Nghiên cứu phát triển của web cùng các “Thế hệ thư viện” và đề xuất mô hình thư viện đại học Việt Nam trong bí cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Khái quát sự chuyển động của cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 đến 4.0. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 với xu thế vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT), trí tuệ nhân tạo (Artiicial Intelli-gence - AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đến ngành Thư viện. Tìm hiểu sự phát triển của web cùng các “thế hệ thư viện” ở giai đoạn các “chấm”. Dựa trên các yếu tố dữ liệu, công nghệ, dịch vụ thông tin và nguồn nhân lực hiện tại của các thư viện khối đại học, các tác giả đề xuất mô hình phát triển thư viện cho các thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

pdf 311 trang thom 04/01/2024 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu phát triển của web cùng các “Thế hệ thư viện” và đề xuất mô hình thư viện đại học Việt Nam trong bí cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu phát triển của web cùng các “Thế hệ thư viện” và đề xuất mô hình thư viện đại học Việt Nam trong bí cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Nghiên cứu phát triển của web cùng các “Thế hệ thư viện” và đề xuất mô hình thư viện đại học Việt Nam trong bí cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CỦA WEB CÙNG CÁC “THẾ HỆ THƯ VIỆN” VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH THƯ VIỆN ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG B́I CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Lê Bá Lâm*
Nguyễn Hồng Minh**
Tóm tắt: Khái quát sự chuyển động của cuộc cách mạng công nghiệp 
1.0 đến 4.0. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 với xu thế vạn 
vật kết nối (Internet of Things - IoT), trí tuệ nhân tạo (Artiicial Intelli-
gence - AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đến ngành Thư viện. Tìm hiểu sự 
phát triển của web cùng các “thế hệ thư viện” ở giai đoạn các “chấm”. 
Dựa trên các yếu tố dữ liệu, công nghệ, dịch vụ thông tin và nguồn nhân 
lực hiện tại của các thư viện khối đại học, các tác giả đề xuất mô hình 
phát triển thư viện cho các thư viện đại học Việt Nam trong bối cảnh 
cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khoá: Thư viện đại học; Cách mạng công nghiệp; Mô hình. 
Giới thiệu
Trong khoảng 10 nĕm qua, các thư viện và nhà nghiên cứu về lĩnh 
vực thư viện - thông tin đã có nhiều hội thảo, bài viết về sự phát triển 
lên thế hệ thư viện 3.0. Tất nhiên các nghiên cứu, bài viết tập trung và 
xoay quanh các vấn đề như: thư viện số, công nghệ số, lưu trữ số, điện 
toán đám mây, dịch vụ web, tìm kiếm thông minh và gần đây trong 
bối cảnh nền cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 thì chuyển sang IoT, 
AI, BigData, Robot,
* Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
** Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội.
thư viện thông minh 4.0công nghệ - dữ liệu - con người308
Xem các giai đoạn phát triển của web tương ứng với các giai đoạn 
phát triển thư viện: web 1.0 là web thụ động, một phía chẳng hạn như 
truyền hình, web 2.0 là giai đoạn nội dung có tác động thêm bởi người 
sử dụng, tức là có sự tương tác hai chiều và gọi là web xã hội, web 3.0 
là web ngữ nghĩa và web 4.0 được dự đoán là web thông minh, lúc “con 
người và công nghệ hợp nhất” (Rohrbeck, Battistella Huizingh, 2012) 
[15], “kết nối Internet là liên tục”, “không gian vật lý và không gian ảo 
không còn giới hạn” (Farber, 2007) [6] thì có thể nói rằng cùng trong 
dòng chảy phát triển đi lên của nó, các “thế hệ thư viện” 1.0, 2.0, 3.0, 
4.0 cũng sẽ thích nghi và phát triển tương ứng như vậy.
1. Chuyển động của nền cách mạng công nghiệp 1.0 đến 4.0
Theo Gartner, (2015), CMCN 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industrie 
4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức nĕm 2013. “Industrie 4.0” 
kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự 
hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức nĕng và quy trình 
bên trong [8]. Nếu định nghĩa của Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab 
(2016) người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới 
mang đến cái nhìn đơn giản hơn về CMCN 4.0 như sau: “Cách mạng 
công nghiệp đầu tiên sử dụng nĕng lượng nước và hơi nước để cơ giới 
hoá sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện nĕng 
để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công 
nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Bây giờ, cuộc cách mạng công 
nghiệp thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần 3, nó kết hợp các 
công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và 
sinh học” [10].
Công nghiệp 1.0: Đó là cơ giới hoá (mechanization), tức là dùng 
máy móc cơ khí thay thế một số công việc của con người. Nền công 
nghiệp này được đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ hơi nước. Tính 
cách mạng ở đây là chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất công 
nghiệp bằng máy móc.
Công nghiệp 2.0: Đó là điện khí hoá (electriication) và sản xuất 
hàng loạt (mass production). Điểm đặc trưng là một nền sản xuất quy 
309nghiÊn CỨu pháT TRiỂn CỦA WEB CÙng CáC “Thế HỆ THƯ VIỆN”...
mô lớn, cho ra đời những đại công xưởng ngày nay (các nhà máy sản 
xuất điện thoại, ô tô, máy bay...).
Hình 1. Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghệ của nhân loại 
(Nguồn Internet)
Công nghiệp 3.0: Đó là số hoá (digitalization) và tự động hoá 
(automation). Điểm đặc trưng là việc máy móc có thể vận hành tự động 
dưới sự điều khiển của máy tính với chương trình viết sẵn (lập trình). 
Vai trò của con người nằm ở việc quản lý những máy móc tự động đó và 
kết nối chúng với nhau. Tính cách mạng ở đây là tính tự động hoá trong 
sản xuất. Nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng nằm ở việc phát 
minh và sử dụng máy tính trong sản xuất và kỹ thuật điều khiển tự động.
Công nghiệp 4.0: Đó là tính kết nối (connection) và tính thông 
minh (smart/ intelligence) của một hệ thống sản xuất. Người ta dùng 
từ cyber-physical system chính là để chỉ những hệ thống mà các (cụm) 
thiết bị vật lý được kết nối thông tin với nhau. Tính cách mạng ở đây, 
trong thực tế, chưa thực sự rõ ràng. Nền tảng khoa học và công nghệ 
cho nền sản xuất này vẫn còn non trẻ, chưa chín muồi (khoa học dữ liệu, 
trí tuệ nhân tạo...). Nền công nghiệp này mới manh nha, chưa thành 
hiện thực rõ nét. CMCN 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc tới tất cả các lĩnh 
vực trong đời sống xã hội. Ảnh hưởng của CMCN 4.0 với các nội dung 
trên dự báo sẽ thay đổi toàn bộ quy trình sản xuất, quản lý, vận hành của 
các ngành kinh tế, từ công nghiệp, dịch vụ cho đến nông nghiệp. 
thư viện thông minh 4.0công nghệ - dữ liệu - con người310
2. Sự phát triển của các thế hệ web
Theo Berners Lee (2006), Web 1.0, là thế hệ đầu tiên của Internet, 
chỉ cho đọc nội dung và người dùng bắt buộc công nhận thông tin một 
chiều đó. Web 1.0 bắt đầu như một loại không gian thông tin để thông 
báo dữ liệu cho mọi người với các tương tác rất hạn chế giữa người 
dùng và nhà cung cấp thông tin [3].
Web 2.0 với các đặc trưng là phương tiện truyền thông xã hội, 
chẳng hạn như Wikipedia, Facebook và Twitter.
Hassanzadeh và Keyvanpour (2011) cho rằng, Web 3.0 hoặc web 
ngữ nghĩa đã làm giảm thời gian chờ đợi các yêu cầu của người dùng 
và rút ngắn thời gian cho việc ra quyết định. Web 3.0 còn có thể hiểu 
là web của công nghệ ngữ nghĩa. Web ngữ nghĩa đại diện cho các tiêu 
chuẩn mở và mạng xã hội cho phép hợp tác giữa người dùng và máy 
móc hiệu quả hơn. [9].
Web 4.0 sẽ là “web đọc, viết, triển khai và đồng bộ hoá”, là web 
thông minh và luôn ở trạng thái sẵn sàng. Web 4.0 là một mạng cộng 
sinh các trang web với nhau, nơi con người và máy móc tương tác gần 
như “phẳng”.
Fowler và Rodd (2013) nói rằng “điện tử siêu thông minh là tác 
nhân chính”, sẽ là định nghĩa và tính nĕng của Web 4.0, chúng cũng 
tổng hợp các đặc tính của Web 1.0, Web 2.0 và khẳng định rằng giữa 
các thế hệ web đó phát triển nhanh hơn, mỗi thế hệ web có thời gian 
sống ngắn hơn [7].
Aghaei, Nematbakhsh và Farsanim (2012) đã thảo luận về sự phát 
triển của Web 1.0 đến Web 4.0 và họ đã định nghĩa chúng như sau: Web 
1.0 là một trang web kết nối thông tin, Web 2.0 là một trang web kết nối 
mọi người, Web 3.0 là web kết nối tri thức và Web 4.0 là một trang web 
kết nối thông minh [1].
311nghiÊn CỨu pháT TRiỂn CỦA WEB CÙng CáC “Thế HỆ THƯ VIỆN”...
Hình 2. Sự phát triển của web theo thời gian
(Nguồn: 
WEB 1.0 WEB 2.0 WEB 3.0
1996 2006 2016
Web Web xã hội Web ngữ nghĩa
Tim Berners Lee Tim O'Reilly Sir Tim Berners Lee
Chỉ đọc Đọc v̀ phản hồi Đọc, phản hồi v̀ thi h̀nh
Chia sẻ thông tin Tương t́c Ảo, Nhúng
Triệu người dùng Tỷ người dùng Nghìn tỷ người dùng
Kết nối thông tin Kết nối con người Kết nối tri thức
Não v̀ mắt (= Thông 
tin)
Não, mắt, tai, giọng nói 
v̀ tŕi tim (= Nìm đam 
mê) 
Não, mắt, tai, giọng 
nói, tŕi tim, tay v̀ 
chân (= Tự do)
Vĕn bản, đồ hoạ dựa 
trên lash
Wiki, Video, 2D, xút bản 
ć nhân
3D, avatar, biểu cảm, 
ảo hó
Bảng 1. Một số tính nĕng chính của web [16]
3. Sự phát triển của các “thế hệ thư viện” tương ứng
Các “thế hệ thư viện” gắn liền với sự phát triển của các thế hệ web. 
Thư viện 1.0 được hiểu tương ứng với Web 1.0 và Thư viện 2.0, 3.0 và 
thư viện thông minh 4.0công nghệ - dữ liệu - con người312
4.0 cũng như vậy. Thuật ngữ “Thư viện 1.0” bắt đầu được sử dụng và so 
sánh với thuật ngữ “Thư viện 2.0” được giới thiệu bởi Casey Michel [5].
Thư viện 2.0 đề cập đến việc áp dụng các công cụ của Web 2.0 cho 
các dịch vụ thư viện. Thư viện 2.0 thường được coi là ứng dụng của các 
công nghệ dựa trên web tương tác, cộng tác và đa phương tiện cho các 
dịch vụ thư viện và các bộ sưu tập [12].
Belling et al. (2011) giải thích rằng thuật ngữ “Thư viện 3.0” đề 
cập đến việc sử dụng các công nghệ mới nổi như web ngữ nghĩa, điện 
toán đám mây, thiết bị di động và các công cụ được thiết lập như hệ 
thống tìm kiếm được liên kết, tạo thuận lợi cho sự phát triển, tổ chức 
và chia sẻ của người dùng tạo ra nội dung thông qua sự cộng tác liền 
mạch giữa người dùng, chuyên gia và thư viện [2]. Kwanya, Stilwell và 
Underwood (2013) đã định nghĩa “Thư viện 3.0” là thế hệ thông minh, 
có tổ chức, một mạng lưới đường dẫn, thông tin liên kết [11].
THƯ VIỆN 1.0 THƯ VIỆN 2.0 THƯ VIỆN 3.0
Giai đoạn 1990-2005 2006-2010 2010-2020
Sự tương t́c Đơn giản Đ̣nh hướng, công cộng
Ć nhân hó, tuỳ 
biến
Công nghệ MARC, HTML RSS, WIKI, blog, Bookmark
Ngữ nghĩa, bản 
thể học, thiết ḅ di 
động, đ́m mây.
Từ khó Bộ từ khó Cộng t́c, chia sẻ v̀ mở
Web ngữ nghĩa, 
siêu dữ liệu
Cung ćp 
thông tin Thư viện
Người dùng cùng 
tham gia
Sự tham gia c̉a 
ḿy móc
Sử dụng 
thông tin Chỉ đọc Đọc, ghi Đọc, ghi v̀ thực thi
Người dùng Người Người Người v̀ ḿy
Thiết ḅ sử 
dụng PC PC, Mobile PC, Mobile, Ipad
Ću trúc MARC, Meta-data
MARCXML, DOI 
đ̣nh danh 
FRBR, Hướng đối 
tượng
Bảng 2. Các phiên bản thư viện [16]
313nghiÊn CỨu pháT TRiỂn CỦA WEB CÙng CáC “Thế HỆ THƯ VIỆN”...
Dữ liệu tĕng nhanh, đặc biệt là dữ liệu số cũng là vấn đề đặt ra đối 
với các thư viện trong tương lai. Thuật ngữ “Big Data”, “dịch vụ đám 
mây”, nguồn mở cũng xuất hiện. Dữ liệu lớn là tập dữ liệu có kích 
thước khổng lồ, được lưu trữ, quản lý hoặc phân tích bởi các thiết bị 
phần mềm, cơ sở dữ liệu (Manyika et al., 2011) [13].
Hình 3. Sự phát triển của các thế hệ thư viện [16]
* Dự đoán về Thư viện 4.0
Công nghệ không những dựa trên các phần mềm và phương pháp 
tiếp cận mà còn dựa trên ngữ cảnh. Nguồn dữ liệu to lớn, truy vấn nhiều 
và lặp lại dẫn tới các hệ thống dịch vụ thông tin của thư viện có thể phân 
tích, “nói chuyện”, “trao đổi” và “thảo luận” với các học giả như một 
đồng nghiệp.
100% tài liệu có chíp RFID, sử dụng, truy cập thư viện qua mobile, 
các thiết bị di động, cầm tay là chủ yếu. Tìm kiếm thông tin tài liệu 
thông qua giọng nói ra lệnh cho các phần mềm hỗ trợ. Các tính nĕng 
web 4.0 cũng được Thư viện 4.0 áp dụng triệt để.
thư viện thông minh 4.0công nghệ - dữ liệu - con người314
Tài nguyên thông tin của thư viện chủ yếu là thông tin số và xu thế 
thư viện kết nối với Twitter, LinkedIn, Facebook, Zalo,... là phổ biến. 
Các thư viện cùng nhóm/lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu và đối tượng phục 
vụ sẽ liên kết với nhau để phát huy hiệu quả tối đa tài nguyên thông tin 
và dịch vụ. Xác nhận bạn đọc qua nhận dạng khuôn mặt, giọng nói, 
vân tay được ứng dụng rộng rãi. Người dùng tin tự do đến các thư viện 
không còn phân biệt đối tượng, trình độ học vấn.
Thư viện vật lý chấp nhận các tính nĕng của Thư viện 4.0 để thay 
đổi các không gian lưu trữ và học thuật thành không gian giao lưu, hợp 
tác và sáng tạo.
Các từ khóa cho Thư viện 4.0 sẽ là thư viện thông minh, dữ liệu to 
lớn, môi trường nghiên cứu song song với thực hành, nguồn mở, điện 
toán đám mây,
4. Đề xuất mô hình phát triển thư viện cho các thư viện đại học 
Việt Nam
Dựa trên kết quả tìm hiểu, nghiên cứu về các giai đoạn phát triển 
web và các “thế hệ thư viện” trên đây, tác giả mạnh dạn đề xuất mô 
hình phát triển cho các thư viện đại học tại Việt Nam trong kỷ nguyên 
số, CMCN 4.0. Mô hình được thiết kế vẫn xoay quanh các yếu tố Công 
nghệ - Dữ liệu - Dịch vụ - Con người và tất nhiên có sự ảnh hưởng, tác 
động chính của Internet vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, 
robot, môi trường điện toán đám mây và các công cụ tương tác, giao 
tiếp cầm tay hiện đại như điện thoại thông minh, Ipad...
Về công nghệ: Chắc chắn rằng cổng thông tin/ trang web vẫn là 
công cụ giao tiếp chính giữa người dùng với thư viện, nhưng đã và sẽ 
phát triển đến thế hệ cao là Web4.0 (dữ liệu lớn, tích hợp, liên kết nhiều 
trang web với nhau, cộng sinh, thông minh) và các phần mềm tìm kiếm 
tập trung/ thông minh (One Search - Smart Search) của các công ty 
chuyên về sản phẩm, dịch vụ thư viện đang phát triển mạnh mẽ hiện 
nay vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các ứng dụng khám phá tài nguyên 
thông tin trong các thư viện. Sản phẩm thương mại như WORLDCAT 
315nghiÊn CỨu pháT TRiỂn CỦA WEB CÙng CáC “Thế HỆ THƯ VIỆN”...
(OCLC), SUMMON (EXLIBRIS), EDS (EBSCO), ENCORE (III-IN-
NOVATIVE), PRIMO (EXLIBRIS)... Sản phẩm mã nguồn mở cho ứng 
dụng này đang được sử dụng nhiều là VuFind (Villanova University).
Hình 4. Mô hình đề xuất cho các thư viện đại học Việt Nam 
trong bối cảnh CMCN 4.0
Tìm kiếm một lệnh hay tìm kiếm thông minh cung cấp khả nĕng 
một lệnh tìm nhưng truy cập tới không chỉ các bộ sưu tập in (tài liệu 
dưới dạng vật lý) mà còn bao gồm nhiều xuất bản điện tử, cơ sở dữ liệu 
điện tử từ các nhà xuất bản hay những bộ sưu tập số nội sinh, tài liệu 
truy cập mở...
Có hai xu hướng công nghệ với công cụ này là gom dữ liệu từ 
trước và khi nào có lệnh tìm thì mới truy vấn (Realtime). Mỗi công 
nghệ có một điểm mạnh riêng, ví dụ tích hợp dữ liệu từ trước sẽ cho kết 
quả nhanh hơn, còn realtime chậm nhưng kết quả cập nhật hơn.
Hiện nay các thư viện có thể mua sản phẩm tìm kiếm một lần/thông 
minh về cài đặt trên máy chủ của đơn vị hoặc sử dụng dịch vụ điện toán 
đám mây từ các nhà cung cấp. Nếu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, 
các thư viện không cần hạ tầng công nghệ như máy chủ, bộ lưu trữ, cán 
bộ tin học... mà chỉ cần duy trì kết nối đến hệ thống để sử dụng.
thư viện thông minh 4.0công nghệ - dữ liệu - con người316
Cho đến khi các thư viện vẫn còn các bộ sưu tập tài liệu in thì việc 
sử dụng một phần mềm quản trị thư viện tích hợp (Integrated Library 
System) để quản lý chúng là tất yếu. Có đầy đủ các sản phẩm thương 
mại và mã nguồn mở trong và ngoài nước cho công việc này. Các sản 
phẩm cũ như Virtua, Aleph, Voyager, Millennium, Symphony, Sabinet, 
Libol, Ilib, Verbrary... cho đến Sierra, Alma, Kipos, Koha... để các thư 
viện lựa chọn.
Các sản phẩm quản trị tài nguyên số cũng rất đa dạng và phong 
phú. OCLC có sản phẩm ContentDM, ExLibris có Digital Preservation 
Rosetta, Innovative có Digital Asset Management Vital... hoặc có thể sử 
dụng phần mềm mã nguồn mở Dspace (DuraSpace), Eprints (Đại học 
Southampton) là những gợi ý cho các thư viện.
Một giải pháp truy cập cơ sở dữ liệu điện tử từ xa giúp cho người 
dùng tìm kiếm, khai thác các tài liệu điện tử từ các nhà xuất bản đang 
được các thư viện sử dụng rộng rãi đó là EZPROXY của OCLC. Thông 
thường các nhà xuất bản chuyển giao các cơ sở dữ liệu điện tử cho các 
thư viện thông qua dải IP truy cập Internet của đơn vị đó. Giải pháp này 
giúp cho người dùng của các thư viện có thể truy cập thư viện từ bất cứ 
đâu (nhà riêng, cafe...) nhưng vẫn đảm bảo yếu tố kỹ thuật như đang 
sử dụng dịch vụ thư viện từ đơn vị. Đã có những sản phẩm tương tự từ 
các công ty của Ấn Độ, tuy nhiên mức độ sử dụng chưa được rộng rãi 
như Ezproxy.
Để giúp người dùng/sinh viên thuận tiện trong sử dụng các dịch vụ 
của thư viện, ...  trong ISBD và AACR2. Các chuẩn quan trọng khác được 
dùng trong phát triển RDA bao gồm ICP - Nguyên tắc biên mục quốc 
tế, Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục và Khổ mẫu MARC21 
cho dữ liệu kiểm soát nhất quán. Các yếu tố trong RDA tương thích với 
MARC21. RDA cũng tuân theo Bộ khung RDA/ONIX về chia loại tài 
nguyên. Như vậy việc liên kết RDA với FRBR và FRAD là đáng kể vì 
nó chứng minh rằng mô hình được thiết kế theo mô hình khái niệm mô 
tả nội dung mà không đặt vấn đề trình bày dữ liệu, do đó nó đảm bảo 
những chỉ dẫn hữu ích được đưa ra trong RDA để xác định và mô tả các 
nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng ngày nay cũng như cung cấp 
dữ liệu kiểm soát chất lượng cao. Tức là, RDA chú trọng đến khía cạnh 
nội dung, quy định yếu tố dữ liệu để hỗ trợ mô tả. Với cách tiếp cận 
này, RDA sẽ thuận tiện khi sử dụng với những công nghệ cơ sở dữ liệu 
sử dụng ngôn ngữ đánh dấu XML, những sơ đồ siêu dữ liệu mới. Điều 
này sẽ hỗ trợ cho việc tự động hóa thu thập siêu dữ liệu, tìm tin trong 
dữ liệu, tìm hồi cố dữ liệu lưu trữ, đặc biệt là với tài nguyên điện tử/số. 
609RdA - mô Tả vÀ TRuy CẬp TÀi nguyÊn: Chủn mỚi Cho SiÊu dữ LIỆu...
Do đó, chính cán bộ thư viện và các cơ quan tạo ra dữ liệu có cấu trúc, 
có chất lượng cao sẽ giữ vai trò quan trọng trong tương lai, bởi họ luôn 
cập nhật những kiến thức về kỹ nĕng mô tả thư mục cũng như tạo ra dữ 
liệu có kiểm soát.
Có thể khái quát mối liên hệ giữa RDA với các nguyên tắc, các mô 
hình và các chuẩn biên mục quốc tế như sau [3, tr. 6.]:
Hình 1: Mối liên hệ giữa RDA với các nguyên tắc, các mô hình 
và các chủn biên mục quốc tế
2. Cấu trúc của RDA - bản thiết kế nhằm trợ giúp cho người dùng
 Nếu như Quy tắc Biên mục Anh - Mỹ AACR2 có cấu trúc chia ra 
thành hai phần, phần một là Mô tả tài liệu, phân chia từng chương cho 
từng loại hình tài nguyên thông tin và phần hai là Tiêu đề, nhan đề đồng 
nhất và tham chiếu; AACR2 quy định rất chi tiết về việc mô tả các yếu 
tố của từng tài liệu trong từng vùng mô tả thì với RDA lại đưa ra các chỉ 
dẫn và hướng dẫn áp dụng cho tất cả các loại hình tài nguyên thông tin, 
lấy yếu tố làm cơ sở để phân chia thành ba phần:
Phần 1: Mô tả tài nguyên thông tin, đó là ghi các thuộc tính của 
thực thể (biểu thị và bản; của tác phẩm và biểu hiện; của cá nhân, gia 
đình và tập thể; của khái niệm, vật thể, sự kiện và địa điểm).
thư viện thông minh 4.0công nghệ - dữ liệu - con người610
Phần 2: Ghi mối quan hệ giữa các thực thể.
Phần 3: Kiểm soát điểm truy cập, mô tả thực thể có liên quan tới 
tài nguyên với lược đồ siêu dữ liệu trình bày hoặc lập mã điểm truy cập 
và dữ liệu chuẩn.
Từ cấu trúc của RDA cho thấy mối quan hệ là cơ sở của các điểm 
truy cập. Các mối quan hệ trong RDA được nhận dạng bằng các trường 
liên kết. Giúp cho người sử dụng tìm thấy những gì họ muốn và cho họ 
biết về các tài nguyên sẵn có khác. Ghi nhiều mối quan hệ hơn nhằm 
cung cấp cho người sử dụng nhiều điểm truy cập hơn để tra cứu các 
nguồn thông tin. Như vậy, việc ghi mối quan hệ cho phép người dùng: 
tìm tài nguyên liên quan đến một các nhân, gia đình hoặc tập thể cụ 
thể; tìm tác phẩm, biểu hiện, biểu thị hoặc bản liên quan đến tài nguyên 
được mô tả; hiểu được mối quan hệ giữa hai hoặc nhiều tác phẩm, biểu 
hiện, v.v Mang đến hiệu quả là sử dụng cho việc truy cập và mô tả tài 
nguyên thông tin trong thế giới số.
 Cấu trúc của RDA cũng thể hiện được tính linh hoạt của nó. Tính 
linh hoạt được thể hiện ở chỗ RDA đưa ra danh mục các yếu tố dữ liệu 
cốt lõi và cách ghi dữ liệu cho từng yếu tố này. Những yếu tố dữ liệu 
được ghi theo loại thực thể (biểu thị và tài liệu, biểu hiện và tác phẩm, 
...) chứ không phải là các yếu tố mô tả cho từng loại hình tài liệu như 
trong AACR2 (sách, xuất bản phẩm định kỳ, tài liệu âm nhạc, tài liệu 
đồ họa, nguồn tin điện tử v.v...). Với cách tiếp cận định hướng nội dung 
cho phép RDA tạo ra khuôn khổ linh hoạt cho mô tả mọi loại hình tài 
nguyên thư mục đang có cũng như những tài nguyên thư mục có thể 
có trong tương lai, cũng như thích ứng dễ dàng với các khổ mẫu dữ 
liệu mới như Dublin Core, Bộ khung RDA/ONIX RDA về chia loại 
tài nguyên, Khổ mẫu thư mục BIBFRAME - một mô hình dữ liệu mô 
tả chung để trình bày và kết nối dữ liệu thư mục. Do đó, RDA đã đưa 
ra quy định một số mối quan hệ là mối quan hệ cốt lõi phải được ghi; 
còn việc ghi những mối quan hệ không cốt lõi nào là do các thư viện 
tự quyết định, tùy vào quy mô hay đối tượng sử dụng của thư viện. 
Nghĩa là dữ liệu được tạo ra phải hoạt động độc lập với định dạng, 
phương tiện, hoặc hệ thống được dùng để lưu giữ hoặc truyền thông dữ 
611RdA - mô Tả vÀ TRuy CẬp TÀi nguyÊn: Chủn mỚi Cho SiÊu dữ LIỆu...
liệu. Chúng phải tích hợp để sử dụng trong nhiều môi trường. Dữ liệu 
mô tả tài nguyên phải chỉ ra mối quan hệ thiết yếu giữa tài nguyên được 
mô tả và các tài nguyên khác; dữ liệu mô tả thực thể có liên quan tới tài 
nguyên phải phản ánh mọi mối quan hệ thư mục thiết yếu giữa thực thể 
đó và các thực thể như vậy khác. Như vậy, RDA được thiết kế để tạo 
thuận lợi cho tính hiệu quả và linh hoạt trong thu nạp, lưu giữ, tra tìm 
và hiển thị dữ liệu phù hợp với công nghệ cơ sở dữ liệu mới; đồng thời 
vẫn tương tích với công nghệ kế thừa hiện vẫn còn được sử dụng trong 
nhiều ứng dụng khám phá tài nguyên.
RDA cùng với FRBR và ICP tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu 
người dùng, cung cấp cho họ một loạt các hướng dẫn để hỗ trợ khai phá 
nguồn tài nguyên. Với việc áp dụng RDA dữ liệu được tạo ra sẽ mô tả 
nguồn tài nguyên được thiết kế nhằm trợ giúp người dùng thực hiện các 
nhiệm vụ như: 
tìm - nghĩa là, tìm kiếm tài nguyên đáp ứng các tiêu chuẩn tìm do 
người dùng nêu ra.
định danh - nghĩa là, xác nhận tài nguyên được mô tả đáp ứng việc 
tìm kiếm tài nguyên, hoặc phân biệt giữa hai hoặc nhiều hơn tài nguyên 
có đặc điểm tương tự.
chọn - nghĩa là, chọn được tài nguyên thích hợp với yêu cầu của 
người dùng.
thu nhận - nghĩa là, nhận được tài nguyên hay truy cập vào tài 
nguyên được mô tả.
Dữ liệu được tạo ra bằng cách dùng RDA để mô tả các thực thể có 
liên quan tới tài nguyên (cá nhân, gia đình, tập thể, khái niệm, v.v), 
được thiết kế nhằm hỗ trợ người dùng thực hiện các nhiệm vụ như:
tìm - nghĩa là, tìm kiếm thông tin về thực thể đó và về tài nguyên 
liên quan tới nhận dạng thực thể đó.
định danh - nghĩa là, xác nhận rằng thực thể được mô tả phù hợp 
với thực thể được tìm kiếm, hoặc để phân biệt giữa hai hay nhiều thực 
thể có cùng tên gọi.
thư viện thông minh 4.0công nghệ - dữ liệu - con người612
làm rõ - nghĩa là, làm rõ mối quan hệ giữa hai hay nhiều thực thể 
như thế, hoặc làm rõ mối quan hệ giữa thực thể được mô tả với một tên 
mà thực thể đó được biết.
hiểu - nghĩa là hiểu được quan hệ giữa hai hoặc nhiều thực thể, 
hiểu được tại sao một tên hoặc một nhan đề được chọn làm tên hoặc 
nhan đề ưu tiên cho thực thể đó, hiểu được quan hệ giữa thực thể được 
mô tả và tên thông quan đó thực thể này được biết đến (ví dụ, dạng ngôn 
ngữ khác của tên).
3. Thách thức khi áp dụng RDA
 Thách thức đầu tiên khi áp dụng RDA chính là sự mơ hồ về những 
khái niệm, thuật ngữ mới phản ánh tư duy và định hướng hòa nhập với 
thế giới số, nơi các nguồn tài nguyên vô cùng đa dạng và phong phú, 
không chỉ ở dạng in ấn truyền thống mà còn ở dạng điện tử/số, hình ảnh 
ba chiều, hình ảnh động, v.v như: tác phẩm, biểu hiện, biểu thị và 
bản; thực thể, thuộc tính, yếu tố cốt lõi, v.v 
Thách thức tiếp theo khi áp dụng RDA nằm ở một số vấn đề liên 
quan tới hệ thống quản trị thư viện tích hợp - ILS hiện tại và lỗi có thể 
không thể hiển thị các biểu ghi áp dụng RDA đúng cách; Khó khĕn khi 
cần phải làm theo những chỉ dẫn của Bộ công cụ RDA. Có lẽ thách 
thức lớn nhất khi áp dụng RDA là việc sử dụng MARC 21. MARC 21 
sử dụng các dấu phân cách của ISBD và các trường con của MARC 21. 
Cấu trúc của MARC 21 không có khả nĕng tương tác mạnh mẽ giữa 
web ngữ nghĩa và dữ liệu nối kết. Điều này sẽ đòi hỏi người biên mục 
và cộng đồng siêu dữ liệu phải thử nghiệm cơ chế vận hành làm cho các 
biểu ghi có thể tra cứu được thông qua web. Hạn chế của MARC 21 là 
MARC không hỗ trợ việc tách rời các yếu tố và khả nĕng sử sụng URIs 
(Định dạng tài nguyên thống nhất, Uniform Resource Identiier) trong 
môi trường nối kết. 
Tuy nhiên, một khía cạnh tích cực của MARC 21 là nó có khả nĕng 
cập nhật rất nhiều trường để phù hợp với RDA. Khi RDA phát triển và 
thay đổi đều được thực hiện theo tiêu chuẩn, và MARC 21 cũng tiếp tục 
613RdA - mô Tả vÀ TRuy CẬp TÀi nguyÊn: Chủn mỚi Cho SiÊu dữ LIỆu...
được cập nhật thường xuyên. RDA phân loại tài nguyên dựa trên chuẩn 
ONIX (Online Information Exchange - chuẩn Trao đổi thông tin trực 
tuyến), thay thế định danh dạng tài liệu chung và định danh dạng riêng 
trong AACR2 bằng ba định danh dạng nội dung, dạng phương tiện và 
dạng vật mang tin. Tương ứng với RDA, MARC 21 đã đã cập nhật để 
phù hợp với RDA và thay đổi đáng chú ý nhất đối với MARC 21 là bổ 
sung thêm 3 trường mới: Trường 336 cho Loại nội dung, Trường 337 
cho Loại phương tiện, Trường 338 Loại vật mang tin. Ba trường mới 
này thay thế cho yếu tố mô tả định danh dạng tài liệu chung của AACR2 
thể hiện ở trường con “h” trong trường 245 của MARC 21.
Cụ thể, Trường 336 Loại nội dung (Content Type) [1. RDA 6.9] : là 
chia loại phản ánh hình thái cơ bản của truyền thông trong đó nội dung 
được biểu hiện và giác quan của con người dùng để tiếp nhận. Ghi loại 
của nội dung được chứa trong tài nguyên sử dụng một hoặc nhiều hơn 
thuật ngữ được liệt kê trong Bảng 1. của RDA. Ghi loại nội dung như 
là yếu tố tách biệt, như là phần của điểm truy cập, hoặc như là cả hai. 
Hướng dẫn về ghi loại nội dung như là phần của điểm truy cập được 
phép. Ví dụ: âm nhạc biểu diễn, bộ dữ liệu bản đồ, bộ dữ liệu máy tính, 
vĕn bản, hình ảnh động ba chiều, hình thái ba chiều, v.v
Trường 337 Loại phương tiện (Media Type) [1, RDA 3.2] là loại 
hình phản ánh loại chung của thiết bị trung gian được yêu cầu để xem, 
chơi, chạy, v.v nội dung của một tài nguyên. Ví dụ: audio, để chiếu, 
máy tính, nối, vi dạng, video, không trung gian.
Trường 338 Loại vật mang tin (Carrier Type) [1, RDA 3.3] là chia 
loại phản ánh định dạng của phương tiện lưu giữ và vỏ bọc của vật 
mang tin kết hợp với loại của thiết bị trung gian yêu cầu để xem, chơi, 
chạy, v.v nội dung của một tài nguyên. Ví dụ: đĩa audio, tài nguyên 
trực tuyến, cuộn bĕng video, cuốn phim, v.v
Như vậy, với việc phân chia tài nguyên như trên, người dùng tin 
có thể tìm thấy tài nguyên phù hợp nhất với nhu cầu của họ và giúp hệ 
thống tĕng cường khả nĕng hiển thị thông tin cho người dùng tin.
Đồng thời, một số trường cũng được cập nhật cho phù hợp với 
RDA:
thư viện thông minh 4.0công nghệ - dữ liệu - con người614
- Trường 264 - để thay thế trường 260
- Trường 344, 345, 346, 347 - các trường định danh thư mục mới 
để thể hiện những đặc điểm của vật mang tin.
- Trường 046, 368,371, 372, 373, 374, 375, 376, 378 - trường kiểm 
soát tên trong Khổ mẫu kiểm soát tính nhất quán mới của MARC 21
- Trường 046, 370, 377, 380, 381, 382, 384 - trường thư mục và 
kiểm soát thống nhất cho các thuộc tính của Tác phẩm và Biểu thị trong 
MARC 21
- $e và $4 trong khối trường 1XX, 6XX, 7XX, 8XX - là tên liên 
quan đến tài nguyên
- Ví dụ minh họa các trường mới: 336, 337, 338 trong biểu ghi thư 
mục của Thư viện Quốc hội Mỹ áp dụng RDA [8]:
615RdA - mô Tả vÀ TRuy CẬp TÀi nguyÊn: Chủn mỚi Cho SiÊu dữ LIỆu...
Bảng 1: Minh hoạ các trường mới trong biểu ghi thư mục của thư viện 
quốc hội Mỹ áp dụng RDA
•	 00001531cam a2200361 i 4500•	 00119517867•	 00520170811171722.0•	 008170223m20179999cau b 001 0 eng •	 906__ |a 7 |b cbc |c orignew |d 1 |e ecip |f 20 |g y-gencatlg•	 9250_ |a acquire |b 1 shelf copy |x policy default•	 955__ |b rm13 2017-02-23 |i rm13 2017-02-23 |w xm06 2017-02-27 |a xn05 
2017-05-24 1 copy v. 1-4 to CIP ver. |f rm16 2017-05-30 to BusRR•	 010__ |a 2016058360•	 020__ |a 9780313397073 (set : alk. paper)•	 020__ |a 9781440847448 (volume 1)•	 020__ |a 9781440847455 (volume 2)•	 020__ |a 9781440847462 (volume 3)•	 020__ |a 9781440847479 (volume 4)•	 040__ |a DLC |b eng |c DLC |e rda |d DLC•	 042__ |a pcc•	 05000 |a HB171.5 |b .E33776 2017•	 08200 |a 330.03 |2 23•	 24500 |a Economics : |b the deinitive encyclopedia from theory to practice 
/ |c David A. Dieterle, editor.•	 264_1 |a Santa Barbara : |b ABC-CLIO, LLC, |c [2017-]•	 300__ |a volumes ; |c 26 cm•	 336__ |a text |b txt |2 rdacontent•	 337__ |a unmediated |b n |2 rdamedia•	 338__ |a volume |b nc |2 rdacarrier•	 504__ |a Includes bibliographical references and index.•	 5050_ |a vol. 1. Foundations of Economics -- vol. 2. Macroeconomics -- vol. 
3. Microeconomics -- vol. 4. Global Economics.•	 650_0 |a Economics.•	 7001_ |a Dieterle, David Anthony, |e editor.•	 77608 |i Online version: |t Economics |d Santa Barbara : ABC-CLIO, LLC, 
[2017-] |z 9780313397080 |w (DLC) 2017009611•	 952__ |a Complete in 4 vol.; eCIP data screen viewed: rm13 February 23, 
2017.
thư viện thông minh 4.0công nghệ - dữ liệu - con người616
Kết luận
RDA là một tiêu chuẩn siêu dữ liệu mới để mô tả nội dung các 
nguồn thông tin, nó được thiết kế cho môi trường số, nó được xây 
dựng dựa trên hơn 100 nĕm phát triển của Quy tắc biên mục Anh - Mỹ 
(AACR2) nhưng nó được thiết kế cho môi trường số nhằm đáp ứng sự 
thay đổi và phát triển của các nguồn tài nguyên thông tin. Sự ra đời của 
RDA đã đánh dấu một sự thay đổi quan trọng, một bước tiến là biên 
mục hoàn toàn trong môi trường số và đã chính thức được áp dụng tại 
nhiều thư viện lớn trên thế giới. 
Từ những nghiên cứu về RDA, kinh nghiệm trong biên mục cũng 
như những kinh nghiệm ứng dụng thực tế của RDA trong cộng đồng 
thư viện thế giới, Việt Nam chúng ta cần xem xét, nghiên cứu ứng dụng 
RDA vào môi trường thông tin thư viện trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
1. RDA - Mô tả & truy cập tài nguyên. Ủy ban thường trực hỗ trợ về Phát triển 
RDA; Biên dịch: Kiều Vĕn Hốt  [et al.]. Ấn bản mở rộng 2015. Hà Nội: Thư 
viện Quốc gia Việt Nam, 2017. - 1104 tr; 30 cm.
2. Descriptive Cataloging Using RDA. Truy cập từ https://www.loc.gov/
catworkshop/RDA%20training%20materials/DCatRDA/index.html ngày 10 
tháng 09, 2018.
3. Oliver, C. (2014). RDA and international principles, models, and standards 
/IFLA Satellite Meeting 2014 August 13, Frankfurt am Main Truy cập từ 
ilaVortragOliverRDAIlaSatellite.pdf?__blob=publicationFile, ngày 10 
tháng 09, 2018.
4. RDA and MARC 21. (2006). Truy cập từ: https://www.loc.gov/marc/
marbi/2007/5chair12.pdf. ngày 05 tháng 09, 2018.
5. Schiff, A. L. (2011). Changes from AACR2 to RDA: a comparison 
of examples. Truy cập từ 
BCLAPresentationWithNotes.pdf ngày 10 tháng 09, 2018.
617RdA - mô Tả vÀ TRuy CẬp TÀi nguyÊn: Chủn mỚi Cho SiÊu dữ LIỆu...
6. Tillett, B. B . (2013). RDA and the Semantic Web, linked data environment, 
JLIS.it. Vol. 4, n.1 (Gennaio/January 2013). DOI: 
jlis.it-6303.
7. Tillett, B. B. (2016). RDA, or, The Long Journey of the Catalog to the 
Digital Age. JLIS.it Vol. 7, n. 1 (May 2016). DOI: 
jlis.it-11643.
8. Ví dụ biểu ghi thư mục . Truy cập từ https://catalog.loc.gov/vwebv/
staffView?searchId=12110&recPointer=20&recCount=25&bibId=19517867, 
ngày 05 tháng 10, 2018.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_phat_trien_cua_web_cung_cac_the_he_thu_vien_va_de.pdf