùc 
baùn daãn 
50 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017
Kết quả nghiên cứu KHCN
nhiệt độ và dạng chất ô nhiễm cần xử lý.
* Quang ozon (UV/O3): trong quá trình này,
dưới tác dụng của tia UV, O3 phản ứng với nước
tạo thành hydroperoxit theo phản ứng
O3 + H2O + hν → H2O2 + O2
Sau đó hydroperoxit phản ứng với ozon tạo
thành gốc OH● theo phương trình phản ứng.
Hiệu suất của quá trình UV/O3 phụ thuộc nhiều
vào lượng ozon sử dụng, chiều dài bước sóng
UV, công suất đèn UV và độ đục của dung dịch
cần xử lý.
* Quang xúc tác: chất quang xúc tác thường
dùng là TiO2 hấp thụ ánh sáng bước sóng
385nm, tạo ra điện tử và lỗ trống, sau đó điện tử
và lỗ trống này sẽ phản ứng với H2O và O2 tạo
ra các gốc OH●:
TiO2 + hv → e- + h+ (8)
TiO2(h+) + H2O → TiO2 + OH● + H+ (9)
TiO2(h+) + OH- → TiO2 + OH● (10)
Như đã giới thiệu ở trên, mỗi phương pháp
trong số các phương pháp này có thể rất hiệu
quả đối với loại hợp chất này nhưng chưa chắc
đã hiệu quả cao đối với loại hợp chất khác, do
đó cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá hiệu quả
của các phương pháp AOP này trên từng đối
tượng là dioxin, hóa chất BVTV và PCBs để xác
thực công nghệ hiệu quả xử lý nước thải chứa
các hóa chất độc hại bền vững.
3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC Ô
NHIỄM HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT
GLYPHOSATE BẰNG QUÁ TRÌNH OXY HOÁ
ANOT.
3.1. Giới thiệu về kỹ thuật oxy hoá điện hoá
Oxy hóa điện hóa (EOP – electrochemical
oxidation process): là quá trình AOP trong đó
gốc OH● được sinh ra bằng các quá trình điện
hóa xảy ra trên các điện cực. Quá trình EOP có
thể dễ dàng tự động hóa và hiệu suất quá trình
phá hủy tăng đáng kể nhờ số lượng gốc OH●
tăng mạnh khi sử dụng các điện cực có diện tích
bề mặt lớn. Người ta thường sử dụng 2 cách để
tạo ra gốc OH●: trực tiếp (oxy hóa anot) hoặc
gián tiếp thông qua các chất phản ứng của phản
ứng Fenton (phản ứng Fenton điện hóa).
3.2. Chuẩn bị dung dịch mẫu
Dung dịch mẫu được sử dụng trong suốt quá
trình nghiên cứu được chuẩn bị trong phòng thí
nghiệm bằng cách pha loãng glyphosate
(C3H8NO3P; CAS #1071-83-6) vào nước siêu
lọc. Glyphosate sử dụng trong nghiên cứu có độ
tinh khiết ≥ 96%. Dung dịch chuẩn glyphosate
được chuẩn bị bằng cách hoà tan 1,69g
glyphosate vào 1 lít nước tinh khiết. Dung dịch
được khuấy đều với tốc độ 250 vòng/ph trong
vòng 20 phút. Dung dịch mẫu được chuẩn bị
bằng cách đưa một lượng dung dịch chuẩn vào
bình tam giác và trộn đều với nước tinh khiết để
đạt được nồng độ cuối là 0,025 – 0,2mmol/l trong
đó thì Na2SO4 0,01mol/l được thêm vào nhằm
tăng độ dẫn của dung dịch mẫu.
3.3. Thiết kế bể điện hoá.
Quá trình oxy hoá điện hoá xử lý dung dịch
glyphosate được tiến hành theo mẻ trong bể điện
hoá bằng thuỷ tinh hữu cơ với kích thước 20mm
(rộng) x 150mm(dài) x 180mm (cao). Thí nghiệm
được thiết kế như Hình 2.
Bộ điện cực bao gồm 1 điện cực âm và một
điện cực dương được đặt cách nhau 10mm. Điện
cực được đặt trong bể điện hoá bằng thuỷ tinh
hữu cơ và cách đáy bể 20mm. Điện cực dương
được làm bằng Titan phủ chì oxit. Điện cực âm
Hình 2. Sơ đồ nguyên lý phương pháp oxy
hoá điện hóa
Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017 51
Kết quả nghiên cứu KHCN
hình chữ nhật được làm bằng Titan. Kích thước của điện cực
được thiết kế với kích thước 100 x 110mm. Nguồn điện được sử
dụng là nguồn điện một chiều sử dụng nguồn DC generator
VSP4030 (B&K Precision, CA, US). Bể tuần hoàn được làm bằng
vật liệu giống với bể điện hoá. Trong tất cả các thí nghiệm tổng
lượng nước thải sử dụng cho mỗi thí nghiệm là 1 lít. Thể tích của
bể điện hoá là 540ml và thể tích của bể tuần hoàn là 460ml.
3.4. Kết quả đánh giá
Trong thí nghiệm này,
chúng tôi tiến hành đánh giá
khả năng xử lý Glyphosate
thông qua chỉ số TOC (Total
Organic Carbon) bằng quá
trình oxy hoá anot. Điều kiện
thí nghiệm như sau: thời gian
xử lý 173 phút với cường độ
dòng điện 4,77A, không điều
chỉnh pH và nồng độ ban đầu
của dung dịch Glyphosate là
16,9mg/l. Giá trị TOC và nồng
độ Glyphosate còn lại được
xác định để đánh giá khả năng
xử lý của quá trình oxy hoá
anot. Kết quả thu được thể
hiện trên Bảng 3.
Có thể thấy rằng quá trình
oxy hoá anot có khả năng xử lý
tốt hoá chất bảo vệ thực vật
Glyphosate. Cụ thể, trong điều
kiện tối ưu, sau 173 phút điện
phân, Glyphosate được loại bỏ
khỏi dung dịch đạt tới trên 95%
và TOC được xử lý khoảng
hơn 90%. Ngoài ra, có thể thấy
các chỉ tiêu vô cơ như PO43-,
NO3- và NH4+ sau xử lý cao
hơn nhiều so với trước xử lý.
Điều này cho thấy, trong quá
trình oxy hoá anot, Glyphosate
bị cắt mạch và khoáng hoá
thành các thành phần vô cơ.
4. KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng
có thể sử dụng quá trình oxy
hoá anot để oxy hoá
Glyphosate sử dụng điện cực
anot bằng Ti phủ chì oxit
(Ti/PbO2). Các thông số có ảnh
hưởng tới khả năng xử lý của
quá trình oxy hoá điện hoá bao
Thoâng soá Keát quaû 
Ñieàu kieän thí nghieäm 
Thôøi gian xöû lyù, phuùt 173 
Cöôøng ñoä doøng ñieän, A 4,77 
Noàng ñoä Glyphosate, mg/l 16,9 
Keát quaû tính toaùn theo lyù thuyeát: 
x Noàng ñoä Glyphosate coøn laïi, mg/l 
x TOC ñöôïc xöû lyù, % 
0,69 
90,28 
Keát quaû thí nghieäm: 
Ñaàu vaøo (tröôùc xöû lyù) 
x pH 
x Glyphosate, mg/l 
x TOC, mg/l 
x PO4, mg/l 
x NO3, mg/l 
x NH4, mg/l 
4,2 ± 0,5 
12,4 ± 0,5 
2,007 ± 0,05 
< 0,1 
0,048 ± 0,02 
< 0,01 
Ñaàu ra (sau xöû lyù) 
x pH 
x Glyphosate, mg/l 
x AMPA, mg/l 
x PO4, mg/l 
x NO3, mg/l 
x NH4, mg/l 
4,0 ± 0,5 
0,6 ± 0,25 
0,1945 ± 0,02 
1,911 ± 0,1 
0,775 ± 0,04 
0,364 ± 0,01 
Keát quaû thöïc teá thí nghieäm: 
x Glyphosate ñöôïc loaïi boû, % 
x TOC ñöôïc xöû lyù, % 
95,16 
90,31 
Bảng 3. Kết quả xử lý dung dịch Glyphosate bằng quá trình
oxy hoá anot .
52 Taïp chí Hoaït ñoäng KHCN An toaøn - Söùc khoûe & Moâi tröôøng lao ñoäng, Soá 4,5&6-2017
Kết quả nghiên cứu KHCN
gồm: cường độ dòng điện, thời
gian xử lý, pH và nồng độ chất
ô nhiễm đầu vào. Cường độ
dòng điện 4,77A và thời gian
xử lý 173 phút là điều kiện tối
ưu cho quá trình oxy hoá anot
xử lý dung dịch chứa
Glyphosate (16,9mg/l). Ở điều
kiện này, Glyphosate có thể
được xử lý tới trên 95% và hơn
90% TOC được loại bỏ. Nồng
độ Glyphosate còn lại trong
dung dịch sau xử lý khoảng
0,6mg/l, nhỏ hơn giới hạn cho
phép của nhiều nước trên thế
giới. Sản phẩm phụ sinh ra sau
phản ứng có PO43-, NO3- và
NH4+, chứng tỏ Glyphosate đã
bị cắt mạch và khoáng hoá
thành các thành phần vô cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tổng cục môi trường
(2015) “Hiện trạng ô nhiễm môi
trường do hoá chất bảo vệ thực
vật tồn lưu thuộc nhóm chất
hữu cơ khó phân huỷ tại Việt
Nam”, Hà Nội.
[2]. Battaglin WA, Kolpin DW,
Scribner EA, Kuivila KM and
Sandstrom MW, (2005)
“Glyphosate, other herbicides,
and transformation products in
midwestern streams”. J Am
Water Resour As; 41(2): 323-
332.
[3]. Battaglin WA, Meyer MT,
Kuivila KM and Dietze JE,
(2014) “Glyphosate and Its
Degradation Product Ampa
Occur Frequently and Widely in
Us Soils, Surface Water,
Groundwater, and
Precipitation(1)”. J Am Water
Resour As; 50(2): 275-290.
[4]. Hoigné J. (1997) "Inter-
calibration of OH radical
sources and water quality
parameters", Water Science
and Technology 35, 1-8
[5]. Mehta R., H.
Brahmbhatt, N. K. Saha,
and A. Bhattacharya
(2015), “Removal of sub-
stituted phenyl urea pes-
ticides by reverse osmo-
sis membranes:
Laboratory scale study
for field water applica-
tion”, Desalination 358,
69-75.
[6]. Moussavi G.,
Hosseini H., and
A l a h a b a d i
A. (2013) "The investi-
gation of diazinon pesti-
cide removal from con-
taminated water by
adsorption onto NH4Cl-
induced activated car-
bon", Chemical
Engineering Journal
214, 172-179.
[7]. Rojas R., Morillo J.,
Usero J., Vanderlinden
E., and El Bakouri H.
(2015) "Adsorption study
of low-cost and locally
available organic sub-
stances and a soil to
remove pesticides from
aqueous solutions",
Journal of Hydrology
520, 461-472.
[ 8 ] . S h a w a q f e h
A. T. (2010) "Removal of
Pesticides from Water
Using Anaerobic-
Aerobic Biological
Treatment", Chinese
Journal of Chemical
Engineering 18, 672-680
Hình minh họa: nguồn internet

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_thu_nghiem_xu_ly_thuoc_bao_ve_thuc_vat_glyphosat.pdf