Nghiên cứu mối liên quan giữa đường máu hậu phẫu và mức độ nặng ở bệnh nhân mổ tim hở
Đặt vấn đề: Tăng đường máu thường gặp ở bệnh nhân được phẫu thuật tim hở có hỗ trợ tuần ngoài cơ thể.
Tăng đường máu có thể làm tăng tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở bệnh nhân phẫu thuật tim.
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa đường huyết và mức độ nặng trong giai đoạn hậu phẫu
ở bệnh nhân phẫu thuật tim hở.
Đối tượng và phương pháp: Tất cả những bệnh nhân không đái tháo đường được phẫu thuật tim hở có hỗ
trợ tuần hoàn ngoài cơ thể đươc đưa vào nghiên cứu. Đường máu định lượng trước mổ, ngay sau mổ và vào lúc
6 giờ sáng các ngày tiếp theo cho đến khi bệnh nhân rời hồi sức.
Kết quả: Bệnh nhân có đường máu > 140mg/dl ngay sau mổ hoặc vào ngày thứ nhất có thời gian thở máy,
thời gian nằm hồi sức kéo dài và số lượng thuốc vận mạch nhiều hơn có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Tăng đường máu sau phẫu thuật tim hở có liên quan với mức độ nặng của bệnh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu mối liên quan giữa đường máu hậu phẫu và mức độ nặng ở bệnh nhân mổ tim hở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 177 NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐƯỜNG MÁU HẬU PHẪU VÀ MỨC ĐỘ NẶNG Ở BỆNH NHÂN MỔ TIM HỞ Lê Minh Khôi*, Phạm Thị Ngọc Thảo* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tăng đường máu thường gặp ở bệnh nhân được phẫu thuật tim hở có hỗ trợ tuần ngoài cơ thể. Tăng đường máu có thể làm tăng tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở bệnh nhân phẫu thuật tim. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát mối liên quan giữa đường huyết và mức độ nặng trong giai đoạn hậu phẫu ở bệnh nhân phẫu thuật tim hở. Đối tượng và phương pháp: Tất cả những bệnh nhân không đái tháo đường được phẫu thuật tim hở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể đươc đưa vào nghiên cứu. Đường máu định lượng trước mổ, ngay sau mổ và vào lúc 6 giờ sáng các ngày tiếp theo cho đến khi bệnh nhân rời hồi sức. Kết quả: Bệnh nhân có đường máu > 140mg/dl ngay sau mổ hoặc vào ngày thứ nhất có thời gian thở máy, thời gian nằm hồi sức kéo dài và số lượng thuốc vận mạch nhiều hơn có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tăng đường máu sau phẫu thuật tim hở có liên quan với mức độ nặng của bệnh. Từ khóa: tăng đường máu, phẫu thuật tim ABSTRACT STUDY ON THE RELATION BETWEEN POST‐OPERATIVE SERUM GLUCOSE LEVELS AND SEVERITY IN PATIENTS UNDERGOING OPEN HEART SURGERY Le Minh Khoi, Pham Thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 – 2014: 176 ‐ 180 Introduction: Hyperglycemia is frequently encounted in patients undergoing cardiac surgery with cardiopulmonary bypass support. Post‐operative hyperglycemia is associated with an increased mortality and morbidity in these patients. Objectives: To investigate the relationship between post‐operative blood glucose levels and severity in patients undergoing open heart surgery. Patients and Methods: All patients undergoing cardiac surgery with cardiopulmonary bypass were recruited. Blood glucose levels were determined before, right after surgery and at 6am every day until discharge from the intensive care unit. Results: Patients who had blood glucose above 140mg/dL right after surgery or in the first post‐op day had significantly longer duration of ventilation and intensive care unit stay al well as increased number of vasoactive drugs used. Conclusions: Hyperglycemia was associated with increased severity in patients undergoing cardiac surgery with cardiopulmonary bypass support. Keywords: hyperglycemia, cardiac surgery * Bộ môn Hồi sức Cấp cứu – Chống độc, Khoa Y. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Minh Khôi ĐT: 0945 71 77 66 Email: leminhkhoimd@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 178 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng đường máu (ĐM) thường gặp trong những bệnh nhân hồi sức và có liên quan đến tỉ lệ tử vong và bệnh tật tăng cao ở cả bệnh nhân (BN) đái tháo đường lẫn không đái tháo đường, BN chấn thương, đột quỵ, tổn thương thiếu ôxy não, nhồi máu cơ tim cấp, sau phẫu thuật tim và bệnh nặng do các nguyên nhân khác. Tăng đường máu có thể ảnh hưởng đến dự hậu của BN thông qua các tác động ức chế chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng, phá hủy chức năng tế bào nội mô, tổn thương ti thể tế bào gan và làm nặng thêm tình trạng thiếu máu tổ chức do nhiễm toan và phản ứng viêm(9). Nguyên nhân gây tăng đường máu trong bệnh cấp tính có thể do nhiều cơ chế khác nhau. Thay đổi trong chuyển hóa glucose bao gồm đề kháng insulin là một tình trạng thường gặp. Các cơ chế phản xạ như tăng tiết các catecholamine và tăng nồng độ cortisol và glucagon cũng dẫn đến tăng đường máu(2). Trước đây, tăng đường máu trong bệnh nặng được xem là đáp ứng có lợi vì nhờ đó não, cơ hệ vận động, tim và các cơ quan khác được tăng cường cung cấp năng lượng vào thời điểm nhu cầu chuyển hóa của cơ thể tăng cao. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chứng tỏ tăng đường máu trong bệnh nặng có thể làm tăng tỉ lệ tử vong cũng như bệnh tật. Điều này đặc biệt rõ trong lĩnh vực tim mạch và phẫu thuật tim. Ví dụ, một nghiên cứu đã kết luận rằng tỉ lệ tử vong tăng 3,9 lần ở nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp không mắc đái tháo đường nhưng có nồng độ đường máu từ 109,8 đến 144 mg/dL(1). Trong phẫu thuật tim, tỉ lệ tử vong có tương quan với nồng độ đường máu và tỉ lệ tử vong thấp nhất ở nhóm có đường máu < 150 mg/dl. Tăng đường máu ngay trong lúc mổ cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập ảnh hưởng đến tử vong, bệnh tật ở BN được phẫu thuật tim và tăng hao tốn nguồn lực y tế(5). Năm 2001 Van den Berghe và cộng sự công bố một nghiên cứu quan trọng về vai trò của điều trị insulin trong tăng đường máu ở bệnh nhân hồi sức ngoại khoa. Công trình này khởi động cho một loạt các nghiên cứu về tác động của insulin trong các quần thể BN hồi sức khác nhau và kết quả đôi khi mâu thuẫn nhau(3). Ở nước ta, vấn đề tăng đường máu ở bệnh nhân nặng nằm hồi sức nói chung và bệnh nhân hồi sức sau mổ tim hở chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức do đó không thể xác định được tăng đường máu có ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng như thế nào đối với BN hậu phẫu mổ tim hở(7,8) Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Nghiên cứu mối liên quan giữa đường máu hậu phẫu và mức độ nặng ở bệnh nhân mổ tim hở” nhằm bước đầu khảo sát mối liên quan giữa ĐM và mức độ nặng trong giai đoạn hậu phẫu ở bệnh nhân mổ tim hở. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả những BN mắc bệnh tim được phẫu thuật tim hở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể tại Khoa Phẫu thuật Tim Mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn loại trừ - BN được chẩn đoán đái tháo đường trước mổ. - BN được phẫu thuật tim nhưng không có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể. Phương pháp nghiên cứu Đây là nghiên cứu tiến cứu, quan sát, mô tả cắt ngang theo thời gian. Tất cả BN nghiên cứu được định lượng đường máu vào thời điểm trước mổ, ngay sau mổ, 6 giờ sáng vào các ngày tiếp theo cho đến khi bệnh nhân rời phòng hồi sức. Xét nghiệm đường máu được thực hiện tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Phân tích thống kê được thực hiện trên phần mềm thống kê STATA 10.0. Chúng tôi thực hiện unpaired t test cho các nhóm so sánh, tìm tương quan tuyến tính giữa giá trị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 179 ĐM và các chỉ số phản ánh mức độ nặng của bệnh. Kết quả mô tả được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ Dân số nghiên cứu Trong thời gian nghiên cứu 5 tháng, từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2011 chúng tôi thu nhận được 109 bệnh nhân. Tuổi trung bình 18,8 ± 17,3 tuổi (nhỏ nhất 2 tuổi, cao nhất 64 tuổi). Có 64 trẻ từ 2 đến 15 tuổi chiếm 58,7%. Tỉ lệ nam/nữ: 1/1,3 (47/62). Chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình 16,3 ± 3,5 kg/m2 (thấp nhất 10,8 và cao nhất là 31,9 kg/m2). Các bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái phải chiếm 54%; các bệnh tim bẩm sinh có tím kèm hẹp đường thoát thất phải chiếm 11%; các bệnh van tim chiếm 24% và các bệnh khác chiếm 11%. Thời gian hồi sức trung bình 56,7 ± 56,8 giờ, thời gian thở máy 14,5 ± 21,5 giờ, thời gian sử dụng thuốc vận mạch 43,7 ± 31,5 giờ và không có bệnh nhân nào tử vong. Liên quan giữa đường máu và thời gian thở máy, thời gian vận mạch, số lượng thuốc vận mạch sử dụng và thời gian hồi sức được trình bày lần lượt trong các Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3. Bảng 1. Liên quan giữa ĐM và thời gian thở máy ĐM sau mổ (mg/dl) >140 ≤ 140 p Thời gian thở máy (giờ) 21,4 ± 33,5 (n=40) 10,3 ± 7,1 (n=66) 0,0052 ĐM sau mổ (mg/dl) >180 ≤ 180 Thời gian thở máy (giờ) 24,5 ± 38,5 (n=25) 11,4 ± 11,9 (n=81) 0,0046 ĐM ngày 1 (mg/dl) >140 ≤ 140 Thời gian thở máy (giờ) 21,3 ± 32,8 (n=42) 10,2 ± 6,6 (n=62) 0,0057 ĐM ngày 1 (mg/dl) >180 ≤ 180 Thời gian thở máy (giờ) 28,1 ± 29,9 (n=11) 13,1 ± 20,5 (n=93) 0,016 Bảng 2. Liên quan giữa ĐM và sử dụng vận mạch ĐM sau mổ > 140 ≤ 140 p Số loại vận mạch 1,1 ± 1,1 (n=42) 0,6 ± 0,7 (n=67) 0,0045 Thời gian vận mạch (giờ) 51,7 ± 42,3 (n=21) 39,3 ± 22,8 (n=31) 0,1776 ĐM ngày 1 > 140 ≤ 140 Số loại vận mạch 1,0 ± 0,9 (n=47) 0,6 ± 0,8 (n=62) 0,0159 Thời gian vận mạch (giờ) 49,7 ± 41,1 (n=26) 38,8 ± 19,5 (n=26) 0,2275 Bảng 3. Liên quan giữa ĐM và thời gian hồi sức ĐM sau mổ (mg/dl) >140 ≤ 140 p Thời gian hồi sức (giờ) 77,8 ± 82,2 (n=38) 44,8 ± 29,3 (n=61) 0,0025 ĐM sau mổ (mg/dl) >180 ≤ 180 Thời gian hồi sức (giờ) 80,5 ± 90,7 (n=23) 50,44 ± 41,6 0,0139 ĐM ngày 1 (mg/dl) >140 ≤ 140 Thời gian hồi sức (giờ) 76,0 ± 74,7 (n=42) 43,8 ± 36,1 (n=57) 0,0027 ĐM ngày 1 (mg/dl) >180 ≤ 180 Thời gian hồi sức (giờ) 88,0 ± 68,1 (n=12) 53,6 ± 55,6 (n=86) 0,0026 Ngoài ra chúng tôi cũng phân tích tương quan giữa ĐM sau mổ và ngày 1 với thời gian thở máy, thời gian hồi sức, số lượng thuốc vận mạch và thời gian vận mạch. Tất cả đều cho thấy có mối tương quan thuận tuy nhiên mức độ tương quan khá lỏng lẻo với r < 0,3. BÀN LUẬN Dân số nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi bệnh nhân thay đổi trong giới hạn rộng vì khoa Phẫu thuật Tim Mạch, Bệnh viện Đại Học Y Dược TP HCM có thể phẫu thuật cả ở Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Chuyên Đề Ngoại Khoa 180 trẻ em lẫn người lớn. BMI của bệnh nhân thấp (16,3 ± 3,5 kg/m2) chứng tỏ phần lớn bệnh nhân có biểu hiện tình trạng suy dinh dưỡng do ảnh hưởng của bệnh tim. Liên quan giữa đường máu và thời gian thở máy Ngay sau mổ, giá trị ĐM trên 140mg/dl có liên quan với thời gian thở máy kéo dài hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN có đường máu thấp hơn mức này. Tương tự, giá trị ĐM > 180mg/dl cũng có khả năng phân biệt nhóm BN thở máy kéo dài. Bảng 1 cũng cho thấy nhóm BN có đường máu > 140mg/dl vào ngày hậu phẫu thứ nhất cũng có thời gian thở máy kéo dài một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại. Liên quan giữa đường máu và thời gian hồi sức Tương tự như đối với thời gian thở máy thì những BN có ĐM > 140mg/dl ngay sau mổ hoặc vào ngày 1 sau mổ cũng có thời gian hồi sức kéo dài hơn (lần lượt là 33 giờ và 32 giờ) một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN có đường máu thấp hơn giá trị này. Những BN có ĐM 180mg/dl ngay sau mổ và vào ngày hậu phẫu thứ nhất cũng có thời gian hồi sức kéo dài hơn (lần lượt là 30 giờ và 34,4 giờ) một cách có ý nghĩa thống kê so với những BN có đường máu thấp hơn mức này. Điều đáng chú ý là những BN có ĐM > 180mg/dl vào ngày hậu phẫu thứ nhất sẽ có thời gian hồi sức kéo dài nhất. Liên quan giữa đường máu và sử dụng thuốc vận mạch Mức ĐM > 140mg/dl vào thời điểm ngay sau mổ và vào ngày thứ nhất cũng thuốc nhóm BN có số loại thuốc vận mạch được sử dụng nhiều hơn so với nhóm còn lại. Tuy nhiên mức ĐM 140 mg/dl ở hai thời điểm trên chưa tiên đoán được thời gian vận mạch kéo dài. Funary cho rằng bản thân đái tháo đường không phải là một yếu tố nguy cơ mà chính tăng ĐM sau mổ trong ba ngày đầu là yếu tố làm tăng nhiễm trùng, tăng thời gian hồi sức và tăng tỉ lệ tử vong ở BN bắc cầu mạch vành(4). Ghafoori cũng cho thấy tăng ĐM là yếu tố nguy cơ gây viêm trung thất sau mổ tim ở trẻ em(6) tuy nhiên số lượng nghiên cứu của chúng tôi còn ít nên chưa có điều kiện phân tích tác động của mức ĐH lên tỉ lệ viêm trung thất. Các khuyến cáo hiện nay khuyên nên giữ mức đường huyết trong khoảng 140 đến 180mg/dl. Cùng với nghiên cứu hiện tại, chúng tôi cũng đã có những nghiên cứu bước đầu về tỉ lệ tăng ĐM cũng như hiệu quả và tính an toàn của insulin tĩnh mạch trong kiểm soát ĐM. Những kết quả của nghiên cứu bước đầu này rất khả quan chứng minh được hiệu quả và tính an toàn của liệu pháp insulin trong kiểm soát đường huyết hậu phẫu(7,8). KẾT LUẬN Đây chỉ là nghiên cứu bước đầu, quy mô nhỏ, đơn trung tâm do đó không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tuy nhiên, với những số liệu thu nhận được chúng tôi mạnh dạn đi đến kết luận rằng tăng ĐM ở BN phẫu thuật tim hở có liên quan với thời gian thở máy và thời gian hồi sức kéo dài cũng như số lượng thuốc vận mạch sử dụng nhiều hơn. Những BN có ĐM > 140mg/dl ngay sau mổ và vào ngày thứ nhất sẽ có thời gian thở máy và hồi sức kéo dài hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với nhóm còn lại. Đặc biệt, những BN có ĐM > 180mg/dl vào ngày thứ nhất sau mổ có thời gian hồi sức kéo dài nhất. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu quy mô hơn ở nhiều trung tâm và ở các đối tượng BN hồi sức do các nguyên nhân khác để có thể đưa ra khuyến cáo có sức thuyết phục về ảnh hưởng của của tăng đường máu cũng như vai trò của kiểm soát ĐM trong hồi sức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Capes S, Hunt D, Malmberg K et al (2000). Stress hyperglycemia and increased risk of death after myocardial infarction in patients with and without diabetes: a systematic overview. Lancet, 355: 773‐778. 2. Chinsky K (2004). The evolving paradigm of hyperglycemia and critical illness. Chest, 126: 674‐676. 3. Finfer S, Delaney A (2008). Tight Glycemic Control in Critically Ill Adults. JAMA, 300: 963‐965. 4. Furnary AP, Wu Y (2006). Clinical effects of hyperglycemia in Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 Nghiên cứu Y học Phẫu Thuật Lồng Ngực Tim – Mạch máu 181 the cardiac surgery population: the Portland Diabetic Project. Endocr Pract, 3: 22‐26. 5. Gandhi GY, Nuttall GA, Abel MD et al (2005). Intraoperative Hyperglycemia and Perioperative Outcomes in Cardiac Surgery Patients. Mayo Clin Proc, 80(7):862‐866. 6. Ghafoori AF, Twite MD, Friesen RH (2008). Postoperative hyperglycemia is associated with mediastinitis following pediatric cardiac surgery. Paediatr Anaesth, 18: 1202‐1207. 7. Lê Minh Khôi (2012). Nghiên cứu hiệu quả và tính an toàn của insulin tĩnh mạch trong điều trị tăng đường huyết sau phẫu thuật tim. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản của tập 16, số 1: 337‐342. 8. Nguyễn Thị Băng Sương, Nguyễn Hoàng Định, Lê Minh Khôi (2012). Nghiên cứu tình trạng tăng glucose máu trong giai đoạn hậu phẫu ở bệnh nhân mổ tim hở có hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Phụ bản của tập 16, số 1: 206‐211. 9. Treggiari MM, Karir V, Yanez ND et al (2008). Intensive insulin therapy and mortality in critically ill patients. Critical Care, 12:R29 (doi:10.1186/cc6807). Ngày nhận bài báo: 01/11/2013 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 26/11/2013 Ngày bài báo được đăng : 05/01/2014
File đính kèm:
- nghien_cuu_moi_lien_quan_giua_duong_mau_hau_phau_va_muc_do_n.pdf