Nghiên cứu phát triển tuyến xe buýt nhanh (BRT) cho đô thị vừa - Trường hợp thành phố Quy Nhơn

Đô thị được hiểu trước hết là trung tâm kinh tế xã hội trên

một địa bàn, địa phương. Đó là nơi tập trung đông đúc dân

cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc

theo phong cách lối sống đô thị. Lối sống đô thị được đặc

trưng bởi những đặc điểm: Có nhu cầu về tinh thần cao, tiếp

thu nền văn minh nhân loại nhanh chóng, có đầu tư xây dựng

và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã

hội. Đô thị ở Việt Nam gồm thành phố, thị xã, thị trấn là

trung tâm của cấp hành chính tương ứng như cấp tFnh và cấp

huyện (Theo điều 6 của Nghị định 42/2009/NĐ­CP ngày

07/5/2009).

Đô thị vOa là đô thị loại 1 trực thuộc tFnh (thành phố: Huế,

Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái

Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh

Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho) có chức năng là trung tâm kinh tế,

văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo,

du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có

vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc

một số vùng lãnh thổ liên tFnh; có quy mô dân số toàn đô thị

tO 500 nghìn người trở lên, bình quân tO 10.000 người/km2

trở lên ở khu vực nội thành. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động.

- Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng

bộ và cơ bản hoàn chFnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi

trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng

công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu

gây ô nhiễm môi trường;

pdf 6 trang kimcuc 4240
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu phát triển tuyến xe buýt nhanh (BRT) cho đô thị vừa - Trường hợp thành phố Quy Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu phát triển tuyến xe buýt nhanh (BRT) cho đô thị vừa - Trường hợp thành phố Quy Nhơn

Nghiên cứu phát triển tuyến xe buýt nhanh (BRT) cho đô thị vừa - Trường hợp thành phố Quy Nhơn
93 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Journal of Science of Lac Hong University
Special issue (11/2017), pp. 93-98
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng
Số đặc biệt (11/2017), tr. 93-98
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN TUYẾN XE BUÝT NHANH (BRT) CHO 
ĐÔ THỊ VỪA - TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ QUY NHƠN
Research on the development of BRT system for medium - Capacity urban -
Applied for Quy Nhơn city
Nguyễn Thành Trung1, Nguyễn Minh Phương2, Lê Thùy Trang3
nguyentrung23@gmail.com
1,3Trường Đại Học Lạc Hồng
2BQL các công trình trọng điểm tỉnh Bình Định
Đến tòa soạn: 02/08/2017; Chấp nhận đăng: 18/09/2017
Tóm tắt. Bài báo này đưa ra vấn đề về tổ chức và quản lý một tuyến BRT cho các đô thị vừa lấy trường hợp tại thành phố Quy 
Nhơn. Với mục đích hoàn thiện hơn hệ thống giao thông công cộng (GTCC) hiện nay và trong tương lai một cách hợp lý, hiệu quả
đáp ứng khả năng phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân với chất lượng phục vụ tốt, giá cả hợp lý, đảm bảo an toàn, thuận lợi. 
Từ khoá: BRT; Giao thông công cộng; Xe buýt nhanh; Đô thị vừa
Abstract: This study evaluates efforts to develop, organize and manage a BRT route for medium-capacity urban (Quy Nhon city
of Binh Dinh province). Of priority concern are a comprehensive public transportation system, effective response capability to 
serve the general public with acceptable service quality, reasonable price, public safety, effectiveness of restricting private vehicles 
in certain areas, lower incidence of traffic accidents, reduced traffic congestion, and environmental concerns.
Keywords: BRT; Public-transit; Public- transport; Medium-capacity urban
1. GIỚI THIỆU 
1.1 Đặc trưng về đô thị vừa và khu vực nghiên cứu
1.1.1 Đô thị
Đô thị được hiểu trước hết là trung tâm kinh tế xã hội trên 
một địa bàn, địa phương. Đó là nơi tập trung đông đúc dân 
cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc 
theo phong cách lối sống đô thị. Lối sống đô thị được đặc 
trưng bởi những đặc điểm: Có nhu cầu về tinh thần cao, tiếp 
thu nền văn minh nhân loại nhanh chóng, có đầu tư xây dựng 
và phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã 
hội. Đô thị ở Việt Nam gồm thành phố, thị xã, thị trấn là 
trung tâm của cấp hành chính tương ứng như cấp tnh và cấp 
huyện (Theo điều 6 của Nghị định 42/2009/NĐ­CP ngày 
07/5/2009).
Đô thị va là đô thị loại 1 trực thuộc tnh (thành phố: Huế, 
Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái 
Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh 
Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho) có chức năng là trung tâm kinh tế, 
văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, 
du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có 
vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một hoặc 
một số vùng lãnh thổ liên tnh; có quy mô dân số toàn đô thị 
t 500 nghìn người trở lên, bình quân t 10.000 người/km2 
trở lên ở khu vực nội thành. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp 
khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động.
- Khu vực nội thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng đồng 
bộ và cơ bản hoàn chnh; bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh môi 
trường; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng 
công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu 
gây ô nhiễm môi trường;
- Khu vực ngoại thành: nhiều mặt được đầu tư xây dựng 
đồng bộ và cơ bản hoàn chnh; hạn chế việc phát triển các dự 
án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại
các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng 
bộ; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát 
triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng 
cảnh quan sinh thái.
Thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lý 
kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô 
thị kiểu mẫu và trên 50% các trục phố chính đô thị phải đạt 
tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị. Phải có các không gian 
công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có các tổ 
hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý 
nghĩa quốc gia.
1.1.2 Hiện trạng GTCC tại khu vực nghiên cứu
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tnh Bình 
Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy 
Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, 
phía nam giáp huyện Sông Cầu của tnh Phú Yên. Thành phố
Quy Nhơn là đô thị loại 1 trực thuộc tnh Bình Định, là trung 
tâm chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học kỹ thuật 
của tnh Bình Định, có vị trí quan trọng về an ninh quốc 
phòng; là một trong những trung tâm kinh tế tổng hợp của 
quốc gia và của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, nằm trong 
vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung.
a) Mạng lưới: Hệ thống giao thông gồm có đường bộ, 
đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không và đường 
biển. Trong đó:
Đường bộ: Gồm 3 tuyến Quốc lộ (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 
1D, Quốc lộ 19) và mạng lưới đường đô thị địa phương. -
Quốc lộ 1A đoạn qua qua TP Quy Nhơn có chiều dài 4,7 km, 
được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường đô thị loại II ch giới 
xây dựng 30 mét.
- Hệ thống đường đô thị được đầu tư đồng bộ, cơ bản đảm 
bảo yêu cầu giao thông đi lại của người dân. Kết cấu đường 
đô thị rất đa dạng, gồm có: đường bê tông nhựa, đường thấm 
nhập nhựa, đường bê tông xi măng, Một số tuyến đường 
có cảnh quan đẹp, được du khách đánh giá cao như đường 
An Dương Vương, đường Nguyễn Tất Thành, đường Xuân 
Diệu,
Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Minh Phương, Lê Thùy Trang
 94 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Đường sắt: Ga Diêu Trì cách trung tâm thành phố khoảng 
15km, là một trong những ga lớn, là đầu mối của tất cả các 
loại tàu trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Ngoài ra, tại khu 
vực trung tâm thành phố còn có ga Quy Nhơn, là một nhánh 
của tuyến đường sắt Bắc – Nam, vận chuyển hàng hóa, người 
đến ga Diêu Trì và là điểm đầu, điểm cuối của đôi tàu Sài 
Gòn – Quy Nhơn. Theo quy hoạch, trong tương lai ga Quy 
Nhơn sẽ được di dời ra khỏi trung tâm thành phố.
Đường hàng không: Sân bay Phù Cát cách Tp Quy Nhơn 
35 km về phía Tây Bắc. Nhà ga hành khách có diện tích sử 
dụng khoảng 3.000m2 với năng lực phục vụ khoảng 300 
khách/ giờ cao điểm. 
Đường biển: Cảng Quy Nhơn là cảng biển tổng hợp quốc 
gia phục vụ phát triển kinh tế khu vực, là đầu mối chuyển 
tiếp hàng hóa quá cảnh cho một số tnh Nam Lào, Đông Bắc 
Cămpuchia qua Quốc lộ 19, cảng có thể tiếp nhận tàu 30.000 
DWT; công suất 4 triệu tấn/năm.
b) Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông tại khu vực trung tâm hiện hữu thành 
phố Quy Nhơn đã ổn định, các tuyến đường chính đô thị có 
mặt cắt t 19-30m, còn lại là các tuyến đường khu vực và nội 
bộ có mặt cắt t 6-18m, trong đó đường bê tông nhựa khoảng 
111km, thấm nhập nhựa khoảng 24km, đường bê tông xi 
măng khoảng 22km, cấp phối đá dăm và đường đất khoảng 
trên 2km.
- Bến xe: Hiện nay thành phố Quy Nhơn có một bến xe 
khách phục vụ hành khách liên tnh và nội tnh của tnh Bình 
Định; địa điểm ở phường Ghềnh Ráng phía Nam thành phố;
diện tích 4.3 ha. 
- Hệ thống giao thông công cộng: Để phục vụ nhu cầu giao 
thông công cộng cho thành phố, hiện nay ch có xe buýt đảm 
nhiệm vai trò chính. Tổng cộng có khoảng 80 xe khai thác 
trên 13 tuyến xe buýt với 5 tuyến phục vụ nội thành và 8 
tuyến nội tnh và vùng lân cận.
c) Phương tiện vận tải
Nhu cầu vận chuyển hành khách các tuyến nội tnh rất lớn. 
Tuy nhiên tập trung chủ yếu vào các xe khách liên tnh, còn 
phần lớn xe khách hoạt động nội tnh tuy chưa hết niên hạn 
sử dụng nhưng chất lượng không cao, đã qua sử dụng trên 10 
năm. Số lượng xe hoạt động nội tnh chưa hấp dẫn khách do 
chất lượng phục vụ chưa cao, hành trình kéo dài do dng bắt 
khách tùy tiện, lòng vòng, không đảm bảo tính đúng giờ. Đa 
số người dân sử đụng phương tiện đi lại bằng các phương 
tiện cá nhân, xe buýt và xe taxi.
Nhìn chung, đến nay tnh Bình Định đã tổ chức được 13 
tuyến xe buýt, gồm 3 tuyến trong thành phố Quy Nhơn và 10 
tuyến liên huyện với tổng số 76 xe có tải trọng t 40 đến 80 
chỗ. Tuy mới được tổ chức thực hiện t tháng 4 năm 2003 
nhưng vận tải khách bằng ô tô buýt đã phục vụ tốt cho nhu 
cầu đi lại của nhân dân, đặc biệt là người lao động tại các 
doanh nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn tnh và trong 
thành phố Quy Nhơn; phục vụ vận chuyển và giải tỏa khách 
tại các đầu mối giao thông như ga Diêu Trì, bến xe khách 
trung tâm, đã góp phần đáng kể làm giảm mật độ lưu thông 
xe cá nhân nhằm giảm tai nạn giao thông.
2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.1 Khảo sát, điều tra lưu lượng giao thông
Thu thập thông tin về giao thông, các số liệu cần thiết đáp 
ứng yêu cầu xây dựng tuyến. Điều tra các vấn đề giao thông 
hiện nay và ý kiến người tham gia giao thông, lái xe và các 
nhà quản lý doanh nghiệp đối với yêu cầu của vận tải khách 
và phát triển kinh tế - xã hội
- Khảo sát lưu lượng giao thông: Đếm lưu lượng giao thông 
nhằm xác định số lượng phương tiện đi qua các vị trí khảo 
sát trên các tuyến theo 2 hướng trong 16 giờ/ngày (t 6 giờ -
22 giờ) và 24 giờ/ngày và đếm liên tục t 3 - 5 ngày.
- Phỏng vấn hộ gia đình: Tiếp cận với các hộ gia đình giải 
thích mục đích của cuộc khảo sát và tiến hành phỏng vấn 
theo mẫu quy định. Thực hiện phỏng vấn trên một số khu 
vực tập trung dân cư đông hoặc trên hành lang của tuyến,
được phân chia theo ô của vùng nghiên cứu với tỷ lệ mẫu 
chọn phản ánh được các thông tin cần thu thập trong khu vực 
tuyến cần nghiên cứu xây dựng [1].
2.2 Dự báo nhu cầu đi lại 
Đánh giá tình hình vận chuyển hiện tại và phân tích các 
đặc điểm vận tải đường bộ trên các tuyến vận tải chính của 
tnh, thành phố. Tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội, các dự
báo đã có, các định hướng phát triển các ngành chiến lược 
trên địa bàn của khu vực, tnh và Thành phố và sử dụng các 
phương pháp dự báo để dự báo khối lượng vận chuyển trong 
tương lai.
Các phương pháp dự báo:
- Phương pháp tính theo hệ số đi lại: Xác định nhu cầu đi lại 
trong giờ cao điểm trên hành lang tuyến buýt.
- Phương pháp tính theo mô hình đàn hồi: Phương pháp này 
liên hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng của một biến số với tỷ lệ tăng 
trưởng của một biến số khác đã được biết hoặc ít nhất là cũng 
có những giả thiết tương đối tin cậy. Hệ số đàn hồi có dạng: 
Exy = [2]
- Exy: Độ đàn hồi giao thông theo GDP
- Δx: Tỷ lệ tăng trưởng biến số x tại năm dự báo
- Δy: Tỷ lệ tăng trưởng biến số y tại năm dự báo
2.3 Khái quát về BRT
Hình 1. Hình ảnh về một tuyến BRT đang sử dụng ở Hà Nội hiện 
nay (Nguồn internet)
BRT (Bus Rapid Transit): Là loại hình xe buýt với lộ giới 
riêng chạy tốc độ cao, năng lực lớn. BRT phổ biến vì giải 
quyết được những vấn đề hiện tại mà hệ thống vận tải hành 
khách công cộng đang thiếu đó là: Tính cách ly với các 
phương tiện khác tạo ra sự ưu tiên, khả năng gia tăng về tốc 
độ cũng như tính an ninh, an toàn được củng cố; Hệ thống 
quản lý và điều hành tiên tiến, tự động, cho phép tính chính 
xác trong giờ giấc phục vụ; Thiết kế sàn trạm dng và sàn xe 
tương đồng, tạo nên sự dễ dàng trong tiếp cận; Hệ thống phân 
phối vé và kiểm soát vé hoàn toàn tự động; Quản lý điều hành 
hầu hết là các công ty tư nhân, nâng cao tính cạnh tranh trong 
giá cả và chất lượng dịch vụ; Khối lượng vận chuyển hành 
khách khá lớn; Tốc độ thương mại cao; Chi phí xây dựng rẻ: 
95 
Nghiên Cứu phát triển tuyến xe buýt nhanh (BRT) cho đô thị vừa - Trường hợp thành phố Quy Nhơn
 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Giá thành cho xây dựng ban đầu thấp. Trung bình nhỏ hơn 5 
triệu USD/km, so với metro giá thành rất cao t 40 triệu 
USD/km nếu tàu chạy trên không và trên 100 triệu USD/km 
nếu chạy ngầm, nằm trong khả năng tài chính của nhiều 
thành phố đang phát triển; Linh họat trong phát triển hệ
thống: BRT mềm dẻo hơn trong việc xây dựng tuyến, việc 
điều chnh tuyến sau khi xây dựng được thực hiện dễ dàng; 
Thời gian thi công nhanh chóng. [3]
3. KẾT QUẢ
3.1 Lựa chọn phạm vi tuyến xe buýt BRT
Hình 1. Tuyến xe buýt đề xuất nghiên cứu 
Trên cơ sở điều tra khảo sát các tuyến giao thông tại thành 
phố Quy Nhơn và nhận thấy hành lang tuyến Bến xe Quy 
Nhơn – Ngã 3 Phú Tài (dài gần 13Km) là hành lang giao 
thông huyết mạch chính của hệ thống giao thông vận tải
thành phố Quy Nhơn, có lưu lượng phương tiện cao và bắt 
đầu xuất hiện ùn tắc trên tuyến. 
3.2 Điều tra, khảo sát giao thông và phỏng vấn hộ gia đình
Bảng 1. Các vị trí khảo sát trên tuyến
Hình 2. Sơ đồ tuyến BRT và các vị trí khảo sát
Qua Bảng 2 khảo sát giao thông trên các hành lang giao 
thông của tuyến BRT ở thành phố Quy Nhơn hiện nay, lưu 
thông trên các đường phố chủ yếu là sử dụng xe máy. Có thể 
thấy rằng trong tương lai, số lượng phương tiện cá nhân sẽ 
tăng nhanh và cao vượt quá năng lực cung ứng của mạng lưới 
đường hiện tại, gây ách tắc và ô nhiễm môi trường. Vì vậy 
cần phải có các biện pháp giảm phương tiện xe máy và thay 
vào đó là khuyến khích sử dụng giao thông công cộng bằng 
xe buýt với mục tiêu đáp ứng được t 20 – 30% nhu cầu đi 
lại đến năm 2035.
Bảng 2. Tỷ lệ lưu lượng giao thông theo phương tiện trên các 
tuyến khảo sát
Biểu đồ 1. Biểu đồ cơ cấu đi lại trên tuyến
Biểu đồ 2. Biểu đồ khảo sát số lượng tham gia giao thông trên 
tuyến nếu được triển khai
Thông qua số liệu khảo sát thực tế ta thấy: đại đa số người 
dân khảo sát dọc tuyến có là đi làm và đa số ý định sử dụng 
dịch vụ BRT này nếu đảm bảo tốt các dịch vụ kèm theo.
3.3 Tính toán, dự báo nhu cầu đi lại trên tuyến buýt
Bảng 3. Dự báo tốc độ tăng trưởng giao thông (%/năm)
Tính theo phương pháp hệ số đàn hồi: Dự báo giao thông 
dựa trên độ đàn hồi giao thông theo GDP của tnh Bình Định
và xét sự tăng trưởng giao thông trên cơ sở độ tăng trưởng 
về vận tải hành khách và hàng hóa hàng năm so với GDP.
3.4 Đề xuất sử dụng xe trên tuyến
Đi học Đi chợ, 
công 
việc
Đi làm Về nhà Mục 
đích 
khác
19.3%
24.3%
44.3%
5.7%
20.0%
82%
18%
Sẽ sử dụng
Không sử 
dụng
Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Minh Phương, Lê Thùy Trang
 96 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Bảng 4. Dự báo nhu cầu đi lại và vận chuyển của tuyến BRT từ
2020 đến 2035
Trên cơ sở lưu lượng hành khách thông qua 1 hướng trong 
1 giờ cao điểm qua khảo sát giao thông, kinh nghiệm lựa 
chọn xe buýt của một số đô thị và quy mô của tuyến đường, 
cơ cấu xe buýt được chọn như sau: Tuyến chính: Theo đó, sử
dụng xe buýt tiêu chuẩn (dài 12m); loại có sàn thấp thuận 
tiện và an toàn cho hành khách lên xuống; tổng cộng 80 chỗ; 
mở cửa hai bên. Tuyến kết nối trung chuyển: Sử dụng xe 
buýt va t 26-35 ghế: Transinco B40. Nhiên liệu sử dụng là 
khí nén thiên nhiên CNG.
3.5 Phương án bố trí tuyến
Hình 3. Mặt cắt ngang đề xuất tại các trạm BRT
Hình 4. Hình ảnh đường Nguyễn Tất Thành
Ưu điểm: Giảm xung đột với các xe chuyển hướng hoặc 
cập vào lề; Sử dụng một trạm dng cho cả hai chiều; Đảm 
bảo tốc độ lưu thông của BRT và các phương tiện khác trên 
tuyến; Hạn chế va chạm và các nguy cơ về tai nạn giao thông 
giữa các phương tiện; Không ảnh hưởng đến hoạt động 
thương mại trên tuyến; Chi phí đầu t thấp vì ch phải cải 
thiện mặt đường dành riêng cho xe BRT; Ít tác động đến hạ 
tầng kỹ thuật khác trên tuyến; Bố trí theo phương án này có 
nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương án khác cụ thể: 
Tránh được giao cắt với các phương tiện giao thông khác, 
tầm nhìn tốt. Tuy nhiên, cần bố trí hướng tiếp cận cho hành 
khách phù hợp.
Nhược điểm: Khó tiếp cận, cần phải có các phương án tiếp 
cận để đảm bảo người tham gia giao thông có thể tiếp cận an 
toàn với tuyến BRT; Mất an toàn giao thông đối với người 
đi bộ nếu phương án tiếp cận với xe buýt BRT là sử dụng 
đèn tín hiệu.
3.6 Quy hoạch, xây dựng trạm dừng, nhà chờ
Hình 5. Nhà chờ BRT đã được sử dụng tại Hà Nội
(Nguồn internet)
Sử dụng hệ thống máy bán vé tự động và soát vé tự động 
(thẻ Smart cards) bố trí tại các địa điểm công cộng, tại trung 
tâm tiếp chuyển, nhà chờ xe buýt
Hình 6. Bố trí trạm dừng, nhà chờ trên tuyến BRT
3.7 Giải pháp phát triển hoạt động tuyến BRT
a) Chính sách khuyến khích các đơn vị đầu tư
Vốn là vấn đề hết sức bất cập đối với các công trình về
giao thông công cộng hiện nay ở nước ta. Do vậy để thực 
hiện được tuyến BRT này nên thực hiện theo hình thức BOT 
để huy động vốn ở các doanh nghiệp tư nhân hoặc nhà nước.
- Về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ: Ưu tiên cho thuê đất 
theo giá ưu đãi cho các đơn vị làm nhiệm vụ vận tải hành 
khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt để xây dựng trạm 
bảo dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe qua đêm trên cơ sở các dự án 
được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Về đầu tư phương tiện: Ủy ban Nhân dân tnh cần có 
chính sách về hỗ trợ đầu tư, cụ thể là hỗ trợ một phần lãi suất 
vay ngân hàng đối với dự án đầu tư phương tiện trong thời 
gian t 7-10 năm (tương đương 1 đời xe). 
97 
Nghiên Cứu phát triển tuyến xe buýt nhanh (BRT) cho đô thị vừa - Trường hợp thành phố Quy Nhơn
 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
- Các ưu đãi về thuế và lệ phí: Miễn thuế sử dụng đất đối 
với các diện tích đất phục vụ trực tiếp hoạt động VTHKCC 
của các doanh nghiệp như: trạm bảo dưỡng sửa chữa phương 
tiện, văn phòng.... 
- Cho phép kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ: như quảng cáo 
trên xe buýt
b) Các giải pháp nâng cao chất lượng tuyến BRT
- Cải tiến dịch vụ xe buýt: Cải tiến dịch vụ cho người sử
dụng; Cung cấp dịch vụ đa dạng; Dịch vụ thông tin.
- Cải thiện môi trường khai thác vận tải xe buýt
- Quản lý giao thông: Cần thiết phải có các biện pháp quản 
lý giao thông trên các tuyến hoạt động để tạo môi trường giao 
thông thuận lợi cho tuyến BRT. 
c) Giải pháp thu hút hành khách
Theo kinh nghiệm của các mô hình BRT đã thực hiện 
thành công dự kiến hiệu quả thu hút khách trên tuyến chiếm 
khoảng 70% lượng hành khách. Để thực hiện được điều đó 
cần có các giải pháp để thu hút như: Hỗ trợ giá vé; Tổ chức 
tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng tham gia tuyến.
d) Đào tạo nguồn nhân lực: 
Đặc thù của sản xuất vận tải khác với các ngành khác là 
quá trình việc sản xuất diễn ra trên đường, trong một không 
gian và thời gian biến động. Do vậy, lực lượng tham gia trực 
tiếp vào quá trình vận doanh của xe buýt trên tuyến (bao gồm 
lái xe và tiếp viên) có vai trò quyết định về chất lượng dịch 
vụ cung cấp cho hành khách. 
3.8 Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế
Phân tích tài chính được thực hiện trong 15 năm (2019-
2035). Trong bảng tính đánh giá tài chính của dự án, số lượng 
hành khách hàng năm sẽ căn cứ theo lượng hành khách 
chuyên chở năm 2020. Lượng hành khách trong giai đoạn t 
2020 – 2035. Tổng thu t vé được tính bằng lượng hành
khách *giá vé (giá vé trung bình 8.000 VNĐ). Chi phí khai 
thác được tính dựa trên định mức nhiên liệu xe buýt chạy 
nhiên liệu CNG: 39,6 lít/100km, 1 lít CNG= 7284 đồng. Giả 
sử chi phí xây dựng được vay t vốn vay nước ngoài, với lãi 
suất 12%/năm, dự án được xây dựng trong 3 năm, tỷ giá 1 
USD = 22.727 VNĐ (theo tỷ giá hiện hành). Với lưu lượng 
hành khách tăng 10%/năm, chi phí đầu tư không phát sinh.
T kết quả tính toán trong Bảng 5, ta thấy dự án sẽ có hiệu 
quả tốt khi triển khai, với NPV = $ 2,17, IRR =13,56% > r 
=12% và B/C = 1,121 >1. 
Bảng 5. Đánh giá hiệu quả kinh tế của tuyến BRT
4. KẾT LUẬN
Với đô thị va thì khả năng tiềm lực kinh tế không quá lớn 
do vậy nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến BRT cũng là một 
vấn đề nan giải và thách thức, khó khăn hơn so với các thành 
phố lớn khác. Vì vậy cần phải nghiên cứu đánh giá một cách 
cụ thể, chi tiết hơn và có những cơ chế, chính sách ưu đãi để
thu hút các nguồn vốn đầu tư. Cách khắc phục tốt nhất là xã 
hội hóa hệ thống BRT và giao cho các doanh nghiệp tư nhân 
làm các dự án này theo dạng BOT hoặc hợp tác đầu tư công 
– tư PPP.
Do lưu lượng giao thông không tập trung quá lớn sẽ ảnh 
hưởng đến thời gian giãn cách của xe buýt BRT; sẽ ảnh 
hưởng đến nhu cầu đi lại, do vậy cần phải quy hoạch các 
tuyến buýt thu gom, tuyến buýt kết nối một cách hợp lý để
nâng cao hiệu quả khai thác của tuyến BRT một cách cao 
nhất, bởi lúc đó mới khai thác hết khả năng phục vụ của tuyến 
và đáp ứng được nhu cầu của hành khách sử dụng GTCC.
Phát triển tuyến BRT này sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại 
đang tăng lên nhanh chóng của đô thị va - thành phố Quy 
Nhơn, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh 
tế và nâng cao đời sống của người dân. Kết quả nghiên cứu 
cũng mang tính tổng quát nên có thể áp dụng cho những đô 
thị khác tương tự như thành phố Quy Nhơn.
T kết quả nghiên cứu ban đầu của đề tài này, các Cơ quan 
chức năng phải đặt vấn đề giao thông công cộng là trọng tâm 
nghiên cứu, việc nghiên cứu tiền khả thi, khả thi xây dựng 
dự án BRT này và hoàn thiện mạng lưới tuyến trong tương 
lai là ưu tiên hàng đầu để phát triển hệ thống giao thông công 
cộng của thành phố; tiếp tục đầu tư xây dựng cho hạ tầng 
đường xá; quy hoạch cụ thể các phân khu chức năng và các 
Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Minh Phương, Lê Thùy Trang
 98 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
tuyến nhánh, tuyến kết nối để hành khách tiếp cận hệ thống 
này một các hiệu quả.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trịnh Văn Chính, Bài giảng môn học Tổ chức giao thông công 
cộng, ĐH. Kiến Trúc, TP. Hồ Chí Minh, ch.3, tr. 15-25, 2012.
[2] Chu Công Minh, Bài giảng môn học Lý thuyết dòng xe và Giao 
thông đô thị, ĐH. Bách Khoa, TP. Hồ Chí Minh, ch.4, tr. 16-
35, 2012.
[3] JICA, “Báo cáo Quy hoạch tổng thể và nghiên cứu khả thi về
giao thông vận tải đô thị khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 
(Houstrans)”, tr 10-15, 2004.
[4] Quyết định 3507/QĐ-UBND Tnh Bình Định, “Phê duyệt điều 
chnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tnh Bình Định 
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, 2015.
[5] Chính phủ, Nghị định số 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô 
thị, 2009.
[6] Cục thống kê tnh Bình Định, Niên giám thống kê tnh Bình 
Định năm 2011, 2012, 2013, 2014.
[7] Sở Xây dựng Bình Định, Điều chnh Quy hoạch phát triển 
GTVT thành phố Quy Nhơn đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2035, 2015.
[8] Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 về lộ trình áp 
dụng tiêu chuẩn khí thải 
[9] Nghị Định 25/2009/NĐ-CP ngày 06-03-2009 của Chính Phủ về
quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường. 
[10]Quyết Định 16/2008/QĐ- BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ
Tài Nguyên Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc về
Môi trường. 
[11]Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 
2030, Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/3/2009.
[12]Nguyễn Xuân Nguyên (Vụ Vận tải – Bộ GTVT), Những vấn 
đề trong giao thông đô thị và giải pháp trong quản lý giao thông 
đô thị bền vững ở Việt Nam, Tạp chí KHCN-GTVT, Viện 
KHCN GTVT, Hà Nội 2011. 
[13]GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng, Bàn về các giải pháp phát triển 
giao thông đô thị bền vững - giao thông đô thị xanh ở nước ta, 
Tạp chí KHCN-GTVT, Viện KHCN GTVT, Hà Nội 2011.
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Nguyễn Thành Trung
Năm sinh 1986, Phù Cát, Bình Định. Tốt nghiệp Đại học tại trường đại học Lạc
Hồng năm 2009; Thạc sĩ tại Trường ĐH Kiến Trúc Tp. Hồ Chí Minh năm 2013.
Hiện đang là nhân viên khoa Kỹ thuật – Công Trình, Đại học Lạc Hồng. Lĩnh vực
nghiên cứu: Các công trình về cầu đường; Quản lý giao thông; Đô thị và công
trình đô thị.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_phat_trien_tuyen_xe_buyt_nhanh_brt_cho_do_thi_vua.pdf