Nghiên cứu một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bạch cầu cấp điều trị tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương Huế

Bạch cầu cấp là bệnh lý ác tính phổ biến nhất ở trẻ em, trẻ thường tử vong do các biến chứng,

các biến chứng này có thể do bệnh hoặc do điều trị bệnh. Mục tiêu: Mô tả tần suất và đặc điểm lâm sàng,

cận lâm sàng của một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhi bạch cầu cấp trước và trong điều trị cảm ứng.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 34 bệnh nhi được chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu cấp tại

Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2017 đến tháng 7/2018. Thiết lập nghiên cứu mô

tả theo dõi dọc các biến chứng theo giai đoạn điều trị. Kết quả: Nhiễm trùng là biến chứng phổi biến nhất

gặp ở 91,2% trẻ, thiếu máu nặng gặp ở 85,3%, xuất huyết nặng xảy ra ở 35,3% số trẻ. Kết luận: Tần suất các

biến chứng nhiễm trùng, thiếu máu nặng và xuất huyết nặng đều giảm khi qua giai đoạn 2 tuần cuối của điều

trị cảm ứng, trong đó tần suất thiếu máu nặng thay đổi có ý nghĩa thống kê. Số lượng bạch cầu trung tính, số

lượng tiểu cầu, nồng độ huyết sắc tố đều tăng có ý nghĩa khi bệnh nhân chuyển sang giai đoạn 2 tuần cuối

của điều trị cảm ứng.

pdf 6 trang kimcuc 5560
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bạch cầu cấp điều trị tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bạch cầu cấp điều trị tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương Huế

Nghiên cứu một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhân bạch cầu cấp điều trị tại trung tâm nhi khoa bệnh viện trung ương Huế
34
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN 
BẠCH CẦU CẤP ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA 
BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Nguyễn Văn Tuy1, Phan Hùng Việt2
(1) Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(2) Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bạch cầu cấp là bệnh lý ác tính phổ biến nhất ở trẻ em, trẻ thường tử vong do các biến chứng, 
các biến chứng này có thể do bệnh hoặc do điều trị bệnh. Mục tiêu: Mô tả tần suất và đặc điểm lâm sàng, 
cận lâm sàng của một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhi bạch cầu cấp trước và trong điều trị cảm ứng. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 34 bệnh nhi được chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu cấp tại 
Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2017 đến tháng 7/2018. Thiết lập nghiên cứu mô 
tả theo dõi dọc các biến chứng theo giai đoạn điều trị. Kết quả: Nhiễm trùng là biến chứng phổi biến nhất 
gặp ở 91,2% trẻ, thiếu máu nặng gặp ở 85,3%, xuất huyết nặng xảy ra ở 35,3% số trẻ. Kết luận: Tần suất các 
biến chứng nhiễm trùng, thiếu máu nặng và xuất huyết nặng đều giảm khi qua giai đoạn 2 tuần cuối của điều 
trị cảm ứng, trong đó tần suất thiếu máu nặng thay đổi có ý nghĩa thống kê. Số lượng bạch cầu trung tính, số 
lượng tiểu cầu, nồng độ huyết sắc tố đều tăng có ý nghĩa khi bệnh nhân chuyển sang giai đoạn 2 tuần cuối 
của điều trị cảm ứng.
Từ khóa: biến chứng, bạch cầu cấp, điểu trị cảm ứng.
Abstract 
 A STUDY OF COMMON COMPLICATIONS IN ACUTE LEUKEMIA 
PATIENTS AT PEDIATRIC CENTER IN HUE CENTRAL HOSPITAL
Nguyen Van Tuy1, Phan Hung Viet2
(1) Hue University of Medicine & Pharmacy, Hue University 
(2) Department of Pediatric, Hue University of Medicine & Pharmacy
Background: Acute leukemia is the most common malignant disease in children. Patient typically die for 
complications, there occur as a consequence of treatment and the disease itself. Objectives: To describe the 
rate and the clinical, paraclinical features of common complications in acute leukemia patients before and 
during induction therapy. Subjects & methods: A survey was conducted with 34 acute leukemia patients 
at The Pediatric Center in Hue Central Hospital from 4/2017 to 7/2018. Results: Infection were the most 
common complication as a percentage of 91.2%, the propotion of severe anemia and severe hemorrhage 
were at 85.3% and 35.3%. Conclusions: The percentage of infection, severe anemia and severe hemorrhage 
decreased in period of the last 2 weeks of induction therapy, in which the proportion of severe anemia 
declined significantly in statistics. Neutrophil counts, platelet counts and hemoglobin levels were significantly 
increased when patients entered to the last 2 weeks of induction therapy.
Key words: complication, acute leukemia, induction therapy.
- Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Văn Tuy, email: vantuy4qt@gmail.com
- Ngày nhận bài: 22/10/2018, Ngày đồng ý đăng: 8/11/2018, Ngày xuất bản: 17/11/2018
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh bạch cầu cấp là dạng ung thư phổ biến nhất 
ở trẻ em, bệnh chiếm gần 30% tất cả các bệnh lý ung 
thư gặp ở trẻ em. Riêng tại Mỹ, có khoảng 3250 trẻ 
được chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp mỗi năm.
Bệnh nhân mắc bạch cầu cấp thường tử vong do 
các biến chứng của bệnh hoặc của điều trị. Các biến 
chứng thường gặp như thiếu máu, nhiễm trùng và 
xuất huyết có thể liên quan với điều trị cũng như do 
diễn tiến tự nhiên của bệnh.
Để việc điều trị bệnh bạch cầu cấp đạt được kết 
quả tốt, ngoài việc chẩn đoán, tiên lượng và điều trị 
35
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
sớm, chúng ta cần phải chú ý đến phát hiện và điều 
trị kịp thời các biến chứng.
Nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát về các biến 
chứng của bệnh bạch cầu cấp, giúp các nhà lâm sàng 
phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng, 
từ đó giúp cải thiện tiên lượng bệnh. Chúng tôi tiến 
hành đề tài: “Nghiên cứu một số biến chứng thường 
gặp ở bệnh nhân bạch cầu cấp điều trị tại Trung tâm 
Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế” với mục tiêu: 
Mô tả tần suất và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 
của một số biến chứng thường gặp ở bệnh nhi bạch 
cầu cấp trước và trong điều trị cảm ứng.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 34 bệnh nhi được chẩn đoán và điều trị 
bệnh bạch cầu cấp (BCC) tại Trung tâm Nhi khoa 
Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2017 đến 
tháng 7/2018.
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán xác định bệnh 
BCC dựa trên các triệu chứng lâm sàng gợi ý và xét 
nghiệm tủy đồ xác định chẩn đoán khi có tỷ lệ tế bào 
blast > 25% tế bào có nhân trong tủy [5].
Chưa được điều trị đặc hiệu trước đó.
Tuân thủ theo phác đồ điều trị.
Bệnh nhân có điều kiện nằm viện để được theo 
dõi thường xuyên trong quá trình điều trị.
2.3. Tiêu chuẩn loại trừ
BCC tái phát.
Những trẻ được chẩn đoán là bệnh BCC nhưng 
xét nghiệm huyết tủy đồ không đầy đủ hoặc không 
theo dõi được.
Bệnh nhi đã được điều trị đặc hiệu trước đó.
2.4. Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu mô tả theo dõi dọc. Chọn 
mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
2.5. Một số định nghĩa
Tiêu chuẩn chẩn đoán một số biến chứng của 
bệnh BCC
Biến chứng nhiễm trùng
Chẩn đoán nhiễm trùng trong nghiên cứu của 
tôi chủ yếu khảo sát triệu chứng lâm sàng của các 
bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như: viêm họng, 
viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiêu hóa, 
nhiễm trùng da mô mềm, nhiễm trùng tiết niệu trên 
cơ sở diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh 
nhân bị bệnh BCC khi bạch cầu trung tính ở máu 
ngoại vi giảm hoặc giảm nặng đặc biệt giai đoạn hóa 
trị tấn công [2].
Biến chứng xuất huyết nặng
Khám lâm sàng đánh giá biểu hiện xuất huyết 
dưới da, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng. 
Sau đó phân mức độ nặng của xuất huyết dựa vào 
lâm sàng theo Tổ chức y tế thế giới [4].
Trong nghiên cứu của chúng tôi xác định xuất 
huyết là biến chứng khi phân loại mức độ xuất huyết 
nặng hoặc rất nặng.
Biến chứng thiếu máu nặng
Xét nghiệm công thức máu đánh giá phân loại 
mức độ thiếu máu dựa trên nồng độ huyết sắc tố 
và tuổi theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới [9].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi thiếu máu 
nhẹ đến vừa chỉ xếp là triệu chứng của bệnh chứ 
không phải là biến chứng. Chỉ xác định bệnh nhi có 
biến chứng thiếu máu nặng khi phân loại thiếu máu 
theo WHO là mức độ nặng.
Hội chứng ly giải u
Chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn của Cairo và 
Bishop năm 2004, khi có bất thường ở hai hoặc nhiều 
hơn những tiêu chuẩn sau đây, thường xảy ra trong 
vòng ba ngày trước hoặc bảy ngày sau khi hóa trị [1]:
Axit uric ≥ 476μmol/L hoặc tăng 25%.
Kali ≥ 6 mmol/L hoặc tăng 25%.
Phosphat ≥ 2,1mmol/L hoặc tăng 25%.
Canxi ≤ 1,75mmol/L hoặc giảm 25%.
Biến chứng thâm nhiễm hệ TKTW
Chẩn đoán bởi xét nghiệm dịch não tủy có tế bào 
bạch cầu non trong dịch não tủy, hoặc có hình ảnh 
tổn thương TKTW đặc hiệu trên MRI hoặc CTscan [5].
3. KẾT QUẢ
Có 34 bệnh nhân BCC đủ tiêu chuẩn đưa vào 
nghiên cứu. Độ tuổi trung vị nhóm nghiên cứu là 3,6 
tuổi. Trẻ trai chiếm 64,7%. Có 8 bệnh nhân BCC dòng 
tủy, chiếm 23,5%, 26 bệnh nhân BCC dòng lympho 
chiếm 76,5%. Trong quá trình theo dõi, có 3 bệnh 
nhân diễn tiến nặng, người nhà xin về trước khi 
được điều trị cảm ứng. Chỉ có 31 bệnh nhân được 
điều trị cảm ứng và theo dõi đầy đủ suốt liệu trình.
3.1. Tần suất các biến chứng thường gặp của bệnh bạch cầu cấp trước và trong điều trị cảm ứng
Bảng 3.1. Tần suất các biến chứng thường gặp của bệnh BCC trước và trong điều trị cảm ứng.
Nhóm biến chứng
Chung 
(N = 34)
Trước 
(N = 34)
Cảm ứng (N = 31)
p2 tuần đầu 2 tuần sau
n (%) n (%) n (%) n (%)
Nhiễm trùng 31 91,2 28 82,4 19 61,3 18 58,1 > 0,05
36
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Thiếu máu nặng 29 85,3 22 64,7 23 74,2 3 9,7 < 0,05
Xuất huyết nặng 12 35,3 5 14,7 5 16,1 5 16,1 > 0,05
Thâm nhiễm hệ TKTW 6 17,6 5 14,7 2 6,5 3 9,7 > 0,05
Hội chứng ly giải u 2 5,9 1 2,9 1 3,2 0 0,0 > 0,05
Gần 90% số bệnh nhi có nhiễm trùng và thiếu máu nặng trong thời gian từ khi bị bệnh đến sau giai đoạn 
điều trị cảm ứng. Chỉ có 2 trong 34 bệnh nhi theo dõi có biểu hiện hội chứng ly giải u. Tỷ lệ biến chứng thiếu 
máu nặng trong giai đoạn trước điều trị và 2 tuần đầu điều trị cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ biến 
chứng thiếu máu nặng trong 2 tuần cuối của điều trị cảm ứng.
3.2. Đặc điểm lâm sàng các biến chứng trước và trong điều trị cảm ứng
Bảng 3.2. Tần suất các loại nhiễm trùng thường gặp trước và trong điều trị cảm ứng
Loại nhiễm trùng
Chung 
(N = 34)
Trước 
(N = 34)
Cảm ứng (N = 31)
p2 tuần đầu 2 tuần sau
n (%) n (%) n (%) n (%)
Viêm phổi 13 38,2 9 26,5 4 12,9 4 12,9 > 0,05
Nhiễm trùng huyết 7 20,6 3 8,8 2 6,5 2 6,5 > 0,05
Viêm họng 5 14,7 4 11,8 1 3,2 0 0,0 > 0,05
Viêm phổi là loại nhiễm trùng thường gặp nhất, gặp ở 38,2% bệnh nhi nghiên cứu. Phân bố tỷ lệ các loại 
nhiễm trùng không có sự khác biệt giữa các giai đoạn theo dõi.
Bảng 3.3. Mức độ thiếu máu trước và trong điều trị cảm ứng
Mức độ thiếu máu
Chung 
(N = 34)
Trước 
(N = 34)
Cảm ứng (N = 31)
p2 tuần đầu 2 tuần sau
n (%) n (%) n (%) n (%)
Không thiếu máu 0 0,0 1 2,9 0 0,0 3 9,7
< 0,05
Nhẹ 0 0,0 1 2,9 0 0,0 3 9,7
Vừa 5 14,7 10 29,4 8 25,8 22 71,0
Nặng 29 85,3 22 64,7 23 74,2 3 9,7
Trong suốt quá trình theo dõi có tới 85,3% bệnh nhi xuất hiện thiếu máu nặng. Thiếu máu nặng nhất trong 
giai đoạn 2 tuần đầu điều trị cảm ứng. Sự khác biệt tỷ lệ các mức độ thiếu máu giữa 3 giai đoạn theo dõi là 
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.4. Vị trí xuất huyết trước và trong điều trị cảm ứng
Vị trí xuất huyết
Chung 
(N = 34)
Trước 
(N = 34)
Cảm ứng (N = 31)
p2 tuần đầu 2 tuần sau
n (%) n (%) n (%) n (%)
Da 16 47,1 12 35,3 7 22,6 1 3,2 < 0,05
Niêm mạc 12 35,3 7 20,6 3 9,7 5 16,1 > 0,05
Nội tạng
Tiêu hóa 9 26,5 4 11,8 4 12,9 4 12,9
> 0,05
Tiết niệu 1 2,9 0 0,0 0 0,0 1 3,2
Gần 50% bệnh nhi có xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng gặp trong gần 1/3 số bệnh nhi. Có sự khác 
biệt trong tỷ lệ xuất huyết dưới da giữa 3 giai đoạn theo dõi với p < 0,05.
37
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 3.5. Mức độ xuất huyết trước và trong điều trị cảm ứng
Mức độ xuất huyết
Chung 
(N = 34)
Trước 
(N = 34)
Cảm ứng (N = 31)
p2 tuần đầu 2 tuần sau
n (%) n (%) n (%) n (%)
Không xuất huyết 15 44,1 21 61,8 21 67,7 24 77,4
> 0,05
Nhẹ 4 11,8 5 14,7 4 12,9 0 0,0
Vừa 3 8,8 2 5,9 1 3,2 2 6,5
Nặng 12 35,3 6 17,6 5 16,1 5 16,1
Hơn 1/3 bệnh nhi xuất huyết mức độ nặng. Không có sự khác biệt về mức độ xuất huyết giữa 3 giai đoạn 
theo dõi với p > 0,05.
3.3. Đặc điểm xét nghiệm các biến chứng trước và trong điều trị cảm ứng
Bảng 3.6. Giá trị các xét nghiệm trước và trong điều trị cảm ứng
Xét nghiệm 
Trước 
(N = 34)
Cảm ứng (N = 31)
p
2 tuần đầu 2 tuần sau
Bạch cầu trung tính (/μL)
Trung vị (25th – 75th)
305 (7,5 – 872,5) 50 (10 – 220) 1300 (320 – 3530) < 0,05
Nồng độ huyết sắc tố (g/L)
Trung bình ± SD
65,9 ± 21,4 63,9 ± 13,8 89,8 ± 14,1 < 0,05
Tiểu cầu (x109/L)
Trung vị (25th – 75th)
32,5 (13 – 63,8) 10 (2 – 31) 268 (96 – 453) < 0,05
Giá trị các xét nghiệm bạch cầu trung tính, nồng 
độ huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu trong quá trình 
theo dõi đều ghi nhận thấp nhất trong giai đoạn 2 
tuần đầu của điều trị cảm ứng, và cao nhất trong giai 
đoạn 2 tuần sau của điều trị cảm ứng. Sự thay đổi 
này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
4. BÀN LUẬN
Về tần suất các biến chứng theo giai đoạn điều 
trị: Từ bảng 3.1 ta thấy trước điều trị có 82,4% trẻ 
có biến chứng nhiễm trùng, 64,7% bệnh nhi có biến 
chứng thiếu máu nặng, 17,6% bệnh nhi xuất huyết 
nặng, 14,7% bệnh nhi thâm nhiễm TKTW và 2,9% 
biểu hiện hội chứng ly giải u. Khi sang giai đoạn 
điều trị cảm ứng thì trong 2 tuần đầu có 64,5% trẻ 
nhiễm trùng, 74,2% trẻ thiếu máu nặng, 16,1% trẻ 
xuất huyết nặng, 6,5% thâm nhiễm TKTW và 3,2% 
xuất hiện hội chứng ly giải u. Trong 2 tuần cuối của 
liệu trình điều trị cảm ứng, 58,1% bệnh nhi có nhiễm 
trùng, 9,7% thiếu máu nặng, 16,1% xuất huyết nặng, 
9,7% thâm nhiễm TKTW và không có trường hợp 
nào có hội chứng ly giải u. Tỷ lệ thiếu máu nặng giảm 
rõ rệt ở giai đoạn sau của điều trị cảm ứng ở mức có 
ý nghĩa với p < 0,05.
Những sự thay đổi về diễn biến xuất hiện các 
biến chứng trong giai đoạn trước điều trị và trong 
điều trị cảm ứng thể hiện tính phù hợp của bệnh 
cảnh. Bản chất bệnh lý BCC đã làm giảm các dòng tế 
bào máu gây ra các biến chứng nhiễm trùng, thiếu 
máu, xuất huyết. Trong giai đoạn điều trị cảm ứng 
khi dùng hóa chất ức chế tủy mạnh gây suy tủy, trẻ 
cũng xuất hiện các biến chứng như trên. Còn giai 
đoạn sau của điều trị cảm ứng, tủy xương bắt đầu 
hồi phục, tần suất các biến chứng giảm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thắng và 
Nguyễn Hữu Toàn thì trước điều trị có 39,3% nhiễm 
trùng còn trong 4 tuần đầu điều trị 32,4% có nhiễm 
trùng, 14,3% bệnh nhân thiếu máu nặng trước điều 
trị và sau điều trị cũng có 14,3% thiếu máu nặng [6]. 
Sự khác biệt này có thể là do nghiên cứu của hai tác 
giả chỉ trên đối tượng BCC dòng tủy ở người lớn.
Về tần suất các loại nhiễm trùng trước và trong 
giai đoạn điều trị cảm ứng: Theo kết quả trong bảng 
3.2, viêm phổi là loại nhiễm trùng thường gặp nhất 
chiếm 38,2%, tiếp theo là nhiễm trùng huyết và 
viêm họng chiếm tỷ lệ lần lượt 20,6% và 14,7%. Khi 
đánh giá loại nhiễm trùng trong các giai đoạn bệnh, 
giai đoạn trước điều trị có tỷ lệ viêm phổi cao nhất 
chiếm 26,5%, tiếp theo là viêm họng và nhiễm trùng 
huyết với lần lượt 11,8% và 8,8%. Không có sự khác 
biệt về phân bố các loại nhiễm trùng trong các giai 
đoạn điều trị khác nhau.
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoài Thu và Bùi 
Ngọc Lan thì trong giai đoạn điều trị tấn công nhiễm 
38
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
trùng miệng họng hay gặp nhất chiếm 31,6%, tiếp 
theo là nhiễm trùng đường hô hấp chiếm 19%, 
nhiễm trùng huyết chiếm 17,7% [8].
Về mức độ thiếu máu trước và trong điều trị cảm 
ứng: từ kết quả trong bảng 3.3, 100% bệnh nhi có 
thiếu máu ở mức độ vừa hoặc nặng. Trong đó có 
tới 85,3% bệnh nhi có thiếu máu mức độ nặng. Còn 
khi đánh giá theo từng giai đoạn thì trong 2 tuần 
đầu của điều trị cảm ứng có tỷ lệ thiếu máu nặng 
cao nhất chiếm 74,2%, 2 tuần sau của điều trị cảm 
ứng số lượng trẻ thiếu máu nặng ít hơn. Sự khác 
biệt giữa mức độ thiếu máu của các giai đoạn là có ý 
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Bích Ngọc, thời điểm 
lúc vào viện có 23,1% bệnh nhi thiếu máu nặng, 
43,6% thiếu máu mức độ vừa, và có 7,7% bệnh nhi 
không thiếu máu [8]. Sự khác biệt này có thể do cách 
ghi nhận số liệu, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 
kết quả của cả quá trình, trong khi tác giả chỉ ghi 
nhận tại một thời điểm.
Về vị trí xuất huyết trước và trong điều trị cảm 
ứng: Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy vị trí xuất huyết 
thường gặp nhất là xuất huyết dưới da chiếm 47,1%, 
xuất huyết niêm mạc chiếm 35,3%, xuất huyết tiêu 
hóa chiếm 26,5%. Trước điều trị xuất huyết dưới 
da chiếm 35,3%, niêm mạc chiếm 20,6%, nội tạng 
chiếm 11,8%. Trong 2 tuần đầu của điều trị cảm 
ứng, xuất huyết dưới da chiếm 22,6%, niêm mạc là 
9,7%, nội tạng là 12,9%. Trong 2 tuần sau của điều trị 
cảm ứng xuất huyết dưới da chiếm 3,2%, niêm mạc 
chiếm 16,1% và nội tạng chiếm 16,1%. Có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ xuất huyết dưới 
da trong 3 giai đoạn theo dõi.
Theo Dương Doãn Thiện và Nguyễn Hà Thanh, 
trước điều trị có 63,8% bệnh nhi xuất huyết dưới 
da, 50,7% xuất huyết niêm mạc, 24,6% xuất huyết 
nội tạng, trong giai đoạn sau điều trị có 21,7% bệnh 
nhân có xuất huyết dưới da, 10,1% xuất huyết niêm 
mạc và không có bệnh nhân nào có xuất huyết nội 
tạng [7]. Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau 
về đối tượng nghiên cứu, 2 tác giả nghiên cứu trên 
bệnh nhân người lớn BCC dòng tủy.
Về mức độ xuất huyết trước và trong điều trị cảm 
ứng: theo kết quả ở bảng 3.5, xuất huyết mức độ 
nặng chiếm nhiều nhất với 35,3%, có 44,1% bệnh 
nhi không có biểu hiện xuất huyết trong cả quá trình 
theo dõi. Tỷ lệ bệnh nhi có xuất huyết thay đổi với 
trước điều trị là 38,2%, 2 tuần đầu của điều trị cảm 
ứng là 32,3%, 2 tuần sau của điều trị cảm ứng là 
25,8%. Không có sự khác biệt về mặt thống kê học 
giữa các tỷ lệ này.
Theo nghiên cứu của Dương Doãn Thiện và 
Nguyễn Hà Thanh có 78,3% bệnh nhân xuất huyết 
trước điều trị và 29% bệnh nhân xuất huyết sau điều 
trị [7]. Còn theo Nguyễn Hữu Thắng và Nguyễn Hữu 
Toàn thì 71,4% bệnh nhân xuất huyết từ đầu và có 
85,7% bệnh nhân xuất huyết trong quá trình điều trị 
[6]. Sự khác nhau này có thể là do sự khác nhau về 
đối tượng nghiên cứu.
Về số lượng bạch cầu trung tính trước và trong 
điều trị cảm ứng: đánh giá theo từng giai đoạn 2 
tuần đầu của điều trị cảm ứng có số lượng bạch cầu 
trung tính thấp nhất với trung vị là 50/μL. Trước 
điều trị có giá trị trung vị bạch cầu trung tính là 305/
μL. Còn 2 tuần sau của điều trị cảm ứng số lượng 
bạch cầu trung tính hồi phục trở lại với giá trị trung 
vị là 1300/μL. Sự khác biệt giữa các giai đoạn này là 
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Bích Ngọc trên bệnh 
nhi BCC dòng lympho thì số lượng bạch cầu trung 
tính tăng dần từ những ngày đầu của điều trị cảm 
ứng tới khi kết thúc 4 tuần điều trị, từ giá trị trung vị 
230/μL ở ngày bắt đầu điều trị, tăng lên 2030/μL ở 
ngày 28 của điều trị cảm ứng có ý nghĩa thống kê [3].
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Hoài Thu và Bùi 
Ngọc Lan số lượng bạch cầu trung tính giảm dần 
theo thời gian điều trị hóa chất, bắt đầu giảm vào 
tuần đầu tiên và giảm mạnh nhất vào tuần thứ 2, 
hồi phục dần sau tuần thứ 3 của điều trị. Thời điểm 
giảm bạch cầu trung tính nặng nhất cũng là thời 
điểm có tỷ lệ nhiễm trùng cao nhất [8].
Về nồng độ huyết sắc tố trước và trong điều trị 
cảm ứng: từ bảng 3.6 ta thấy nồng độ huyết sắc tố 
trung bình trước điều trị là 65,9 ± 21,4g/L, 2 tuần 
đầu điều trị cảm ứng là 63,9 ± 13,8g/L. 2 tuần sau 
của điều trị cảm ứng là 89,8 ± 14,1g/L. Có sự khác 
biệt có ý nghĩa với p < 0,05 trong nồng độ huyết sắc 
tố trung bình giữa các giai đoạn theo dõi.
Nghiên cứu của Vũ Thị Bích Ngọc cho thấy có sự 
tăng lên có ý nghĩa ở nồng độ huyết sắc tố trung 
bình từ ngày 0 đến ngày 28 của điều trị cảm ứng, 
tăng từ 83 ± 28g/L lên 94 ± 15g/L [3].
Về số lượng tiểu cầu trước và trong điều trị cảm 
ứng: Trong quá trình theo dõi, trung vị số lượng 
tiểu cầu thay đổi từ 32,5x109/L trước điều trị xuống 
10x109/L trong 2 tuần đầu điều trị và rồi tăng lên 
268x109/L trong 2 tuần sau của điều trị cảm ứng. Sự 
thay đổi này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 
p < 0,05.
Theo nghiên cứu của Dương Doãn Thiện và 
Nguyễn Hà Thanh thì số lượng tiểu cầu trung bình 
trước điều trị là 53,5x109/L, trong điều trị cảm ứng 
là 56,6x109/L [7]. Sự khác biệt này có thể do sự khác 
nhau về đối tượng nghiên cứu, hai tác giả nghiên 
cứu về BCC dòng tủy ở người lớn.
Theo nghiên cứu của Vũ Thị Bích Ngọc thì số 
39
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
lượng tiểu cầu tại thời điểm ngày 28 của điều trị cảm 
ứng là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với lượng tiểu 
cầu tại thời điều ngày đầu tiên với p < 0,01 [3]. Kết 
quả này tương đồng so với nghiên cứu của chúng tôi.
5. KẾT LUẬN
Giai đoạn trước điều trị có tỷ lệ nhiễm trùng cao 
nhất, chiếm 82,4%, giai đoạn 2 tuần đầu của điều trị 
cảm ứng có tỷ lệ thiếu máu nặng cao nhất 74,2%. 
Tần suất các biến chứng đều giảm ở giai đoạn 2 tuần 
sau của điều trị cảm ứng. Trong đó tần suất biến 
chứng thiếu máu nặng giảm có ý nghĩa.
Viêm phổi là loại nhiễm trùng thường gặp nhất 
chiếm 38,2%. Bạch cầu trung tính giảm thấp nhất 
ở giai đoạn 2 tuần đầu của điều trị cảm ứng với sự 
khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3 giai đoạn theo 
dõi.
100% trẻ thiếu máu mức độ nặng hoặc vừa, 
trong đó thiếu máu nặng chiếm 85,3%. Sự khác biệt 
giữa nồng độ huyết sắc tố giữa 3 giai đoạn theo dõi 
có ý nghĩa thống kê.
Có 44,1% trẻ không xuất huyết, 35,3% xuất huyết 
nặng. Xuất huyết dưới da gặp ở 47,1% trẻ. Số lượng 
tiểu cầu ở 2 tuần sau của điều trị cảm ứng tăng có 
ý nghĩa thống kê so với trước điều trị và 2 tuần đầu 
của điều trị cảm ứng.
1. Cairo M. S., Bishop M. (2004), “Tumour lysis 
syndrome: new therapeutic strategies and classification”. 
British Journal of Haematology, 127 (1), pp.3-11.
2. CDC (2018), CDC/NHSN Surveillance Definitions for 
Specific Types of Infections Available at https://www.cdc.
gov/nhsn/pdfs/pscmanual/17pscnosinfdef_current.pdf, 
Access date 01/09/2018.
3. Vũ Thị Bích Ngọc (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị giai đoạn cảm ứng 
bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em, Luận văn tốt 
nghiệp BSNT, Trường Đại học Y Dược Huế. 
4. Rodeghiero F., Michel M., Gernsheimer T. et al 
(2013), “Standardization of bleeding assessment in 
immune thrombocytopenia: report from the International 
Working Group”. Blood, 121 (14), pp.2596-2606.
5. Tubergen D. G., Bleyer A., Ritchey A. K., Friehling 
E. (2016), “The Leukemias”, Nelson Textbook of Pediatrics 
20e, ELSEVIER, pp.2437-2445.
6. Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Hữu Toàn (2008), “Rối 
loạn huyết học trong giai đoạn điều trị tấn công bệnh 
nhân Leukemia tủy cấp”. Y học Việt Nam, Tháng 3 - số 2, 
tr.360-367.
7. Dương Doãn Thiện, Nguyễn Hà Thanh (2012), 
“Nghiên cứu tình trạng rối loạn cầm máu - đông máu ở 
bệnh nhân lơxêmi cấp dòng tủy trước và sau điều trị tấn 
công”. Y học Việt Nam, Tháng 3 - số 2, tr.22-25.
8. Phan Thị Hoài Thu, Bùi Ngọc Lan (2013), “Các biến 
chứng nhiễm trùng trong giai đoạn hóa trị liệu tấn công ở 
bệnh nhi Lơxêmi cấp dòng Lympho”. Tạp chí nhi khoa, Tập 
6, số 1, tr.26-36.
9. WHO (2011), Haemoglobin concentrations for the 
diagnosis of anaemia and assessment of severity, Available 
at 
en/, Access date 01/09/2018.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_bien_chung_thuong_gap_o_benh_nhan_bach_cau.pdf