Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và kỹ thuật gây trồng vù hương (cinnamomum balansae h.lec) tại Đoan Hùng - Phú Thọ

Kết quả nghiên cứu nhân giống Vù hương (Cinnamomum balansae

H.Lec) bằng phương pháp giâm hom và trồng thử nghiệm 3 xuất xứ

Tuyên Quang, Ninh Bình và Phú Thọ với 2 công thức là trồng theo băng

và trên đất trống sau 3 năm cho thấy: Hom cây Vù hương có khả năng ra

rễ cao vì không dùng thuốc kích thích khả năng ra rễ vẫn có thể đạt tỷ lệ

hom ra rễ là 33,7%. IBA là loại thuốc cho tỷ lệ hom ra rễ trung bình đạt

cao nhất (60%), tiếp theo là IAA (53,3%) thấp nhất là NAA (51,7%).

Nồng độ thuốc kích thích cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở 2 loại thuốc IBA và

NAA là 1,5%. Với loại thuốc IAA cả 4 loại nồng độ đều cho tỷ lệ ra rễ

như nhau và chưa có sự khác biệt sau 40 ngày theo dõi. Sau 3 năm trồng

tại Đoan Hùng Phú Thọ các xuất xứ Vù hương ở phương thức trồng theo

băng cho sinh trưởng về Do và Hvn cao hơn trồng ở nơi đất trống. Trong

công thức trồng theo băng sinh trưởng của Vù hương xuất xứ Tuyên Quang cho

sinh trưởng tốt nhất với Do = 4,10cm, Hvn = 3,43m; tiếp theo là xuất xứ Ninh

Bình và nhỏ nhất là xuất xứ Phú Thọ có Do = 2,93cm, Hvn = 2,15m. Với thí

nghiệm trồng trên đất trống thì xuất xứ Tuyên Quang cũng cho sinh

trưởng tốt nhất với Do = 3,72cm, Hvn = 3,09m và thấp nhất là xuất xứ

Phú Thọ có Do = 2,69cm, Hvn = 2,1m. Như vậy sau 3 năm trồng tại

Đoan Hùng Phú Thọ bước đầu đã cho thấy Vù hương xuất xứ Tuyên

Quang cho sinh trưởng tốt hơn so với các xuất xứ Ninh Bình và Phú Thọ.

pdf 8 trang kimcuc 4440
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và kỹ thuật gây trồng vù hương (cinnamomum balansae h.lec) tại Đoan Hùng - Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và kỹ thuật gây trồng vù hương (cinnamomum balansae h.lec) tại Đoan Hùng - Phú Thọ

Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và kỹ thuật gây trồng vù hương (cinnamomum balansae h.lec) tại Đoan Hùng - Phú Thọ
Tạp chí KHLN 4/2016 (4585 - 4592) 
©: Viện KHLNVN - VAFS 
ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn 
4585 
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG 
VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lec) 
TẠI ĐOAN HÙNG - PHÚ THỌ 
Nguyễn Minh Thanh1, Đào Hùng Mạnh2 
1
 Trường Đại học Lâm nghiệp 
2
 Trung tâm KHLN vùng Trung tâm Bắc Bộ 
Từ khóa: Nhân giống sinh 
dưỡng, gây trồng, Vù 
hương, Phú Thọ 
TÓM TẮT 
Kết quả nghiên cứu nhân giống Vù hương (Cinnamomum balansae 
H.Lec) bằng phương pháp giâm hom và trồng thử nghiệm 3 xuất xứ 
Tuyên Quang, Ninh Bình và Phú Thọ với 2 công thức là trồng theo băng 
và trên đất trống sau 3 năm cho thấy: Hom cây Vù hương có khả năng ra 
rễ cao vì không dùng thuốc kích thích khả năng ra rễ vẫn có thể đạt tỷ lệ 
hom ra rễ là 33,7%. IBA là loại thuốc cho tỷ lệ hom ra rễ trung bình đạt 
cao nhất (60%), tiếp theo là IAA (53,3%) thấp nhất là NAA (51,7%). 
Nồng độ thuốc kích thích cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở 2 loại thuốc IBA và 
NAA là 1,5%. Với loại thuốc IAA cả 4 loại nồng độ đều cho tỷ lệ ra rễ 
như nhau và chưa có sự khác biệt sau 40 ngày theo dõi. Sau 3 năm trồng 
tại Đoan Hùng Phú Thọ các xuất xứ Vù hương ở phương thức trồng theo 
băng cho sinh trưởng về Do và Hvn cao hơn trồng ở nơi đất trống. Trong 
công thức trồng theo băng sinh trưởng của Vù hương xuất xứ Tuyên Quang cho 
sinh trưởng tốt nhất với oD = 4,10cm, vnH = 3,43m; tiếp theo là xuất xứ Ninh 
Bình và nhỏ nhất là xuất xứ Phú Thọ có oD = 2,93cm, vnH = 2,15m. Với thí 
nghiệm trồng trên đất trống thì xuất xứ Tuyên Quang cũng cho sinh 
trưởng tốt nhất với oD = 3,72cm, vnH = 3,09m và thấp nhất là xuất xứ 
Phú Thọ có oD = 2,69cm, vnH = 2,1m. Như vậy sau 3 năm trồng tại 
Đoan Hùng Phú Thọ bước đầu đã cho thấy Vù hương xuất xứ Tuyên 
Quang cho sinh trưởng tốt hơn so với các xuất xứ Ninh Bình và Phú Thọ. 
Keywords: Vegetative 
propagation, planting, 
Cinnamomum balansae 
H.Lec, Phu Tho province 
Vegetative propagation and planting techniques for Cinnamomum 
balansae H.Lec in Doan Hung, Phu Tho province 
The research aims at vegetative propagation of Cinnamomum balansae 
H.Lec by stem cutting method and planting trial 3 provenances of 
C.balansaecan species originated from Tuyen Quang, Ninh Binh and Phu 
Tho by strip plantation and on bare land in 2013. The result shows that: 
C.balansaecan get 33.7% growing adventitious roots without using 
growth stimulants. The average rate of growing roots for IBA stimulant is 
60%, IAA is 53.3% and NAA is 51.7%. The concentration at which we 
get the highest rate of growing roots for IBA and NAA is 1.5%. Only for 
IAA, all 4 samples of concentration stimulate the same rate of growing 
roots after 40 days. After 3 years, C.balansae which planted by strip 
planting have higher Do and Hvn than on bare land. By strip planting, 
C.balansae originated from Tuyen Quang provenance has largest with 
oD = 4.10cm, vnH = 3.43m; the ones from Ninh Binh provenance and Phu 
Tho provenance have oD = 2.93cm, vnH = 2.15m. On bare land, 
C.balansae from Tuyen Quang also has largest with oD = 3.72cm, 
vnH = 3.09m; the one from Phu Tho has smallest with oD = 2.69cm, 
vnH = 2.1m. From this result, we can have initial assessment that 
C.balansae from Tuyen Quang has highest growth rate, following is Ninh 
Binh and Phu Tho provenances. 
Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Minh Thanh et al., 2016(4) 
4586 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Vù hương là loài cây gỗ lớn, thường xanh, 
cao 20 - 30m, đường kính 50 - 75cm, có thể 
đạt trên 1m. Trong thân và lá Vù hương có 
tinh dầu với thành phần chính là long não, 
đư c sử d ng để trưng cất tinh dầu (c n 
đư c gọi là dầu xá x ); gỗ Vù hương rất tốt, 
không b mối mọt và có mùi long não nên 
đư c ưa chuộng để đóng đồ đạc trong nhà có 
giá tr kinh tế cao như tủ, bàn ghế và các vật 
d ng tâm linh khác. Vù hương đư c xếp vào 
loại hiếm (R) (sách Đỏ Việt Nam, 1996). Vù 
hương (Cinnamomum balansae H.lec) phân 
bố ở nhiều t nh thành trong cả nước như: Hà 
Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Phú Thọ, Yên 
Bái, Tuyên Quang... Hiện tại, số lư ng cây 
Vù hương chủ yếu phân bố rải rác một vài cá 
thể trong tự nhiên và trong các vườn rừng. 
Với tình trạng suy giảm nghiêm trọng trong 
tự nhiên của cây Vù hương nên rất cần đư c 
gây trồng nhằm phát triển và bảo tồn loài cây 
gỗ qu trên đ a bàn t nh Phú Thọ nói chung 
và huyện Đoan Hùng nói riêng. 
Bài viết này giới thiệu kết quả đánh giá bước 
đầu về khả năng nhân giống sinh dưỡng và 
tình hình sinh trưởng của 3 xuất xứ loài Vù 
hương 3 tu i trồng tại huyện Đoan Hùng, t nh 
Phú Thọ làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ 
thuật và lựa chọn xuất xứ tốt cho việc bảo tồn 
và phát triển loài. 
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Vật liệu nghiên cứu 
- Vật liệu nhân giống là các hom bánh tẻ và 
chồi ngọn lấy từ cây giống 3 tu i trồng tại 
vườn vật liệu Vù hương (Cinnamomum 
balansae H.lec) ở Đoan Hùng, t nh Phú Thọ. 
- Vật liệu trồng rừng là ba xuất xứ loài Vù 
hương (Cinnamomum balansae H.lec) gồm: 
Tuyên Quang, Phú Thọ, Ninh Bình. ác gia 
đình trong mỗi xuất xứ đư c trộn đều. Thời 
gian thu thập số liệu từ 2013 đến tháng 3/2016. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
- Thí nghiệm giâm hom thực hiện trên giá 
thể là cát sạch đư c xử l bằng Viben 
0,3%, các luống giâm hom có chiều rộng từ 
1,0 - 1,2m, chiều dài 4 - 5m, độ dày tầng cát 
từ 8 - 10cm với 3 loại thuốc kích thích ra rễ 
là IAA, IBA, NAA với 4 loại nồng độ 0,5%; 
1,0%; 1,5%; 2,0% dạng bột. Hom dài 8 - 15cm, 
có từ 2-3 lá/hom, thời gian lấy hom vào 
bu i sáng. Thời gian giâm từ tháng 3- 6/2015. 
Số lư ng hom giâm cho mỗi công thức là 
30 hom. 
- Ba xuất xứ Vù hương đư c trồng trên đất 
rừng trạng thái IB với 2 công thức: (1) Xử l 
thực bì theo băng rộng 2m, băng chừa 3m 
với mật độ 800 cây/ha, cự ly 2,5 5m và 
(2) Xử l thực bì toàn diện trồng với mật độ 
1.100 cây/ha, cự ly 3 3m. Đất làm theo hố 
50 50 40cm, bón lót 3kg phân vi sinh + 
0,3kg NPK/hố, bón trước 15 ngày. hăm sóc 
2 lần/năm và bón thúc 0,3kg/hố. ác gia 
đình trong cùng xuất xứ đư c trộn đều để 
trồng trong các thí nghiệm trên. 
- Thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn (OT ) 
tạm thời có diện tích 500m2. Số OT là 18 ô: 
gồm 2 công thức 3 ô/công thức 3 xuất 
xứ. Trên mỗi ÔT tiến hành đo đếm các ch 
tiêu sau đây: 
+ Đường kính gốc (Do) đư c đo bằng thước 
Palme với độ chính xác đến 0,1cm; chiều cao 
vút ngọn (Hvn) và chất lư ng của các cây đư c 
đánh giá theo 3 loại là cây tốt, cây trung bình 
và cây xấu. 
Nguyễn Minh Thanh et al., 2016(4) Tạp chí KHLN 2016 
4587 
+ hất lư ng của cây trồng đư c đánh giá theo 
thang điểm 1, 2, 3 tương ứng với 3 loại là cây 
tốt, cây trung bình và cây xấu. 
- Số liệu thu thập đư c xử l bằng phần mềm 
Excel 2007 và phần mềm SPSS 16 (Nguyễn 
Hải Tuất và Nguyễn Trọng Bình, 2005). 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Kết quả nhân giống Vù hương bằng 
phương pháp giâm hom 
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của loại 
thuốc và nồng độ đến tỷ lệ ra rễ của Vù hương 
ở các công thức thí nghiệm giâm hom đư c 
thống kê trong bảng 1. 
Bảng 1. Ảnh hưởng của loại thuốc và nồng độ đến tỷ lệ ra rễ 
(Số liệu trung bình 90 hom/nồngđộ/loại thuốc) 
Công 
thức 
Nồng độ 
KTRR 
(%) 
Hom ra 
mô sẹo 
(%) 
Hom ra rễ 
(%) 
Số hom chết 
(%) 
Số rễ 
TB/hom 
(cái) 
Chiều dài 
TB rễ 
(cm) 
Số rễ nhiều 
nhất/hom 
(cái) 
IAA 
0,5 10 53,3 36,7 3,4 3,8 4,1 
1 13,3 53,3 33,3 3,6 3,5 4,4 
1,5 16,7 53,3 30 3,8 3,5 4,5 
2 6,7 53,3 40 3,7 3,8 4,3 
IBA 
0,5 6,7 56,7 36,7 3,8 3,9 4,3 
1 3,3 63,3 33,3 3,8 3,9 4,4 
1,5 6,7 70 23,3 4,0 4,1 5,1 
2 20 50 30 3,5 3,7 4,2 
NAA 
0,5 13,3 53,3 33,3 3,4 3,7 4 
1 16,7 50 33,3 3,2 3,8 3,7 
1,5 6,7 56,7 36,7 3,5 3,8 4,1 
2 13,3 46,7 40 3,6 3,7 4 
Đối chứng 0 16,3 33,7 50 2,8 3,0 3 
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong 3 loại 
thuốc tiến hành giâm hom Vù hương thì thuốc 
IBA có tỷ lệ ra rễ trung bình của các công thức 
đạt cao nhất là 60%, tiếp theo IAA là 53,3%; 
NAA là 51,7%; thấp nhất là 33,7% với công 
thức đối chứng không dùng thuốc. 
Số rễ trung bình/hom, chiều dài rễ trung bình, 
số rễ nhiều nhất/hom lớn nhất cũng là thuốc 
IBA, tiếp theo là IAA, NAA và thấp nhất là 
công thức đối chứng. Ngư c lại, số hom chết 
cao nhất là công thức không dùng thuốc 
(50%); tiếp theo là NAA (35,8%); IAA (35%) 
và thấp nhất là IBA (30,8%). Số hom hình 
thành mô sẹo nhưng không ra rễ niều nhất là 
không dùng thuốc (16,3%), NAA (12,5%), 
IAA là 11,7% và thấp nhất là 9,2%. Như vậy 
trong 3 loại thuốc kích thích đã sử d ng, IBA 
là loại có các giá tr trung bình cao nhất, tiếp 
theo là IAA và cuối cùng là NAA 
Hình 1. Kết quả giâm hom Vù hương 
Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Minh Thanh et al., 2016(4) 
4588 
Kết quả theo dõi sau 40 ngày giâm cho thấy: 
Trong cùng một loại thuốc kích thích, nồng độ 
khác nhau đều cho các ch số khác nhau: 
- Thuốc IAA: Ở 4 nồng độ đều cho tỷ lệ hom 
ra rễ là 53,3%. Số hom chết cao nhất là 40% ở 
nồng độ 2%, là 36,7% ở nồng độ 0,5%, nồng 
độ 1 là 33,3% và thấp nhất là 30% ở nồng độ 
IAA 1,5%. Số rễ nhiều nhất trên hom, chiều 
dài trung bình của rễ, số rễ trung bình trên 
hom ở cả 4 nồng độ khác nhau không nhiều. 
- Thuốc IBA: Ở 4 nồng độ có sự sai khác nhau 
khá rõ ở nồng độ 2% có số hom ra mô sẹo cao 
nhất là 20% nhưng hom chết là 30% và ra rễ 
là 50% số hom giâm. IBA nồng độ 1,5% số 
hom ra rễ là 70%, cao gấp 1,4 lần so với IBA 
2% và bằng 1,1 - 1,2 lần so với IBA nồng độ 
0,5 - 1%. Số rễ trung bình trên hom, chiều dài 
trung bình hom và số rễ nhiều nhất trên hom ở 
nồng độ 1,5% cũng lớn nhất lần lư t là 4,0; 
4,1 và 5,1; tiếp theo là IBA1%, thấp nhất là 
IBA 0,5% và 1%. 
- Thuốc NAA: Ở 4 nồng độ nghiên cứu NAA 
1,5% các giá tr trung bình cũng cao nhất, tiếp 
đến là NAA 1%, 2 loại nồng độ 0,5% và 2% 
thấp hơn và sự sai khác không lớn. 
Kết quả phân tích phương sai cho thấy, loại 
thuốc và nồng độ đã có tác động và ảnh hưởng 
đến các ch tiêu về tỷ lệ ra rễ, số rễ trên hom 
của loài Vù hương vì Sig < 0,05. 
Hình 2. Rễ hom ở công thức IBA 1,5% 
sau 40 ngày 
Hình 3. Rễ hom ở công thức đối chứng 
sau 40 ngày 
Như vậy, sau 40 ngày giâm với 3 loại thuốc 
và mỗi loại có 4 nồng độ khác nhau với 1 loại 
không dùng thuốc có thể nhận thấy rằng: ác 
loại thuốc khác nhau, trong cùng loại thuốc 
Nguyễn Minh Thanh et al., 2016(4) Tạp chí KHLN 2016 
4589 
thì nồng độ khác nhau cũng có ảnh hưởng lớn 
đến tỷ lệ ra rễ, số hom chết, số rễ trung bình 
trên hom... của hom Vù hương. Trong đó IBA 
là loại thuốc tốt nhất và IBA 1,5% là thích 
h p nhất. Kết quả kiểm tra thống kê với ch 
tiêu Ducan cho thấy việc chia thành 3 nhóm, 
nhóm riêng biệt có ch số cao nhất là IBA, 
nhóm riêng có ch số thấp nhất là không dùng 
thuốc. Nhóm c n lại là thuốc IAA và NAA. 
3.2. Kết quả gây trồng thử nghiệm cây Vù 
hương tại Đoan Hùng - Phú Thọ 
3.2.1. Một số đặc điểm khu vực trồng khảo 
nghiệm Vù hương 
Khu vực khảo nghiệm đư c bố trí tại hiện 
trường của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp 
vùng Trung tâm Bắc Bộ, đư c mô tả ở bảng 
trong bảng 2. 
Bảng 2. Một số đặc điểm khu vực nghiên cứu 
Công thức 
Độ cao 
tuyệt 
đối (m) 
Thực bì Một số đặc điểm của đất 
Loài cây 
chủ yếu 
Hvn 
(m) 
Độ dày 
tầng đất 
(cm) 
pH(KCl) 
Mùn 
(%) 
Nts 
(%) 
P2O5dt 
(mg/kg) 
K2Odt 
(mg/kg) 
CT1: 
Trồng theo băng 
120 
Ba soi, Đom đóm, 
Ba gạc, Lau ... 
0,5 90 - 120 
3,64 
1,75 0,184 37,352 13,105 
CT2: 
Trồng trên đất trống 
100 
Ba soi, Đom đóm, 
Guột... 
0,6 90 - 120 3,61 1,81 0,187 37,483 13,389 
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: Hai khu vực 
bố trí trồng mô hình có độ cao tuyệt đối, tương 
đối thấp từ 100 - 120m, đều là đất feralit đỏ 
vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, độ dày 
từ 90 - 120cm, ít đá lẫn. hiều cao các loài 
thực vật trung bình từ 0,5 - 0,6m, các cây gỗ 
tái sinh mọc rải rác. Tuy nhiên, khi thiết kế 
trồng rừng T2 toàn bộ thực bì đư c xử lý trở 
thành đất trống. 
Đất ở cả 2 mô hình đều thuộc loại đất chua mạnh 
vì pHKCl < 4. Hàm lư ng mùn từ 1,75 - 1,81%, 
nên đất ở đây đư c đánh giá là nghèo mùn. Theo 
phương pháp phân tích Kjeldahl, lư ng đạm 
t ng số của đất ở khu vực từ 0,184 - 0,187%, là 
đất có lư ng đạm ở mức trung bình 5 hàm 
lư ng lân dễ tiêu đạt mức trung bình và hàm 
lư ng kali ở mức nghèo (theo khung đánh giá 
của Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 2006). 
Nhìn chung điều kiện ở khu vực phù h p với 
đặc điểm sinh thái của Vù hương. Tuy nhiên 
cần có biện pháp cải tạo độ chua, b sung hàm 
lư ng các tính chất của đất giúp cây sinh 
trưởng và phát triển tốt hơn. 
3.2.2. Sinh trưởng Vù hương 3 tuổi 
 T ệ ng c câ ù hư ng tu i 
Kết quả điều tra tỷ lệ sống của cây Vù hương 3 
tu i trong mô hình thí nghiệm đư c t ng h p ở 
bảng 3. 
Bảng 3. Tỷ lệ sống của cây Vù hương 3 tu i 
Công thức Xuất xứ 
Mật độ còn lại năm 2013 
(cây/ha) 
Mật độ còn lại 
năm 2016 (cây/ha) 
Tỷ lệ sống 
(%) 
Trồng theo băng 
Phú Thọ 800 762 95,3 
Tuyên Quang 800 767 95,9 
Ninh Bình 800 775 96,9 
Trồng trên đất 
trống 
Phú Thọ 1.100 1.032 93,8 
Tuyên Quang 1.100 1.052 95,6 
Ninh Bình 1.100 1.028 93,5 
(S iệu điều tr , 0 6). 
Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Minh Thanh et al., 2016(4) 
4590 
Qua kết quả bảng 3 cho thấy: Cả 3 xuất xứ 
trồng tại khu vực đều có tỷ lệ sống cao đạt từ 
93,8 - 96,9%. Như vậy sau 3 năm cho thấy 
cây Vù hương có khả năng thích h p với điều 
kiện lập đ a ở khu vực nghiên cứu. Kết quả 
nghiên cứu của Hà Văn Tiệp năm 2009 tại 
Sơn La cho thấy tỷ lệ sống trung bình sau 17 
tháng cũng đạt tỷ lệ sống tương đối cao 
93,8%. Điều này cho thấy Vù hương là loài 
cây có tỷ lệ tương đối cao trong những năm 
đầu sau khi trồng. 
 Sinh trưởng về đường kính g c và 
chiều c o c câ ù hư ng tu i 
Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng của 3 
xuất xứ cây Vù hương Phú Thọ, Tuyên Quang, 
Ninh Bình tại mô hình trồng rừng ở khu vực 
đư c t ng h p ở bảng 4. 
Bảng 4. Sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao của cây Vù hương 3 tu i 
Công thức Xuất xứ 
Tổng số 
cây 
đo đếm 
Chỉ tiêu sinh trưởng Chất lượng cây trồng (%) 
Do (cm) SDo (%) Hvn (m) 
SHvn 
(%) 
Tốt 
Trung 
bình 
Xấu 
Trồng theo 
băng 
Phú Thọ 114 2,93 10,9 2,15 18,9 68,9 21,11 10,0 
Tuyên Quang 114 4,10 11,8 3,43 12,1 75,6 15,4 8,8 
Ninh Bình 114 3,26 9,8 2,78 10,1 73,3 18,9 7,8 
Trồng trên 
đất trống 
Phú Thọ 150 2,69 13,3 2,10 21,2 71,8 20,5 7,7 
Tuyên Quang 150 3,72 14,6 3,09 14,0 76,9 12,8 10,3 
Ninh Bình 150 3,09 14,4 2,57 18,6 82,1 12,8 5,1 
(S iệu điều tr , 0 6). 
 Sinh trưởng về đường kính gốc: 
- Với thí nghiệm trồng theo băng: Ở tu i 3 Vù 
hương xuất xứ Tuyên Quang có giá tr lớn 
nhất oD = 4,1cm tiếp đến là xuất xứ Ninh 
Bình có oD = 3,26cm và thấp nhất là xuất xứ 
Phú Thọ có oD = 2,93cm. 
- Với thí nghiệm trồng trên đất trống: Ở tu i 
3, cả 3 xuất xứ Vù hương đều có oD nhỏ hơn 
mô hình trồng theo băng, nhưng xuất xứ 
Tuyên Quang vẫn có oD = 3,72cm lớn nhất 
tiếp đến là xuất xứ Ninh Bình với oD = 
3,09cm và thấp nhất là xuất xứ Phú Thọ với 
oD = 2,69cm. 
- So sánh cả 2 mô hình xuất xứ Tuyên Quang 
là lớn nhất có oD = 3,72 - 4,1cm, hệ số biến 
động 11,8 - 14,6%. Tiếp theo là xuất xứ Ninh 
Bình có oD từ 3,09 - 3,26cm, hệ số biến động 
là 9,8 - 14,4% và thấp nhất là xuất xứ Phú 
Thọ oD là 2,69 - 2,93cm, hệ số biến động là 
10,9- 13,3%. Kết quả cũng cho thấy Vù 
hương trồng theo phương thức theo băng có 
sinh trưởng đường kính gốc ở 3 xuất xứ đều 
có đường kính gốc lớn hơn trồng theo phương 
thức phát toàn diện thực bì. Kết quả nghiên 
cứu của Hà Văn Tiệp (2009) cũng cho thấy 
sau 17 tháng tu i Vù hương trồng tại Sơn La 
dưới tán rừng ph c hồi có oD = 0,83cm và 
dưới đất trống có oD = 0,65cm, mặc dù đường 
kính gốc trước khi trồng gần như nhau trung 
bình là 0,3 - 0,4cm. Kết quả này bước đầu cho 
thấy Vù hương cần có độ tàn che nhất đ nh 
trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng. 
Kết quả kiểm tra thống kê đều cho các xác suất 
điều tra sinh trưởng đường kính gốc của 3 xuất 
xứ khác nhau: Kết quả phân tích phương sai 
đều có Sig. < 0,05, chứng tỏ có sự sai khác rất 
rõ về đường kính gốc của 3 xuất xứ Tuyên 
Quang, Phú Thọ, Ninh Bình. Theo tiêu chuẩn 
phân cấp Duncan cho thấy đường kính gốc Vù 
hương xuất xứ Tuyên Quang có oD = 4,10cm 
là lớn nhất, tiếp theo là xuất xứ Ninh Bình có 
oD = 3,26cm, c n xuất xứ Phú Thọ oD = 
2,93cm là nhỏ nhất. 
Nguyễn Minh Thanh et al., 2016(4) Tạp chí KHLN 2016 
4591 
 Sinh trưởng về chiều cao: 
- Thí nghiệm trồng theo băng: ây Vù hương 
3 tu i xuất xứ Tuyên Quang có vnH = 3,43m 
là lớn nhất, với hệ số biến động là 12,1%, tiếp 
theo là xuất xứ Ninh Bình vnH = 2,78m, hệ số 
biến động là 10,1%, xuất xứ Phú Thọ 
min
vnH = 
2,15m, hệ số biến động lớn nhất so với hai 
xuất xứ trên là 18,9%. 
- Thí nghiệm trồng trên đất trống: ây Vù 
hương 3 tu i xuất xứ Tuyên Quang có vnH = 
3,09m là lớn nhất, với hệ số biến động là 14%, 
tiếp theo là xuất xứ Ninh Bình vnH = 2,57m, 
hệ số biến động là 18,6%, xuất xứ Phú Thọ 
min
vnH = 2,1m, hệ số biến động lớn nhất so với 
hai xuất xứ trên là 21,2%. 
Đánh giá chung ở cả 2 mô hình Vù hương xuất 
xứ tuyên Quang có vnH = 3,09 - 3,43m là lớn 
nhất, với hệ số biến động là 12,1 - 14%, tiếp 
theo là xuất xứ Ninh Bình vnH = 2,57 - 2,78m, 
hệ số biến động là 10,1 - 18,6%, xuất xứ Phú 
Thọ 
min
vnH = 2,1- 2,15m, hệ số biến động 
lớn nhất so với hai xuất xứ trên là 18,9 - 
21,2%, chứng tỏ sự phân hóa về chiều cao 
giữa các cá thể của xuất xứ Phú Thọ cao hơn 2 
xuất xứ c n lại. Kết quả phân tích phương sai 
cho thấy giữa chiều cao của 3 xuất xứ có sự sai 
khác rõ rệt với xác suất Sig. < 0,05. Kết quả 
nghiên cứu của Hà Văn Tiệp (2009) cho thấy 
sau 17 tháng trồng với chiều cao ban đầu như 
nhau và trung bình là 35cm, Vù hương trồng 
dưới tán rừng tại Sơn La có vnH = 64,7cm 
tốt hơn so với trồng trên đất trống Hvn ch 
đạt 55,3cm. 
Theo tiêu chuẩn phân cấp Duncan xuất xứ 
Tuyên Quang có 
max
vnH = 3,43m, xuất xứ Ninh 
Bình với vnH = 2,78m, c n xuất xứ Phú Thọ 
có vnH = 2,15m là nhỏ nhất. 
Hình 4. Vù hương 3 tu i XX Tuyên Quang Hình 5. Vù hương 3 tu i XX Phú Thọ 
Tạp chí KHLN 2016 Nguyễn Minh Thanh et al., 2016(4) 
4592 
 Chất lượng cây: 
Qua kết quả đánh giá chất lư ng sinh trưởng 
của cây Vù hương ở cả 2 phương thức trồng 
cho thấy: ây tốt có tỷ lệ cao nhất là xuất xứ 
Tuyên Quang đạt 75,6%, xuất xứ Ninh Bình 
đạt 73,3%, xuất xứ Phú Thọ thấp nhất đạt 
68,9%. ây trung bình có tỷ lệ cao nhất là xuất 
xứ Phú Thọ đạt 21,1%, xuất xứ Ninh Bình đạt 
18,9%, xuất xứ Tuyên Quang nhỏ nhất đạt 
15,7%. Tỷ lệ cây xấu có tỷ lệ cao nhất lần lư t là 
xuất xứ Phú Thọ = 10%, Tuyên Quang = 8,9% 
và Ninh Bình = 7%. 
Như vậy, qua kết quả nghiên cứu bước đầu 
đánh giá sinh trưởng của 3 xuất xứ Vù hương 
3 tu i có sinh trưởng khác nhau cả đường kính 
gốc lẫn chiều cao. Xuất xứ Vù hương Tuyên 
Quang có khả năng sinh trưởng về đường kính 
và chiều cao tốt nhất so với 2 xuất xứ Ninh 
Bình, Phú Thọ. Tuy nhiên, đây ch là kết quả 
bước đầu, cần tiếp t c đư c theo dõi để đánh 
giá trong giai đoạn tiếp theo. 
IV. KÊ T LUÂ N 
- Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vù hương là 
loại cây dễ ra rễ vì ngay khi không dùng thuốc 
kích thích tỷ lệ ra rễ cũng đạt 33,7%. Khi dùng 
thuốc kích thích ra rễ IBA cho tỷ lệ hom ra rễ 
trung bình cao nhất (60%) tiếp theo là IAA 
(53,3%) và thấp nhất là NAA (51,7%). Nồng 
độ 1,5% của các loại thuốc IBA, NAA đều cho 
số hom ra rễ cao nhất. Với loại thuốc IAA cả 4 
nồng độ 1,5%, 0,5%, 1% và 2% đều cho tỷ lệ 
hom ra rễ như nhau. 
- 3 xuất xứ Vù hương 3 tu i trồng trong công 
thức theo băng đều cho sinh trưởng về Do và 
Hvn nhanh hơn so với trồng trên đất trống. Tỷ 
lệ sống của 3 xuất xứ sau 3 năm trong các thí 
nghiệm đạt tương đối cao, từ 93,5-96,9%. 
- Với phương thức trồng theo băng: Xuất xứ 
Tuyên Quang cho 
maxoD = 4,10cm, vnH = 3,43m; 
tiếp theo là xuất xứ Ninh Bình và thấp nhất là 
xuất xứ Phú Thọ có oD = 2,93cm và vnH = 2,15m. 
- Với phương thức trồng trên đất trống: Xuất 
xứ Tuyên Quang cũng cho sinh trưởng đạt cao 
nhất với oD = 3,72cm, vnH = 3,09m và xuất 
xứ Phú Thọ cho sinh trưởng thấp nhất với 
oD = 2,69cm, vnH = 2,1m. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, 2006. Đất và dinh dưỡng đất, ẩm nang ngành lâm nghiệp. hương trình hỗ tr 
ngành lâm nghiệp và đối tác. 
2. Hà Văn Tiệp, 2015. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bản đ a Trai L (Garcinia 
fagraeoides A.Chev), Vù Hương (Cinnamomum balansae H.Lec) và Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) nhằm 
ph c hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc. Báo cáo kết quả đề tài N KH cấp Bộ, Viện Khoa học Lâm 
nghiệp Việt Nam. 
3. Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005. Khai thác và sử d ng SPSS để xử lí số liệu nghiên cứu trong lâm 
nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
Người thẩm định: TS. Hoàng Văn Thắng 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_nhan_giong_sinh_duong_va_ky_thuat_gay_trong_vu_hu.pdf