Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ

Mục tiêu: (1) Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận

lâm sàng ở bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp suy tim

mạn do bệnh tim thiếu máu cục bộ. (2) Nghiên cứu

một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và mối liên quan với

biến cố ngắn hạn (tái nhập viện trong vòng 30 ngày,

cộng gộp tử vong tại viện và tử vong trong vòng 30

ngày sau xuất viện).

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan

sát mô tả cắt ngang tiến hành trên 102 bệnh nhân

suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ nhập

viện vì đợt cấp suy tim tại Viện Tim mạch Việt Nam

từ 8/2017 – 8/2018.

Kết quả: (1) Đặc điểm cơ bản của nhóm đối

tượng nghiên cứu: tuổi trung bình là 73,9 ± 10,8;

61,8% là nam giới; 49% bệnh nhân > 75 tuổi; 72,5%

bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim ; phân suất

tống máu trung bình là 35 ± 10,3%. (2) 87,3% bệnh

nhân được tìm thấy có một trong các yếu tố thúc

đẩy đợt cấp (gồm nhiễm trùng 31,37%; hội chứng

động mạch vành cấp 23,53%; rung nhĩ nhanh

9,80%; tăng huyết áp quá mức 9,80%, đợt cấp suy

thận 8,82%, không tuân thủ điều trị 3,92%). Tỷ lệ

tử vong ngắn hạn của các bệnh nhân trong nghiên

cứu là là 19,6%, tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày là

30,4%. Nhiễm trùng làm tăng tỷ lệ tử vong tại viện

và 30 ngày sau xuất viện. Không tìm thấy mối liên

quan giữa các yếu tố nguy cơ thúc đẩy với tỷ lệ tái

nhập viện trong vòng 30 ngày.

Kết luận: (1) Những bệnh nhân nhập viện vì

đợt cấp của suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu

máu cục bộ có tuổi cao, hay gặp ở nam giới, hầu

hết có tiền sử nhồi máu cơ tim, phân số tống máu

thấp. (2) Nhiễm trùng là yếu tố thúc đẩy hay gặp

nhất và làm tăng nguy cơ tử vong tại viện và trong

vòng 30 ngày.

pdf 7 trang kimcuc 2580
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ

Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
138 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
Nghiên cứu một số yếu tố thúc đẩy suy tim cấp và 
biến cố ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tính 
do bệnh tim thiếu máu cục bộ
Trịnh Thị Huyền Trang*, Phan Đình Phong**, Văn Đức Hạnh**
Bệnh viện Đa khoa Đống Đa*, Viện Tim mạch Việt Nam**
TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận 
lâm sàng ở bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp suy tim 
mạn do bệnh tim thiếu máu cục bộ. (2) Nghiên cứu 
một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và mối liên quan với 
biến cố ngắn hạn (tái nhập viện trong vòng 30 ngày, 
cộng gộp tử vong tại viện và tử vong trong vòng 30 
ngày sau xuất viện).
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan 
sát mô tả cắt ngang tiến hành trên 102 bệnh nhân 
suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu máu cục bộ nhập 
viện vì đợt cấp suy tim tại Viện Tim mạch Việt Nam 
từ 8/2017 – 8/2018.
Kết quả: (1) Đặc điểm cơ bản của nhóm đối 
tượng nghiên cứu: tuổi trung bình là 73,9 ± 10,8; 
61,8% là nam giới; 49% bệnh nhân > 75 tuổi; 72,5% 
bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim ; phân suất 
tống máu trung bình là 35 ± 10,3%. (2) 87,3% bệnh 
nhân được tìm thấy có một trong các yếu tố thúc 
đẩy đợt cấp (gồm nhiễm trùng 31,37%; hội chứng 
động mạch vành cấp 23,53%; rung nhĩ nhanh 
9,80%; tăng huyết áp quá mức 9,80%, đợt cấp suy 
thận 8,82%, không tuân thủ điều trị 3,92%). Tỷ lệ 
tử vong ngắn hạn của các bệnh nhân trong nghiên 
cứu là là 19,6%, tỷ lệ tái nhập viện trong 30 ngày là 
30,4%. Nhiễm trùng làm tăng tỷ lệ tử vong tại viện 
và 30 ngày sau xuất viện. Không tìm thấy mối liên 
quan giữa các yếu tố nguy cơ thúc đẩy với tỷ lệ tái 
nhập viện trong vòng 30 ngày. 
Kết luận: (1) Những bệnh nhân nhập viện vì 
đợt cấp của suy tim mạn tính do bệnh tim thiếu 
máu cục bộ có tuổi cao, hay gặp ở nam giới, hầu 
hết có tiền sử nhồi máu cơ tim, phân số tống máu 
thấp. (2) Nhiễm trùng là yếu tố thúc đẩy hay gặp 
nhất và làm tăng nguy cơ tử vong tại viện và trong 
vòng 30 ngày. 
Từ khoá: yếu tố thúc đẩy suy tim, suy tim đợt 
cấp mất bù, bệnh tim thiếu máu cục bộ.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, suy tim vẫn là một trong những vấn đề 
sức khỏe cộng đồng đáng được chú ý với tỷ lệ mắc 
bệnh cao, gánh nặng chi phí lớn và tỷ lệ tử vong cao 
[1]. Tại Châu Âu, với trên 500 triệu dân, ước tính 
tần suất suy tim gặp từ 0,4 ÷ 2% [2]. Tại Việt Nam, 
chưa có thống kê chính xác về vấn đề này. Suy tim 
là một hội chứng bệnh lý hay gặp trong lâm sàng 
và là giai đoạn cuối của nhiều bệnh tim mạch. Có 
rất nhiều nguyên nhân gây suy tim nhưng nguyên 
nhân phổ biến là bệnh tim thiếu máu cục bộ 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
139TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
(BTTMCB) với 50% các trường hợp ở các nước Bắc 
Mĩ và Châu Âu, 30% ở Châu Á, 40% ở Mĩ La Tinh 
[3]. Các bệnh nhân suy tim mạn nhập viện ở khoa 
cấp cứu chủ yếu trong tình trạng đợt cấp suy tim, 
trong đó thường xuất hiện một hoặc nhiều hơn yếu 
tố làm khởi phát tình trạng mất bù này. Các yếu tố 
chủ yếu góp phần nhập viện ở bệnh nhân suy tim 
mạn là hội chứng động mạch vành cấp, các rối loạn 
nhịp tim, tăng huyết áp không được kiểm soát hay 
tăng huyết áp quá mức, tình trạng nhiễm trùng, đợt 
cấp suy thận, không tuân thủ điều trị. Xác định các 
yếu tố thúc đẩy (YTTĐ) cũng là hết sức quan trọng 
giúp cho lựa chọn tiếp cận điều trị tối ưu, bên cạnh 
đó ngăn ngừa YTTĐ cũng có vai trò công tác quản 
lý các bệnh nhân suy tim ngoại trú để giảm thiểu 
tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong. Tại Việt Nam, chưa 
có đánh giá nào về vấn đề này vì vậy chúng tôi tiến 
hành nghiên cứu với mục tiêu: (1) Đánh giá đặc 
điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân nhập viện vì 
đợt cấp suy tim mạn do BTTMCB. (2) Nghiên cứu một 
số YTTĐ đợt cấp và mối liên quan với kết cục ngắn hạn 
(tử vong tại viện, tử vong trong vòng 30 ngày sau xuất 
viện) và tái nhập viện trong vòng 30 ngày.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
102 bệnh nhân được nhận vào trong nghiên cứu 
là những bệnh nhân nhập viện vì đợt cấp suy tim 
với các triệu chứng của quá tải dịch và/hoặc giảm 
tưới máu mô, trong tiền sử có nhiều đợt nhập viện 
vì phù, khó thở khi nghỉ hoặc khi gắng sức, đã được 
chẩn đoán suy tim theo khuyến cáo Hội Tim mạch 
Châu Âu 2012 [4] và đã được điều trị suy tim bằng 
các thuốc khuyến cáo. Bệnh nhân được xác định có 
nguyên nhân suy tim do bệnh tim thiếu máu cục bộ 
khi [5]: (1) có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc tái tưới 
máu động mạch vành như can thiệp động mạch 
vành qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành, 
(2) hẹp trên 75% thân chung động mạch vành trái 
hoặc động mạch liên thất trước, (3) hẹp 2 hoặc hơn 
2 nhánh chính động mạch vành. Tiêu chuẩn loại 
trừ: suy tim mạn giai đoạn ổn định, suy tim cấp lần 
đầu, nguyên nhân gây suy tim không do BTTMCB 
(bệnh van tim, tim bẩm sinh, tăng huyết áp, do 
nhiễm độc, do thuốc, rối loạn chuyển hóa).
Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2017 - 7/2018. 
Bệnh nhân được chia thành 7 nhóm yếu tố thúc 
đẩy đợt cấp. Nhóm 1: Hội chứng động mạch vành 
cấp bao gồm đau thắt ngực không ổn định và nhồi 
máu cơ tim được chẩn đoán dựa vào tăng hoặc giảm 
các chất chỉ điểm cơ tim, kèm theo triệu chứng lâm 
sàng thiếu máu cơ tim, biến đổi trên điện tâm đồ 
(đoạn ST mới biến đổi hoặc block nhánh trái mới 
xuất hiện, sóng Q bệnh lý), phương pháp chẩn đoán 
hình ảnh cho phép xác định sự chết của cơ tim là 
mới hoặc có bất thường vận động vùng. Nhóm 2: 
Rối loạn nhịp gồm rối loạn nhịp nhanh (rung nhĩ/
cuồng nhĩ đáp ứng tần số thất nhanh ≥ 115 ck/p, 
nhịp nhanh thất, cơn nhịp nhanh kịch phát trên 
thất), rối loạn nhịp chậm (block nhĩ thất hoàn 
toàn). Nhóm 3: Tăng huyết áp quá mức: huyết áp 
tâm thu khi nhập viện ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết 
áp tâm trương ≥ 120 mmHg. Nhóm 4: Nhiễm trùng 
được chẩn đoán khi: có hội chứng viêm hệ thống 
(SIRS) và/hoặc có bằng chứng vi khuẩn học từ dịch 
tiết hoặc máu của bệnh nhân, có thể tìm thấy bằng 
chứng đường vào của nhiễm trùng (hô hấp, tiết 
niệu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn). Nhóm 5: 
Đợt cấp suy thận: bệnh nhân có tiền sử bệnh thận 
mạn, ure và creatinin huyết thanh tăng từ trước, có 
nguyên nhân làm suy thận nặng lên như dùng thuốc 
độc cho thận, nôn, tiêu chảy, tắc nghẽn sau thận
Nhóm 6: Không tuân thủ điều trị được định nghĩa 
là bệnh nhân không uống hoặc uống thuốc không 
đều trong ít nhất một tuần, với các nhóm thuốc đã 
được khuyến cáo điều trị điều trị suy tim (ức chế 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
140 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
men chuyển/ức chế thụ thể, chẹn beta giao cảm, 
kháng thụ thể MRA), các thuốc làm giảm triệu 
chứng suy tim như lợi tiểu quai, digoxin Nhóm 
7: Yếu tố không xác định được: bệnh nhân thuộc 
nhóm này nếu họ không thuộc trong nhóm yếu tố 
từ 1 đến 6, và cũng không tìm thấy yếu tố khác làm 
nặng tình trạng suy tim. Kết cục quan sát chính của 
chúng tôi là tái nhập viện trong vòng 30 ngày và tử 
vong ngắn hạn bao gồm tử vong tại viện cộng với tử 
vong trong vòng 30 ngày sau xuất viện.
Phân tích số liệu: Số liệu được nhập và phân 
tích trên phần mềm SPSS 20.0.
Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được thực 
hiện tuân theo các quy định về đạo đức nghiên cứu 
trong nghiên cứu y sinh học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1.Một số đặc điểm cơ bản của nhóm đối tượng 
nghiên cứu
Đặc điểm bệnh nhân (n = 102) n(%)/X ± SD
Tuổi 73,93 ± 10,85
Tuổi > 75 50 (49)
Nam giới 63(61,8)
Tiền sử tăng huyết áp 81(80,3)
Tiền sử đái tháo đường 41(40,2)
Tiền sử nhồi máu cơ tim 74 (72,5)
Rối loạn mỡ máu 67 (65,6)
COPD/Hen 12(11,8)
Hút thuốc lá 48(47,1)
Tái tưới máu động mạch vành 79(77,5)
Số nhánh mạch vành tổn thương
Một mạch
Hai mạch
Ba mạch
Thân chung động mạch vành trái
20 (21,07)
34 (33,3)
23(22,5)
6 (5,9)
Huyết áp tâm thu khi nhập viện 
(mmHg)
130,4 ± 38,8
Bạch cầu máu khi nhập viện (G/L) 11,9 ± 4,8
CRPhs (mg/dL) 35 ±10,3
NT-proBNP (pmol/L) 1717,3±1216,1
Phân số tống máu EF (%) 35±10,3
Tử vong ngắn hạn 19,6%
Một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp và mối liên quan 
với tỷ lệ tử vong, tái nhập viện ngắn hạn
Hình 1. Biểu đồ một số yếu tố thúc đẩy đợt cấp ở bệnh 
nhân suy tim mạn do BTTMCB
Hình 2. Biểu đồ tỷ lệ tử vong (tại viện, 30 ngày), tái 
nhập viện 30 ngày theo các YTTĐ
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
141TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
Hình 3. Một số yếu tố thúc đẩy và tỷ lệ tử vong ngắn hạn
Hình 4. Một số yếu tố thúc đẩy và tỷ lệ tái nhập viện 
ngắn hạn
BÀN LUẬN
Một số đặc điểm chung của nhóm đối tượng 
nghiên cứu:
Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có 
tuổi trung bình cao, hay gặp ở nam giới với phân 
suất tống máu thấp. Mức lọc cầu thận trung bình 
thấp hơn nghiên cứu M.Arrigo do chúng tôi có tỷ lệ 
bệnh nhân bị suy thận mạn cao hơn [6]. Xét nghiệm 
bilan viêm khi nhập viện của chúng tôi khá cao do 
chúng tôi có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình 
trạng nhiễm trùng. Bên cạnh đó tỷ lệ bệnh nhân có 
phân suất tống máu thất trái giảm (≤ 40% ) cũng 
cao hơn PARICA-2 [7], L.Purek [8] do chúng tôi 
có tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT) cũ 
cao, kèm theo một số bệnh nhân nhập viện trong 
tình trạng NMCT mới góp phần làm giảm phân 
suất tống máu nhập viện.
Một số YTTĐ đợt cấp và mối liên quan với tỷ lệ 
tử vong, tái nhập viện ngắn hạn
Xác định các yếu tố thúc đẩy đợt cấp được 
khuyến cáo giúp cải thiện điều trị, có nhiều nghiên 
cứu trên thế giới đã tìm hiểu về vấn đề này. Một số 
nghiên cứu chỉ xem xét đến từng yếu tố thúc đẩy 
riêng lẻ, một số khác lại phân tích nhiều yếu tố với 
nhau như nghiên cứu OPTIMIZE [9], PARICA 
[10], nghiên cứu của M.Arrigo và cộng sự [6]
Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được các 
yếu tố thúc đẩy suy tim cấp gặp ở 87,3% bệnh 
nhân, tỷ lệ này cao hơn các nghiên cứu khác như 
OPTIMIZE-HF 61,3%, Formiga và cộng sự 75% 
[11], PARICA 51,4% [10]. 
Chúng tôi thấy yếu tố hay gặp nhất thúc đẩy suy 
tim nhập viện là nhiễm trùng chiếm 31,37% đặc 
biệt là các nhiễm trùng đường hô hấp. Phân tích cho 
thấy đây là yếu tố duy nhất làm tăng tỷ lệ tử vong tại 
viện và 30 ngày sau xuất viện, tuy nhiên yếu tố này 
lại không có mối liên quan với tỷ lệ tái nhập viện 
30 ngày. Nghiên cứu OPTIMIZE cho thấy nhiễm 
trùng thúc đẩy đợt cấp của suy tim đã làm tăng tỷ lệ 
tử vong tại viện, tuy nhiên lại không liên quan tới tử 
vong 60 -90 ngày [9]. Như vậy nhiễm trùng vừa là 
YTTĐ suy tim nhưng đồng thời cũng là yếu tố đóng 
góp trực tiếp tới nguy cơ tử vong. 
Hội chứng động mạch vành cấp thúc đẩy suy 
tim nhập viện, trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 
ở 23,53%, đây cũng là một yếu tố phổ biến thúc đẩy 
nhập viện ở bệnh nhân suy tim mà các nghiên cứu 
khác nói đến, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng 
động mạch vành cấp trong nghiên cứu của chúng tôi 
có cao hơn các nghiên cứu khác như PARICA 3,7% 
[10], OPTIMIZE 14,7% [9]. Lý do là nghiên cứu 
PARICA đã loại đi những bệnh nhân hội chứng 
động mạch vành cấp phải tiêu sợi huyết hoặc can 
thiệp động mạch vành cấp cứu. Chúng tôi thấy 
hội chứng động mạch vành cấp thúc đẩy suy tim 
nhập viện nhưng không liên quan tới tử vong hay 
tái nhập viện. Điều này cũng tương tự với nghiên 
cứu PAPRICA. Tuy nhiên trong nghiên cứu tử 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
142 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
vong trong 90 ngày sau xuất viện của Mattia Arrigo 
và cộng sự đã cho thấy rằng suy tim cấp bị thúc đẩy 
bởi hội chứng động mạch vành cấp có nguy cơ tử 
vong cao hơn ý nghĩa so với nhóm không xác định 
được YTTĐ (HR:1,69, 95%CI 1,44 – 1,97). Nghiên 
cứu OPTIMZE-HF xác định nguy cơ tử vong sau 
xuất viện cao hơn ở nhóm nhập viện bị thúc đẩy bởi 
hội chứng động mạch vành cấp cấp. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, rung nhĩ đáp 
ứng tần số thất nhanh chính là nguyên nhân rối loạn 
nhịp tim thúc đẩy suy tim nhập viện. Chúng tôi 
không gặp các rối loạn nhịp thất thúc đẩy nhập viện. 
Tỷ lệ bệnh nhân nhập viện với rung nhĩ nhanh là 
9,80% thấp hơn trong nghiên của Mattia Arrigo với 
17% [12], OPTIMZE-HF 13,5%, PARICA 13%. Sau 
khi phân tích, chúng tôi thấy rung nhĩ nhanh thúc 
đẩy suy tim nhập viện không có sự ảnh hưởng tới 
tỷ lệ tử vong ngắn hạn (tử vong tại viện và 30 ngày 
sau xuất viện), cũng như tỷ lệ tái nhập viện trong 30 
ngày. Nghiên cứu PARICA cũng cho thấy không có 
mối liên quan giữa yếu tố này với tỷ lệ tử vong ngắn 
hạn và tái nhập viện 30 ngày. 
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 9,80% 
bệnh nhân suy tim bị thúc đẩy nhập viện bởi tăng 
huyết áp quá mức. Tỷ lệ này khác nhau trong các 
nghiên cứu khác nhau như OPTIMZE-HF 10,7% 
[9], PARICA 5,9% [10], của tác giả Francesc 
Formiga là 13,3% [11]. Chúng tôi cũng không thấy 
được mối liên quan khi phân tích tăng huyết áp với 
tỷ lệ tử vong và tái nhập viện ngắn hạn. Điều này 
cũng tương tự với nghiên cứu PARICA đã cho thấy, 
tăng huyết áp không được kiểm soát không phải là 
yếu tố nguy cơ của tử vong hay tái nhập viện 30 ngày 
[10]. Bên cạnh đó nghiên cứu OPTIMIZE-HF 
cũng chỉ ra rằng nhóm THA không được kiểm soát 
thúc đẩy suy tim nhập viện còn làm giảm nguy cơ 
tử vong tại viện cũng như 60- 90 ngày sau xuất viện 
[9]. Yossi Rossman, nghiên cứu ở 1230 bệnh nhân 
nhập viện vì suy tim cấp, đã cho thấy những bệnh 
nhân có mức huyết áp tâm thu cao khi nhập viện có 
sự giảm tỷ lệ tử vong sau 1 năm và 4 năm [13].
Đợt cấp của suy thận cũng là một YTTĐ suy tim 
khá phổ biến, nhất là trên những bệnh nhân đã có 
tiền sử bệnh thận mạn. 102 bệnh nhân của chúng 
tôi có 8,82% bệnh nhân suy tim cấp nhập viện bị 
thúc đẩy bởi đợt cấp suy thận, trong đó tất cả các 
bệnh nhân đều có tiền sử suy thận mạn. Tỷ lệ này 
ở nghiên cứu OPTIMIZE-HF là 6,8% và tác giả 
Khafaji là 4,4% [14], nhưng thấp hơn so với tác giả 
Anat Berkovith và cộng sự với13% [15]. Sự khác 
nhau về tỷ lệ này có thể là do nhóm bệnh nhân 
của chúng tôi khác với các nghiên cứu trên và do 
định nghĩa về rối loạn chức năng thận giữa các 
nghiên cứu là khác nhau. Xem xét ảnh hưởng của 
đợt cấp suy thận khi thúc đẩy suy tim nhập viện 
với tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tái nhập viện, chúng tôi 
thấy không có mối liên quan giữa yếu tố này với tử 
vong hay tái nhập viện 30 ngày. So sánh với nghiên 
cứu OPTIMIZE-HF, chúng tôi thấy nghiên cứu 
này lại cho thấy chức năng thận xấu đi có liên quan 
đến tỷ lệ tử vong tại viện và sau ra viện 60-90 ngày 
[9]. Đây là vấn đề đã được chỉ ra ở nhiều nghiên 
cứu, một vài nghiên cứu còn cho thấy rằng thậm chí 
sự thay đổi rất nhỏ của Creatinin máu khi nhập viện 
ở bệnh nhân suy tim cấp cũng liên quan tới tái nhập 
viện và tỷ lệ tử vong cao [16]. 
Không tuân thủ điều trị cũng là một yếu tố 
thường xuyên trong việc thúc đẩy suy tim nhập 
viện. Những bệnh nhân suy tim thường không 
tuân thủ điều trị do bệnh nhân thường là những 
người cao tuổi với nhiều bệnh kèm theo, được 
kê đơn thuốc phức tạp, tốn kém. Trong nghiên 
cứu của chúng tôi trên 102 bệnh nhân suy tim do 
bệnh động mạch vành, chúng tôi có 3,9% bệnh 
nhân không tuân thủ điều trị. Tỷ lệ này tương đối 
giống nghiên cứu PARICA 4,2% [10], tuy nhiên 
lại thấp hơn nhiều so với một số nghiên cứu như 
OPTIMIZE-HF 8,9% [9], nghiên cứu của Arrigo 
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
143TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
8% [6], Formiga 12% [11]. Sự chênh lệch này là do 
sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu, trong một 
vài nghiên cứu yếu tố không tuân thủ với chế độ ăn 
và điều trị thuốc được phân tích cùng nhau, một số 
khác lại phân tích riêng biệt. Trong quá trình nằm 
viện và 30 ngày theo dõi, chúng tôi thấy không 
có sự liên quan giữa yếu tố này và tử vong hay tái 
nhập viện 30 ngày. Phân tích này của chúng tôi là 
tương tự với nghiên cứu PARICA [10]. Bên cạnh 
đó OPTIMIZE-HF cũng cho thấy rằng không tuân 
thủ điều trị không làm ảnh hưởng tới tử vong trong 
viện, hay tử vong 60 - 90 ngày [9]. 
KẾT LUẬN
(1) Đặc điểm cơ bản của nhóm đối tượng nghiên 
cứu: tuổi trung bình là 73,9 ± 10,8; 61,8% là nam 
giới; 49% bệnh nhân > 75 tuổi; 72,5% bệnh nhân có 
tiền sử nhồi máu cơ tim; phân suất tống máu trung 
bình là 35 ± 10,3. Tỷ lệ tử vong ngắn hạn là 19,6%, 
tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày là 30,4%.
(2) Các yếu tố thúc đẩy đợt cấp suy tim gồm 
nhiễm trùng 31,37%; hội chứng động mạch vành 
cấp 23,53%; rung nhĩ nhanh 9,80%; tăng huyết áp 
quá mức 9,80%, đợt cấp suy thận 8,82%, không 
tuân thủ điều trị 3,92%. Nhiễm trùng làm tăng 4,53 
lần tỷ lệ tử vong tại viện và 30 ngày sau xuất viện 
nhưng không làm tăng nguy cơ nhập viện trong 
vòng 30 ngày. Không tìm thấy mối liên quan giữa 
các yếu tố nguy cơ thúc đẩy khác với tử vong ngắn 
hạn và tái nhập viện trong vòng 30 ngày.
ABSTRACT
Objectives: the purposes of this study are to evaluate the clinical and laboratory characteristics 
of coronary disease patients with acute decompensated heart failure and to investigate the effect of 
precipitating factors of acute heart failure and outcomes including 30-days readmission and short-term 
mortality (in-hospital and 30-days mortality). 
Design and method: a cross-sectional study was performed in 102 coronary disease patients with 
acute heart failure. This study was done in Vietnam National Heart Institute from August 2017 to August 2018. 
Results: main clinical features are: the mean age of patients was 73.9 ± 10.8, the percentage of male 
was 61.8%, 49% patients was more than 75 years, 72.5% with history of myocardial infarction, left 
ventricular ejection fraction was 35 ± 10.3%. 87.3% patients were found to have at least one of precipitating 
factors including infection 31.37%, acute coronary syndrome 23.53%, atrial fibrillation 9.8%, uncontrolled 
hypertension 9.8%, acute kidney injury 8.82% and non-adherence 3.92%. Total short-term mortality rate 
was 19.6% and 30-days readmission rate was 30.4%. Multivariate logistic regression analysis showed that 
infection was an independent predictor of short-term mortality. 
Conclusions: This observational study reports coronary disease patients with acute decompensated 
heart failure were elderly, almost of them were male with history of myocardial infarction and low left 
ventricular ejection fraction. Infection was one of the most common precipitating factors and an independent 
predictor of short-term mortality. 
Key words: precipitating factor, acute decompensated heart failure, chronic coronary disease.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Rosamond W, F.K.K., et al,, Disease and Stroke Statistics-2008 Update A Report From the American Heart 
Association Statistics Committee and Stroke Statistics Subcommittee. Circulation, 2008: p. 117: e25–e146.
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG
144 TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - SỐ 84+85.2018
2. Cowie, M.R., et al,, The epidemiology of heart failure. Eur Heart J, 1997: p. 18: p. 208- 25.
3. Khatibzadeh S, F.F., Oliver J, et al, Worldwide risk factors for heart failure: a systematic review and pooled 
analysis. Int J Cardiol, 2012;168: 1186–94.
4. McMurray, J.J., et al., ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2012: 
The Task Force for the Diagnosis and Treatment of Acute and Chronic Heart Failure 2012 of the European Society 
of Cardiology. Developed in collaboration with the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. Eur Heart J, 
2012. 33(14): p. 1787-847.
5. Felker GM1, S.L., O’Connor CM., A Standardized Definition of Ischemic Cardiomyopathy for Use in 
Clinical Research. J Am Coll Cardiol., 2002 Jan 16;39(2):210-8.
6. Arrigo, M., et al., Precipitating factors and 90-day outcome of acute heart failure: a report from the 
intercontinental GREAT registry. Eur J Heart Fail, 2017. 19(2): p. 201-208.
7. Miró, Ò., et al., PAPRICA-2 study: Role of precipitating factor of an acute heart failure episode on 
intermediate term prognosis. Medicina Clínica (English Edition), 2015. 145(9): p. 385-389.
8. Purek, L., et al., Coronary artery disease and outcome in acute congestive heart failure. Heart, 2006. 92(5): 
p. 598-602.
9. Gregg C. Fonarow, M.W.T.A., MD; Nancy M. Albert, RN, PhD; Wendy Gattis Stough, PharmD; 
Mihai Gheorghiade, MD; Barry H. Greenberg, MD; Christopher M. O’Connor, MD; Karen Pieper, 
MS; Jie Lena Sun, MS; Clyde W. Yancy, MD; James B. Young, MD; for the OPTIMIZE-HF Investigators 
and Hospitals, Factors identified as precipitating hospital admissions for heart failure and clinical outcomes: 
findings from OPTIMIZE-HF. Send to Arch Intern Med., 2008 Apr 28;168(8):847-54.
10. ALFONS AGUIRRE TEJEDO1, Ò.M., 3, JAVIER JACOB RODRÍGUEZ4, PABLO HERRERO 
PUENTE5, FRANCISCO JAVIER MARTÍN SÁNCHEZ6, XAVIER ALEMANY2, PERE LLORENS 
SORIANO, The influence of precipitating factors on short-term prognosis in acute heart failure: the PAPRICA 
study. Emergencias, 2012; 24: 438-446.
11. Formiga F, C.D., Manito N, Casas S, Llopis F, Pujol R., Hospitalization due to acute heart failure. Role 
of the precipitating factors. Int. J Cardiol. . 2007;120:237-41.
12. Arrigo, M., et al., Effect of precipitating factors of acute heart failure on readmission and long-term mortality. 
ESC Heart Fail, 2016. 3(2): p. 115-121.
13. Rosman, Y., et al., The association between admission systolic blood pressure of heart failure patients with 
preserved systolic function and mortality outcomes. Eur J Intern Med, 2015. 26(10): p. 807-12.
14. Khafaji, H.A., et al., Clinical characteristics, precipitating factors, management and outcome of patients 
with prior stroke hospitalised with heart failure: an observational report from the Middle East. BMJ Open, 2015. 
5(4): p. e007148.
15. Berkovitch, A., et al., Precipitating Factors for Acute Heart Failure Hospitalization and Long-Term Survival. 
Medicine (Baltimore), 2015. 94(52): p. e2330.
16. Verdiani, V., V. Lastrucci, and C. Nozzoli, Worsening renal function in patients hospitalized with acute 
heart failure: risk factors and prognostic significances. Int J Nephrol, 2010. 2011: p. 785974.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_yeu_to_thuc_day_suy_tim_cap_va_bien_co_nga.pdf