Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống la bàn từ kỹ thuật số cho tàu cá và tàu biển chạy tuyến nội địa Việt Nam
Khi hành trình trên biển, hệ thống la bàn đóng vai trò quan trọng, giúp người đi biển xác định
hướng đi của tàu. Hệ thống này đưa tín hiệu hướng đi vào hệ thống máy lái tàu thủy, giúp cho tàu
đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian và khoảng cách đi ngắn nhất [1]. Trên tàu thủy hiện đại được
trang bị hệ thống la bàn điện hiện đại. Nhưng do điều kiện giá thành của hệ thống la bàn điện là rất
lớn, nên đối với tàu cá hoặc tàu chạy tuyến nội địa của Việt Nam, thường không được trang bị hệ
thống la bàn điện.
So với hệ thống la bàn điện tàu thủy, thì hệ thống la bàn từ kỹ thuật số có cấu tạo đơn giản
hơn, dễ sử dụng hơn so với hệ thống la bàn điện. Các thiết bị được chế tạo từ những linh kiện
điện tử có độ tin cậy khá cao. Hơn nữa, hệ thống la bàn từ kỹ thuật số được thiết kế và chế tạo
thành công có giá thành rẻ, có những chức năng quan trọng tương đương hệ thống la bàn điện
Đã có những công trình khoa học của các tác giả Trường Đại học Hàng hải Việt Nam,
Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh,. công bố liên quan đến vấn đề mà tác giả
nghiên cứu, nhưng kết quả mới dừng lại ở nghiên cứu thiết kế một phần của hệ thống [3, 4]. Vì
vậy, việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hoàn thiện hệ thống la bàn từ kỹ thuật số có thể đáp ứng
và trang bị trên tàu cá, tàu chạy tuyến nội địa Việt Nam, góp phần thực hiện nội địa hóa sản phẩm
công nghệ hàng hải của Việt Nam [1].
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống la bàn từ kỹ thuật số cho tàu cá và tàu biển chạy tuyến nội địa Việt Nam
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 45 – 01/2016 60 NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO HỆ THỐNG LA BÀN TỪ KỸ THUẬT SỐ CHO TÀU CÁ VÀ TÀU BIỂN CHẠY TUYẾN NỘI ĐỊA VIỆT NAM RESEARCHING, DESIGNING AND MANUFACTURING THE DEGITAL COMPASS SYSTEM FOR FISHING AND INLAND VESSELS IN VIETNAM PGS. TS. PHẠM KỲ QUANG; ThS. NGUYỄN ĐÌNH THẠCH; ThS. VŨ XUÂN HẬU Trường ĐHHH Việt Nam TS. NGUYỄN XUÂN PHƯƠNG Trường Đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Bài báo giới thiệu các kết quả nghiên cứu và chế tạo hệ thống la bàn từ kỹ thuật số lắp đặt trên tàu cá và tàu biển chạy tuyến nội địa của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu thiết kế, chế tạo hệ thống la bàn từ kỹ thuật số đã thành công và được kiểm nghiệm bởi Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 1(Cục Kỹ thuật Hải quân). Abstract The article introduces the results of researching and manufacturing the system of digital compass for fishing vessels and ships that are operated on domestic routes in Vietnam. The results of these systems are checked successful by the Central for standards, metrology and quality № 1. Key words: Digital compass, fishing vessels, inland vessels. 1. Đặt vấn đề Khi hành trình trên biển, hệ thống la bàn đóng vai trò quan trọng, giúp người đi biển xác định hướng đi của tàu. Hệ thống này đưa tín hiệu hướng đi vào hệ thống máy lái tàu thủy, giúp cho tàu đi đúng hướng, tiết kiệm thời gian và khoảng cách đi ngắn nhất [1]. Trên tàu thủy hiện đại được trang bị hệ thống la bàn điện hiện đại. Nhưng do điều kiện giá thành của hệ thống la bàn điện là rất lớn, nên đối với tàu cá hoặc tàu chạy tuyến nội địa của Việt Nam, thường không được trang bị hệ thống la bàn điện. So với hệ thống la bàn điện tàu thủy, thì hệ thống la bàn từ kỹ thuật số có cấu tạo đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn so với hệ thống la bàn điện. Các thiết bị được chế tạo từ những linh kiện điện tử có độ tin cậy khá cao. Hơn nữa, hệ thống la bàn từ kỹ thuật số được thiết kế và chế tạo thành công có giá thành rẻ, có những chức năng quan trọng tương đương hệ thống la bàn điện Đã có những công trình khoa học của các tác giả Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh,... công bố liên quan đến vấn đề mà tác giả nghiên cứu, nhưng kết quả mới dừng lại ở nghiên cứu thiết kế một phần của hệ thống [3, 4]. Vì vậy, việc nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hoàn thiện hệ thống la bàn từ kỹ thuật số có thể đáp ứng và trang bị trên tàu cá, tàu chạy tuyến nội địa Việt Nam, góp phần thực hiện nội địa hóa sản phẩm công nghệ hàng hải của Việt Nam [1]. 2. Thiết kế và chế tạo thiết bị của hệ thống 2.1. Sơ đồ khối của hệ thống la bàn từ kỹ thuật số Hệ thống la bàn từ kỹ thuật số trang bị trên tàu thủy gồm những khối như sau (hình 1): - La bàn chủ từ số: Là thiết bị la bàn chủ kỹ thuật số, chức năng tương đương như la bàn điện, có nhiệm vụ cảm ứng từ trường Trái đất và biến đổi từ trường thành tín hiệu điện truyền đi cho các thiết bị khác. Dữ liệu góc hướng đi của tàu được đóng gói theo bản tin chuẩn hàng hải NMEA0183. - Nguồn cung cấp 24 VDC: Lấy trên tàu hoặc lấy từ các bộ thiết bị nguồn dự trữ chuyên dụng. bé ®Öm tÝn hiÖu nmea0183 mÆt lÆp la bµn chØ thÞ kim la bµn chñ tõ sè mÆt lÆp la bµn sè nmea 0183 nguån 24Vdc 24vdc 24vdc 24vdc nmea 0183 nmea 0183 24vdc nmea 0183 output Hình 1. Sơ đồ khối hệ thống la bàn từ kỹ thuật số CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 45 – 01/2016 61 - Khối mặt lặp la bàn số: Tổ hợp nhiều mặt lặp la bàn số trên tàu thủy, đặt ở vị trí cần thiết, như: Buồng lái, buồng thuyền trưởng, Khối mặt lặp la bàn số có chức năng hiển thị hướng đi hiện tại và tốc độ quay trở tàu thủy trên 4 đèn Led 7 thanh trong từng mặt lặp. - Khối mặt lặp la bàn chỉ thị kim: Là tổ hợp của nhiều mặt lặp dạng kim quay, trên tàu thủy cũng yêu cầu nhiều vị trí phải trang bị thiết bị này để phục vụ cho nhu cầu quan sát hướng đi của tàu. Khác với mặt lặp la bàn số, thiết bị này thực hiện chỉ thị góc hướng tàu bằng kim quay. Mặt lặp kim cũng lấy tín hiệu NMEA0183 từ la bàn chủ từ số và sau đó quay kim chỉ thị theo đúng như giá trị góc phương vị từ la bàn chủ phát ra. Ưu điểm của mặt lặp dạng kim là có độ bền cao, thẩm mỹ đẹp và có thể đặt được ra các vị trí bên ngoài với điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất. Nhược điểm của mặt lặp kim là chế tạo phức tạp và giá thành cao. - Bộ đệm tín hiệu NMEA0183: Có tác dụng khuyếch đại tín hiệu NMEA0183 đầu vào từ la bàn chủ và phát đến mặt lặp la bàn. Bộ đệm có vai trò quan trọng trong hệ thống, để thực hiện ghép nối các thiết bị thành mạng. Bộ đệm tín hiệu có 1 đầu vào NMEA0183 và 2 đầu ra, cho phép ghép nối cho rất nhiều thiết bị nhận tín hiệu này từ bên ngoài. 2.2. Thiết kế và chế tạo thiết bị la bàn chủ kỹ thuật số - Hạt nhân của thiết bị la bàn chủ từ kỹ thuật số là chip HMC5883L. Đây là chip chuyên dụng thường được ứng dụng trong các thiết bị bên ngoài như điện thoại, máy định vị,... Nhóm tác giả đã sử dụng chip HMC5883L để cảm ứng từ trường Trái đất và biến đổi thành tín hiệu góc hướng tàu, đưa đến vi điều khiển Atmega8 xử lý và cuối cùng đưa ra dữ liệu NMEA0183 phát tới các thiết bị ngoại vi khác. - IC Max485 dùng để biến đổi tín hiệu NMEA0183 từ dạng TTL phát ra từ vi điều khiển sang điện áp vi sai 2 dây và truyền thông với các thiết bị ngoại vi khác theo mô hình mạng truyền thông. Hình 2. Sơ đồ mạch in, mạch điện và thiết bị la bàn chủ kỹ thuật số sau khi thiết kế và chế tạo 2.3. Thiết kế và chế tạo thiết bị mặt lặp la bàn từ kỹ thuật số - Trung tâm điều khiển của thiết bị mặt lặp la bàn chỉ thị số là vi điều khiển Atmega16. Vi điều khiển sẽ thu nhận các dữ liệu chuẩn hàng hải NMEA0183 phát ra từ la bàn chủ, sau đó thực hiện thuật toán xử lý, biến đổi và cuối cùng cho hiển thị giá trị góc hướng đi của tàu ra 4 Led 7 thanh 1, 2, 3, 4. - 4 Led 7 thanh loại nhỏ 5, 6, 7, 8 có tác dụng hiển thị tốc độ quay trở của tàu, đơn vị tính là (độ/phút). Đây cũng là thông số quan trọng bắt buộc trên các thiết bị mặt lặp số. Thông số này giúp người điều khiển biết được tốc độ quay của tàu, từ đó đưa ra biện pháp xử lý an toàn nhất - Trên thiết bị mặt lặp số có 2 nút ấn S1, S2 dùng để điều chỉnh độ sáng của 8 đèn Led 7 thanh hiển thị trên mặt lặp số. Để thuận lợi quan sát ban đêm cần tăng độ sáng và ban ngày thì ngược lại. - IC Max485 dùng để thu tín hiệu bản tin NMEA0183 từ la bàn chủ dạng điện áp vi sai và biến đổi thành tín hiệu TTL giao tiếp với vi điều khiển Atmega16 CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 45 – 01/2016 62 Hình 4. Sơ đồ mạch điện mặt trên, mặt dưới và thiết bị mặt lặp số sau khi thiết kế và chế tạo 2.4. Thiết kế và chế tạo mặt lặp la bàn chỉ thị kim - Trung tâm điều khiển của mạch điện mặt lặp la bàn kim là vi điều khiển Atmega8. Vi điều khiển sẽ thu tín hiệu NMEA0183 từ la bàn chủ và thông qua thuật toán điều khiển, sau đó phát các xung điều khiển làm quay cơ cấu chỉ thị bằng động cơ bước, từ đó chỉ thị giá trị góc hướng đi bằng kim quay cho người điều khiển tàu. C1 22p C2 22p IC1 ATmega8-DIL28 PC6 (RESET) 1 PD0 (RxD) 2 PD1 (TxD) 3 PD2 (INT0) 4 PD3 (INT1) 5 PD4 (XCK/T0) 6 VCC 7 GND 8 PB6 (XT1/TOSC1) 9 PB7 (XT2/TOSC2) 10 PD5 (T1) 11 PD6 (AIN0) 12 PD7 (AIN1) 13 PB0 (ICP) 14 (OC1A) PB1 15(SS/OC1B) PB2 16(OC2/MOSI) PB3 17(MISO) PB4 18(SCK) PB5 19AVCC 20AREF 21AGND 22(ADC0) PC0 23(ADC1) PC1 24(ADC2) PC2 25(ADC3) PC3 26(SDA/ADC4) PC4 27(SCL/ADC5) PC5 28 +5V 0 do RxD EN T/P CLK R1 10K C3 0.1u SW1 RESET RESET Y1 12M Hình 5. Sơ đồ nguyên lý khối điều khiển và cơ cấu chỉ báo mặt lặp la bàn kim L 2 9 7 L 2 9 7 SY N C 1 G N D 2 H OM E 3 A 4 I N H 1 5 B 6 C 7 I N H 2 8 D 9 EN A B LE 1 0 R E S ET 2 0 C W / C C W 1 7 C LO C K 1 8 H A L F / F U LL 1 9 O S C 1 6 VR EF 1 5 SE N S2 1 4SE N S1 1 3 V C C 1 2 C ON T R OL 1 1 C A B D U 2 L 2 9 8 /M U L T IH V S 4 I N 1 5 I N 2 7 V S S 9 I N 3 1 0 I N 4 1 2 O U T 1 2 O U T 2 3 O U T 3 1 3 O U T 4 1 4 I SE N A 1 I SE N B 1 5 EN A 6 EN B 1 1 C 4 3 .3 n R 3 2 2 k D 1 4 0 0 7 D 2 4 0 0 7 D 3 4 0 0 7 D 4 4 0 0 7 D 5 4 0 0 7 D 6 4 0 0 7 D 7 4 0 0 7 D 8 4 0 0 7 C L K T / P E N C 53 .3 n +12 V+5V / 3A R 2 1 R 2 W R 3 1 R 2 W R ES E T +5V U3 LED7SEG1 a 7 b 6 c 4 d 2 e 1 f 9 g 10 p 5 A N O D E 8 A * 3 J1 DC IN 1 2 U1 LM7805 IN 1 OUT 3 G N D 2 C1 1000uF/50V C2 1000uF/16V A4 U4 LED7SEG2 a 7 b 6 c 4 d 2 e 1 f 9 g 10 p 5 A N O D E 8 A * 3 C3 104 C4 104 R89 1K +5V D8 U5 LED7SEG3 a 7 b 6 c 4 d 2 e 1 f 9 g 10 p 5 A N O D E 8 A * 3 A1 U6 LED7SEG4 a 7 b 6 c 4 d 2 e 1 f 9 g 10 p 5 A N O D E 8 A * 3 A2 J2 5V OUT 1 2R1 330 D1 Power A3 Q1 A1015 Q2 A1015 A4 Q3 A1015 RXD Q4 A1015 5V U2 ATMega16 PB0 (XCK/T0) 1 PB1 (T1) 2 PB2(INT2/AIN0) 3 PB3(OC0/AIN1) 4 PB4(SS) 5 PB5(MOSI) 6 PB6(MISO) 7 PB7(SCK) 8 RESET 9 VCC 10 GND 11 XTAL2 12 XTAL1 13 PD0 (RXD) 14 PD1 (TXD) 15 PD2 (INT0) 16 PD3 (INT1) 17 PD4 (OC1B) 18 PD5 (OC1A) 19 PD6 (ICP1) 20 (OC2) PD7 21(SCL) PC0 22(SDA) PC1 23(TCK) PC2 24(TMS) PC3 25(TDO) PC4 26(TDI) PC5 27(TOSC1) PC6 28(TOSC2) PC7 29AVCC 30GND1 31AVEF 32 (ADC0) PA0 40 (ADC1) PA1 39 (ADC2) PA2 38 (ADC3) PA3 37 (ADC4) PA4 36 (ADC5) PA5 35 (ADC6) PA6 34 (ADC7) PA7 33 K1 K2 J3 NMEA INPUT 1 2 3 A B TXD R85 1K R86 1K +5V D5 U7 MAX485 RO 1 DI 4 G N D 5 V C C 8 RE 2 DE 3 A 6 B 7 +5V ENX R4 1K + C53 10uF K3 R5 1K R6 1K ENX K4 K5 R3 1K S2 K6 S3 K7 K8 5V K1 K2 K3 D+ K4 K5 D- K6 K7 D- K8 D+ K1 K2 K3 U8 LED7SEG5 a 7 b 6 c 4 d 2 e 1 f 9 g 10 p 5 A N O D E 8 A * 3 U9 LED7SEG6 a 7 b 6 c 4 d 2 e 1 f 9 g 10 p 5 A N O D E 8 A * 3 U10 LED7SEG7 a 7 b 6 c 4 d 2 e 1 f 9 g 10 p 5 A N O D E 8 A * 3 A5 U11 LED7SEG8 a 7 b 6 c 4 d 2 e 1 f 9 g 10 p 5 A N O D E 8 A * 3 A7A6 K4 Q5 A1015 Q6 A1015 A8 Q7 A1015 Q8 A1015 R7 1K R11 1K K5 R12 1K R13 1K 5V K3 K2 K1 K6 K5 K4 K8 K7 K3 K2 K1 K6 K5 K4 K6 K8 K7 K3 K2 K1 K6 K5 K4 K8 K7 K7 K1 R87 1K K8 K2 K1 R88 1K K3 K2 D6 LED A5 K4 K3 D7 LED K5 K4 A6 K5 K6 K6 A7 K7 K7 K8 K8 A8 K1 J13 BURNER 1 2 3 4 5 6 +5V RES MISO MOSI SCK RES K2 SCK MISO MOSI K3 K4 K5 5V K6 R2 10k K7 C5 10uF K8 LED1 4,7K LED2 5V S1 RESET LED1Y1 12MHz C7 22P LED2 C8 22P X2X1 X1 X2 RXD TXD 5V A1 A2 A3 Hình 3. Sơ đồ nguyên lý mạch điện thiết bị mặt lặp la bàn từ kỹ thuật số CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 45 – 01/2016 63 Hình 6. Động cơ bước và cơ cấu chỉ báo của mặt lặp la bàn kim - Trung tâm chỉ báo của mặt lặp la bàn kim, nhóm tác giả đã sử dụng động cơ bước kết hợp với một hệ bánh răng có tỉ số truyền phù hợp. Ưu điểm của cơ cấu chỉ báo kim là dễ quan sát, kín nước và chịu khắc nghiệt môi trường. - Thiết kế cơ khí của hộp điều khiển mặt lặp la bàn kim và mặt lặp kim đảm bảo đạt yêu cầu tiêu chuẩn, thẩm mỹ đẹp có thể đặt bên ngoài trời. Bền bỉ với thời gian và chịu được điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt trên biển. - Trên hộp điều khiển mặt lặp la bàn kim có một nút ấn để lấy đồng bộ điểm “0”, gọi là nút đồng bộ. Khi bắt đầu cấp nguồn điện hoặc khi la bàn kim đang chạy, nếu ấn nút đồng bộ, thì kim la bàn sẽ đi về điểm 0 độ, sau khi kết thúc quá trình đó la bàn kim mới tiến hành truy theo giá trị góc hướng đi của la bàn chủ. Hình 7. Hộp điều khiển và mặt lặp la bàn kim 2.5. Bộ đệm tín hiệu NMEA0183 Trong mô hình hệ thống các thiết bị có thể ghép nối trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện ghép nối các thiết bị trong hệ thống thành mô hình mạng, nhóm tác giả đã sử dụng thiết bị bộ đệm tín hiệu NMEA0183. Bộ đệm tín hiệu NMEA0183 có tác dụng khuyếch đại tín hiệu NMEA0183 phát ra từ la bàn chủ và đưa tín hiệu số đầu ra đến các thiết bị mặt lặp. Việc sử dụng bộ đệm có tác dụng chống nhiễu cho hệ thống, làm cho hệ thống hoạt động ổn định và tăng độ tin cậy hơn. 3. Kết quả thiết kế và chế tạo hệ thống la bàn từ kỹ thuật số Sau khi hoàn thiện công việc thiết kế và chế tạo, nhóm tác giả đã thực hiện thành công việc ghép nối các thiết bị thành mô hình hệ thống la bàn từ kỹ thuật số hoàn chỉnh. Hệ thống hiện có thể triển khai lắp đặt được trên tàu thủy. Hình 8. Bộ đệm tín hiệu NMEA0183 CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2016 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 45 – 01/2016 64 Để thử nghiệm và đánh giá hệ thống la bàn từ kỹ thuật số, nhóm tác giả đã đưa hệ thống đến Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 1, thuộc Cục kỹ thuật Hải quân (Trung tâm 1), để kiểm tra các thông số kỹ thuật cơ bản như: Độ chính xác chỉ hướng đi của tàu, nhiệt độ, độ rung, đo độ kín nước, độ cách điện, - Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng 1, thuộc Cục kỹ thuật Hải quân đã kiểm tra các thông số kỹ thuật theo tiêu chuẩn IEC 60945. Kết quả kiểm tra được thể hiện chi tiết theo Biên bản kiểm tra kỹ thuật số 26/BBKT-TT1, cấp ngày 21/10/2015. Trong khuôn khổ của bài báo, trích dẫn một số thông số kỹ cơ bản từ Biên bản kiểm tra, được mô tả trong các bảng 1, bảng 2 và bảng 3. Bảng 1. Kết quả kiểm tra về độ chính xác của hệ thống Chỉ thị trên la bàn chuẩn (độ) Chỉ thị trên la bàn của hệ thống (độ) Sai số (độ) Kết quả 0.0 0.3 0.3 Đạt 128.5 128.9 0.4 Đạt 250.1 250.6 0.5 Đạt 338.4 338.8 0.4 Đạt Bảng 2. Kết quả kiểm tra về chịu nhiệt độ ẩm 400C, độ ẩm 93% Chỉ thị trên la bàn chuẩn (độ) Chỉ thị trên la bàn của hệ thống (độ) Sai số (độ) Kết quả 0.0 0.3 0.3 Đạt 128.4 128.8 0.4 Đạt 234.1 234.2 0.1 Đạt 332.4 332.6 0.2 Đạt Bảng 3. Kết quả kiểm tra về chịu rung 30Hz, biên độ ± 1mm Chỉ thị trên la bàn chuẩn (độ) Chỉ thị trên la bàn của hệ thống (độ) Sai số (độ) Kết quả 0.0 0.6 0.6 Đạt 121.0 120.3 0.7 Đạt 264.9 264.0 0.9 Đạt 357.4 358.2 0.8 Đạt 4. Kết luận Từ kết quả nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống la bàn từ kỹ thuật số cho tàu cá và tàu chạy tuyến nội địa của Việt Nam, kết luận rằng: - Hệ thống la bàn từ kỹ thuật số đã đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn của một hệ thống điện trên tàu thủy; - Các kết quả kiểm định đã thỏa mãn yêu cầu lắp đặt cho tàu biển và có thể triển khai lắp đặt vận hành trên tàu cá, tàu thủy cỡ vừa và nhỏ chạy tuyến nội địa của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Các chuyên đề của đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống la bàn từ kỹ thuật số cho tàu cá và tàu biển chạy tuyến nội địa của Việt Nam”, 2015. [2] Nguyễn Văn Hòa. Giáo trình La bàn từ hàng hải. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, 2003. [3] Đề tài NCKH cấp Bộ: Nghiên cứu chế tạo la bàn từ hàng hải phục vụ cho tiến trình nội địa hóa sản phẩm, 2008. [4] Đề tài NCKH cấp Trường: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo la bàn từ số đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn tín hiệu hành hải, 2013. Hình 9. Hệ thống la bàn từ kỹ thuật số sau khi nghiên cứu, thiết kế và chế tạo
File đính kèm:
- nghien_cuu_thiet_ke_va_che_tao_he_thong_la_ban_tu_ky_thuat_s.pdf