Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của u mi

U mi là một bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong bệnh cảnh các khối u của mắt

bao gồm nhãn cầu, mi, kết mạc và hốc mắt.

Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của u mi,

vị trí của một số loại u hay gặp cũng như mối liên quan giữa lâm sàng và giải phẫu

bệnh lý.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 160 bệnh nhân điều trị tại khoa chấn thương

– Bệnh viện mắt Trung ương có kết quả giải phẫu bệnh lý đối chứng trong 3 năm 2002,

2003 và 2004.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm u mi lành tính chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm ung

thư (64,38 là lành tính so với 38,42 là ác tính). Trong nhóm ung thư mi, chúng tôi thấy

ung thư biểu mô tuyến bã, một u tương đối hiếm gặp trong các nghiên cứu của các tác

giả Âu Mỹ là tương đối cao (chiếm 33,33% các u ác tính).

Sự phù hợp giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh trong một số loại u vẫn còn nhiều

khác biệt (20% trong số ung thư biểu mô tế bào đáy còn có sự khác nhau giữa chẩn

đoán lâm sàng và mô bệnh học). Trong u lympho, việc chẩn đoán còn gặp khó khăn vì

ngoài xét nghiệm mô bệnh học thông thường, chúng tôi còn cần làm thêm hóa mô miễn

dịch để tăng giá trị của chẩn đoán.

pdf 9 trang kimcuc 7480
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của u mi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của u mi

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của u mi
 77
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA U MI 
NGUYỄN QUỐC ANH, ĐỖ NHƯ HƠN 
Bệnh viện Mắt Trung ương 
TÓM TẮT 
U mi là một bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ cao trong bệnh cảnh các khối u của mắt 
bao gồm nhãn cầu, mi, kết mạc và hốc mắt. 
Mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu một số đặc điểm lâm sàng của u mi, 
vị trí của một số loại u hay gặp cũng như mối liên quan giữa lâm sàng và giải phẫu 
bệnh lý. 
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 160 bệnh nhân điều trị tại khoa chấn thương 
– Bệnh viện mắt Trung ương có kết quả giải phẫu bệnh lý đối chứng trong 3 năm 2002, 
2003 và 2004. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm u mi lành tính chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm ung 
thư (64,38 là lành tính so với 38,42 là ác tính). Trong nhóm ung thư mi, chúng tôi thấy 
ung thư biểu mô tuyến bã, một u tương đối hiếm gặp trong các nghiên cứu của các tác 
giả Âu Mỹ là tương đối cao (chiếm 33,33% các u ác tính). 
Sự phù hợp giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh trong một số loại u vẫn còn nhiều 
khác biệt (20% trong số ung thư biểu mô tế bào đáy còn có sự khác nhau giữa chẩn 
đoán lâm sàng và mô bệnh học). Trong u lympho, việc chẩn đoán còn gặp khó khăn vì 
ngoài xét nghiệm mô bệnh học thông thường, chúng tôi còn cần làm thêm hóa mô miễn 
dịch để tăng giá trị của chẩn đoán. 
 U mi là một bệnh thường gặp, 
chiếm một tỷ lệ cao trong bệnh cảnh các 
khối u của mắt bao gồm nhãn cầu, mi và 
hốc mắt. Biểu hiện lâm sàng u mi hết sức 
đa dạng, phong phú từ kín đáo như 
những vảy tiết ở bờ mi hay rụng lông mi 
đến những biểu hiện lâm sàng rõ rệt mà 
mắt thường có thể khám được. Hơn nữa 
bệnh cũng đa dạng về thể loại (u lành, u 
ác tính, bẩm sinh), đa dạng về vị trí, về 
kích thước. Trong thực tế, có khá nhiều 
trường hợp việc chẩn đoán không phải dễ 
dàng vì biểu hiện của u kín đáo, không rõ 
ràng, khó phân biệt giữa u và viêm. 
Ngoài ra, chẩn đoán phân biệt trên lâm 
sàng là u ác tính hay lành tính nhiều lúc 
rất khó khăn và đó chính là một vấn đề 
mà các nhà nhãn khoa lâm sàng rất quan 
tâm. Do vậy việc chẩn đoán u mi không 
thể tách rời với giải phẫu bệnh lý. U mi 
 78
cũng là một bệnh phức tạp về xử trí và 
tiên lượng, đòi hỏi phải tạo hình sau khi 
cắt bỏ khối u, thậm chí có những u còn 
tương đối khó điều trị như u máu, u 
lymphô. 
 U mi mắt, đặc biệt đối với ung thư 
mi, trong nhiều trường hợp biểu hiện 
giống như viêm bờ mi, viêm kết mạc và 
viêm bờ mi dạng hạt. Việc điều trị bảo 
tồn và giữ được chức năng chuyển động 
của mi sẽ trở nên rất khó khăn nếu chẩn 
đoán muộn. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHUƠNG PHÁP 
1. Đôi tượng nghiên cứu: 
- Là những bệnh nhân được chẩn 
đoán u mi đến khám và điều trị tại Khoa 
Chấn thương - Bệnh viện Mắt TW trong 
năm 2002, 2003 và 2004 với chẩn đoán u 
mi có kết quả giải phẫu bệnh lý. Số 
lượng bệnh nhân nghiên cứu là 160 bệnh 
nhân. 
- Loại trừ những trường hợp chẩn 
đoán không rõ ràng giữa viêm và u, 
những bệnh án không đủ tiêu chuẩn 
nghiên cứu như không mô tả kỹ về u, 
không có kết quả giải phẫu bệnh. 
2. Phương pháp nghiên cứu: 
 Là nghiên cứu mô tả lâm sàng 
không có nhóm đối chứng 
 Sử dụng tư liệu, hồ sơ bệnh án để 
mô tả một số đặc điểm lâm sàng. Trường 
hợp nào có khai thác nhưng thông tin 
không có trong hồ sơ thì được đánh giá 
là không ghi nhận (KGN), khám lâm 
sàng, đọc kết quả mô bệnh học và đối 
chiếu với kết quả lâm sàng. Trong một số 
trường hợp cần thiết bổ xung chúng tôi 
gửi tiêu bản làm xét nghiệm mô bệnh 
học. 
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giới 
Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
Nam 61 38,12 
Nữ 99 61,88 
Tổng số 160 100 
Chúng tôi nhận thấy bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ tương ứng là 38,12 % 
và 61,88%. Tỷ lệ nữ/ nam = 1,62. 
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân ung thư mi theo giới 
Giới Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
 79
Nam 18 31.58 
Nữ 39 68.42 
Tổng số 57 100 
 Ung thư mi gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỷ lệ tương ứng là 68,42% và 31,58%. 
Tỷ lệ nữ/nam = 2,17 
Bảng 3: Tỷ lệ bệnh nhân bị u lành tính và bị u ác tính 
Loại u Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
U lành tính 103 64,38 
U ác tính 57 35,62 
Tổng 160 100 
 Nhóm u lành tính là 103 bệnh nhân chiếm 64,38%; nhóm ung thư là 57 bệnh nhân 
chiếm 35,62%. 
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ giữa các loại u lành tính 
Bảng 5: Phân bố tỷ lệ giữa các loại u ác tính 
Loại u ác tính Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
Ung thư biểu mô tế bào đáy 20 35,09 
Ung thư biểu mô tuyến bã 19 33,33 
Ung thư biểu mô tế bào vảy 5 8,77 
U lymphô ác tính 5 8,77 
U tế bào hắc tố ác tính 4 7,02 
Dầy sừng quang hóa in situ 2 3,51 
Loại u lành tính Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
Nốt ruồi 26 25,24 
Những u lành tính của biểu mô bề mặt 44 42,72 
U tuyến và nang lông 4 3,88 
U mạch máu 15 14,56 
U lympho lành tính 4 3,88 
Các loại u lành tính khác (xơ và cơ vân thoái hoá 
+ thoái hoá dạng bột + u xơ thần kinh + 
xanthelasma + u tế bào schwannoma) 
10 9,71 
Tổng số bệnh nhân u lành tính 103 100 
 80
Shwannoma malin 1 1,75 
Sarcoma mô mềm 1 1,75 
Tổng số 57 100 
 Trong các trường hợp ung thư mi 
đã được nghiên cứu, chúng tôi gặp 8 loại 
ung thư mi: hai loại ung thư mi gặp chủ 
yếu và nhiều nhất là ung thư biểu mô tế 
bào đáy (35,09%) và ung thư biểu mô 
tuyến bã (33,33%). Ung thư tế bào vảy 
và u lymphô ác tính chiếm mỗi loại 
8,77%. Các trường hợp khác ít gặp hơn 
là ung thư tế bào hắc tố ác tính, u tế bào 
schwann ác tính. 
Bảng 6: Phân bố vị trí của u mi theo mắt 
Mắt Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 
Mắt phải 67 41,88 
Mắt trái 91 56,87 
Hai mắt 2 1,25 
Tổng số 160 100 
Bảng 7: Phân bố vị trí của ung thư biểu mô tế bào đáy 
Loại 
u 
Vị 
trí 
Mi trên Mi dưới Hai mi 
Góc 
ngoài 
Giữa 
Góc 
trong 
Góc 
ngoài 
Giữa 
Góc 
trong 
Góc 
ngoài 
Giữa 
Góc 
trong 
n % n % n % n % n % n % n % n % n % 
Ung 
thư 
tế 
bào 
đáy 
Mắt 
phải 
(10) 
 1 10 1 10 2 20 5 50 1 10 
Mắt 
trái 
(10) 
1 10 2 20 2 20 1 10 1 10 2 20 1 10 
Hai 
mắt 
Tổng 
số 
(20) 
1 5 3 15 3 15 3 15 6 30 2 10 1 5 1 5 
 81
Trong nhóm ung thư biểu mô tế 
bào đáy, u xuất hiện ở mi dưới là 11 
trường hợp (chiếm 55%) và ở mi trên là 
7 trường hợp (chiếm 35%), u ở cả hai mi 
(góc ngoài và góc trong) là 2 trường hợp 
(chiếm 10%). 
Bảng 8: Phân bố vị trí của ung thư biểu mô tuyến bã 
Loại 
u 
Vị 
trí 
Mi trên Mi dưới Hai mi 
Góc 
ngoài 
Giữa Góc 
trong 
Góc 
ngoài 
Giữa Góc 
trong 
Góc 
ngoài 
Giữa Góc 
trong 
n % n % n % n % n % n % n % n % n % 
Ung 
thư 
biểu 
mô 
tuyến 
bã 
Mắt 
phải 
(8) 
 4 50 1 12,5 1 12,5 2 25 
Mắt 
trái 
(11) 
1 9,09 7 63,64 1 9,09 1 9,09 1 9,09 
Hai 
mắt 
Tổng 
số 
(19) 
1 5,26 11 57,9 1 5,26 2 10,53 2 10,53 2 10,53 
 Chúng tôi nhận thấy ung thư biểu 
mô tuyến bã gặp nhiều ở mi trên (chiếm 
68,42%), ở góc ngoài mi trên (chiếm 
5,26%), góc ngoài mi dưới chiếm 
10,53%, ở góc ngoài 2 mi (chiếm 
10,53%), ở góc trong mi trên (chiếm 
5,26%) và ở giữa mi dưới (chiếm 
10,53%). Sự khác biệt này có ý nghĩa 
thống kê với p<0,001. Có thể do dụn mi 
trên cao và nhiều tuyến hơn. 
 Trong nghiên cứu, với những loại 
ung thư hay gặp nhất chúng tôi nhận 
thấy: có 9 trường hợp khối u có kích 
thước nhỏ dưới 1/4 chiều dài mi, 35 
trường hợp kích thước khối u lớn hơn 1/4 
chiều dài mi. Như vậy khả năng bảo tồn 
mi sau phẫu thuật là vô cùng khó. Trong 
những trường hợp ung thư như trên đòi 
hỏi phải cắt bỏ khối u với toàn bộ chiều 
dày của mi. Việc phục hồi lại mi phụ 
thuộc vào mức độ mất chất của mi. 
 Ung thư biểu mô tuyến bã là một 
trường hợp nặng, đòi hỏi phải cắt bỏ toàn 
bộ khối u với toàn bộ chiều dày của mi. 
 82
Trong nghiên cứu có 13 trường hợp ở mi 
trên, trong đó có 8 trường hợp khối u lớn 
hơn 1/2 chiều dài mi. Hầu hết các trường 
hợp này đều tạo hình thì hai sau phẫu 
thuật cắt bỏ khối u. 
 Ung thư biểu mô tế bào vảy lại 
thường tổn thương ở bờ tự do của mi, sau 
khi cắt bỏ u đảm bảo đến tổ chức lành. 
Các tác giả thấy thường gặp khó khăn 
trong việc tạo hình lại mi, nhất là đối với 
những u mi trên, góc trong, nhất là ung 
thư biểu mô tế bào đáy. 
Bảng 9: Tỷ lệ chẩn đoán ban đầu phù hợp với mô bệnh học 
Chẩn đoán ban đầu đúng 
Loại u mi 
Phù hợp 
Không 
phù hợp 
Tổng số 
n % n % n % 
Nốt ruồi 22 84,62 4 15,38 26 16,25 
Những u lành tính của biểu mô bề mặt 38 86,36 6 13,64 44 27,5 
U tuyến và nang lông 2 50 2 50 4 2,5 
U mạch máu 15 100 15 9,38 
U lympho lành tính 2 50 2 50 4 2,5 
Các loại u lành tính khác 8 80 2 20 10 6,25 
Ung thư biểu mô tế bào đáy 16 80 4 20 20 12,5 
Ung thư biểu mô tuyến bã 18 94,74 1 5,26 19 11,88 
Ung thư biểu mô tế bào vảy 4 80 1 20 5 3,12 
U lymphô ác tính 4 80 1 20 5 3,12 
U tế bào hắc tố ác tính 4 100 4 2,5 
Dầy sừng quang hóa in situ 1 50 1 50 2 1,25 
Shwannoma malin 1 100 1 0,62 
Sarcoma mô mềm 1 100 1 0,62 
Tổng số 139 86,88 21 13,12 160 100 
 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ 
lệ chẩn đoán phù hợp giữa lâm sàng và 
giải phẫu bệnh là tương đối cao. Tỷ lệ 
chung của tất cả được chẩn đoán đúng là 
86,88%. Sự phù hợp giữa lâm sàng và 
giải phẫu bệnh tuỳ thuộc vào từng loại u. 
Trong nhóm các u lành tính của biểu mô 
bề mặt, 86,36% trường hợp có chẩn đoán 
lâm sàng phù hợp với chẩn đoán mô 
bệnh học; 13,64% trường hợp có chẩn 
đoán lâm sàng khác với chẩn đoán mô 
bệnh học. Những trường hợp bị nhầm là 
giữa nốt ruồi với ung thư biểu mô tế bào 
 83
đáy và giữa chắp hoặc nhứ lành tính với 
ung thư biểu mô tuyến sụn mi. 
 Các u có nguồn gốc mạch máu và 
nốt ruồi có tỷ lệ chẩn đoán phù hợp giữa 
lâm sàng và mô bệnh học cao. 
 Trong các u lành tính chúng tôi 
thấy việc chẩn đoán phù hợp giữa lâm 
sàng và mô bệnh học của những u lành 
có nguồn gốc nang lông và u lymphô là 
tương đối khó khăn, đặc biệt trong u 
lymphô vì trên thực tế có nhiều trường 
hợp phải làm thêm hoá mô miễn dịch 
mới có thể cho chẩn đoán. 
 Đối với ung thư tế bào đáy: 4 
trường hợp (chiếm 20%) có chẩn đoán 
lâm sàng không phù hợp với giải phẫu 
bệnh. Trong nghiên cứu chúng tôi thấy 1 
trường hợp chẩn đoán lâm sàng ban đầu 
là nốt ruồi, 1 trường hợp chẩn đoán ban 
đầu là u nhú, 2 trường hợp chẩn đoán 
lâm sàng ban đầu là ung thư biểu mô 
tuyến bã, khi xác định bằng mô bệnh học 
là ung thư biểu mô tế bào đáy. Trường 
hợp nhầm giữa nốt ruồi và ung thư biểu 
mô tế bào đáy, trên lâm sàng chúng tôi 
thấy đây là ung thư biểu mô tế bào đáy 
dạng nốt. Khối u nhỏ, kích thước 0,5cm 
x 0,3cm, nằm gần bờ tự do của mi. Trên 
bề mặt u có rất nhiều sắc tố, không có 
loét da vùng u, không thấy hiện tượng 
thâm nhiễm và giãn các mạch máu quanh 
u. Khai thác tiền sử, bệnh nhân nói khối 
u đã xuất hiện từ lâu. Một trường hợp có 
chẩn đoán ban đầu là u nhú chúng tôi 
khai thác bệnh án thấy u mới xuất hiện. 
Như vậy, ung thư biểu mô tế bào đáy có 
nhiều hình ảnh lâm sàng và sự phát triển 
của u cũng rất phức tạp. 
 Trong hai trường hợp chẩn đoán 
ban đầu là u biểu mô tuyến bã, kết quả 
mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào 
đáy, chúng tôi nhận thấy hình ảnh lâm 
sàng của khối u rất dễ nhầm lẫn do khối 
u vừa có loét trên mặt da lại vừa có sắc 
tố xung quanh vùng da bị loét. Có thể 
những sắc tố của máu đông tạo nên hình 
ảnh như trên làm cho khối u giống với 
ung thư biểu mô tế bào đáy dạng nốt loét. 
Ngược lại, trong ung thư biểu mô tuyến 
sụn mi, chúng tôi thấy tỷ lệ chẩn đoán 
phù hợp là tương đối cao. Có 1 trường 
hợp chẩn đoán ban đầu là ung thư tế bào 
vảy, do khối u dã xâm lấn vào mặt trong 
của mi, tổn thương chủ yếu là ở phần kết 
mạc mi. Bề mặt kết mạc lổn nhổn và mi 
dầy lên giống như hình ảnh ung thư biểu 
mô tuyến bã. 
 Một nghiên cứu của Zurcher và 
cộng sự trên 44 trường hợp chẩn đoán 
ban đầu là ung thư biểu mô tuyến bã cho 
kết quả: 8 trường hợp chẩn đoán đúng, 
19 trường hợp là chắp, 4 trường hợp ung 
thư biểu mô tế bào đáy, 4 trường hợp 
carcinoma in situ, 3 trường hợp ung thư 
biểu mô tế bào vảy và 6 trường hợp viêm 
không đặc hiệu. 
 Trong nghiên cứu khác của 
Doxanas và cộng sự, trên 40 bệnh nhân 
được chẩn đoán ban đầu là ung thư biểu 
mô tuyến bã cho kết quả sau: chẩn đoán 
đúng (9 bệnh nhân), ung thư biểu mô tế 
bào đáy (11 bệnh nhân), ung thư biểu mô 
 84
tế bào vảy (10 bệnh nhân) và các chẩn 
đoán khác (10 bệnh nhân). Cũng trong 
một nghiên cứu trên 14 bệnh nhân được 
chẩn đoán ban đầu là ung thư biểu mô 
tuyến bã của Dogru và cộng sự cho kết 
quả sau: chẩn đoán đúng đầu tiên (5 bệnh 
nhân), ung thư biểu mô tế bào vảy (4 
bệnh nhân), ung thư biểu mô tế bào đáy 
(1 bệnh nhân) và các u lành tính khác (4 
bệnh nhân). 
 Như vậy, chẩn đoán ban đầu của 
ung thư biểu mô tuyến bã là tương đối 
khó khăn, đặc biệt là những trường hợp 
bệnh nhân đến sớm, hoặc ở giai đoạn quá 
muộn khi mà khối u đã xâm lấn nhiều tổ 
chức khác nhau của mi thậm chí cả vào 
nhãn cậu Trong nghiên cứu của chúng tôi 
tỷ lệ chẩn đoán ban đầu đúng khá cao 
(94,74%) có thể là do những bệnh nhân 
trong nghiên cứu đến khám và điều trị ở 
giai đoạn u ở vùng sụn mi, hình ảnh lâm 
sàng đã rõ. Hơn nữa, tỷ lệ ung thư biểu 
mô tuyến bã trong nghiên cứu cũng cao 
hơn so với các tác giả khác. 
KẾT LUẬN 
 Qua nghiên cứu 160 trường hợp u 
mi tại Bệnh viện Mắt Trung ương, chúng 
tôi rút ra những kết luận sơ bộ như sau: u 
lành tính chiếm tỷ lệ cao hơn u ác tính, 
trong đó nữ gặp nhiều hơn nam. Trong 
nhóm u lành tính các u lành tính của biểu 
mô bề mặt là nhiều nhất, sau đó đến nốt 
ruồi và u máu. Trong nhóm ung thư mi 
hay gặp nhất là ung thư biều mô tế bào 
đáy, tiếp theo là ung thư biểu mô tuyến 
bã và ung thư biểu mô tế bào vẩy. U 
lymphô ác tính ở mi đơn độc ít gặp hơn, 
thường có tổn thương phối hợp trong hốc 
mắt. Ung thư biểu mô tuyến bã tiến triển 
chậm hơn ung thư biểu mô tế bào đáy, 
nhưng ở thời điểm khám và điều trị bệnh 
không thấy có sự khác nhau về kích 
thước giữa hai loại u này. 
 Ung thư biểu mô tế bào vảy trên 
lâm sàng dễ nhầm với nhiều loại u khác, 
kể cả lành tính và ác tính. Sự phù hợp 
giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh có sự 
khác nhau giữa các loại u. Khi khối u đã 
phát triển xâm lấn tổ chức xung quanh, 
chẩn đoán phân biệt giữa ung thư biểu 
mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tuyến bã 
và ung thư biểu mô tế bào vảy trên lâm 
sàng rất khó khăn. Chẩn đoán mô bệnh 
học là rất quan trọng. Nó giúp cho lâm 
sàng chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân 
biệt và tiên lượng bệnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ADENIS J.P., SMOLIK I., LASUDRY J (1998) “Chapitre 8: Tumeur 
palpebrales”, Pathologie orbito - palpebrale, 311-339. 
2. ALBEL D.M., JACOBIEC F.A. (1984), Principles and practice of 
Ophthalmology: clinical practice, Saunders, Philadelphia, 3, 1745-1770. 
 85
3. BONIUK M., ZIMMERMAN L.E. (1968), “Sebaceous carcinoma of the 
eyelid, eyebow, caruncle, and orbit” Trans. Am. Acad. Ophthalmol. 
Otolaryngol, 72, 619-642. 
4. DOXANAS M.T., GREEN W.R (1984) “Sebaceous gland carcinoma. 
Review of 40 cases” Arch. Ophthalmol, 102, 145-249. 
5. DOXANAS M.T., ILIFF J.W., ILIFF N.T., GREEN W.R. (1987), 
“Squamous cell carcinoma of the eyelids”,Ophthalmology, 95(4), 538-541. 
6. DUCASSE A., DESPHIEUX J.L., PLUOT M., SEGAL A. (1995), “Les 
tumeurs malignes de paupiere”, Ophtalmologie. 9: 362-366. 
7. FREDERICK A. JACOBIEC., et al (2000) “Sebaceous Tumors Of the 
Ocular Adnexa”, Principles and Practice of Ophthalmology, SectionXIII. 
Chapter 253 - 258 
8. GOTZAMANIS A (1999) “Les tumeur de paupieres epidermiologie et 
correlations anatomo - clinique”, These de doctorat en medecine. 
9. MCLEAN I.W., BURNIER M.N., et al. (1993), Tumor of the eye and 
ocular adnexa, Armed forces institute of pathology. Washington D.C, pp 
1-49. 
10. OLDER J.J. (1986), “Eyelid Tumors”, Raven Press, 1-51. 
11. WANG J.K., LIAO S.L., JOU JR., LAI P.C., KAO S.C.S., HOU P.K., 
CHEN M.S. (2003), “Malignant eyelid tumors in Taiwan”, Eye, 17(2), 
216-220. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dac_diem_lam_sang_cua_u_mi.pdf